Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Vai trò của các nước lớn trong quan hệ quốc tế những năm đầu thế kỷ xxi tiểu luận cao học môn quan hệ quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.23 KB, 14 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN: QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI:

VAI TRỊ CỦA CÁC NƯỚC LỚN TRONG QUAN HỆ QUỐC
TẾ NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lý do lựa chọn đề tài:....................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................2
CHƯƠNG I: NHỮNG QUAN NIỆM VỀ NƯỚC LỚN VÀ ĐÁNH GIÁ
THỰC TIỄN......................................................................................................2
1. Những quan niệm về nước lớn:.....................................................................2
2. Thực tiễn đánh giá các nước lớn:..................................................................2
CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA CÁC NƯỚC LỚN TRONG QUAN HỆ
QUỐC TẾ NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI..............................................5
1. Bối cảnh quốc tế những năm đầu thế kỷ XXI...............................................5
2. Vai trò của các nước lớn trong quan hệ quốc tế:...........................................6
3. Vai trò của nước lớn với Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI..................7
3.1. Chính sách của Mỹ với Việt Nam:..............................................................8
3.2. Thực trạng quan hệ Việt – Mỹ những năm đầu thế kỷ XXI........................8
Kết luận...........................................................................................................11
Tài liệu tham khảo...........................................................................................12


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài:
Trước đây cũng như hiện nay, trên thế giới luôn diễn ra sự tranh giành


quyền lực giữa các nước lớn. Nói một cách khác, với tiềm lực kinh tế, chính
trị và quân sự hơn hẳn của mình, các nước lớn có một vị thế quan trọng; đặc
biệt, mối quan hệ giữa họ có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình thế giới, nhất là
đối với các vấn đề an ninh toàn cầu. Các nước lớn ln đóng vai trị quan
trọng trong quan hệ quốc tế ở mọi thời đại. Do đó, em chọn đề tài “Vai trò
của các nước lớn trong quan hệ quốc tế những năm đầu thế kỷ XXI” để hiểu
rõ hơn vai trò của các nước lớn. Việt Nam ta ngày càng quan hệ gắn bó, gần
gũi hơn với các nước lớn nên cần hiểu rõ vai trò của các nước bạn để tích cực
phát huy vào những điểm mạnh giúp nền kinh tế nước nhà ngày càng phát
triển.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Để hiểu rõ hơn, sâu hơn về nước lớn và vai trò của họ trong quan hệ
quốc tế cũng như với nước ta nhằm phát huy được toàn bộ điểm mạnh để phát
triển.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tìm hiểu khái quát về nước lớn, bối cảnh quốc tế những năm đầu thế
kỷ 21 và nêu ra vai trò của các nước lớn trong những năm đầu thế kỷ 21.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện với sự tham khảo từ giáo trình mơn Quan hệ
Quốc tế, các nguồn tài liệu là các loại sách, tạp chí, tài liệu chuyên khảo, các
trang web có uy tín trên mạng Internet và các bài viết đi trước.

1


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHỮNG QUAN NIỆM VỀ NƯỚC LỚN VÀ ĐÁNH GIÁ
THỰC TIỄN
1. Những quan niệm về nước lớn:

Nước lớn (cường quốc) là khái niệm dùng để chỉ những quốc gia có
diện tích rộng, dân số đơng và có nguồn lực phát triển vượt trội so với nhiều
nước khác. Đó là nước có tiềm lực, sức mạnh và ảnh hưởng vượt trội về chính
trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế và văn hóa, có khả năng tạo ảnh hưởng, chi
phối và định hình chính sách và hành vi của các quốc gia khác trên thế giới
cũng như chi phối sự vận động của hệ thống quan hệ quốc tế, của các xu thế
quốc tế và việc giải quyết các vấn đề mang tính tồn cầu.
- “Cường quốc” là một quốc gia có chủ quyền sở hữu sức mạnh và
tầm ảnh hưởng trong một khu vực địa lý hoặc trên phạm vi tồn cầu. Những
quốc gia này có sức mạnh đáng kể trong hệ thống quốc tế. Chúng được phân
loại theo mức gia tăng sức mạnh bao gồm các cường quốc nhỏ, cường quốc
tầm trung, cường quốc khu vực, đại cường quốc, siêu cường, hoặc bá chủ,
mặc dù khơng có tiêu chuẩn được chấp nhận chung cho những gì định nghĩa
về một trạng thái nhà nước mạnh mẽ.
- “Siêu cường” là một quốc gia có sức mạnh đặc biệt, đứng đầu trong
hệ thống quốc tế và khả năng gây ảnh hưởng tới những sự kiện và phô trương
sức mạnh trên phạm vi toàn thế giới. Siêu cường quốc thường được coi có
mức quyền lực cao hơn cường quốc. Siêu cường là nước lớn và rất mạng về
chính trị, quân sự, kinh tế, vượt trội hơn các nước khác.
2. Thực tiễn đánh giá các nước lớn:
Hiện nay, khơng có một nhận thức thống nhất hay một định nghĩa
chung về nước lớn. Việc phân định nước lớn - nước nhỏ phụ thuộc vào góc
nhìn từ mỗi quốc gia dựa trên sự so sánh tương quan sức mạnh, vị thế và sự
ảnh hưởng của quốc gia đó với các quốc gia khác. Theo đó, một quốc gia có
2


thể là nhỏ trong mối quan hệ này nhưng lại được xem là lớn trong mối quan
hệ với những nước khác và ngược lại.
Ví dụ như:

- Canada, Braxin và Australia là nước lớn trên thế giới về mặt diện
tích lãnh thổ và nguồn lực tài nguyên.
- Ấn Độ, Indonesia, Pakistan là cường quốc dân số của thế giới. Tuy
nhiên, sức mạnh tổng hợp của các quốc gia này chưa đạt tới vị thế của một
cường quốc thế giới.
Trên thực tế, trong việc phân định và đánh giá một nước là lớn hay
nhỏ, yếu tố sức mạnh tổng hợp mà nổi bật là sức mạnh quân sự, kinh tế và
khoa học - cơng nghệ đóng vai trị đặc biệt quan trọng.
- Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở châu Âu, nhưng thế kỷ XV-XVI với
sức mạnh vượt trội của mình, đã “bá quyền” cả thế giới với mệnh danh
“Người đánh xe trên biển”.
- Nước Anh với diện tích chỉ hơn 200 nghìn km2 nhưng trong thế kỷ
XIX được mệnh danh là “Đất nước mặt trời không bao giờ lặn”.
- Hiện nay, Pháp, Anh, Đức, Nhật Bản mặc dù về diện tích và dân số
họ chỉ là những quốc gia trung bình của thế giới, nhưng với sức mạnh tổng
hợp của mình đặc biệt là về kinh tế, khoa học - công nghệ, quân sự cũng như
vị thế quốc tế, họ được xem là những nước lớn của thế giới.
- Cũng xét theo tiêu chí trên, một số nước dù là nhỏ như Hàn Quốc
hay Ixraen, thậm chí rất nhỏ về mặt diện tích và quy mơ dân số như Singapore
và Qatar nhưng lại sở hữu sức mạnh kinh tế, khoa học - công nghệ, quân sự
và tầm ảnh hưởng quốc tế đáng khâm phục.
Tuy nhiên, dựa vào tổng hợp các tiêu chí nhận diện như đã nêu trên và
theo cách hiểu phổ biến hiện nay thì năm nước thường trực Hội đồng Bảo an
Liên Hợp quốc và cũng là năm quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, bao gồm:
Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp được xem là các nước lớn hay cường quốc.

3


Ngồi ra, Đức và Nhật Bản cũng được nhìn nhận như là những cường

quốc bởi sức mạnh kinh tế và ảnh hưởng quốc tế của họ. Trong đó, Mỹ là siêu
cường toàn cầu duy nhất sau chiến tranh lạnh, Trung Quốc và Nga được xếp ở
cấp độ thứ hai sau Mỹ. Hai cường quốc này được xem là hội tụ đầy đủ những
tiêu chí và khả năng để có thể vươn lên thành những siêu cường thế giới, đối
trọng và sánh ngang với Mỹ.
Xét về diện tích, dân số và tiềm lực phát triển thì Anh, Pháp, Đức và
Nhật Bản có thể chỉ được nhìn nhận như những cường quốc khu vực hay châu
lục nổi bật. Nhưng trên một số khía cạnh như: kinh tế, qn sự, khoa học cơng nghệ và ảnh hưởng quốc tế thì bốn quốc gia này cũng có thể được xem
như những nước lớn của thế giới.
Bên cạnh đó, một số nước lớn được ví như là những cường quốc khu
vực, hay là những cường quốc tầm trung, như: Braxin và Canada ở châu Mỹ,
Ấn Độ và Ơxtrâylia ở châu Á và Thái Bình Dương; Ấn Độ được xem như là
có tiềm năng nổi lên trở thành một cường quốc thế giới.

4


CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA CÁC NƯỚC LỚN TRONG QUAN HỆ
QUỐC TẾ NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI
1. Bối cảnh quốc tế những năm đầu thế kỷ XXI.
Thời điểm chiến tranh lạnh kết thúc vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX
có thể được coi là cột mốc đánh dấu sự thay đổi về chất của môi trường quan
hệ quốc tế. Sau sự tan rã của Liên bang Xô viết, trật tự thế giới hai cực đã bị
thay đổi và nước Mỹ ở vào vị trí siêu cường duy nhất. Ở góc độ quốc gia, Mỹ
chủ trương duy trì một nền địa - chính trị đơn cực do Mỹ làm bá quyền. Các
cường quốc khác, đặc biệt là Nga và Trung Quốc thì chủ trương xây dựng
một thế giới đa cực và phản đối tư tưởng bá quyền của Mỹ. Từ đầu thế kỷ
XXI, ngoài sự thay đổi về địa - chính trị, mơi trường địa - kinh tế thế giới
cũng có nhiều biến chuyển rõ nét, nổi bật là sự trỗi dậy của Trung Quốc và
người ta cũng nói nhiều đến ―kỷ nguyên Châu Á với khu vực Châu Á - Thái

Bình Dương sẽ vươn lên dẫn đầu nền kinh tế thế giới trong thế kỷ XXI và
cuộc cạnh tranh về địa - kinh tế này cũng kèm theo những vấn đề về an ninh
tại khu vực.
Đầu thế kỷ XXI, thế giới tiếp tục chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ
của xu thế tồn cầu hóa, là xu hướng phát triển chủ yếu của thế giới trong
những thập niên đầu của thế kỷ XXI. Đặc trưng của xu hướng này là sự phụ
thuộc kinh tế ngày càng tăng giữa các nước trên thế giới do quy mô và sự đa
dạng ngày càng tăng của các luồng hàng hóa, dịch vụ và vốn xuyên quốc gia
cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ. Điều quan
trọng là sự gia tăng về lượng mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau đó của các quốc
gia lại diễn ra đồng thời với sự xuất hiện một chất lượng mới của các quan hệ
kinh tế quốc tế. Thế giới đang dần trở thành một cộng đồng thống nhất, trong
đó các quốc gia dân tộc là những nhân tố cấu thành của một cơ cấu toàn cầu
thống nhất.

5


Đặc điểm bao trùm của quan hệ quốc tế sau khi chiến tranh lạnh kết
thúc cũng như những năm đầu của thế kỷ mới là sự nổi trội của xu thế hịa
bình, hợp tác phát triển cùng có lợi và chung sức giải quyết các vấn đề có tính
tồn cầu, xu thế này được quyết định bởi lợi ích chung và sự đan xen lợi ích
giữa các quốc gia, các khu vực trong bối cảnh tương đối hịa bình. Các tổ
chức quốc tế và khu vực đều có cơ hội củng cố và mở rộng phát triển bên
cạnh sự hình thành hàng loạt các tổ chức khu vực và liên kết khu vực mới.
Chính sự củng cố các thiết chế đang tồn tại và việc thiết lập các cơ cấu hợp
tác mới đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho sự thúc đẩy quan hệ hợp tác cùng
có lợi ngày càng được tăng cường.
Trong bối cảnh quốc tế, thế giới khơng chỉ chứng kiến xu thế hịa bình,
hợp tác và phát triển mà còn đối mặt với những vấn đề mới nảy sinh tạo ra

những thách thức cho các thiết chế hợp tác quốc tế như Liên Hiệp Quốc và
một số tổ chức quốc tế khác cũng như cho quan hệ giữa các quốc gia. Sau sự
kiện 11 tháng 9 năm 2001 ở nước Mỹ, nguy cơ chủ nghĩa khủng bố trở thành
mối hiểm họa đe dọa hầu hết các quốc gia dân tộc. Trong bối cảnh đó, nước
Mỹ đã phát động cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq. Hoạt động khủng bố đã
không chỉ xảy ra ở Mỹ và các đồng minh Châu Âu của Mỹ mà ngay tại khu
vực Đông Nam Á, hơn 200 khách du lịch tại đảo Bali - Indonesia đã bị giết
hại do khủng bố năm 2002, sự rối loạn và xung đột đẫm máu do các lực lượng
ly khai gây ra ở miền Nam Thailand, bọn khủng bố trỗi dậy ở Philippines,
Liên bang Nga…
2. Vai trò của các nước lớn trong quan hệ quốc tế:
● Là những diễn viên chính trên sân khấu Thế giới.
Đây là nhân tố quan trọng và quyết định trong quan hệ quốc tế. Quan
hệ quốc tế bị chi phối bởi các nước lớn. Do đó, là diễn viên chính thì sẽ có
tiếng nói hơn, được các nước bạn dễ dàng ủng hộ, về phe nhiều hơn.
Ví dụ: nước Mỹ là một điển hình rõ nét. Mỹ đã dựa vào sức mạnh kinh
tế, khoa học kỹ thuật, thậm chí phải dựa vào sức mạnh quân sự, trong những
6


trường hợp không nhận được sự đồng thuận từ những "kẻ cứng đầu” như
trường hợp của Iraq.
● Chi phối quan hệ quốc tế và trật tự Thế giới.
Ví dụ:
- Quan hệ giữa hai nước Mỹ và Liên Xô đã chia Thế giới thành hai
cực; hệ tư tưởng với nhiều mục tiêu và chính sách khác khác nhau. Đây vốn là
mối quan hệ song phương quan trọng bậc nhất trên thế giới, xét trên tiềm lực
sức mạnh chính trị - quân sự của hai nước và tầm ảnh hưởng của mối quan hệ
giữa hai nước đến các vấn đề quốc tế.
● Sự thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước lớn tác động tới cục

diện thế giới.
Sự tác động này chính là việc quan hệ giữa các nước khác nhau trên
Thế giới giúp cân bằng lực lượng.
Ví dụ:
- Mỹ và Ấn Độ
- Trung Quốc và Nga
● Là nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển, hình thành và tiến
bước trên thế giới.
Các nước lớn có vững mạnh, có phát triển thì các nước vừa và nhỏ mới
phát triển bởi các nước lớn đóng góp phần khơng nhỏ trong nền kinh tế.
● Tác động tới việc hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của
các nước vừa và nhỏ.
Các nước lớn sẽ đóng vai trị hoạch định, triển khai chính sách đối
ngoại của các nước vừa và nhỏ.
3. Vai trò của nước lớn với Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI.
(Quan hệ Việt - Mỹ những năm đầu thế kỷ XXI)
Lịch sử hơn nửa thế kỷ qua cho thấy các nước lớn, nhất là các nước
lớn trong khu

7


vực Châu Á – Thái Bình Dương đã ln có ảnh hưởng (hoặc tích cực,
hoặc tiêu cực) đến
đời sống chính trị, kinh tế - xã hội Việt Nam, nên bất luận thế nào các
nước lớn cũng ln
chiếm vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của nước ta.
3.1. Chính sách của Mỹ với Việt Nam:
Bình thường hố quan hệ và thúc đẩy hợp tác với Việt Nam vừa xuất
phát từ nhu cầu nội tại của nước Mỹ, nhất là nhu cầu thoát khỏi “hội chứng

Việt Nam” đang chia rẽ xã hội Mỹ, vừa do tác động của các nhân tố quốc tế
sau Chiến tranh lạnh, vừa nằm trong sự điều chỉnh chiến lược tồn cầu sau
Chiến tranh lạnh nói chung, với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Đơng
Nam Á nói riêng của Mỹ. Có được mối quan hệ bình thường với Việt Nam quốc gia vừa có vị trí địa - chiến lược quan trọng, vừa nhiều tiềm năng phát
triển - là đáp ứng lợi ích nhiều mặt của Mỹ không những trong các mối quan
hệ song phương Mỹ - Việt mà cả trong các mối quan hệ đa phương và song
phương khác của Mỹ ở khu vực Đơng Nam Á, Châu Á – Thái Bình Dương.
Chính do nhu cầu, lợi ích và cả những tính tốn của cả hai bên trong
việc bình thường hố quan hệ như vậy mà ngày 12 tháng 7 năm 1995 Việt
Nam và Mỹ đã chính thức tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao bình thường
với nhau, và sự kiện này trở thành “dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát
triển quan hệ hai nước và là một đóng góp đáng kể đối với tiến trình hịa bình,
hợp tác và phát triển ở trong khu vực và trên thế giới” . Từ đây khởi đầu một
giai đoạn phát triển mới, một trang sử mới trong quan hệ giữa hai quốc gia,
hai dân tộc từng đối đầu trực tiếp với nhau trong một cuộc chiến tranh mang
đậm dấu ấn của thời kỳ Chiến tranh lạnh.
3.2. Thực trạng quan hệ Việt – Mỹ những năm đầu thế kỷ XXI.

8


Kể từ khi quan hệ Việt - Mỹ được bình thường hoá, quan hệ hợp tác
giữa hai nước ngày càng phát triển, đã có những bước tiến dài và khá nhanh,
nhưng tiến triển nhanh nhất là những năm đầu thế kỷ XXI.
Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, những năm đầu sau khi hai bên
trao đổi đại sứ (5/1997), chưa có các cuộc thăm viếng chính trị cấp cao nhất
giữa Việt Nam và Mỹ. Chính vì vậy, chuyến thăm chính thức Việt Nam vào
tháng 11/2000 của Tổng thống Mỹ B. Clinton là sự kiện chính trị - ngoại giao
có ý nghĩa lớn và nhiều mặt, mở ra một giai đoạn phát triển mới cho quan hệ
Mỹ - Việt. Đáng chú ý là trong những năm tiếp theo, hai bên đã trao đổi khá

thường xuyên các chuyến thăm viếng chính thức cấp cao nhất. Về phía Việt
Nam, đó là các chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng chính phủ Phan Văn Khải
(6/2005), của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (6/2007), của Thủ tướng
chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (6/2008). Về phía Mỹ, sau chuyến thăm của
Tổng thống B.Clinton tháng 11/2000 là chuyến thăm chính thức Việt Nam
của Tổng thống G. Bush tháng 11/2006 (nhân dịp dự Hội nghị cấp cao APEC
lần thứ 14 tại Hà Nội),... Những chuyến thăm và làm việc các cấp này nhìn
chung đều đã góp phần vào mục đích đưa quan hệ Việt - Mỹ trên lĩnh vực
chính trị - ngoại giao cũng như các lĩnh vực quan hệ song phương khác lên
tầm cao hơn, giúp khép lại những trang sử chiến tranh đầy bi thương đối với
nhân dân cả hai nước.
Lĩnh vực thành công nhất trong quan hệ Việt - Mỹ là kinh tế - thương
mại. Điều này nằm trong chủ trương, chính sách của Việt Nam khi bắt đầu
xúc tiến các quan hệ với Mỹ là lấy nội dung hợp tác kinh tế - thương mại làm
trọng điểm, trọng tâm của các mối quan hệ Việt - Mỹ. Trên thực tế từ sau khi
bình thường hố quan hệ, các quan hệ kinh tế - thương mại, đầu tư giữa Việt
Nam và Mỹ bắt đầu phát triển khá nhanh. Đặc biệt, sau nhiều vòng đàm phán,
thương thảo, ngày 13/7/2000, hai nước Việt - Mỹ đã chính thức ký Hiệp định
thương mại song phương (BTA). BTA được ký là sự kiện rất đáng chú ý và
rất quan trọng trong quan hệ kinh tế - thương mại Việt - Mỹ, bởi đây là khung
9


pháp lý cần thiết và rõ ràng, tạo cơ sở nền tảng để xúc tiến quan hệ hợp tác
kinh tế - thương mại Việt - Mỹ đi vào chiều sâu và đảm bảo hài hồ lợi ích
của hai bên. Những sự kiện quan trọng tiếp sau là việc Việt Nam gia nhập
WTO (tháng 11/2006) và việc Mỹ công bố cấp cho Việt Nam Quy chế thương
mại bình thường vĩnh viễn (PNTR – 11/2006). Trên thực tế từ sau khi BTA có
hiệu
lực, quan hệ Việt - Mỹ trên lĩnh vực này tiến rất nhanh và nhanh hơn so

với các quan hệ kinh tế song phương với các nước khác của Việt Nam.
Quan hệ Việt - Mỹ trong các lĩnh vực khác như giáo dục – đào tạo,
khoa học - kỹ thuật, y tế, mơi trường, văn hố – xã hội,... có những bước
phát triển đáng ghi nhận và đáng mừng. Sự hợp tác giữa các tổ chức chính
phủ và phi chính phủ Mỹ với Việt Nam trong các nỗ lực giải quyết vấn đề ô
nhiễm môi trường, dịch bệnh hiểm nghèo, xố đói giảm nghèo,... ngày càng
tăng. Số sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam sang Mỹ học tập, số người
Mỹ du lịch sang Việt Nam và số Việt kiều từ Mỹ về thăm quê, gửi ngoại hối,
đầu tư hay xúc tiến các quan hệ kinh tế - thương mại ở Việt Nam cũng ngày
càng tăng. Ngoài ý nghĩa kinh tế, những hoạt động này còn làm tăng cường sự
hiểu biết và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt - Mỹ.
Ngay cả trong lĩnh vực quân sự - an ninh một lĩnh vực vốn khá nhạy
cảm, quan hệ Việt - Mỹ cũng có những tiến triển theo hướng cởi mở hơn, hợp
tác nhiều hơn cả trong quan hệ song phương lẫn trong các cơ chế, các diễn
đàn đa phương ở khu vực và quốc tế, nhất là trong các vấn đề chống khủng bố
quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh môi trường, an ninh lương thực,..

10


Kết luận
Lịch sử thế giới cho thấy, các nước lớn và sự tương tác giữa họ ln
đóng vai trị chi phối, thậm chí mang tính quyết định đến xu thế phát triển của
chính trị thế giới và sự định hình trật tự quốc tế. Đối với các nước nhỏ, quan
hệ với nước lớn và xử lý những vấn đề liên quan luôn là vấn đề hệ trọng.
Ngày nay, quan hệ nước lớn - nước nhỏ đã khác trước về tính chất, điều kiện
và bối cảnh quy định. Do đó, ta hiểu được vai trị của các nước lớn, phải tích
cực nắm bắt những cơ hội, lợi thế mà các nước lớn đem lại để phát triển nước
nhà giàu mạnh hơn.


11


Tài liệu tham khảo
1. Sống chung với nước láng giềng lớn hơn: thực tiễn và chính sách Nghiên cứu quốc tế số 81, 2010.
2. Quan hệ nước nhỏ - nước lớn trong thế giới hiện nay - Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
3. Vai trị của các cường quốc - chungta.com
4. Thế giới: Vấn đề - sự kiện - Tạp chí Cộng sản - tapchicongsan.org.vn
5. Tác động của quan hệ giữa các nước lớn đối với thế giới, khu vực và
Việt Nam - dangcongsan.vn

12



×