Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH GIẢM TRỪ GIA CẢNH TRONG LUẬT THUẾ TNCN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.86 KB, 17 trang )

Bài tập Tài chính học kỳ

Đề số 14

MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu

1

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ LUẬT THUẾ TNCN VÀ QUY ĐỊNH
GIẢM TRỪ GIA CẢNH

1

1. Khái niệm

1

2. Phạm vi áp dụng

2

3. Phân biệt giảm trừ gia cảnh với miễn giảm thuế

8

II. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH GIẢM TRỪ GIA CẢNH
TRONG LUẬT THUẾ TNCN

10



1. Nhận xét các quy định của pháp luật.

10

2. Thực trạng áp dụng

12

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỦA BẢN THÂN

14

Lời kết

15

Danh mục tài liệu tham khảo

16

Phụ Lục

16

Lời mở đầu
Luật thuế thu nhập cá nhân được Quốc hội ban hành và có hiệu lực từ
ngày 01 tháng 01 năm 2009. Một trong những qui định mới của Luật này là
người nộp thuế được giảm trừ gia cảnh trước khi tính thuế. Việc giảm từ này sẽ
đảm bảo thực hiện chính sách điều tiết công bằng về thuế. Người có thu nhập

Nguyễn Đặng Nhật Minh - 351802

1


Bài tập Tài chính học kỳ

Đề số 14

như nhau có hoàn cảnh khác nhau sẽ nộp thuế khác nhau. Đi sâu phân tích quy
định của pháp luật về vấn đề này, bài viết của em xin được tìm hiểu đề tài:
“Giảm trừ gia cảnh theo quy định của luật hiện hành – thực tế tuân thủ pháp
luật thuế về giảm trừ gia cảnh và hướng khắc phục của người nghiên cứu”.

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ LUẬT THUẾ TNCN VÀ QUY ĐỊNH GIẢM
TRỪ GIA CẢNH.
1. Khái niệm
Để khắc phục thiếu sót của những quy định cũ, luật thuế TNCN đã được
Quốc hội soạn thảo năm 2007. Tuy vậy để các điều kiện áp dụng luật thuế mới
được thuận lợi, ngày 01/01/2009, luật thuế TNCN với các quy định mới, hoàn
thiện hơn mới có hiệu lực pháp luật. Bên cạnh đó một số văn bản hướng dẫn thi
hành cũng đã kịp thời ra đời như: Nghị định 100/NĐ-CP ngày 8/9/2008 quy định
chi tiết thi hành luật thuế TNCN, thông tư 84/TT-BTC ngày 30/9/2008.
Trong đó các khái niệm “thuế TNCN”, “giảm trừ gia cảnh” được quy định
như sau:
“Thuế TNCN là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của mỗi cá nhân trong
xã hội, trong khoảng thời gian nhất định (thường là một năm)”. Thuế TNCN là
một sắc thuế có tầm quan trọng lớn trong việc huy động nguồn thu cho ngân sách
và thực hiện công bằng xã hội.Thuế TNCN đánh vào cả cá nhân kinh doanh và cá
nhân không kinh doanh. Thuế này thường được coi là loại thuế đặc biệt vì có lưu ý

đến hoàn cảnh của các cá nhân có thu nhập phải nộp thuế thông qua việc xác định
miễn, giảm thuế hoặc khoản miễn trừ đặc biệt
“Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi
tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp
thuế là cá nhân cư trú”. (Điều 19, Luật thuế TNCN)
2. Phạm vi áp dụng:
2.1. Các loại thu nhập được hưởng quy định giảm trừ gia cảnh

Nguyễn Đặng Nhật Minh - 351802

2


Bài tập Tài chính học kỳ

Đề số 14

Các đối tượng tính thuế TNCN theo luật thuế TNCN 2009 rất rộng bao gồm:
- Thu nhập từ kinh doanh;
- Thu nhập từ tiền công, tiền lương;
- Thu nhập từ đầu tư vốn;
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn;
- Thu nhập từ chuyển nhương bất động sản;
- Thu nhập từ trúng thưởng;
- Thu nhập từ bản quyền;
- Thu nhập từ nhượng quyền thương mại;
- Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn;
- Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn.
Tuy vậy, đối tượng được áp dụng quy định giảm trừ gia cảnh chỉ là thu
nhập từ hoạt động kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công. Trong đó,

đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công, phương pháp thu thuế được áp dụng là
thu khấu trừ tại nguồn, tức là cơ quan trả thu nhập hàng tháng, khi trả thu nhập cho
cá nhân có thu nhập trên mức chịu thuế, có trách nhiệm giữ lại tiền thuế để nộp
ngân sách.
2.2. Đối tượng nộp thuế và được giảm trừ gia cảnh.
Theo khoản 1, Điều 2, luật thuế TNCN thì: “Đối tượng nộp thuế là cá nhân
cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại điều 3 luật này phát sinh trong và ngoài
lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại điều
3 luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam”
Căn cứ vào khái niệm giảm trừ gia cảnh thì đối tượng được hưởng quy định
giảm trừ gia cảnh là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh từ hoạt động
kinh doanh, tiền lương, tiền công trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.
2.3. Mức giảm trừ:
Giảm trừ gia cảnh gồm 2 phần:

Nguyễn Đặng Nhật Minh - 351802

3


Bài tập Tài chính học kỳ

Đề số 14

- Mức giảm trừ với bản thân người nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng (48 triệu
đồng/năm). Mức 4 triệu đồng là mức tính bình quân cho cả năm, không phân biệt
một số tháng trong năm tính thuế có thu nhập thấp hơn 4 triệu hoặc không có thu
nhập.
- Mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụ
nuôi dưỡng là 1,6 triệu đồng/tháng kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Ví dụ: Anh X và chị Y là vợ chồng, làm việc tại doanh nghiệp nhà nước, cả hai
người đều thuộc diện chịu thuế TNCN. Năm tháng 07/2012 anh chị sinh được cháu
Z. Vậy kể từ tháng 07 năm 2012 thì anh X hoặc chị Y được trừ đi 1,6 triệu
đồng/tháng vào khoản thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế TNCN.
2.4 . Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc:
Trong luật thuế TNCN và nghị định Nghị định 100/2008/NĐ-CP của Chính
phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế TNCN có quy định cụ thể
các nguyên tắc như sau:
- Người nộp thuế chỉ được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu
người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp Mã số thuế.
- Việc giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi
người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm
tính thuế. Người phụ thuộc mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng phát
sinh tháng nào thì được tính giảm trừ tháng đó.
Ví dụ: Gia đình Anh X và chị Y ( 2 người thuộc diện chịu thuế TNCN) có 2
cháu nhỏ là M và N thuộc diện người phụ thuộc. Gia đình anh X chị Y có thể chọn
cách giảm trừ như sau: (1) cả 2 cháu M và N tính giảm trừ cho thu nhập của anh
X (3,2 triệu đồng/ tháng); (2) cả 2 cháu M và N tính giảm từ cho chị Y (3,2 triệu
đồng/ tháng); (3) Mỗi cháu M hoặc N tính giảm trừ cho bố hoặc mẹ (anh X và chị
Y được giảm trừ 1,6 triệu đồng/tháng).
- Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi
dưỡng thì trong những người nộp thuế tự thoả thuận để khai và giảm trừ vào một
Nguyễn Đặng Nhật Minh - 351802

4


Bài tập Tài chính học kỳ

Đề số 14


người.
Ví dụ: A, K và H là ba anh em ruột (đều thuộc diện chịu thuế TNCN) có mẹ
là I (88 tuổi, không có thu nhập riêng, thuộc diện người phụ thuộc), trong trường
hợp này, A, K và H tự thỏa thuận với nhau để chọn ra một người sẽ khai và giảm
trừ vào thu nhập cá nhân của một trong ba anh em.
- Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai số người phụ thuộc được giảm trừ
và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai này.
2.5. Những người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh và hồ sơ kê khai xác
định người phụ thuộc.
a. Con của người nộp thuế : bao gồm con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú. Cụ
thể như sau:
- Con dưới 18 tuổi. Con dưới 18 tuổi được tính đủ theo tháng.
- Con trên 18 tuổi nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động.
- Con đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp, dạy nghề, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức
qui định.
Hồ sơ làm cơ sở xác định người phụ thuộc :
(1) Con dưới 18 tuổi cần một trong các giấy tờ sau: bản sao Giấy khai sinh
hoặc bản sao hộ khẩu. Nếu là con nuôi thì ngoài Giấy khai sinh cần có bản sao
Giấy chứng nhận là con nuôi của cơ quan có thẩm quyền theo qui định của pháp
luật.
(2) Con trên 18 tuổi bị tàn tật không có khả năng lao động:
- Bản sao Giấy khai sinh hoặc bản sao hộ khẩu
- Bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc bản tự khai có
xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về mức độ tàn tật không có khả năng lao
động.

Nguyễn Đặng Nhật Minh - 351802


5


Bài tập Tài chính học kỳ

Đề số 14

(3) Con đang theo học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học
nghề (kể cả con đang học ở nước ngoài):
- Bản sao Giấy khai sinh hoặc bản sao hộ khẩu.
- Bản sao Thẻ sinh viên hoặc bản tự khai có xác nhận của nhà trường.
b. Vợ hoặc chồng của người nộp thuế: ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ
tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao
động, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức qui định.
Hồ sơ làm cơ sở xác định người phụ thuộc :
(1)

Đối với vợ hoặc chồng đã hết tuổi lao động cần một trong các giấy tờ

sau: Bản sao hộ khẩu; hoặc Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn.
(2) Vợ hoặc chồng trong độ tuổi lao động nhưng bị tàn tật không có khả
năng lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên phải có thêm bản sao xác nhận của cơ
quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc bản tự khai có xác nhận của Uỷ ban nhân cấp
xã về mức độ tàn tật không có khả năng lao động.
c. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng) của đối tượng
nộp thuế: ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động theo quy định của
pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động, không có thu nhập hoặc có
thu nhập nhưng không vượt quá mức qui định.
Hồ sơ đối với cha, mẹ, anh chị em ruột:
(1) Trường hợp đã hết tuổi lao động: bản sao hộ khẩu hoặc giấy tờ liên quan

khác để xác định rõ mối quan hệ của người phụ thuộc với đối tượng nộp thuế (là
cha, mẹ, anh, chị, em ruột).
(2) Trường hợp trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, cần có
thêm bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc bản tự khai có
xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về mức độ tàn tật không có khả năng lao
động.

Nguyễn Đặng Nhật Minh - 351802

6


Bài tập Tài chính học kỳ

Đề số 14

d. Các cá nhân khác: là người ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao
động theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động,
không nơi nương tựa, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá
mức qui định mà đối tượng nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng. Bao gồm:
- Anh ruột, chị ruột, em ruột của đối tượng nộp thuế.
- Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô ruột ,dì ruột, cậu ruột, chú ruột,
bác ruột của đối tượng nộp thuế.
- Cháu ruột của đối tượng nộp thuế (bao gồm con của anh ruột, chị ruột, em
ruột).
- Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ bao gồm:
(1) Đối với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; cô ,dì, chú, bác, cậu ruột
cần có: các giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ thuộc với đối
tượng nộp thuế là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô, dì, chú, bác ruột, và bản

tự khai có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về trách nhiệm nuôi dưỡng của
đối tượng nộp thuế. Trường hợp trong độ tuổi lao động thì phải có thêm bản sao
xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc bản tự khai có xác nhận của
Uỷ ban nhân dân cấp xã về mức độ tàn tật không có khả năng lao động.
(2) Đối với cháu ruột: phải có các giấy tờ hợp pháp chứng minh quan hệ của
người phụ thuộc là cháu ruột của đối tượng nộp thuế và bản tự khai có xác nhận
của Uỷ ban nhân dân cấp xã về trách nhiệm nuôi dưỡng của đối tượng nộp thuế.
Ngoài ra còn phải có bản sao Giấy khai sinh hoặc Chứng minh nhân dân của người
phụ thuộc. Trường hợp cháu trong độ tuổi lao động phải có bản sao xác nhận của
cơ quan cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc bản tự khai có xác nhận của Uỷ ban
nhân dân cấp xã về mức độ tàn tật không có khả năng lao động.
2.6. Kê khai tạm giảm trừ đối với người phụ thuộc và thời hạn nộp hồ sơ
chứng minh:

Nguyễn Đặng Nhật Minh - 351802

7


Bài tập Tài chính học kỳ

Đề số 14

a. Người nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 4 triệu
đồng/tháng có nuôi dưỡng người phụ thuộc, để được giảm trừ gia cảnh cần kê khai
như sau:
Đầu năm, chậm nhất là ngày 30 tháng 1, người nộp thuế lập 02 bản đăng ký
người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh theo mẫu số 16/ĐK-TNCN gửi cho cơ
quan trả thu nhập. Trong năm nếu có sự thay đổi về người phụ thuộc so với đăng
ký đầu năm thì chậm nhất là sau 30 ngày kể từ ngày có thay đổi (tăng, giảm),

người nộp thuế cần khai 02 bản đăng ký điều chỉnh người phụ thuộc theo mẫu số
16/ĐK-TNCN gửi cho cơ quan trả thu nhập.
Trường hợp người nộp thuế ký hợp đồng lao động (hoặc có quyết định tuyển
dụng) sau ngày 30 tháng 1 thì thời hạn đăng ký người phụ thuộc chậm nhất là ngày
cuối cùng của tháng ký hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng.
b. Người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc phải có
đủ hồ sơ chứng minh về người phụ thuộc và phải nộp cho cơ quan thuế trực tiếp
quản lý đơn vị trả thu nhập. Thời hạn nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như
sau:
Đối với các trường hợp đã đăng ký giảm trừ gia cảnh từ đầu năm 2009 thì
thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là ngày 30 tháng 6 năm 2009. Đối với các trường
hợp đăng ký giảm trừ gia cảnh sau ngày 30 tháng 1 năm 2009 thì thời hạn nộp hồ
sơ chậm nhất là sau 03 tháng kể từ ngày đăng ký giảm trừ. Quá thời hạn nộp hồ sơ
nêu trên, nếu đối tượng nộp thuế không nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc sẽ
không được giảm trừ cho người phụ thuộc và phải điều chỉnh lại số thuế phải nộp.
2.7. Trách nhiệm của cơ quan trả thu nhập trong việc tiếp nhận và chuyển
bản đăng ký người phụ thuộc cho cơ quan thuế
a. Tiếp nhận bản đăng ký người phụ thuộc được giảm trừ của đối tượng nộp
thuế.
b. Hàng tháng, thực hiện tạm giảm trừ gia cảnh cho số người phụ thuộc theo
đúng bản đăng ký người phụ thuộc của đối tượng nộp thuế trước khi tính số thuế

Nguyễn Đặng Nhật Minh - 351802

8


Bài tập Tài chính học kỳ

Đề số 14


tạm khấu trừ, nộp thuế vào NSNN và không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
về việc khai tạm tính giảm trừ gia cảnh này.
c. Chuyển 01 bản đăng ký giảm trừ người phụ thuộc của đối tượng nộp thuế
cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý cơ quan trả thu nhập. Thời hạn chuyển chậm
nhất là ngày 20 tháng 2 của năm thực hiện. Trường hợp đăng ký giảm trừ sau ngày
30 tháng 1 của năm thực hiện hoặc đăng ký điều chỉnh người phụ thuộc, thời hạn
chuyển cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý là ngày 20 của tháng sau tháng nhận
được bản đăng ký.
Ví dụ: chị A đăng ký giảm trừ cho 1 con vậy số tiền được trừ gia cảnh
là 5,6 triệu đồng/tháng, nếu tháng 1/2009 chị nhận tiền lương là 6 triệu đồng thì
cơ quan trả thu nhập sẽ khai và khấu trừ thuế của chị là 6 tr. đ – 5,6 tr. đ = 0,4 tr.
đ x 5% = 20.000 đồng. Giả sử tháng 5 chị sinh con và đăng ký giảm trừ thêm một
cháu thì số tiền được trừ sẽ là 7,2 triệu đồng. Nếu lương của chị các tháng sau vẫn
là 6 triệu đồng thì cơ quan trả thu nhập sẽ không khấu trừ. Cuối năm cơ quan trả
thu nhập chỉ cấp một chứng từ khấu trừ thuế cho chi A để chi quyết toán với cơ
quan thuế.
3. Phân biệt giảm trừ gia cảnh với trường hợp giảm thuế.
Về mục đích, quy định giảm thuế và giảm trừ gia cảnh trong thuế TNCN đều
thể hiện sự khuyến khích hoặc giúp đỡ gián tiếp của Nhà nước với người nộp thuế
khi họ đáp ứng một số điều kiện nhất định. Tuy vậy, hai quy định này có bản chất
khác nhau, cụ thể là:

Tiêu chí

Khái niệm

GTGC trong thuế TNCN

Giảm thuế TNCN


Là khoản tiền được trừ vào

Là khoản tiền Nhà nước giảm bớt

trừ nhập chịu thuế trước khi

cho các đối tượng nộp thuế sau khi

tính thuế.

đã tính ra số thuế phải nộp.

Nguyễn Đặng Nhật Minh - 351802

9


Bài tập Tài chính học kỳ

Đề số 14

Điều 5 luật thuế TNCN cụ thể là
Căn cứ áp
dụng

Điều 19 luật thuế TNCN với

các đối tượng gặp khó khăn do


các căn cứ áp dụng như đã

thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh

phân tích ở trên.

hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả
năng nộp thuế.

Đối tượng
được áp
dụng

Chỉ các đối tượng có thu

Tất cả các đối tượng có thu nhập

nhập từ hoạt động kinh

thuộc thu nhập chịu thuế lâm vào

doanh, thu nhập từ tiền công,

tình trạng khó khăn ảnh hưởng đến

tiền lương.

khả năng nộp thuế .

Được quy định rõ trong luật


Mức tính

thuế TNCN:

Các cơ quan thuế sẽ xem xét mức

- Mức giảm trừ cho bản thân

giảm thuế trong các trường hợp

là 4 triệu đồng/tháng.

nhất định tương ứng với ức độ thiệt

- Mức giảm trừ cho người

hại nhưng mức giảm không vượt

phụ thuộc là 1,6

quá số thuế phải nộp.

triệu/người/tháng.

II. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH GIẢM TRỪ GIA CẢNH
TRONG LUẬT THUẾ TNCN
1. Nhận xét các quy định của pháp luật.
a. Những điểm tích cực:
• Luật thuế TNCN chỉ quy định giảm trừ gia cảnh cho các cá nhân có thu nhập

từ tiền công, tiền lương, từ hoạt động kinh doanh, có thể thấy đây là quy định
thuận lợi vì các các nhân này là người chịu thuế TNCN chủ yếu hiện nay. Có rất
nhiều cá nhân có thu nhập từ các nguồn khác nhau, phát sinh vào các thời điểm
khác nhau và trên thực tế trình độ quản lý của Việt Nam là rất khó kiểm soát. Mà
thực chất mục đích của luật thuế TNCN hiện nay là nhắm vào các nguồn thu nhập

Nguyễn Đặng Nhật Minh - 351802

10


Bài tập Tài chính học kỳ

Đề số 14

này chứ không phải là nguồn thu nhập ổn định của công chức, viên chức, người lao
động, cá nhân kinh doanh. Vì vậy quy định này tạo tâm lý thoải mái cho người
dân, tránh tình trạng trốn lậu thuế.
Với quy định này, chúng ta đang đi đúng hướng với ngành thuế thế giới, tất
nhiên kèm theo đó sẽ là các biện pháp kiểm tra, giám sát, truy thu, trừng phạt sai
phạm đúng nguyên tắc thế giới. Trong thực hiện sẽ phải tránh “quá lỏng”, chẳng
kiểm tra gì cả khiến DN có cơ hội ăn gian, hoặc “quá chặt”, lạm dụng kiểm tra để
hành DN, biết sai sót nhưng chỉ nhằm mục đích “tống tiền” DN.
• Việc quy định các đối tượng được xét là đối tượng phụ thuộc trong quy định
giảm trừ gia cảnh là khá đầy đủ và hợp lý. Xuất phát từ truyền thống tương thân
tương ái, nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà của người Việt Nam,
quy định này đã thâu tóm được hết các đối tượng, tạo điều kiện thuận lợi cho cả
đối tượng nộp thuế và đối tượng phụ thuộc.
• Với các quy định góp phần cải cách thủ tục hành chính, luật thuế TNCN quy
định thuận tiện cho các cá nhân có người phụ thuộc là: tự kê khai và tự chịu trách

nhiệm. Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh tế, cơ quan hành
chính sự nghiệp có bố, mẹ, vợ (hoặc chồng), con và những người khác thuộc đối
tượng được tính là người phụ thuộc (đã khai rõ trong lý lịch) thì hồ sơ chứng minh
người phụ thuộc chỉ cần tờ khai đăng ký người phụ thuộc, có xác nhận của thủ
trưởng đơn vị về các nội dung: họ tên người phụ thuộc, năm sinh và quan hệ với
đối tượng nộp thuế, không cần bản sao chứng minh nhân dân, hộ khẩu hay giấy tờ
nào khác.
b. Những điểm hạn chế:
• Theo quy định mức khởi điểm tính thuế TNCN là 4 triệu đồng và mức giảm
trừ cho bản thân – mức giảm trừ cho người phụ thuộc là 4 – 1,6 triệu và đây là mức
cứng không phân biệt đối tượng nộp thuế, loại thu nhập đánh thuế, vùng địa lý…
Tuy vậy, có thể thấy mức giảm trừ 4 triệu đồng chỉ phù hợp với những các nhân có
thu nhập từ tiền lương, tiền công còn các cá nhân có thu nhập từ kinh doanh thì
không hề phù hợp.
Nguyễn Đặng Nhật Minh - 351802

11


Bài tập Tài chính học kỳ

Đề số 14

Thêm vào đó, mức 4 triệu đồng không thể áp dụng chung cho tất cả các cá
nhân trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong khi mức phân hóa giầu nghèo, chi phí sinh
hoạt của nhân dân Việt Nam trên các vị trí địa lý khác nhau là khác nhau. Ví dụ:
Mức 4 triệu đồng chỉ phù hợp với người dân sống ở nông thôn trong khi đó ở thành
phố, chi phí sinh hoạt của người dân thường phải từ 6 triệu đồng/tháng trở lên.
Trường hợp này cũng tương tự với mức giảm trừ cho người phụ thuộc.
Tương tự với mức giảm trừ gia cảnh là mức thu nhập bình quân của người

phụ thuộc. Với mức cứng là 500.000 đồng/tháng, họ có thể sẽ bị tước đi quyền
được nuôi dưỡng nếu thu nhập chỉ hơn có một chút (ví dụ như 550.000
đồng/tháng).
• Thực tế việc chứng minh người phụ thuộc trong một số trường hợp không
đơn giản. Tại một số bệnh viện, việc xác nhận về mức độ tàn tật thế nào để kết
luận "không có khả năng lao động" đối với người bị dị tật bẩm sinh, không có khả
năng tự phục vụ bản thân thì khá dễ dàng. Nhưng đối với trường hợp người tàn tật
có khả năng và thực tế vẫn đang làm việc, chứ không phải là mất khả năng lao
động thì thật khó xác nhận thế nào cho hợp lý. Một bất cập nữa là các bệnh viện
vẫn dùng mẫu phiếu khám bệnh chung để khám cho đối tượng xác định giảm trừ
gia cảnh. Sau khi kiểm tra tổng quát, bệnh viện sẽ đưa ra kết luận có đủ sức khỏe
hay không. Theo cách này, việc khám chỉ mang tính tương đối, dẫn đến một lượng
lớn người được giảm trừ gia cảnh...
Thêm vào đó, theo quy định, để được giảm trừ gia cảnh, người có thu nhập
chịu thuế phải làm bản kê khai, lấy chứng thực của uỷ ban nhân dân (UBND)
phường, sau đó, gửi lại cho cơ quan chi trả thu nhập hoặc cơ quan thuế. Tuy nhiên,
chức năng của UBND phường hiện chỉ chứng thực theo 2 hình thức, chứng thực
chữ ký và chứng thực hộ khẩu.

2. Thực tế tuân thủ pháp luật về giảm trừ gia cảnh.
- Thời gian đầu áp dụng:

Nguyễn Đặng Nhật Minh - 351802

12


Bài tập Tài chính học kỳ

Đề số 14


Thời gian đầu thực hiện, vẫn còn khá nhiều người chưa được cấp mã số thuế
(MST) và chưa thực hiện đăng ký người phụ thuộc để được giảm trừ gia cảnh.
Nhiều người dân chưa được cấp MST và chưa đăng ký giảm trừ gia cảnh lo lắng
không biết liệu có được tính giảm trừ gia cảnh khi tính thuế TNCN hay không.
Tổng cục Thuế đã cho phép lùi thời hạn đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người
phụ thuộc đến ngày 31-12-2009. Người nộp thuế có thể đăng ký người phụ thuộc
trước rồi bổ sung hồ sơ chứng minh phụ thuộc sau.
Cơ quan chi trả sẽ căn cứ vào tờ khai đăng ký người phụ thuộc để tính giảm
trừ gia cảnh. Theo quy định, người chưa có MST nhưng đã đăng ký giảm trừ gia
cảnh thì vẫn được tính giảm trừ gia cảnh. Trường hợp cá nhân nộp thuế chưa kê
khai người phụ thuộc thì chỉ được giảm trừ 4 triệu đồng/tháng cho bản thân nhưng
chưa được giảm trừ cho người phụ thuộc.
Đến cối năm 2009, cá nhân nộp thuế đăng ký người phụ thuộc lúc nào thì sẽ
được tạm khấu trừ từ lúc đó, khi quyết toán thuế nếu có hồ sơ chứng minh người
phụ thuộc từ đầu năm thì sẽ được tính giảm trừ cho cả năm. Ví dụ, đầu tháng 7,
ông A đăng ký người phụ thuộc thì sẽ được tạm khấu trừ cho người phụ thuộc đó
từ tháng 7. Khi quyết toán thuế cuối năm, ông A chứng minh được đó là người phụ
thuộc của ông A từ đầu năm (ví dụ người phụ thuộc là con nhỏ sinh trước năm
2009, cha mẹ già...) thì sẽ được tính giảm trừ cho cả năm.
- Tự khai, tự chịu trách nhiệm
Để thuận tiện cho người nộp thuế, Thông tư 62/2009/TT-BTC về sửa đổi, bổ
sung việc thi hành một số điều tại Luật Thuế TNCN cho phép cá nhân được tự kê
khai người phụ thuộc và chịu trách nhiệm về nội dung kê khai đó (không cần cơ
quan Nhà nước xác nhận).
Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh tế, cơ quan hành
chính sự nghiệp có bố, mẹ, vợ (hoặc chồng), con và những người khác thuộc đối
tượng được tính là người phụ thuộc (đã khai rõ trong lý lịch) thì hồ sơ chứng minh
người phụ thuộc chỉ cần tờ khai đăng ký người phụ thuộc, có xác nhận của thủ
trưởng đơn vị về các nội dung: họ tên người phụ thuộc, năm sinh và quan hệ với


Nguyễn Đặng Nhật Minh - 351802

13


Bài tập Tài chính học kỳ

Đề số 14

đối tượng nộp thuế, không cần bản sao chứng minh nhân dân, hộ khẩu hay giấy tờ
nào khác.
Vì người nộp thuế tự khai, tự chịu trách nhiệm nên cơ quan thuế có quyền hậu
kiểm khi cần thiết. Trường hợp cá nhân nộp thuế gian lận khi kê khai người phụ
thuộc nhằm trốn thuế, người đó sẽ bị xử lý theo quy định của Luật Quản lý thuế
(phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế gian lận). Luật Quản lý thuế không khống chế thời
gian hồi tố nên nếu 10-20 năm nữa ngành thuế tập hợp dữ liệu, phát hiện có gian
lận thì vẫn xử lý nghiêm khắc.
- Sự lộn xộn trong việc nhận đối tượng phụ thuộc, có những trường hợp người
nộp thuế kê khai người phụ thuộc là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Về đối
tượng thì đúng, nhưng thực tế đó không phải là những người mà người nộp thuế
trực tiếp có trách nhiệm nuôi dưỡng vì cha, mẹ hoặc cô, gì, chú, bác… của họ vẫn
còn sống. Lại có trường hợp anh, chị kê khai người giảm trừ là em ruột trong khi
bố mẹ vẫn còn sống. Khi đó trách nhiệm nuôi dưỡng những đối tượng trên không
phải là của người nộp thuế và như vậy người nộp thuế không được kê khai giảm
trừ gia cảnh. Người nộp thuế thường chỉ mới để ý đến đối tượng được giảm trừ gia
cảnh mà chưa quan tâm đến điều kiện mình phải là người trực tiếp có trách nhiệm
nuôi dưỡng.
- Không chỉ người nộp thuế gặp những lúng túng trong việc kê khai, hoàn
thiện hồ sơ chứng minh người phụ thuộc mà một số cơ quan chức năng cũng lúng

túng khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Để giúp người nộp thuế hoàn thiện được hồ
sơ chứng minh người phụ thuộc, ngoài việc chứng thực, công chứng giấy khai
sinh, sổ hộ khẩu cho người nộp thuế, UBND cấp xã còn có nhiệm vụ xác nhận
mức độ tàn tật không có khả năng lao động của người phụ thuộc trong độ tuổi lao
động. Trên thực tế, UBND phường, xã không thể xác nhận được. Chỉ riêng việc
xác nhận trách nhiệm nuôi dưỡng của người nộp thuế đối với người phụ thuộc
trong một gia đình có nhiều người nộp thuế TNCN đối với chúng tôi cũng là điều
khó khăn.

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỦA BẢN THÂN

Nguyễn Đặng Nhật Minh - 351802

14


Bài tập Tài chính học kỳ

Đề số 14

- Đơn giản hóa các thủ tục chứng minh người phụ thuộc đặc biệt là các đối
tượng tàn tật không có khả năng lao động. Cần quy định rõ trách nhiệm của UBND
xã phường, cơ sở y tế trong việc xác nhận. Theo các bệnh viện, cần có một mẫu
riêng với các chỉ tiêu cụ thể để xác định người không có khả năng lao động tránh
tình trạng cơ sở y tế xác nhận nhưng cơ quan thuế không chấp nhập gây khó khăn
cho đối tượng nộp thuế. Hơn nữa, cần có các biện pháp xác định “mức độ phụ
thuộc”, tránh tình trạng lợi dụng quy định giảm trừ gia cảnh để gian lận trốn lậu
thuế; hoặc tình trạng không được giảm trừ gia cảnh chỉ vì không thể chứng minh
“sự phụ thuộc”.
- Không nên tuyệt đối hóa mức khởi điểm nộp thuế cũng như mức giảm trừ

gia cảnh cho bản thân đối tượng nộp thuế và cho đối tượng phụ thuộc. Nước ta
đang trong giai đoạn phát triển kéo theo sự biến động không lường của giá trị đồng
tiền, mức 4 và 1,6 triệu đồng sẽ thực sự không phù hợp với tốc độ phát triển mạnh
mẽ của quốc gia và chi phí sinh hoạt cơ bản của nhân dân tại các vị trí địa lý khác
nhau. Để khắc phục tình trạng này, quy định về giảm trừ gia cảnh nên linh hoạt
hơn bằng cách quy định khác nhau về mức giảm trừ theo vị trí địa lý hoặc theo chỉ
số giá tiêu dùng; tương đối hóa mức giảm trừ bằng cách quy định bám theo mức
lương tối thiểu chung. Ví dụ: Mức giảm trừ cho bản thân đối tượng nộp thuế là 6
triệu, mức giảm trừ cho đối tượng phụ thuộc là 2,5 triệu. Với mức thu nhập bình
quân của người phụ thuộc cũng nên quy định linh hoạt hơn, tránh tình trạng họ
không được xác định là người phụ thuộc cũng không có đủ thu nhập để tự trang
trải cho bản thân.
- Các quy định tự khai tự chịu trách nhiệm đã phát huy hiệu quả cao, giảm tải
cho các cơ quan thuế song còn một số bất cập cần thay đổi. Vấn đề quan trọng nhất
là giám sát, nếu anh không giám sát tốt có thể người ta sẽ kê khai sai, hoặc biết là
sai nhưng không chịu điều chỉnh. Để đảm bảo hiệu quả truy thu thuế, ngành thuế
cần phải nắm rõ những điểm yếu này để điều chỉnh, hoặc phối hợp với các ngành
khác. Cần thành lập bộ phận chuyên rà soát, xử lý các kẽ hở phát sinh ngay trong
thời kỳ đầu thực hiện tránh lặp lại sai lầm và khó sửa chữa vì đã tồn tại quá lâu. Để
tránh được khuất tất, cần kiểm tra chính những người có trách nhiệm kiểm tra
Nguyễn Đặng Nhật Minh - 351802

15


Bài tập Tài chính học kỳ

Đề số 14

ngành thuế. Cơ quan này thực tế đã có, là một bộ phận của Thanh tra Nhà nước,

Thanh tra ngành Thuế nhưng hoạt động đang chồng chéo và phân tán.
- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiêu khê trong việc xác định và chứng
minh người phụ thuộc một phần là do người nộp thuế chưa nghiên cứu kỹ các quy
định của luật và các văn bản dưới luật. Do đó, vì quyền lợi của mỗi cá nhân, mỗi
người cần nghiên cứu, tìm hiểu kỹ Luật Thuế TNCN để thực hiện đầy đủ, bảo đảm
quyền lợi chính đáng của người nộp thuế. Thêm vào đó, luật thuế TNCN nói chung
và quy định giảm trừ gia cảnh nói riêng cần phải được tuyên truyền, phổ biến rộng
rãi vì nó gắn liền đến quyền lợi của mỗi cá nhân.

Lời kết: Thuế thu nhập cá nhân được xây dựng trên nguyên tắc “công
bằng” và “khả năng nộp thuế”. Theo đó, người có thu nhập thấp thì chưa nộp thuế,
người có thu nhập cao hơn thì nộp thuế nhiều hơn, người có thu nhập như nhau
nhưng có hoàn cảnh khác nhau thì mức nộp thuế khác nhau. Quy định về giảm trừ
gia cảnh là một yếu tố then chốt để đảm bảo nguyên tắc “công bằng”, để người dân
trong diện nộp thuế TNCN áp dụng và thực hiện tốt quy định này thì các cơ quan
lập pháp và cơ quan chuyên môn cần phải ban hành nhiều văn bản hướng dẫn việc
thực hiện cho người dân. sửa đổi những quy định đã cũ về mức giảm trừ gia cảnh
cho từng đối tượng, như vậy mới đúng với phương châm, mục đích ban đầu của
quy định về giảm trừ gia cảnh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình luật thuế Việt Nam, Đại học Luật Hà Nội 2008
Nguyễn Đặng Nhật Minh - 351802

16


Bài tập Tài chính học kỳ

Đề số 14


2. Giáo trình lý thuyết Tài chính, Học viện Ngân hàng 2008
3. Luật thuế TNCN 2009
4. Nghị định 100/2008/NĐ-CP ngày 08/09/2008 quy định chi tiết một số
điều của luật thuế TNCN.
5. Thông tư 84/2008/TT-BTC ngày 30/09/2008 hướng dẫn thi hành một số
điều của luật thuế TNCN và hướng dẫn thi hành nghị định 100/NĐ-CP.
6. Thông tư số 02/2010/TT-BTC ngày 11/01/2010 của Bộ tài chính hướng
dẫn bổ sung thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ tài chính.
7. Thông tư 12/2011/TT-BTC về Thuế Thu nhập cá nhân
8. Lê Thu Thủy, “Những vấn đề đặt ra khi thực thi luật thuế TNCN ở Việt
Nam”, tạp chí luật học, số 5/2009.

Phụ Lục
TNCN

: Thu nhập cá nhân

NSNN

: Ngân sách Nhà nước

UBND

: Ủy ban nhân dân

MST

: Mã số thuế


GTGC

: Giảm trừ gia cảnh

Nguyễn Đặng Nhật Minh - 351802

17



×