MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
NỘI DUNG................................................................................................................2
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÀI SẢN VÀ PHÂN LOẠI
TÀI SẢN.....................................................................................................................2
1.1. Tài sản trong Luật La Mã:.........................................................................2
1.2. Phân loại tài sản theo luật La Mã..............................................................2
1.2.1. Hình thưc phân loại..................................................................................2
1.2.2. Một số hệ quả trong hình thức phân chia tài sản theo luật La Mã...........3
CHƯƠNG II: KỸ THUẬT LẬP PHÁP CAO VỀ KHÁI NIỆM VÀ PHÂN
LOẠI TRONG LUẬT LA MÃ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI BỘ LUẬT
DÂN SỰ VIỆT NAM................................................................................................3
2.1. Kỹ thuật lập pháp cao của luật La Mã......................................................3
2.1.1. Về khái niệm tài sản.................................................................................3
2.1.2. Về chiếm hữu...........................................................................................4
2.1.3. Về địa dịch:..............................................................................................4
2.1.4. Về cầm cố, thế chấp:................................................................................4
2.2. Một số kiến nghị trên cơ sở tiếp nhận Luật La Mã:................................5
2.2.1. Kiến nghị về khái niệm tài sản.................................................................5
2.2.2. Kiến nghị về chiếm hữu:..........................................................................6
2.2.3. Kiến nghị về địa dịch................................................................................6
2.2.4. Kiến nghị về cầm cố, thế chấp:................................................................7
KẾT LUẬN................................................................................................................8
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................9
i
MỞ ĐẦU
Luật La Mã là hệ thống luật gắn liền với sự ra đời và phát triển của nhà nước La
Mã, được xây dựng cách đây khoảng hơn 2000 năm. Đời sống và pháp luật của người
La Mã đã có những tác động mạnh mẽ đến xã hội châu Âu lục địa. Các nguồn của
Luật La Mã cho đến thế kỷ 19 vẫn được xem là nguồn luật pháp quan trọng trong phần
lớn các quốc gia châu Âu. Luật La Mã, đặc biệt là các chế định trong tư pháp La Mã
đã đặt nền móng vững chắc cho q trình xây dựng luật dân sự hiện đại. Không thể
phủ nhận Luật La Mã có sự ảnh hưởng rất lớn đến các hệ thống luật trên thế giới và
việc nghiên cứu Luật La Mã có vai trị hết sức quan trọng.
Bởi các lẽ đó tác giả lựa chọn đề tài: “Tài sản và cách thức phân loại tài sản
theo luật La Mã. Luật La Mã có kỹ thuật lập pháp cao về khái niệm và phân
loại.” làm đề tài của mình.
1
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÀI SẢN VÀ PHÂN LOẠI
TÀI SẢN
1.1. Tài sản trong Luật La Mã:
Trong luật tư La Mã, tài sản được coi là một chế định quan trọng. “Luật La Mã
phân chia tài sản thành vật chất liệu và tài sản phi chất liệu - đó là các quyền”. 1
Khi tài sản được hình dung như một quyền, nó được “phân chia thành hai loại
là các quyền thiết lập trên vật chất liệu và các quyền có giá trị kinh tế đối với người
khác”. “Theo luật dân sự truyền thống, quan hệ giữa người với người có ý nghĩa kinh
tế được gọi là quan hệ nghĩa vụ hay còn được gọi là “quyền đối nhân”. Còn quan hệ
giữa người với vật được gọi là “quyền đối vật” hay “vật quyền” (rights in rem)”.
Khi đi sâu vào bản chất chế định tài sản, “vật” được coi là vấn đề cơ bản của tài
sản, và tạo cơ sở thiết lập nên tiêu chuẩn pháp lý cho tài sản. “Vật” (res) là những vật
thể của thế giới vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu của con người và mang giá trị kinh tế xã hội nhất định.
1.2. Phân loại tài sản theo luật La Mã
1.2.1. Hình thưc phân loại
Luật La Mã cịn chia tài sản thành động sản và bất động sản. Cách phân loại
này cho đến ngày nay vẫn được ghi nhận trong hệ thống pháp luật nhiều nước trên thế
giới. “Sự phân biệt giữa bất động sản và động sản có ý nghĩa quan trọng trong việc xác
định thời hiệu xác lập quyền sở hữu. Theo luật 12 Bảng, một người chiếm hữu liên tục
hai năm một bất động sản sẽ trở thành chủ sở hữu đối với bất động sản đó, cịn đối với
động sản, thời hạn này là một năm” 2.
Trong xã hội La Mã cổ đại, đất đai được coi là tài sản có giá trị nhất do tầm
quan trọng của nó đối với cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của xã hội, đặc biệt là trong
sản xuất nông nghiệp. Đất đai được coi là bất động sản và là tài sản có giá trị của
người dân La Mã. Động sản bị coi là “của di động là thấp hèn (res mobilis, res
Ngô Huy Cương, Những bất cập về khái niệm tài sản, phân loại tài sản của Bộ luật Dân sự 2005 và
định hướng cải cách. />2
Nguyễn Ngọc Điện (2009), Giáo trình Luật La Mã, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
1
2
vilits)”3. Luật La Mã còn coi cả của cải trong lòng đất, những thứ được tạo ra do sức
lao động của con người từ đất đai, các cơng trình xây dựng và tất cả những gì gắn liền
với đất đai là bất động sản.
1.2.2. Một số hệ quả trong hình thức phân chia tài sản theo luật La Mã
Việc phân chia tài sản thành bất động sản và động sản dẫn tới nhiều hệ quả
pháp lý khác nhau. Chẳng hạn, các vật quyền được phân biệt thành hai loại: có loại chỉ
thiết lập trên bất động sản và có loại thiết lập trên cả bất động sản và động sản. Các
quyền thiết lập trên bất động sản và các quyền được thiết lập trên động sản có sự khác
nhau về chi tiết, ví dụ: chủ nợ dễ dàng sai áp và bán động sản để lấy nợ hơn đối với bất
động sản; hệ thống đăng ký bất động sản dễ dàng được thiết lập hơn so với đăng ký
động sản, đặc biệt đối với các quyền mà không bao gồm việc chiếm hữu tài sản.
Có thể thấy rằng các hệ thống pháp luật đều có xu hướng quy định chi tiết hơn
đối với bất động sản so với động sản. Điều này có thể xuất phát từ ba lý do chính: Một
là, lý do về mặt vật lý: Bất động sản thường gắn bó chặt chẽ với lãnh thổ quốc gia,
trong khi đó động sản di chuyển tự do dễ bị mất mát, phá huỷ, nhầm lẫn. Hai là, lý do
về mặt kinh tế: Trong lịch sử xã hội loài người cho tới thời kỳ cơng nghiệp hố, đất đai
là nguồn của cải thiết yếu cho cuộc sống và nó được chuyển từ thế hệ này sang thế hệ
khác. Ba là, lý do về mặt tâm lý: Đất đai, nhà cửa thường gắn bó chặt chẽ lâu dài với
đời sống của con người, do đó họ thường có tình cảm và chú ý hơn so với động sản.
CHƯƠNG II: KỸ THUẬT LẬP PHÁP CAO VỀ KHÁI NIỆM VÀ PHÂN
LOẠI TRONG LUẬT LA MÃ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI BỘ
LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
2.1. Kỹ thuật lập pháp cao của luật La Mã
2.1.1. Về khái niệm tài sản
Luật La Mã phân chia tài sản thành vật (tài sản hữu hình) và quyền (tài sản vơ
hình). Trong đó vật được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, tiêu biểu nhất là
cách phân loại vật thành động sản và bất động sản theo đặc tính di dời (res mobiles)
hoặc khơng di dời được (res immobiles). Tài sản nếu hiểu là quyền thì được phân loại
thành quyền đối vật và quyền đối nhân. Như vậy, tài sản trong Luật La Mã hoặc là hữu
Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận khoa học về tài sản trong luật Dân sự Việt Nam, NXB Trẻ, TP
Hồ Chí Minh.
3
3
hình hoặc là vơ hình, hoặc là động sản hoặc là bất động sản. Cách tiếp cận khái niệm
tài sản ở góc độ “vật” và “quyền” kết hợp với phương pháp phân loại tài sản thành
động sản và bất động sản tạo ra sự hình dung về tài sản một cách bao quát.
2.1.2. Về chiếm hữu
Trong Luật La Mã, quyền sở hữu là tập hợp của ba nhóm quyền năng: usus,
fructus và abusus. Chiếm hữu bao gồm hai yếu tố: corpus và animus, theo đó sự chiếm
hữu của một người được ghi nhận và được thừa nhận khi có đủ hai yếu tố trên. Quan
niệm về nội dung của quyền sở hữu và chiếm hữu của người La Mã có ảnh hưởng sâu
sắc đến pháp luật của các nước tiên tiến đặc biệt là các nước châu Âu tiêu biểu là Pháp
và Đức.
Việc tách riêng chế định chiếm hữu khỏi chế định sở hữu như trong Luật La Mã
mang lại nhiều lợi ích. Quan hệ chiếm hữu được thừa nhận sẽ có tác dụng tạo ra sự suy
đốn có lợi cho người chiếm hữu trong số các bên có tranh chấp về quyền đối với tài
sản. Có nghĩa là người chiếm hữu tài sản sẽ được suy đoán là người có quyền đối với
tài sản, ai đó muốn chứng minh điều ngược lại thì phải đưa ra được chứng cứ nếu
không vật sẽ vẫn thuộc quyền của người chiếm hữu. Điều này tránh làm xáo trộn tình
trạng đang tồn tại một cách yên ổn. Người chiếm hữu còn được pháp luật bảo vệ nhằm
chống lại sự quấy nhiễu từ bên ngoài.
2.1.3. Về địa dịch:
Trong Luật La Mã, địa địch là một dạng vật quyền, là việc một bất động sản
phục vụ một bất động sản thuộc quyền sở hữu của một người khác. Địa dịch được coi
là một loại vật quyền hơn nữa nó gắn liền với các bất động sản bởi vậy khi các bất
động sản và các điều kiện để địa dịch được xác lập còn tồn tại thì địa dịch cịn tồn tại
khơng phụ thuộc vào sự thay đổi chủ sở hữu của bất động sản. Địa dịch cũng khơng
chỉ bó buộc trong phạm vi sử dụng của chủ sở hữu mà bất kỳ ai có nhu cầu sử dụng
bất động sản thụ hưởng địa dịch đều được hưởng địa dịch gắn liền với bất động sản đó.
Địa dịch được xác lập bởi đối tượng của quyền là các bất động sản chứ không căn cứ
vào chủ thể của quyền đó.
2.1.4. Về cầm cố, thế chấp:
Trong Luật La Mã, cầm cố, thế chấp được xếp vào các loại vật quyền, gọi là vật
quyền phụ thuộc hoặc vật quyền bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Loại vật quyền này có
4
tác dụng đảm bảo quyền lợi cho chủ nợ trong quan hệ nghĩa vụ. Tài sản là đối tượng
của vật quyền bảo đảm có thể được coi là “ giá trị dự trữ” (value reserve) 4 bởi chủ nợ
chỉ có quyền với nó trong những trường hợp do pháp luật quy định. Quyền năng của
chủ thể có vật quyền bảo đảm chỉ được thực thi trong trường hợp nghĩa vụ được bảo
đảm không đươc thực hiện hoặc thực hiện không đúng. Pháp luật chỉ trao cho người có
vật quyền bảo đảm một số quyền năng nhất định chứ không đầy đủ như người có vật
quyền chính yếu.
Việc thừa nhận tính chất vật quyền của các biện pháp bảo đảm này mang lại
những lợi ích nhất định. Nó cho phép người nhận cầm cố, nhận thế chấp (chủ nợ) có
quyền trực tiếp trên tài sản thế chấp, cầm cố mà không phải thông qua bất kỳ trung
gian nào. Trong trường hợp bên cầm cố, thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện đày
đủ nghĩa vụ của mình, chủ nợ có thể thi hành trực tiếp trên tài sản bảo đảm để thu hồi
nợ.
2.2. Một số kiến nghị trên cơ sở tiếp nhận Luật La Mã:
2.2.1. Kiến nghị về khái niệm tài sản
Với mong muốn hoàn thiện hơn nữa khái niệm và cách phân loại tài sản, nên
chăng cần xây dựng lại khái niệm tài sản trên cơ sở Luật La Mã theo các hướng sau:
Thứ nhất, phạm vi của tài sản có thể thay đổi theo từng giai đoạn phát triển kinh
tế - xã hội. Do đó cần đưa ra một định nghĩa tài sản mang tính khái qt. Có thể mô tả
tài sản thông qua việc phân loại tài sản thành: bất động sản hữu hình, bất động sản vơ
hình, động sản hữu hình và động sản vơ hình.
Thứ hai, nên phân loại tài sản thành động sản và bất động sản theo đặc tính di
dời hoặc khơng di dời được. Trong đó, bất động sản bao gồm: vật khơng di dời được
theo bản chất tự nhiên và những động sản gắn liền với vật khơng di dời hoặc có chức
năng phục vụ cho vật không di dời được. Hai loại bất động sản kể trên đây được xếp
vào loại bất động sản hữu hình. Loại thứ ba là các quyền thiết lập trên bất động sản
hữu hình được gọi là bất động sản vơ hình. Động sản cũng bao gồm hai loại là động
sản hữu hình và động sản vơ hình.
Ngơ Huy Cương (1997), Khái niệm về tài sản, chức năng của luật tài sản hiện đại và Bộ luật Dân sự
Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số chuyên đề, 1997.
4
5
2.2.2. Kiến nghị về chiếm hữu:
Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 quy định chiếm hữu là một nội dung của quyền
sở hữu, tuy nhiên việc tách chiếm hữu ra khỏi quyền sở hữu và ghi nhận nó như một
chế định độc lập sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn trên cả phương diện luật pháp và thực
tế. Chiếm hữu và quyền sở hữu không phải lúc nào cũng thuộc cùng một chủ thể,
người chiếm hữu có thể khơng phải chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu có thể khơng phải
người chiếm hữu. Người chiếm hữu cần được coi là người có quyền đối với vật mình
đang chiếm hữu, điều này được thừa nhận trong hầu hết pháp luật của các nước.
Chế định sở hữu và chiếm hữu cần được xây dựng theo các nội dung khác nhau
với các cơ chế bảo vệ riêng. Khi người chiếm hữu bị người khác gây rối, cản trở đến
việc chiếm hữu bình thường của mình thì có quyền u cầu Tịa án bảo vệ theo một
thủ tục riêng dành cho chiếm hữu mà khơng xem xét vấn đề người đó có quyền sở hữu
hay khơng. Pháp luật Việt Nam có thể xây dựng chế định chiếm hữu dựa trên cơ sở
tiếp nhận học thuyết chiếm hữu trong pháp luật La Mã. Chế định chiếm hữu cần được
ghi nhận một cách độc lập với chế định sở hữu.
2.2.3. Kiến nghị về địa dịch
Thứ nhất, các nhà làm luật nên cân nhắc việc sử dụng thuật ngữ “địa dịch” thay
thế cho “quyền đối với bất động sản liền kề” như hiện nay để đảm bảo tính khái quát
và tính chính xác, thể hiện được đầy đủ nội dung của toàn bộ chế định. Hơn nữa “địa
dịch” cũng khơng phải hồn tồn mới mẻ trong pháp luật Việt Nam, bởi các BLDS
trước đây ở Việt Nam cũng đã từng sử dụng thuật ngữ này. Việc đưa khái niệm địa
dịch vào trong BLDS khiến pháp luật Việt Nam hiện nay không quá khác biệt so với
pháp luật quốc tế và cũng hoàn toàn phù hợp với pháp luật dân sự Việt Nam trước đây.
Thứ hai, luật hiện hành cũng nên xem xét đến việc thừa nhận tính chất vật
quyền của địa dịch. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì có nhiều quan điểm,
cách hiểu khác nhau về địa dịch: quan điểm thứ nhất cho rằng địa dịch là quyền đối
vật, quan điểm thứ hai cho rằng nó là một dạng quyền đối nhân. Xem xét địa dịch là
một dạng quyền đối nhân nghĩa là thực hiện quyền địa dịch phải thông qua hành vi của
chủ sở hữu bất động sản phục vụ trên cơ sở yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản thụ
hưởng.
6
2.2.4. Kiến nghị về cầm cố, thế chấp:
Để khắc phục những hạn chế trong quy định về cầm cố, thế chấp, bộ luật dân sự
hiện hành nên thừa nhận cầm cố, thế chấp là vật quyền đồng thời xây dựng hệ thống
đăng ký đối với thế chấp để làm minh bạch tình trạng pháp lý của tài sản thế chấp.
Việc thế chấp được ghi nhận trong sổ đăng ký tài sản và bất cứ ai đều có thể tra cứu
thơng tin về những vật quyền có trên tài sản. Một khi tình trạng pháp lý của tài sản đã
được cơng khai mà người thứ ba vẫn giao dịch đối với tài sản thế chấp thì phải chấp
nhận việc tài sản có thể bị kê biên khi nghĩa vụ được bảo đảm đến hạn mà không được
thực hiện đầy đủ.
7
KẾT LUẬN
Luật La Mã có thể được coi là một trong những thành tựu văn hóa rực rỡ khơng
chỉ của nhà nước La Mã nói riêng mà cịn của cả lịch sử nhân loại nói chung. Đánh giá
về Luật La Mã, Ph. Ăng-ghen cho rằng: “Luật La Mã là hình thức pháp luật hoàn thiện
nhất dựa trên cơ sở tư hữu. Sự thể hiện pháp lý những điều kiện sống và những xung
đột xã hội trong đó thống trị tư hữu mà những nhà làm luật sau đó khơng thể mang
thêm điều gì hồn thiện hơn…”. Luật La Mã ra đời đã thể hiện trình độ lập pháp đạt
tới mức hoàn thiện của các luật gia La Mã. Luật tư La Mã tuy hình thành và phát triển
cùng với sự ra đời của nhà nước La Mã cổ đại – một nhà nước của xã hội chiếm hữu
nô lệ, nhưng ngày nay hầu hết các chế định của nó vẫn giữ nguyên được giá trị.
Luật La Mã đóng một vai trị khơng thể phủ nhận trong việc tạo ra cơ sở, nền
tảng trong xây dựng pháp luật dân sự hầu hết các quốc gia trên thế giới. Bởi vậy, việc
tìm hiểu và tiếp thu Luật La Mã là cần thiết trong xây dựng, hoàn thiện chế định vật
quyền ở Việt Nam hiện nay.
8
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Quế Anh (2013), Khái luận về quyền chiếm hữu. Tạp chí
khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Tập 29, Số 2.
2. Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ (1931).
3. Bộ luật Dân sự Trung Kỳ (1936).
4. Bộ Tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý(1998), Một số vấn đề về
pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Ngơ Huy Cương (1997), Khái niệm về tài sản, chức năng của luật tài sản
hiện đại và Bộ luật Dân sự Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số
chun đề, 1997.
6. Ngơ Huy Cương, Những bất cập về khái niệm tài sản, phân loại tài sản
của
Bộ
luật
Dân
sự
2005
và
định
hướng
cải
cách.
/>7. Ngô Huy Cương (2015),“Tổng luận về chế định tài sản trong Dự thảo Bộ
luật Dân sự 2005 sửa đổi” của PGS. TS Ngô Huy Cương - Tọa đàm
"Chế định tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng trong Dự thảo Bộ luật Dân sự
2005 sửa đổi" – Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội.
8. Ngô Huy Cương, Ý tưởng về chế định quyền hưởng dụng trong Bộ luật
Dân sự tương lai của Việt Nam. />9. Nguyễn Ngọc Đào (1994), Luật La Mã, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà
Nội.
10. Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận khoa học về tài sản trong luật Dân
sự Việt Nam, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh.
11.Nguyễn Ngọc Điện (2009), Giáo trình Luật La Mã, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
9