Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về ly hôn tại tòa án nhân dân thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.46 KB, 17 trang )



MỤC LỤC
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................2
I. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ LY HƠN TẠI TỒN ÁN
NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.....................................................2
1.1. Tình hình áp dụng pháp luật về ly hơn tại Tịa án nhân dân
thành phố Đà Nẵng...............................................................................2
1.2. Thuận lợi, vướng mắc trong quá trình áp dụng quy định pháp
luật về.....................................................................................................3
1.2.1. Những thuận lợi trong q trình áp dụng quy định pháp luật về
ly hơn tại Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng....................................3
1.2.2. Những vướng mắc trong quá trình áp dụng quy định pháp luật
về...........................................................................................................5
1.3. Nguyên nhân của những vướng mắc trong quá trình áp dụng
quy định của pháp luật về....................................................................6
1.3.1. Nguyên nhân khách quan............................................................6
1.3.2. Nguyên nhân chủ quan................................................................6
II. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp
luật về...........................................................................................................7
2.1. Kiến nghị hồn thiện pháp luật về ly hơn....................................7
2.1.1. Cần lượng hóa nội dung tiêu chí về căn cứ ly hôn theo quy định
tại khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014...................7
2.1.2. Cụ thể hóa quy định về hành vi bạo lực gia đình làm căn cứ cho
ly hôn.....................................................................................................8
2.1.3. Pháp luật Việt Nam cần công nhận ly thân và xem ly thân là
một trong những căn cứ để cho ly hôn..................................................9
i



2.2. Kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về ly hơn tại
Tịa án nhân dân thành phố Đà Nẵng.................................................9
KẾT LUẬN....................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................12

ii


PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Lịch sử xã hội loài người đã trải qua nhiều hình thái gia đình khác
nhau. Trong đó, gia đình được coi là sản phẩm của xã hội gắn liền với quá
trình phát sinh, phát triển của xã hội, ở bất kỳ chế độ xã hội nào thì gia đình
đều thực hiện những chức năng xã hội cơ bản của nó với vai trị là tế bào của
xã hội.
Sớm nhìn thấy vai trị nền tảng của gia đình và mối liên hệ hữu cơ giữa
gia đình và xã hội, sinh thời Bác Hồ của chúng ta đã chỉ rõ: Quan tâm đến gia
đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia
đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Điều đó nói lên rằng phát triển
xã hội cùng với việc xây dựng xã hội mới phải quan tâm thường xuyên đến
việc củng cố quan hệ hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, trong những năm gần
đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự bùng nổ của thời đại
công nghệ thông tin và cùng với sự du nhập của nhiều luồng văn hóa, tư
tưởng, lối sống phương Tây đã làm thay đổi rất nhiều quan điểm, lối sống và
lý tưởng ở mỗi người, đặc biệt là trong quan hệ gia đình biểu hiện rõ nhất là
số vụ ly hôn ngày càng gia tăng.
Do vậy, qua quá trình học tập và tìm hiểu, tác giả đã chọn đề tài “ Thực
tiễn áp dụng quy định của pháp luật về ly hơn tại Tịa án nhân dân thành
phố Đà Nẵng” để có cái nhìn sâu và rộng hơn.

1



PHẦN II: NỘI DUNG
I. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ LY HƠN TẠI TỒN
ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
1.1. Tình hình áp dụng pháp luật về ly hơn tại Tòa án nhân dân thành
phố Đà Nẵng
Chủ thể áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án Hôn nhân và gia
đình của Tịa án nhân dân thành phố Đà Nẵng chỉ bao gồm các Thẩm phán và
các thư ký Tòa án và thẩm tra viên. Ủy ban thẩm phán Tịa án nhân dân gồm
Chánh án, các phó chánh án và các Thẩm phán được Chánh án Tòa án tối cao
bổ nhiệm tham gia Uỷ ban Thẩm phán theo đề nghị của Chánh án Tòa án.
Hiện nay, Uỷ ban Thẩm phán của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng gồm
có 6 Thẩm phán gồm có Chánh án, 02 phó chánh án và 03 Thẩm phán (đó là
01 chánh tịa dân sự, 01 chánh tịa hình sự và 01 trưởng phòng kiểm tra giám
đốc).
Tòa án nhân dân hoạt động theo nguyên tắc không phân công chuyên
nghiệp trong giải quyết và xét xử các loại án, do vậy là chủ thể áp dụng pháp
luật trong giải quyết tất cả các loại án. Như vậy, cơ cấu tổ chức của các Tòa
án nhân dân ở thành phố Đà Nẵng là khá chặt chẽ nên đã hoàn thành nhiệm
vụ trong giải quyết án Hơn nhân và gia đình. Do số lượng án về hôn nhân
tăng lên hàng năm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, nên cơ cấu tổ chức và
biên chế Thẩm phán cũng cần tăng để đáp ứng được yêu cầu của công việc
trong thời gian tới.
Để đáp ứng yêu cầu giải quyết số lượng án tăng hàng năm, cũng như
lượng án sẽ nhiều hơn khi tăng thẩm quyền xét xử cho Tòa án nhân dân cấp
thành phố, trong những năm tới, tòa án nhân dân ở thành phố Đà Nẵng đã chú
trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để tạo nguồn bổ nhiệm Thẩm phán,
hàng năm Tòa án nhân dân cử từ 1 đến 2 cán bộ có năng lực, phẩm chất đạo
2



đức tốt để học lớp đào tạo nghiệp vụ, xét xử tại Học viện tư pháp và cử đi học
trung cấp chính trị. Bên cạnh đó, thực hiện tốt việc luân chuyển cán bộ giữa
các Tòa án nhân dân. Tòa án nhân dân sẽ điều chuyển một số Thẩm phán có
năng lực xuống làm Chánh án, phó chánh án cấp huyện, đề nghị bổ nhiệm
một số cán bộ thư ký đã có đủ năng lực phẩm chất để làm Thẩm phán cấp
huyện.
Trong những năm qua, Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã khắc
phục mọi khó khăn, dần dần từng bước xây dựng được một đội ngũ Thẩm
phán làm cơng tác giải quyết án Hơn nhân và gia đình hoàn thành nhiệm vụ
giao. Trong thời gian tới cần phải nâng cao hơn nữa về trình độ nghiệp vụ cho
Thẩm phán làm công tác giải quyết án Hôn nhân và gia đình. Làm tốt cơng
tác áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết án Hơn nhân và gia đình là
góp phần làm lành mạnh các quan hệ xã hội, làm ổn định tình hình trật tự
chính trị ở địa phương.
1.2. Thuận lợi, vướng mắc trong quá trình áp dụng quy định pháp luật về
1.2.1. Những thuận lợi trong quá trình áp dụng quy định pháp luật về ly hơn
tại Tịa án nhân dân thành phố Đà Nẵng
Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án về Hôn nhân và gia đình, u cầu
Tịa án có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khi nhận
đơn khởi kiện về lĩnh vực ly hơn, Tịa án phải đối chiếu với những quy định
của pháp luật để xác định những loại việc thuộc về lĩnh vực Hôn nhân và gia
đình, Tịa án chỉ thụ lý, giải quyết vụ án về Hơn nhân và gia đình trong phạm
vi thẩm quyền của mình. Để xác định đúng thẩm quyền, đúng loại việc thì
trước khi thụ lý xem xét áp dụng pháp luật phân loại đối với những vụ án về
Hôn nhân và gia đình như sau đây:
Ly hơn, tranh chấp về con nuôi, chia tài sản khi ly hôn.
 Tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân.

3


 Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
 Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho
cha mẹ.
 Tranh chấp về cấp dưỡng.
 Yêu cầu hủy việc kết hơn trái phép.
 u cầu cơng nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi
ly hôn.
 Yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi
con sau khi ly hôn.
 Yêu cầu hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên
hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn.
 Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.
 Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.
 Các tranh chấp khác và những yêu cầu khác về Hôn nhân và gia
đình mà pháp luật có quy định.
Trong thực tế các loại việc của tranh chấp và những yêu cầu về Hơn
nhân và gia đình, khi các đương sự gửi đơn viết rất đơn giản ít các thơng tin
để phân loại thuộc loại tranh chấp hay yêu cầu nào, thuộc thẩm quyền Tòa án
nào giải quyết.
 Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo mới
áp dụng pháp luật để xem xét, phân loại, nếu xét thấy vụ án
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án thì thơng báo cho người
khởi kiện biết để họ đến Tịa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án
phí.
 Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu thuộc thẩm quyền của mình.
 Chuyển đơn khởi kiện cho Tịa án có thẩm quyền và thơng báo
cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của

Tòa án khác.
 Trả lại đơn cho người khởi kiện, nếu việc đó khơng thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tịa án.

4


Như vậy, khi thụ lý đơn về Hôn nhân và gia đình, Tịa án nơi thụ lý cần
phải áp dụng pháp luật xem xét nhiều vấn đề liên quan đến đơn khởi kiện
như: Các chứng từ liên quan đến vụ kiện, thẩm quyền của Tòa án theo lãnh
thổ, thẩm quyền của Tòa án cấp nào được giải quyết, số tiền án phí phải nộp
hay được miễn, người khởi kiện có quyền khởi kiện hay khơng, có đủ năng
lực dân sự khơng... đồng thời Tịa án phải thụ lý theo đúng thời hạn theo quy
định của pháp luật.
1.2.2. Những vướng mắc trong quá trình áp dụng quy định pháp luật về
Qua nghiên cứu thực trạng giải quyết án Hôn nhân và gia đình của Tịa
án nhân dân ở thành phố Đà Nẵng từ năm 2017 đến 2021 thấy rằng, Tòa án
nhân dân ở thành phố Đà Nẵng hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình, đã
triển khai áp dụng pháp luật và giải quyết một số lượng án khơng nhỏ, nhìn
chung đã thực hiện đầy đủ các thủ tục tố tụng theo quy định pháp luật, thơng
qua q trình áp dụng pháp luật giải quyết những bất hòa nẩy sinh trong quan
hệ hôn nhân, tuyên truyền, giáo dục được ý thức pháp luật cho nhân dân, làm
lành mạnh quan hệ trong hơn nhân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
cơng dân, góp phần làm ổn định trật tự xã hội.
Tuy nhiên, trong các trường hợp hòa giải thành và thuận tình ly hơn,
các đương sự đều có thiện chí hướng đến giải quyết các tranh chấp với nhau,
nhưng trong trường hợp này cũng ảnh hưởng một phần từ kết quả của hoạt
động điều tra, thu thập chứng cứ còn nhiều thiếu sót, kết quả điều tra đơi khi
chưa đáp ứng được yêu cầu như nội dung, chất lượng, biên bản, lấy lời khai,
có những vụ án cịn ghi sơ sài chưa phản ánh hết những tình tiết khách quan

của nội dung vụ án cần điều tra. Việc thu thập chứng cứ tài liệu liên quan đến
vụ án còn chưa đầy đủ, có những tình tiết cần làm rõ nhưng chưa được xác
minh. Về phần tài sản, có những vụ án còn chưa điều tra hết phần tài sản cũng
như các khoản nợ chung và nợ riêng của vợ chồng. Với kết quả điều tra vụ án
không đầy đủ ảnh hưởng đến q trình hịa giải thành và thuận tình ly hôn.
5


Bên cạnh chất lượng điều tra vụ án còn hạn chế, thì việc hịa giải cũng chưa
đáp ứng được nhu cầu địi hỏi của thực tế như trong q trình hòa giải Thẩm
phán chưa nắm chắc được nội dung hồ sơ vụ án, việc giải thích pháp luật cịn
sơ sài, khả năng động viên, hòa giải, thuyết phục các đương sự hướng đến giải
quyết tranh chấp của một số Thẩm phán cịn hạn chế. Do đó, kết quả hịa giải
chưa đạt được kết quả cao.
1.3. Nguyên nhân của những vướng mắc trong quá trình áp dụng quy
định của pháp luật về
1.3.1. Nguyên nhân khách quan
Nghiên cứu hoạt động áp dụng pháp luật trong giải quyết án Hơn nhân
và gia đình ở Tịa án nhân dân thành phố Đà Nẵng có những hạn chế do các
nguyên nhân khách quan sau:
Hệ thống pháp luật để giải quyết các vụ án Hôn nhân và gia đình chưa
đồng bộ, các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật cịn chậm, thiếu. Trong
q trình áp dụng pháp luật đã phát sinh nhiều bất cập, có những trường hợp
lúng túng vì phải tìm văn bản pháp luật để áp dụng, việc trả lời thỉnh thị của
Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới còn chậm, nên ảnh hưởng đến thời
hạn tố tụng, có quy phạm trong các văn bản pháp luật không phù hợp với thực
tiễn, tính khả thi thấp, nên ít được áp dụng. Có những quy định pháp luật chỉ
dừng lại ở mức độ chung chung, chưa được cụ thể, rõ ràng, dẫn đến việc nhận
thức khác nhau của các Tòa án.
Trên đây là những khó khăn, vướng mắc trong q trình nhận thức áp

dụng pháp luật trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình, đồng thời cũng là
nguyên nhân dẫn đến việc sửa, hủy án sơ thẩm, do đó chất lượng áp dụng
pháp luật giải quyết án Hôn nhân và gia đình chưa cao.
Bên cạnh sự hồn thiện của Luật Hơn nhân và gia đình, các bộ luật
khác có liên quan đến việc điều chỉnh các tranh chấp về Hôn nhân và gia đình
6


như Bộ luật dân sự, Luật đất đai… cần tiếp tục hồn thiện hơn, có những văn
bản hướng dẫn chi tiết để thống nhất thực hiện, giải quyết những quan hệ về
tài sản, đất đai liên quan đến hôn nhân.
1.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Từ kết quả xét xử phúc thẩm và kiểm tra giám đốc án hàng năm thấy
rằng, áp dụng pháp luật giải quyết án Hôn nhân và gia đình trong những năm
qua cịn bộc lộ sai sót, nên dẫn đến án sơ thẩm bị phúc thẩm, giám đốc thẩm
sửa, hủy, do những nguyên nhân chủ quan như sau:
Do trình độ chun mơn của Thẩm phán, Hội thẩm và các chức danh
khác như thư ký, trong quá trình áp dụng pháp luật để giải quyết án Hôn nhân
và gia đình chưa đáp ứng được việc u cầu cơng việc. Biên chế cán bộ của
các Tịa án cịn ít, trình độ chun mơn nghiệp vụ cịn nhiều hạn chế, hiệu quả
áp dụng pháp luật khơng cao. Trước đây, Tịa án được coi như cơ quan hành
chính trong bộ máy nhà nước, có thời kỳ cơng tác tổ chức của Tịa án cấp
huyện lại do ngành Tư pháp quản lý, còn nghiệp vụ chun mơn lại do Tịa án
cấp trên chỉ đạo, đó cũng là sự bất cập cho việc sắp xếp, sử dụng cán bộ của
Tòa án cấp huyện, Thẩm phán cấp huyện đều phải giải quyết và xét xử hầu
hết tất cả các loại án, nên khả năng chuyên sâu và cập nhận thông tin chưa
đáp ứng nhu cầu cơng việc và đa số cán bộ Tịa án là cán bộ của các cơ quan
đoàn thể, bộ đội xuất ngũ chuyển về sau đó cử đi học các lớp nghiệp vụ ngắn
ngày, vừa học vừa làm, việc đào tạo khơng có hệ thống đã làm cho kiến thức
pháp lý của cán bộ Thẩm phán còn nhiều hạn chế, việc áp dụng pháp luật nói

chung và án Hơn nhân và gia đình nói riêng cịn theo phương pháp tư duy
cảm tính, khơng mang tính lý luận, khoa học.

7


II. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng
pháp luật về
2.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về ly hơn
2.1.1. Cần lượng hóa nội dung tiêu chí về căn cứ ly hơn theo quy định tại
khoản 1 Điều 56 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014
Ngoại tình là một trong những hành vi vi phạm nghĩa vụ chung thủy
giữa vợ chồng, là hành vi trái với đạo đức xã hội. Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014 quy định: Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hơn hoặc chung
sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà
kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.
Trước đây, theo Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950 của Chủ tịch nước Việt
Nam dân chủ cộng hịa quy định trường hợp ngoại tình và một bên bỏ nhà đi
q hai năm khơng có dun cớ chính đáng là một trong những căn cứ để Tịa
án cho ly hơn.
Do đó, cần bổ sung hướng dẫn áp dụng căn cứ ly hơn khi vợ hoặc
chồng có hành vi ngoại tình vào Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày
31/12/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hơn nhân
và gia đình, cụ thể như sau:
“Trường hợp một bên vợ hoặc chồng có hành vi ngoại tình lặp đi lặp lại
nhiều lần hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà vẫn tiếp
tục vi phạm hoặc có văn bản của cơ quan điều tra là có dấu hiệu tội phạm (tội
vi phạm chế độ một vợ, một chồng) nhưng chưa đến mức truy cứu trách
nhiệm hình sự.
Hành vi ngoại tình của vợ hoặc chồng gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Hậu quả nghiêm trọng có thể là gây tổn hại đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần
của bên cịn lại, làm cho gia đình tan vỡ.

8


Trường hợp vợ hoặc chồng có hành vi ngoại tình và bỏ nhà đi q hai
năm mà khơng có tin tức, khơng có trách nhiệm với gia đình, khơng cùng
nhau xây dựng mục đích hơn nhân làm cho quan hệ vợ chồng rạn nứt”.
2.1.2. Cụ thể hóa quy định về hành vi bạo lực gia đình làm căn cứ cho ly hôn
Nghị định số 126/2014/NĐ-CP cần bổ sung hướng dẫn áp dụng căn cứ
ly hơn khi vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình, cụ thể như sau:
“Trong trường hợp chồng hoặc vợ có hành vi bạo lực gia đình thì vợ
hoặc chồng được Tịa án giải quyết cho ly hơn khi có căn cứ sau:
Đối với hành vi bạo lực vật chất: Vợ, chồng thường xuyên đánh đập,
ngược đãi, hành hạ làm cho người bị ngược đãi, hành hạ ln bị giày vị về
mặt tình cảm, bị tổn thất về danh dự, đau khổ về tinh thần hoặc bị thương
tích, tổn hại đến sức khỏe mà chưa đến mức xử lý về hình sự hoặc đã bị xử
phạt vi phạm hành chính.
Đối với bạo lực tinh thần: Vợ, chồng bị chửi bới, sỉ nhục, xâm phạm
danh dự, nhân phẩm và uy tín.
Hành vi bạo lực của vợ, chồng được lặp đi lặp lại nhiều lần, đã được
chính quyền địa phương nhắc nhở hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính
hoặc có văn bản của cơ quan điều tra có dấu hiệu tội phạm (tội ngược đãi vợ;
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; tội
bức tử) nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”.
2.1.3. Pháp luật Việt Nam cần công nhận ly thân và xem ly thân là một trong
những căn cứ để cho ly hôn
Căn cứ ly hôn do ly thân: “Trong trường hợp vợ chồng đã sống ly thân
hơn 3 năm mà vẫn không thể quay về với nhau để chung sống hạnh phúc hoặc

sống ly thân hơn 3 năm theo quyết định của Tịa án thì Tịa án giải quyết cho
ly hơn mà không phải xem xét, đánh giá thực trạng quan hệ vợ chồng và các
bên khơng phải chứng minh tình trạng trầm trọng của hôn nhân”.
9


2.2. Kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về ly hơn tại Tịa án
nhân dân thành phố Đà Nẵng
Hội thẩm nhân dân là chế định tiến bộ của pháp luật Việt Nam, lần đầu
tiên được Hiến pháp 1946 ghi nhận với tên gọi là Phụ thẩm nhân dân “Phụ
thẩm nhân dân được tham gia góp ý kiến nếu là việc tiểu hình và cùng quyết
định với Thẩm phán nếu là việc đại hình” . Việc tham gia của Hội thẩm nhân
dân vào hoạt động xét xử của Tịa án là biểu hiện tính ưu việt của một nền tư
pháp ở Việt Nam. Đa số các Hội thẩm nhân dân tham gia hoạt động xét xử đã
phát huy được vai trò là “Người đại diện của nhân dân” và là người chủ thể áp
dụng pháp luật trực tiếp cùng với Thẩm phán. Tuy nhiên trong thời gian qua
việc tham gia áp dụng pháp luật xét xử nói chung của Hội thẩm nhân dân trên
các lĩnh vực cũng như trong Hơn nhân và gia đình cịn rất nhiều hạn chế nhất
là trình độ kiến thức pháp luật, Hội thẩm nhân dân do kiêm nhiệm nên thời
gian dành cho nghiên cứu hồ sơ cịn ít, khi tham gia xét xử việc thẩm vấn chủ
yếu là do Thẩm phán thực hiện. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp
luật trong hoạt động xét xử án ly hơn của Tịa án nhân dân, Hội thẩm nhân
dân phải là những người có kiến thức nghiệp vụ vững vàng thì mới thực hiện
được quyền mà pháp luật giao cho, đó là Hội thẩm nhân dân ngang quyền với
Thẩm phán do vậy trình độ năng lực của Hội thẩm cũng phải tương đương với
Thẩm phán.
Hiện nay chất lượng Hội thẩm nhân dân tại Toàn án nhân dân thành
phố Đà Nẵng đang ngày càng hoạt động hiệu quả hơn. Hội thẩm nhân dân là
chủ thể áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Tịa án nhân dân. Do đó
việc nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ xét xử của Hội thẩm nhân dân

ở Đà Nẵng là vấn đề cần quan tâm, cần phải nâng cao năng lực và trình độ
của Hội thẩm tương đương với Thẩm phán trong Tòa án nhân dân đây là một
trong những việc quan trọng góp phần nâng cao chất lượng xét xử các vụ án
Hôn nhân và gia đình.
10


11


KẾT LUẬN
Hiện nay, khi mà tình trạng ly hơn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
đang có chiều hướng gia tăng với nhiều nguyên nhân khác nhau đã và đang là
vấn đề nhức nhối quan tâm không chỉ trên địa thành phố mà là vấn đề quan
tâm của toàn xã hội.
Trong tình hình bối cảnh hiện nay thành phố Đà Nẵng với địa bàn rộng,
dân cư đông, nhiều thành phần khác nhau đang trong q trình đơ thị hóa
nhanh, phát triển kinh tế năng động và đa dạng hòa nhập bước vào nền kinh tế
thị trường mở cửa giao lưu hội nhập quốc tế đa phương trên mọi lĩnh vực
chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch cũng có sự tác động mạnh mẽ đến chế độ
gia đình- đó cũng là sự lý giải tại sao hiện nay tỷ lệ ly hôn tại quận thành phố
Đà Nẵng lại chiếm tỷ lệ cao như vậy.
Ly hôn tập trung ở nhiều chủ thể, nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần xã
hội và với nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó bao gồm cả nguyên nhân
khách quan, chủ quan và để lại hậu quả tiêu cực cho xã hội là không nhỏ.
Không ai phủ nhận rằng ly hơn cũng có những mặt tích cực là giải pháp tốt
nhất cho một cuộc hôn nhân đã thực sự tan vỡ nhưng bên cạnh đó ly hơn cũng
đem lại những bi kịch cho mỗi cá nhân mà đối tượng chịu nhiều hậu quả thiệt
thòi nhất là phụ nữ và trẻ em. Chính vì vậy mà hơn nhân & gia đinhg luôn là
vấn đề được Nhà nước và toàn xã hội quan tâm


12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật Hơn nhân
và gia đình Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
2. Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Những khía cạnh tâm lý
trong hoạt động xét xử, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội.
3. Đào Trí Úc (chủ biên) (2002), Hệ thống tư pháp và cải cách tư
pháp ở Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học Xã hội.
4. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Luật
Hơn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb. Hồng Đức, tr. 407.
5. Lê Vĩnh Châu, Lê Thị Mận (2010), Tuyển tập bản án, quyết định
của Tịa án Việt Nam về hơn nhân gia đình, Nxb. Lao động, tr. 517 – 519.
6. Nguyễn Ngọc Điện (2002), Bình luận khoa học Luật Hơn nhân
và gia đình, tập I – Gia đình, Nxb. Trẻ TP. Hồ Chí Minh, tr. 350.
7. Điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014.
8. Khoản 1, khoản 3 Điều 2 Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950
của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
9. Điều 1516 Bộ Luật Dân sự và Thương mại Thái Lan.
10.Khoản 2 Điều 2 Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950 của Chủ
tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

13



×