Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Thực trạng hoạt động và yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện một số chức năng nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn bản tại huyện điện biên tỉnh điện biên năm 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (726.29 KB, 95 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
-

Con người là nguồn tài nguyên quí báu nhất của xã hội. Con người
quyết định sự phát triển của đất nước, trong đó sức khoẻ là vốn quý nhất của
mỗi con người và của tồn xã hội. Vì vậy đầu tư cho sức khoẻ để mọi người
đều được chăm sóc sức khoẻ chính là đầu tư cho sự phát triển kinh tế xã hội
của đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân và mỗi gia
đình. Với bản chất nhân đạo và định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và
Nhà nước ta trong nền kinh tế thị trường, ngành Y tế phải đảm bảo sự cơng
bằng và hiệu quả trong chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
Từ những quan điểm trên Đảng và Nhà nước ta đã xác định đúng đắn
và đầy đủ sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong giai đoạn
mới. Để thực hiện được nhiệm vụ nòng cốt đó, ngành Y tế phải đảm bảo
được ba vấn đề: Nhân lực, vật lực và tài lực. Trong đó xây dựng nguồn lực
con người vừa là mục tiêu, vừa là nguồn lực của sự nghiệp phát triển kinh tế
- xã hội hiện nay ở nước ta.
Chỉ thị 06-CT/TW ngày 22 tháng 1 năm 2002 của Ban chấp hành
Trung ương Đảng xác định: "Mạng lưới y tế cơ sở gồm y tế thôn, bản, xã,
phường...là tuyến y tế trực tiếp gần dân nhất, bảo đảm cho mọi người dân
được chăm sóc sức khoẻ cơ bản với chi phí thấp, góp phần thực hiện cơng
bằng xã hội, xố đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hố, trật tự an tồn
xã hội, tạo niềm tin của nhân dân với chế độ xã hội chủ nghĩa. Phấn đấu đến
năm 2010, 100% thôn, bản có nhân viên y tế với trình độ sơ học trở lên. Có
chính sách đãi ngộ thích hợp để khuyến khích cán bộ y tế làm việc tại trạm y
tế xã, phường, đặc biệt là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa là việc làm cần thiết.


2



Tại Điện Biên, mạng lưới Y tế thôn bản đã được đào tạo và hình thành
-

từ năm 1990, đến nay tồn tỉnh đã có 81,8% số thơn bản có nhân viên y tế
thôn bản hoạt động. Y tế thôn bản đã góp phần rất lớn vào việc chăm sóc sức
khoẻ ban đầu cho cộng đồng, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa.
Huyện Điện Biên thuộc 1 trong 9 huyện, thị, thành phố của tỉnh Điện
Biên. Là một huyện miền núi gồm có 19 xã và có 432 thơn, bản, trong đó có
396 nhân viên YTTB. Thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc Thái và dân tộc
Khơ Mú, nghề nghiệp chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Việc tiếp cận các
dịch vụ y tế cũng như sự hưởng thụ các dịch vụ y tế ở trung tâm y tế huyện,
trạm y tế xã gặp nhiều khó khăn do các thôn bản ở xa trung tâm xã. Dân số
huyện Điện Biên hiện có 107.496 người. Hệ thống giao thơng đi lại cịn nhiều
khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 24%.
Đánh giá thực trạng hoạt động của nhân viên YTTB nhằm nâng cao
chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân, cũng như củng cố và hoàn thiện
màng lưới y tế cơ sở theo yêu cầu chuẩn quốc gia cho mỗi địa phương là hết
sức cần thiết. Huyện Điện Biên cũng rất cần những số liệu nghiên cứu mang
tính khoa học để có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại về kiến thức và kỹ năng
thực hành nhằm thực hiện tốt hơn công tác y tế thôn bản.
Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài " Thực

trạng hoạt động và yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện một số chức
năng nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn bản tại huyện Điện Biên,
tỉnh Điện Biên năm 2009".
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng đội ngũ nhân viên y tế thôn bản và việc thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của y tế thôn bản tại huyện Điện Biên, năm 2009.



3

2. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng
-

nhiệm vụ của y tế thôn bản tại huyện Điện Biên, năm 2009.


4

Chương 1
-

TỔNG QUAN

1. Một số khái niệm và nội dung hoạt động của y tế thôn bản
Y tế cơ sở đóng vai trị hết sức quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ
nhân dân, đặc biệt là chăm sóc sức khoẻ ban đầu, xây dựng và củng cố y tế
cơ sở là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và ngành Y tế. Trong thông tư số
07/TT - BYT ngày 28 - 5 - 1997 của Bộ Y tế đã nhấn mạnh phải kiện toàn
mạng lưới y tế cơ sở: "Trạm y tế xã phường (gọi tắt là y tế cơ sở) là nơi cung
cấp dịch vụ Chăm sóc sức khoẻ ban đầu cơ bản. Dưới trạm có y tế thơn bản,
các nhân viên YTTB và người tình nguyện hoạt động dưới sự chỉ đạo và quản
lý trực tiếp của y tế sơ sở, đựơc chính quyền và nhân dân thơn, bản hỗ trợ về
mặt tài chính".
Y tế thơn bản nằm trong hệ y tế cơ sở, đóng vai trị quan trọng trong
cơng tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Nhân viên y tế thôn bản
là những người gần dân nhất. Họ sống ngay tại thôn bản, hiểu rõ được tình
hình đời sống và bệnh tật ở mỗi gia đình. Nhân viên YTTB được coi là cánh

tay vươn dài của y tế cơ sở, có nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục sức khoẻ,
phát hiện sớm dịch bệnh, xử trí sơ cứu ban đầu, chăm sóc người mắc bệnh
nhẹ và mạn tính, quản lý thai nghén. Vai trị của YTTB rất quan trọng trong
CSSKBĐ cho nhân dân, hướng dẫn nhân dân biết và sử dụng thuốc hợp lý,
an toàn; đưa các dịch vụ y tế, dịch vụ dân số tới người dân, giám sát dịch tễ
tại thôn, bản [21].
Nhận thức được vai trị quan trọng của YTTB trong cơng tác CSSKBĐ
tại cộng đồng, Đảng, Chính phủ, Bộ Y tế đã ra nhiều nghị quyết, chỉ thị và
quyết định tăng cường và củng cố mạng lưới y tế cơ sở trong đó có YTTB.


5

Một trong những văn bản có ý nghĩa quan trọng đối với YTTB là Quyết định
-

số 3653/QĐ-BYT ngày 15/11/1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chức
năng nhiệm vụ của YTTB. Vị trí, chức năng của nhân viên YTTB là nhân
viên y tế hoạt động tại thơn bản có chức năng CSSK cho nhân dân
trong thơn.
Nhân viên YTTB có nhiệm vụ: Tuyên truyền - giáo dục sức khoẻ tại
cộng đồng; Hướng dẫn thực hiện vệ sinh phòng bệnh; Chăm sóc sức khoẻ bà
mẹ trẻ em và kế hoạch hố gia đình; Sơ cứu ban đầu và chăm sóc bệnh thơng
thường; Thực hiện các chương trình y tế.
Nhân viên y tế thôn chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của trạm y tế
xã và sự quản lý của trưởng thơn. Nhân viên y tế thơn có mối quan hệ phối
hợp với các tổ chức quần chúng, đoàn thể tại thơn để triển khai cơng tác
chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân tại thôn bản [5].
2. Một số nghiên cứu về mơ hình y tế thơn bản
2.1. Nghiên cứu trên Thế giới

Đội ngũ nhân viên Y tế cộng đồng (Community Health Workers) của
nhiều nước trên Thế giới đã có những đóng góp quan trọng trong các chương
trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở nhiều quốc gia đang phát triển trên thế
giới. Phần lớn họ làm việc theo hướng hồn tồn tự nguyện, họ khơng được
hưởng thù lao và ít chịu sự quản lý và theo dõi của Nhà nước. Nhiệm vụ chủ
yếu của các nhân viên y tế cộng đồng này là làm cơng tác chăm sóc sức khoẻ
ban đầu, tuyên truyền vận động vệ sinh phòng bệnh. Hiện nay một số nước
trên thế giới đã có các mơ hình hoạt động này:
Ở Trung Quốc: Trong hai thập kỷ 60 và 70 đã đào tạo một triệu rưỡi
"Bác sỹ chân đất" từ nông dân và xây dựng 600.000 trạm y tế xã."Bác sỹ
chân đất" đảm nhiệm việc chữa bệnh và phịng bệnh tại thơn, bản. Tại xã có
TYT xã hỗ trợ cho YTTB, phòng y tế huyện là cơ sở quản lý nhà nước thấp


6

nhất có trách nhiệm lập kế hoạch và giám sát các hoạt động y tế huyện. Hệ
-

thống y tế nông thơn được nhà nước và cộng đồng đóng góp tài chính. Nhà
nước chi trả lương cho cán bộ y tế, cho các hoạt động của các y tế cơ sở trong
huyện và các chương trình y tế dự phịng. Cộng đồng trả tiền nhân viên y tế
ngoài Nhà nước [29].
Ở Thái Lan: Hiện nay có 2 loại nhân viên YTTB, một là những truyền
thơng viên y tế, hai là tình nguyện viên y tế. Những truyền thông viên được
đào tạo và cung cấp những nguyên tắc chỉ đạo cho phép họ phục vụ như
những người truyền bá thông tin y tế tới nhóm từ 10 - 15 hộ gia đình. Cứ 10
truyền thơng viên có 1 tình nguyện viên y tế. Những tình nguyện viên y tế
được huấn luyện kỹ hơn và có trách nhiệm nâng cao sức khoẻ, phịng ngừa
dịch bệnh, chăm sóc một số bệnh đơn giản. Hiện nay ở Thái Lan có khoảng

42.325 tình nguyện viên y tế và khoảng 434.803 truyền thông viên y tế, phủ
khoảng 95% thôn bản [29], [54].
Phần Lan: Công tác CSSKBĐ thực hiện ở cộng đồng thì thuộc về vai
trị của các hiệp hội (Y tế và nhiều ngành khác). Hiệp hội tổ chức dân chúng
thực hiện CSSKBĐ tỏ ra rất hiệu quả, đội ngũ tình nguyện tham gia vào việc
tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, chăm sóc sức khoẻ cho người già, cung cấp
các dịch vụ y tế [29], [57].
Môzămbic: Đã sử dụng những người hoạt động tình nguyện ở các
cộng đồng nông thôn và thành thị. Họ đi đến từng nhà, từng gia đình để tuyên
truyền và thực hiện một số chương trình y tế, trong đó thành cơng nhất là
thực hiện chương trình TCMR [29].


7

Nê Pan: Xây dựng đội ngũ nhân viên y tế làng làm đầu mối quan trọng
-

giữa các Trung tâm y tế với cộng đồng. Nhân viên y tế làng thường sống xa
Trung tâm y tế. Dưới sự phân công của trạm y tế, nhân viên y tế làng đảm
nhiệm việc chăm sóc sức khoẻ cho người dân trong làng mình và làm việc
như một nhân viên y tế lưu động (được đào tạo trong khoảng 3 tháng). Nhân
viên này có nhiệm vụ chủ yếu là tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cho người
dân ở cộng đồng. Nhân viên y tế làng khơng có nhiệm vụ điều trị người bệnh
mà chủ yếu vận chuyển người bệnh đến Trung tâm y tế. Hàng tháng, nhân
viên y tế làng đến Trung tâm y tế trong vài ngày để báo cáo tình hình sức
khoẻ của nhân dân trong cộng đồng [29], [58].
Yemen: Các Trung tâm công cộng ở Yemen bao gồm hướng dẫn viên
y tế và các bà đỡ làm việc tại các thôn, các cộng đồng 200 - 5.000 dân. Các
hướng dẫn viên được đào tạo 3 tuần trong 3 tháng. Trình độ các hướng dẫn

viên y tế rất khác nhau, có người khơng biết chữ, có người lại tốt nghiệp đại
học, 10% là giáo viên phổ thơng. Nhiệm vụ chính được tiến hành bởi các
hướng dẫn viên là liên quan tới sốt rét, sốt nhiễm khuẩn, mắt, bệnh nhiễm
khuẩn đường hô hấp, thiếu máu và sử dụng thuốc an toàn [29], [59].
Các hướng dẫn viên y tế được trả lương và làm việc tại các đơn vị y tế,
các hướng dẫn viên y tế đã bao quát được khoảng 80% dân. Tuy vậy, rất khó
đánh giá về các khía cạnh chất lượng việc làm của hướng dẫn viên y tế [29].
Zimbabue: Năm 1987 hơn 5.000 nhân viên y tế thôn bản đã được đào
tạo trước khi Bộ y tế chuyển giao cho Bộ công tác phụ nữ. Nhân viên YTTB
được cộng đồng lựa chọn. Người được chọn phải là người lớn, được tín
nhiệm, có thể đọc hoặc viết được ngơn ngữ địa phương. Các nhân viên YTTB
được đào tạo 3 tháng (2 tháng lý thuyết và 1 tháng thực hành) tại cấp huyện
và thôn, dưới sự giám sát của huấn luyện viên lâm sàng và các lãnh đạo cộng


8

đồng. Sau đào tạo, các nhân viên y tế làng trở thành các nhân viên y tế khơng
-

chính thức, được giám sát chủ yếu bởi các y tá từ các bệnh viện. Họ được tiếp
nhận khuyến khích số tiền là 35 dolla ZIMBABWE/1 tháng, 01 chiếc xe đạp
và 01 túi thuốc, cộng đồng khơng chi gì thêm. Việc đào tạo lại được thực
hiện sau một năm [29], [53], [55].
2. 2. Nghiên cứu ở Việt Nam
2.2.1. Giai đoạn sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 -1970
Mạng lưới y tế thôn bản Việt Nam được hình thành từ sau Cách mạng
tháng 8 năm 1945 với những tên gọi khác nhau như: Vệ sinh viên (ở nông
thôn), cứu thương (quân đội). Trong nền kinh tế tập trung bao cấp trước
Khốn 10 trong nơng nghiệp YTTB gắn liền với hợp tác xã và đội sản xuất.

Phụ cấp của YTTB do hợp tác xã trả bằng công điểm, cấp ruộng để tự thu
hoạch, trong thời kỳ này hoạt động của YTTB tương đối có nề nếp, hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao xứng đáng là cánh tay vươn dài của y tế cơ sở.
Nhiệm vụ của họ là thực hiện công tác tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh, hoạt
động gắn liền với phong trào như 3 sạch, 4 diệt, sạch làng tốt ruộng, ăn chín
uống sơi.
Trong những năm giao thời của chương trình đổi mới, nền kinh tế đã
thay đổi đáng kể, hệ thống các hợp tác xã nơng nghiệp khơng cịn tồn tại và
cùng với sự tan rã của hệ thống này là sự xuất hiện của y tế cộng đồng, những
người có trách nhiệm hỗ trợ công việc của cán bộ y tế tại các trạm y tế xã
thông qua cộng đồng. Các trạm y tế xã trước kia thường phụ thuộc vào nguồn
tài chính do các hợp tác xã nơng nghiệp cung cấp, thì thay vào đó đã phải dựa
vào nguồn kinh phí ln trong tình trạng thiếu thốn và phụ thuộc vào nguồn
kinh phí của Uỷ ban Nhân dân xã. Do vậy, các nguồn kinh phí cho xây dựng
và nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, thuốc men và đào tạo đã bị giảm
nghiêm trọng và chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ở tuyến địa phương


9

cũng sa sút nghiêm trọng, thậm trí lương của cán bộ y tế xã cũng bị trả thất
-

thường. Vì thế, mạng lưới y tế cơ sở khơng có kinh phí để hoạt động thường
xuyên, YTTB cũng chịu ảnh hưởng rất lớn [48].
Chăm lo sức khoẻ cho nhân dân là mối quan tâm hàng đầu của Đảng
và Nhà nước Việt Nam. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương
Đảng Lao động Việt Nam (Đảng Cộng sản hiện nay) tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ III năm 1960 đã nêu rõ: "Con người là vốn quí nhất của chế độ
XHCN. Bảo vệ và bồi dưỡng sức khoẻ của con người là nghĩa vụ và mục tiêu

cao quý của ngành Y tế và thể dục thể thao…". Trong những năm 1960 và
1970, ngành Y tế đã xây dựng được hệ thống tổ chức y tế cơ sở, nòng cốt là
trạm y tế xã, do y sỹ phụ trách. Cán bộ y tế cơ sở (xã, phường, thôn, bản)
nhận sinh hoạt phí từ hợp tác xã nơng nghiệp. Y tế cơ sở đã phát huy tác
dụng tích cực trong việc CSSKND, cấp cứu kịp thời người bị nạn trong cuộc
chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
2.2.2. Giai đoạn sau năm1970 -2000.
Đảng ta đã sớm đưa ra những quan điểm "Y tế phục vụ sản xuất, đời
sống, quốc phòng, phục vụ nhân dân lao động, phục vụ sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội; y tế theo đúng hướng y học dự phòng; kết hợp tây y với
đông y (y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc); Nghị quyết 15/CP ngày
14/11/1975 của chính phủ đã xác định: Y tế cơ sở là cơ sở của ngành y tế, là
nền tảng để xây dựng công trình y tế, nền tảng có chắc thì cơng trình mới bền
vững [3], [9].
Năm 1978, Tổ chức y tế thế giới (WHO) tổ chức hội nghị quốc tế về
chăm sóc sức khoẻ cộng đồng tại Alma - Ata đã đề ra chiến lược CSSKBĐ
mà nội dung cơ bản là chăm sóc y tế và dự phịng thiết yếu, cộng đồng mọi
quốc gia có thể chấp nhận được để duy trì hoạt động CSSK ở mọi giai đoạn


1
phát triển trên tinh thần tự nguyện tự 0giác. CSSKBĐ là một hệ thống quan

điểm với 7 nguyên tắc: Công bằng; Phát
- triển; Tự lực; kỹ thuật thích hợp; Dự
phịng tích cực; Hoạt động liên ngành và Cộng đồng tham gia. CSSKBĐ gồm
8 nội dung cơ bản, Việt nam đã chấp nhận và cịn bổ xung thêm 2 nội dung
đó là: Quản lý sức khoẻ toàn dân và tăng cường hệ thống Y tế cơ sở, thực
hiện CSSKBĐ [50].
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và Nghị quyết 37/CP

ngày 20/6/1996 của Chính phủ về định hướng chiến lược chăm sóc và bảo vệ
sức khoẻ nhân dân đến năm 2000 và 2020, đã đề ra chỉ tiêu: Phấn đấu đến
năm 2000, 100% thơn bản trong cả nước có nhân viên y tế hoạt động, các địa
phương đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp thiết thực để khôi phục và
nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới y tế thôn bản. Huy động nhiều
nguồn lực, tổ chức nhiều loại hình đào tạo, bố trí mỗi thơn bản một nhân viên
y tế (những thơn bản lớn có hai nhân viên y tế, các ấp khóm ở đồng bằng
sơng Cửu long có tổ y tế). UBND xã huy động sự đóng góp của cộng đồng để
trả thù lao cho nhân viên y tế thôn bản bằng tiền hoặc lúa…Trạm Y tế xã
quản lý và chỉ đạo hoạt động của mạng lưới y tế thơn bản…Vì vậy, đến
những năm cuối Thế kỷ XX, cùng với sự hồi sinh của y tế xã, mạng lưới y tế
thôn bản cũng từng bước được khôi phục và phát triển [26], [11].
Nghị định 01/CP của Chính phủ nêu: Củng cố đi đơi với phát triển
mạng lưới y tế toàn ngành, đặc biệt quan tâm giải quyết mạng lưới y tế cơ sở
(từ huyện đến thôn, bản). Tiếp tục đào tạo cho y tế cơ sở, chú ý tập trung cho
vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo [12], [28].
Nghị quyết 90/CP ngày 21/8/1997 của Chính phủ về phương hướng và
chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa: Việc chăm sóc
và bảo vệ sức khỏe là nhu cầu thiết yếu của mỗi người dân và của cả cộng
đồng. Đây không chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành Y tế, mà còn là trách


1
1
nhiệm của các cấp uỷ Đảng và Chính quyền,
của các Đoàn thể quần chúng và

các tổ chức xã hội.

-


Tháng 2/1997, Bộ y tế cũng đã xây dựng: "Chiến lược công tác chăm
sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân vùng núi phía Bắc trong thời gian 19972000 và 2020". Trong đó nêu rõ: "Nhà nước đảm bảo những điều kiện tối
thiểu để tất cả các xã đều có trạm y tế hoạt động thường xuyên, chính quyền
địa phương (Uỷ ban nhân dân) đảm bảo để tất cả các thôn bản đều có cán bộ
y tế. Đối với nhân dân ở xa các trạm y tế, vai trò của mạng lưới y tế thôn bản
là hết sức quan trọng, mạng lưới này hoạt động dưới sự hướng dẫn chuyên
môn trực tiếp của trạm y tế xã, phường và được UBND xã, phường đảm bảo
các điều kiện tối thiểu để hoạt động. Tại từng thơn bản có một số cán bộ y tế
biết khám thai, đỡ đẻ, khám chữa bệnh thông thường và cung cấp thuốc thiết
yếu. Sớm có chế độ phụ cấp ổn định cho cán bộ y tế thôn bản".
Từ năm 1999, nhân viên y tế thôn bản vùng cao, miền núi và hải đảo
được hưởng phụ cấp từ ngân sách nhà nước với mức 40.000 đồng/ người/
tháng. Vì vậy, đến cuối năm 2000, trên 98% số thôn bản trong cả nước đã có
nhân viên y tế hoạt động, trong đó 10 tỉnh, thành phố có nhân viên y tế hoạt
động ở 100% thôn bản [3], [14].
2.2.3. Giai đoạn từ năm 2000 đến nay.
Tại lễ kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2/2000, trong bài phát
biểu hướng về cơ sở, nâng cao y đức và trình độ chun mơn để làm tròn
nhiệm vụ CS&BVSKND, Bộ trưởng Bộ Y tế Đỗ Nguyên Phương nhấn
mạnh: "Tiếp tục hướng về cơ sở bằng những hành động cụ thể, phát động
trong toàn ngành phong trào vận động các thầy thuốc tình nguyện về cơng
tác có thời hạn 6 tháng tại các nơi có nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng xa,
trong đó có ưu tiên cho miền núi phía Bắc". Có tuyến trên về hỗ trợ, tuyến
huyện sẽ có điều kiện đưa bác sĩ về xã để góp phần củng cố y tế cơ sở xây


1
dựng màng lưới cán bộ y tế cộng đồng 2để vận động nhân dân làm tốt công tác


nâng cao và giữ gìn sức khỏe ngay tại cơ
- sở [37].
Mục tiêu tổng quát trong chiến lược chăm sóc và BVSKND giai đoạn
2001 - 2010 cũng ghi: "Phấn đấu để mọi người dân được hưởng các dịch vụ
CSSKBĐ, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng.
Mọi người đều được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất
và tinh thần. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát
triển giống nòi". Một trong mười nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế năm
2001 - năm đầu tiên thực hiện chiến lược - cũng nêu: "Củng cố và phát triển
hệ thống y tế cơ sở, bảo đảm đủ cán bộ Y tê thôn, bản, tăng cường đưa bác sỹ
về xã, nhất là các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa" [8], [41].
Chỉ thị số 06 - CT/TW ngày 22/1/2002 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng: "Về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở" đã chỉ rõ: Mạng lưới
y tế cơ sở (gồm Y tế thôn, bản, xã, phường, quận, huyện, thị xã) là tuyến y tế
trực tiếp gần dân nhất, bảo đảm cho mọi người dân được CSSK cơ bản với
chi phí thấp, góp phần thực hiện cơng bằng xã hội, xố đói giảm nghèo, xây
dựng nếp sống văn hoá, trật tự an toàn xã hội, tạo niềm tin của nhân dân với
chế độ Xã hội Chủ nghĩa. Các cấp uỷ Đảng và chính quyền cần quán triệt,
nhận thức rõ tầm quan trọng đặc biệt của mạng lưới y tế cơ sở; có kế hoạch
thiết thực để tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc củng cố, hoàn thiện mạng lưới
y tế cơ sở tại địa phương mình. Trong thư gửi cán bộ y tế nhân ngày thầy
thuốc Việt Nam 27/2/2002, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã nhấn mạnh:
"Củng cố và nâng cao chất lượng y tế cơ sở là thiết thực phục vụ đại đa số
nhân dân, bảo đảm công bằng và đúng định hướng xã hội chủ nghĩa". "Chăm
sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân là một việc đặc biệt liên quan đến tài sản vô
giá là sinh mệnh của con người" [2], [20], [22], [46].
Chiến lược Quốc gia Y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2010 và định


1

3 hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở
hướng đến năm 2020 về việc củng cố,

đã nêu:

-

Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở cả về cơ sở vật
chất, trang thiết bị và cán bộ y tế, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tuyến cơ
sở, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cơ bản của toàn dân, đồng thời thực
hiện được một số kỹ thuật trong khám, điều trị một số bệnh chuyên khoa về
mắt, răng, tai-mũi-họng, sức khoẻ sinh sản và sức khoẻ trẻ em. Củng cố tổ
chức, mạng lưới và hoạt động chuyên môn của y tế xã. Đến năm 2010, hầu
hết các xã, phường có trạm y tế kiên cố phù hợp với điều kiện kinh tế, địa lý,
môi trường sinh thái và nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn.
Bảo đảm 80% số trạm y tế xã có bác sĩ, trong đó 100% các trạm y tế xã
ở đồng bằng và 60% các trạm y tế xã miền núi có bác sĩ; 100% trạm y tế xã
có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản, nhi, trong đó 80% là nữ hộ sinh trung học; 80%
trạm y tế xã có cán bộ làm cơng tác y dược học cổ truyền; trung bình mỗi cán
bộ trạm y tế xã phục vụ từ 1000 đến 1200 dân. Bảo đảm tối thiểu có 5 cán bộ
y tế theo chức danh do Bộ y tế quy định cho một trạm y tế xã. Các thành phố
lớn, số lượng cán bộ trạm y tế được cân đối theo tỷ lệ cứ 1.400 đến 1.500 dân
có một cán bộ trạm y tế phường phục vụ. Phấn đấu đến hết năm 2010 có 80%
số xã trong cả nước đạt chuẩn quốc gia về y tế xã.
Bảo đảm mỗi thơn, bản có từ 1 đến 2 nhân viên y tế có trình độ từ sơ
học y trở lên hoạt động [25].
Cùng với sự ổn định và phát triển của hệ thống y tế cơ sở, YTTB cũng
dần được ổn định và phát triển. Mạng lưới YTTB đã được kiện toàn và phát
triển rộng khắp trên tồn quốc và có hiệu quả. Theo thống kê của Vụ Tổ chức
Cán bộ - Bộ Y tế năm 1998 cả nước có 83.737 thơn bản ấp, chỉ có 41.135

thơn bản ấp có nhân viên y tế hoạt động bằng 49,12%. Năm 2000 cả nước có


1
4 bản ấp có nhân viên y tế hoạt động,
106.585 thơn bản ấp đã có 77.643 thơn

đạt tỷ lệ 72,84% [49].

-

Đến năm 2002 mức độ bao phủ YTTB đã được rộng khắp cả nước qua
cuộc điều tra y tế quốc gia năm 2002. Tỷ lệ bao phủ YTTB các vùng như
sau : Đồng bằng sông Hồng 62%; vùng Đông bắc 83%; vùng Tây bắc 95%;
bắc trung bộ 66,6%; Nam trung bộ 76,1%; Tây nguyên 82,5%; Đông nam
trung bộ 60,7%; Đồng bằng sông Cửu long 72,3%.
Đến 31/12/2002 tổng số tổ dân phố của phường trong cả nước là
32.063; trong đó có 7.434 tổ dân phố có nhân viên y tế hoạt động, chiếm tỷ lệ
23,19%. Tổng số thôn bản ấp của xã, thị trấn là 87,246; trong đó có 78,793
thơn bản ấp có nhân viên y tế hoạt động, chiếm tỷ lệ 90,31% [48].
Đến cuối năm 2003 cả nước có 29,074 tổ dân phố thì có 16,976 tổ dân
phố có nhân viên y tế hoạt động, chiếm tỷ lệ 58,39%. Cả nước có 87,285 thơn
bản ấp thì có 79,628 thơn bản ấp có nhân viên y tế hoạt động, chiếm tỷ lệ
91,23%. Trong số 102,882 nhân viên y tế thôn bản hoạt động trong cả nước
nhưng chỉ có 59,761 (58,08%) nhân viên y tế thôn bản được trả phụ cấp hoạt
động [16].
3. Hệ thống y tế xã phường ở Việt Nam
Hệ thống tổ chức y tế nước ta được chia thành 3 khu vực là tuyến
Trung ương, tuyến tỉnh, tuyến y tế cơ sở. Tuyến y tế cơ sở bao gồm cả tuyến
huyện và tuyến xã: Có trạm y tế xã và y tế thôn bản. Khái niệm y tế cơ sở

được xác định bao gồm y tế tuyến huyện và y tế tuyến xã.
Y tế cơ sở là đơn vị kỹ thuật y tế đầu tiên tiếp xúc với nhân dân, nằm
trong hệ thống y tế Nhà nước có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ kỹ thuật
chăm sóc sức khỏe ban đầu, phát hiện dịch sớm, chữa và đỡ đẻ thường, vận


1
động nhân dân thực hiện các biện pháp5kế hoạch hóa gia đình, vệ sinh phịng

bệnh, tăng cường sức khỏe.

-

Mơ hình tổ chức và hoạt động y tế địa phương là lấy TTYT huyện làm
hạt nhân, trạm y tế xã và YTTB là mạng lưới. Đây là mơ hình CSSK áp dụng
cho 80% dân số sống ở các vùng nông thôn, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu
quả các dịch vụ CSSK thiết yếu tại cơ sở. Trạm y tế xã sẽ khơng thể hoạt
động có hiệu quả nếu thiếu sự chỉ đạo, giám sát chặt chẽ của TTYT huyện và
UBND xã, cũng như nếu khơng có một mạng lưới YTTB mạnh, được tổ chức
tốt và hoạt động tích cực. Do vậy, củng cố y tế cơ sở không chỉ là củng cố
trạm y tế xã mà còn cần tăng cường vai trò chỉ đạo và hỗ trợ của tuyến huyện,
củng cố và phát triển mạng lưới YTTB và các hoạt động CSSKND tại mỗi
gia đình. Trong 3 khâu đó khơng được coi nhẹ vai trò bật kỳ khâu nào. Hiện
tại, sự thiếu vắng của đội ngũ YTTB là khâu yếu nhất cuả hệ thống y tế cơ sở
hiện nay. Trạm y tế xã sẽ khơng làm gì được nhiều nếu khơng só YTTB, vì
YTTB chính là lực lượng "Chân rết" của TYT trong các hoạt động chăm
sóc và BVSKND tại cộng đồng. Do đó, xây dựng, hồn thiện hệ thống y tế
cơ sơ từ xã, phường đến thôn, bản, phải coi là nhiệm vụ quan trọng và cấp
bách [24].
Để thực hiện công bằng trong CSSK, trước hết cần tạo điều kiện cho

nhân dân tiếp cận, sử dụng các dịch vụ y tế cơ bản ngay tại cơ sở và coi đó là
quyền của người dân về CSSK nhất là đối với người dân tộc thiểu số, vùng
cao, miền núi.
Y tế Việt Nam lấy nền tảng là công bằng, coi trọng hiệu quả. Mục tiêu
nhất quán của nền y tế Việt Nam từ trước tới nay vẫn là "phấn đấu để mọi
người dân đều được quan tâm CSSK". Thực tế cho thấy CSSKBĐ đã được
phổ cập và thực hiện từ nhiều năm nay ở nước ta. Trong đó y tế cơ sở có vai


1
6 đầu tiên bảo đảm cung ứng các dịch
trò cực kỳ quan trọng, là tuyến kỹ thuật

vụ CSSKBĐ kịp thời, tại chỗ, trực tiếp-đến từng gia đình và từng người trong
cộng đồng, bảo đảm sức khỏe cho khoảng 80% dân số. Kinh phí đầu tư
khơng q lớn, người dân có thể chấp nhận và cũng khơng địi hỏi Nhà nước
phải bỏ vốn nhiều, hiệu quả phát huy nhanh [19].
Nhu cầu CS&BVSKND của 80 triệu dân nước ta với 80% dân số sống
ở nông thôn là rất lớn. Nhiều địa phương trong nước vẫn còn là những vùng
rất nghèo. Để đạt được mục tiêu sức khỏe cho mọi người, ngành Y tế cịn
phải đương đầu với nhiều khó khăn, thử thách lớn. Trong tình hình hiện nay,
vai trị của y tế cơ sở càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, y tế cơ sở là
đội quân trên mặt trận CS&BVSKND. Củng cố y tế cơ sở, đưa y tế cơ sở vào
hoạt động một cách nề nếp, chính quy, có hiệu suất cao, trước hết là các trạm
y tế xã, đang là một yêu cầu cấp bách hiện nay. Các trạm y tế xã là trung tâm
của các hoạt động CSSKBĐ tại xã. Củng cố y tế cơ sở cần đặt trọng tâm vào
củng cố trạm y tế xã [35].
Nghị quyết của Bộ chính trị về cơng tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ
nhân dân trong tình hình mới ngày 20 tháng 5 năm 2004 cũng đã nhấn mạnh
tâm quan trọng của y tế cơ sở và khẳng định vai trò trong CSSKND [1].

Đối với mạng lưới y tế thôn bản: Hiện nay Bộ y tế đã thống nhất tổ chức
hoạt động, quản lý mạng lưới YTTB trong cả nước như sau: Nhà nước đảm
bảo điều kiện tối thiểu để tất cả các xã phường đều có trạm y tế hoạt động
thường xuyên. Chính quyền địa phương (Uỷ ban nhân dân xã) đảm bảo tất cả
các thôn, bản đều có cán bộ y tế. Do điều kiện dân ở xa các trạm y tế, vai trò
của mạng lưới YTTB là hết sức quan trọng. Mạng lưới này hoạt động dưới sự
hướng dẫn chuyên môn trực tiếp của trạm y tế xã phường và được Uỷ ban
nhân dân xã phường đảm bảo điều kiện tối thiểu để hoạt động. Tại từng thôn,


1
bản có 1 cán bộ y tế biết khám thai, đỡ7đẻ, khám chữa bệnh thông thường và

cung cấp thuốc thiết yếu [15], [29].

-

Về quản lý: YTTB là mạng lưới chân rết của y tế cơ sở, chịu sự chỉ đạo
hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của trạm y tế xã. Theo chỉ thị số
03/1999/BYT ngày 10/3/1999 của Bộ y tế có ghi: Nhanh chóng hồn thiện hệ
thống YTTB với 5 yêu cầu:
+ Thống nhất về tổ chức chỉ đạo và chức năng, nhiệm vụ của YTTB
theo qui định của Bộ y tế.
+ Có nội dung hoạt động phù hợp với trình độ cán bộ từng vùng.
+ Có lịch sinh hoạt thường xuyên với trạm y tế cơ sở.
+ Có chế độ phụ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước và sự đóng góp
của cộng đồng.
+ Có túi dụng cụ y tế và thuốc phù hợp với trình độ chuyên môn cho
nhân viên YTTB.
YTTB hoạt động dưới sự quản lý và chỉ đạo về chuyên môn kỹ thuật

của trạm y tế cơ sở. Được đào tạo trình độ y tá sơ cấp, được cấp một túi trong
đó có một số thuốc và trang thiết bị thiết yếu, được trả thù lao từ 2 nguồn
ngân sách Nhà nước và đóng góp của cộng đồng [23], [29].
4. Một số nghiên cứu, đánh giá về hoạt động YTTB
Qua hơn nửa thế kỷ thực hiện đường lối đúng đắn của Đảng về phát
triển sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân, ngành y tế đã thu được những
thành tựu to lớn trên các lĩnh vực phòng bệnh, chữa bệnh, sản xuất thuốc,
phát triển khoa học y dược cũng như chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Trong
những thành tựu quan trọng đó, xây dựng và phát triển y tế cơ sở trong đó có
y tế xã phường, thôn bản, được đánh giá là một trong những thành tựu quan


1
8 thiết thực trong CSSK nhân dân ở
trọng nhất, nổi bật nhất mang lại lợi ích

khắp mọi miền từ đồng bằng đến miền
- núi cao, hải đảo, vùng sâu, vùng xa
của đất nước.
Trong những năm gần đây, sự quan tâm chỉ đạo công tác CSSKND của
Đảng và Nhà nước ta được thể hiện rõ qua các Nghị quyết Đại hội Đảng lần
thứ VI và thứ VII, VIII, IX. Đặc biệt, Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành
Trung ương khoá VII đã quyết định những vấn đề cấp bách của sự nghiệp
chăm sóc và BVSKND, trong đó nhấn mạnh vai trị quan trọng của cơng tác
CSSKBĐ và củng cố y tế cơ sở là nhiệm vụ cấp bách của ngành y tế [7],
[13], [27].
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến cơng tác chăm sóc sức khoẻ
và đời sống cho nhân dân, đặc biệt là những người dân còn gặp nhiều khó
khăn sống ở những vùng nơng thơn miền núi, vùng sâu, vùng xa, những vùng
kinh tế phát triển chậm. Bản thân họ chỉ có khả năng tiếp cận và sử dụng các

dịch vụ y tế ở gần nhất, chất lượng thấp và giá cả phù hợp khả năng chi trả.
Do đó đầu tư cho phát triển và nâng cao chất lượng phục vụ của y tế cơ sở
chính là đầu tư cho vùng nghèo, người nghèo, góp phần xố đói giảm nghèo,
thực hiện cơng bằng trong CSSK và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân
dân - yếu tố quan trọng để ổn định chính trị - xã hội. Kết quả điều tra của đơn
vị CSSKBĐ - Bộ y tế ở hai tỉnh Sơn La và Cao Bằng đã cho thấy thực tế về
sử dụng dịch vụ y tế tại đây như sau:
- Số người dân miền núi ốm mà không được chữa bệnh nhiều gấp 4 lần
so với đồng bào miền xuôi.
- Số người dân miền núi tự mua thuốc chữa bệnh ở nhà không cần phải
khám bệnh nhiều gấp 2 lần so với đồng bào miền xuôi.


1
9 trạm y tế chỉ bằng 1/4 so với dân
- Số người dân miền núi sử dụng

miền xuôi [10], [34].

-

Năm 1999 Bộ y tế cũng đưa ra kết quả hoạt động khám chữa bệnh của
trạm y tế xã hàng tháng như sau: Tỷ lệ lượt người khám chữa bệnh tại trạm Y
tế xã chỉ chiếm 2,3% số dân của xã. Như vậy, nếu so với tỷ lệ người ốm hàng
tháng ở tuyến xã là 40% thì trạm y tế xã chưa đáp ứng được nhu cầu KCB
của nhân dân. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi đến KCB tại trạm là 21% trong tổng
số lượt người đến KCB. Nếu tính tỷ lệ tới trạm của trẻ em là 0,7 thì có tới 3/4
trẻ em bị ốm đã khơng đến KCB tại trạm y tế xã. Tỷ lệ phụ nữ chiếm 19%
trong tổng số lượt người KCB tại trạm. Tỷ lệ điều trị nội trú là 4,1% trên tổng
số lượt người khám bệnh. Nhu cầu KCB và sử dụng dịch vụ y tế của nhân

dân tại cộng đồng như sau: Thời bao cấp nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế tại
tuyến cơ sở rất cao, hàng năm cả nước có khoảng 20 triệu lượt người KCB
ngoại trú và cứ 7-10 người đi khám bệnh mới có 1 người phải vào điều trị nội
trú. Còn lại, phần lớn mắc chứng bệnh thông thường được trạm y tế cơ sở
hướng dẫn và chữa khỏi tại nhà và trạm y tế [17].
Tại huyện Ứng Hồ tỉnh Hà Tây (1994), trung bình trong 1.000 dân có
354 người ốm (35,40%) có nhu cầu KCB. Trong 354 người ốm có 336 người
(95,00%) mắc các chứng bệnh thông thường được chữa khỏi ngày tại nhà và
cộng đồng, chỉ có 18 bệnh nhân phải gửi đi khám và điều trị ở tuyến bệnh
viện. Trong thời kỳ đổi mới, một cuộc điều tra ở 500 hộ gia đình của 10 xã
thuộc huyện Tìên Hải, tỉnh Thái Bình (1992) cho biết trong 74 hộ gia đình có
trường hợp ốm xảy ra trong 2 tuần lễ thì 36,60% tự chữa ở nhà; 44% chữa ở
trạm y tế xã; 8,1% chữa ở y - bác sỹ tư; 1,33% chữa ở thầy lang hoặc cúng lễ
và chỉ có 9,7% chữa ở bệnh viện hoặc PKĐKKV. Như vậy, số bệnh nhân có
nhu cầu khám chữa bệnh tại cộng đồng là rất cao (tổng cộng 90,3%). Tuy


2
nhiên, chỉ có hơn một nửa (53,7%) các0trường hợp ốm đau được dịch vụ y tế

Nhà nước phục vụ, số cịn lại nằm ngồi
- sự kiểm sốt của dịch vụ y tế Nhà
nước [15], [29], [41].
Nghiên cứu CSSKBĐ ở Việt Nam của Trung tâm Nhân lực y tế và
UNICEF (1993) cho biết, số người ốm trong vịng 2 tuần có nhu cầu KCB tại
cộng đồng là 88,8%, trong đó 38,7% đến trạm y tế xã; 24,3% đến dịch vụ y tế
tư nhân; 21,8% tự chữa tại nhà; 20,3% chữa thầy lang và cúng lễ; 1,7% tự
khỏi và 11,2% đến bệnh viện hoặc PKĐKKV. Một nghiên cứu dọc của
Trương Việt Dũng, Bùi Thanh Tâm và CS (1994) cho biết, số người ốm ở
Quảng Ninh có nhu cầu KCB ở cộng đồng 100%, trong đó 22% đến trạm y tế

xã, 12% đến thầy thuốc tư nhân, 35% mua thuốc về tự chữa, 22% khơng chữa
gì và 9% đi bệnh viện. Nghiên cứu ngang hộ gia đình của đơn vị CSSKBĐBộ y tế (1995) ở Nam Hà (cũ) và Vĩnh Phú (cũ) cho biết 88,84% số hộ gia
đình có người ốm trong vịng 15 ngày được chữa khỏi tại tuyến cộng đồng
(trạm y tế xã, y tế tư nhân hoặc mua thuốc về tự chữa) [18].
Việc nghiên cứu nhu cầu KCB, nhất là nghiên cứu tình hình sử dụng
dịch vụ y tế và những yếu tố tác động đến sự lựa chọn dịch vụ của các hộ gia
đình khi có người bị bệnh, giúp ích cho việc tổ chức hệ thống cung ứng dịch
vụ y tế phù hợp hơn và đáp ứng nhu cầu CSSKND. Một điều quan trọng là
người sử dụng dịch vụ y tế sẽ có tác động đến hoạt động của hệ thống cung
ứng dịch vụ y tế, chứ không phải do những người cung ứng dịch vụ quyết
định. Vì vậy muốn nâng cao hiệu suất và hiệu quả của hệ thống cung ứng
dịch vụ y tế, cần phải nắm được nhu cầu, nguyện vọng cùng xu hướng thay
đổi cách sử dụng của người dân trong cộng đồng.
Về nguồn nhân lực: ở miền núi, chất lượng cán bộ của trạm y tế còn
thấp. Qua điều tra ngẫu nhiên tại 8 xã trong 2 tỉnh Cao Bằng và Sơn La cho



×