Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Phân tích khái niệm tài sản và cách thức phân loại tài sản theo luật La Mã. Đâu là cách thức phân loại mà Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 áp dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.93 KB, 12 trang )

lOMoARcPSD|11424851

Đại học Quốc gia Hà Nội
Khoa Luật

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

MƠN LUẬT LA MÃ
Đề bài: Phân tích khái niệm tài sản và cách thức phân loại tài sản
theo luật La Mã. Đâu là cách thức phân loại mà Bộ luật Dân sự
Việt Nam 2015 áp dụng?

Giảng viên
Họ và tên

: TS. Trần Kiên
: Nguyễn Thị Mai

Mã sinh viên : 21062058
Lớp
: K66CLC-B

Tháng 02/2022


lOMoARcPSD|11424851

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
NỘI DUNG...............................................................................................................1
1. Khái niệm “Tài sản” theo luật La Mã............................................................1


2. Phân loại tài sản theo luật La Mã...................................................................2
2.1. Phân loại đơn giản.......................................................................................2
2.1.1. Vật hữu hình và vật vơ hình.....................................................................2
2.1.2. Vật cho người và vật cho thần linh..........................................................2
2.1.3. Vật lưu thông được và vật không lưu thông được...................................2
2.1.4. Vật tiêu hao và vật không tiêu hao...........................................................3
2.1.5. Vật cùng loại và vật đặc định...................................................................3
2.1.6. Vật chính và vật phụ................................................................................3
2.1.7. Tài sản gốc và hoa lợi..............................................................................3
2.2. Quyền đối vật và quyền đối nhân................................................................3
2.2.1. Khái niệm.................................................................................................3
2.2.2. Sự giống nhau giữa quyền đối vật và quyền đối nhân.............................4
3. Liên hệ với Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015....................................................4
3.1. Vật hữu hình và vật vơ hình........................................................................5
3.2. Vật lưu thơng được và vật khơng lưu thông được......................................5
3.3. Vật tiêu hao và vật không tiêu hao..............................................................6
3.4. Vật cùng loại và vật đặc định......................................................................6
3.5. Vật chính và vật phụ...................................................................................7
3.6. Tài sản gốc và hoa lợi.................................................................................7
KẾT LUẬN...............................................................................................................8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................9


lOMoARcPSD|11424851

LỜI MỞ ĐẦU
Luật La Mã là một hệ thống luật cổ, được ra đời và phát triển gắn liền
với sự hình thành của Nhà nước La Mã. Luật La Mã phát triển qua từng thời kì
của mỗi vị vua và được coi là “gốc rễ” của hệ thống Luật dân sự trên thế giới.
Cùng với sự ra đời của Nhà nước La Mã cổ đại, hệ thống pháp luật La Mã

cũng được hình thành và phát triển, đây là hệ thống pháp luật hoàn chỉnh nhất
của Nhà nước chiếm hữu nơ lệ. Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về tài sản theo
luật La Mã, em đã lựa chọn đề tài: “Phân tích khái niệm tài sản và cách thức
phân loại tài sản theo luật La Mã. Đâu là cách thức phân loại mà Bộ luật Dân
sự Việt Nam 2015 áp dụng?” làm đề tài tiểu luận kết thúc học phần mơn luật
La Mã. Qua việc tìm hiểu những vấn đề lý luận chung và cơ bản nhất về tài
sản, bài viết mong muốn chỉ ra được những đặc trưng căn bản của tài sản theo
luật La Mã, từ đó đối chiếu, so sánh, liên hệ với pháp luật dân sự Việt Nam
nhằm rút ra cách thức phân loại mà Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015 đã áp
dụng. Trên cơ sở kết hợp giữa khoa học và thực tiễn, trong quá trình nghiên
cứu và tìm hiểu tài liệu khơng thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận
được những đóng góp, chỉnh sửa của giảng viên để bài làm của mình được hồn
thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
NỘI DUNG
1. Khái niệm “Tài sản” theo luật La Mã
Tài sản “được hiểu như một quyền trừu tượng mà con người có được đối với
vật”. Nếu vật là đối tượng của quyền thì con người là chủ thể của quyền. Một vật
tồn tại theo tính chất của nó, một vật có biểu hiện vật chất và cụ thể được coi là tài
sản.
Tài sản là vật chất mang giá trị kinh tế, thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người và có một giá trị tiền tệ được định giá bằng tiền.
1


lOMoARcPSD|11424851

Loại trừ việc tài sản không thuộc về bất cứ ai như: khơng khí, nước, mặt trời,
… theo luật tự nhiên thì thuộc về tất cả mọi người vì mục đích chung nào đó. Tài
sản có thể thuộc quyền sở hữu tư nhân do cá nhân quản lí tài sản. Tài sản thuộc sở
hữu tư nhân là tài sản không nằm trong nhóm bị loại trừ.

2. Phân loại tài sản theo luật La Mã
2.1. Phân loại đơn giản
2.1.1. Vật hữu hình và vật vơ hình
Đây là cách phân loại tài sản sơ khai đầu tiên của người La Mã để phân biệt
giữa tài sản cầm nắm được với tài sản vơ hình. Lợi ích từ việc phân loại tài sản này
đã là cơ sở cho việc xác định phương thức chuyển giao tài sản vì vật vơ hình khơng
thể chiếm hữu được nên không thể là đối tượng cảu việc chuyển giao vật chất.1
2.1.2. Vật cho người và vật cho thần linh
Những vật được sử dụng trong đời sống hàng ngày của con người được gọi
là vật cho người. Vật được coi là của chung khi các vật được tất cả mọi người sử
dụng nhưng không thuộc về bất cứ ai: khơng khí, nước,... Các vật của Nhà nước là
những vật được sử dụng cho mục đích cơng ích, các tài sản của toàn dân hoặc
những tài sản cảu Nhà nước như các cơng trình cơng cộng, giao thơng, bến cảng,…
Vật cho thần linh là các vật được sử dụng vào mục đích tơn giáo, tín ngưỡng.
Đó là những vật để dâng lên cúng tế các vị thần, như các đền thờ. Cùng thuộc
nhóm này là các vật giới hạn dùng để phân biệt ranh giới, như các tường thành,
trường thành, … nói chung là các vật dùng để xác định ranh giới của các loại bất
động sản.2
2.1.3. Vật lưu thông được và vật không lưu thông được
Vật lưu thông được là những vật có thể chuyển nhượng được; ngược lại, vật
không chuyển nhượng được là những vật không lưu thơng được.

1 Nguyễn Ngọc Điện (2009), Giáo trình Luật La Mã, Nxb. Chính trị quốc gia, Trường Đại học Cần Thơ; tr. 11-12
2 Nguyễn Ngọc Điện (2009), Giáo trình Luật La Mã, Nxb. Chính trị quốc gia, Trường Đại học Cần Thơ; tr. 12

2


lOMoARcPSD|11424851


Vật lưu thơng được có thể phân biệt theo nhiều cách và được chia thành hai
nhóm: phân loại chính và phân loại thứ cấp.
- Nhóm phân loại chính có hai cách phân loại chủ yếu: động sản và bất động
sản.
+ Bất động sản là những tài sản quý giá được luật liệt kê như tài sản thường
đưuọc bảo vệ bằng các biện pháp đặc biêt như: đất đai, nhà cửa, nô lệ, gia súc kéo,

+ Động sản là những vật có thể di chuyển được.
- Theo Luật 12 Bảng, một người chiếm hữu liên tục hai năm một bất động
sản3
2.1.4. Vật tiêu hao và vật không tiêu hao
Vật tiêu hao là vật sẽ mất đi sau khi sử dụng
Vật không mất đi khi sử dụng gọi là vật không tiêu hao.4
2.1.5. Vật cùng loại và vật đặc định
Vật cùng loại là vật được xác định bằng số lượng, trọng lượng hoặc thể tích
và có thể được thay thế.
Vật đặc định là vật có thể được cá nhân hóa nhờ có các đặc điểm cấu tạo cho
phép phân biệt với các vật khác.5
2.1.6. Vật chính và vật phụ
Vật phụ là vật có chức năng phục vụ cho việc khai thác chính nhưng khơng
phải là một phần cấu taọ của vật chính.6
2.1.7. Tài sản gốc và hoa lợi
Hoa lợi là những vật, những sản phẩm phát sinh một cách tự nhiên từ vật
chính mà khơng làm ảnh hưởng đến sự tồn vẹn của vật chính. 7 Ví dụ: Người nơng
dân trồng lúa đến vụ thu hoạch thì thu được hoa lợi là thóc có thể đem bán.
3 Nguyễn Ngọc Điện (2009), Giáo trình Luật La Mã, Nxb. Chính trị quốc gia, Trường Đại học Cần Thơ; tr. 13
4 Nguyễn Ngọc Điện (2009), Giáo trình Luật La Mã, Nxb. Chính trị quốc gia, Trường Đại học Cần Thơ; tr. 13
5 Nguyễn Ngọc Điện (2009), Giáo trình Luật La Mã, Nxb. Chính trị quốc gia, Trường Đại học Cần Thơ; tr. 13- 14
6 Nguyễn Ngọc Điện (2009), Giáo trình Luật La Mã, Nxb. Chính trị quốc gia, Trường Đại học Cần Thơ; tr. 14
7 Nguyễn Ngọc Điện (2009), Giáo trình Luật La Mã, Nxb. Chính trị quốc gia, Trường Đại học Cần Thơ; tr. 14


3


lOMoARcPSD|11424851

2.2. Quyền đối vật và quyền đối nhân
2.2.1. Khái niệm
Người La Mã quan niệm rằng: khối tài sản có của một người được tạo thành
từ 2 loại quyền:
- Quyền đối vật là các quyền được thực hiện trên những vật cụ thể và xác
định.
- Quyền đối nhân là các quyền tương ứng với những nghĩa vụ tài sản mà
người khác cần phải thực hiện vì lợi ích của người có quyền. 8
- Quyền đối vật là quyền của chủ thể được thực hiện hành vi trực tiếp trên
các vật cụ thể mà không cần sự cho phép hay sự hợp tác của các chủ thể khác. Các
quyền tài sản được thể hiện dưới dạng quyền đối vật như: quyền sở hữu, quyền bề
mặt, quyền hưởng dụng, quyền của bên bảo đảm đối với tài sản bảo đảm, quyền đối
với bất động sản liền kề…
- Quyền đối nhân được thiết lập trong mối quan hệ giữa 2 người, hai chủ thể
của quan hệ pháp luật. Có thể hiểu, quyền đối nhân là quyền cho phép một người
yêu cầu người khác đáp ứng địi hỏi của mình nhằm thoả mãn nhu cầu gắn liền về
lợi ích vật chất của mình. Tiêu biểu về quyền tài sản dưới dạng quyền đối nhân
gồm có: quyền yêu cầu cấp dưỡng, quyền đòi nợ, quyền yêu cầu bồi thường thiệt
hại do sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, danh dự, uy tín bị xâm phạm…
2.2.2. Sự giống nhau giữa quyền đối vật và quyền đối nhân
Khi người có quyền đối vật và quyền đối nhân sử dụng vật theo cách thức có
quyền khai thác cơng dụng của tài sản thì người thứ ba phải tơn trọng nghĩa vụ đối
nhân (một người yêu cầu một người khác thực hiện một nghĩa vụ tài sản)
Khi người kiện đòi lại tài sản (thực hiện quyền kiện đối vật) có thể yêu cầu

hoàn trả lại hoa lợi gắn với tài sản trong khuôn khổ nhất định.

8 Nguyễn Ngọc Điện (2009), Giáo trình Luật La Mã, Nxb. Chính trị quốc gia, Trường Đại học Cần Thơ; tr. 14

4


lOMoARcPSD|11424851

3. Liên hệ với Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015
Điều 105 BLDS 2015 xác định: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền
tài sản”. Theo đó, tài sản tồn tại ở các dạng:
- Tài sản là vật: Đây là loại tài sản tồn tại ở dạng vật thể, con người có thể
nhìn thấy, sờ nắm và khai khác cơng dụng của nó để thỏa mãn nhu cầu của mình về
tiêu dùng như thực phẩm dùng để của mình, thỏa mãn nhu cầu về sinh hoạt, nhà
cửa dùng để ở,… Tài sản có thể là vật được khai thác từ tự nhiên như: khoáng sản,
hải thủy sản hoặc có thể do chính con người tạo ra từ lao động như: nhà cửa, xe
máy, ô tô,…
- Tài sản là tiền: Là một phương tiện thanh toán đa năng do Nhà nước phát
hành và có giá trị lưu hành ít nhất tại quốc gia đã phát hành.
3.1. Vật hữu hình và vật vơ hình
Dựa vào tính hiện hữu của tài sản, tài sản được xác định theo 2 dạng:
+ Tài sản hiện có
Là những tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền
khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.
+ Tài sản hình thành trong tương lai
Là những tài sản chưa hình thành hoặc đã hình thành nhưng chưa xác lập
quyền sở hữu tài sản đối với chủ thể vào thời điểm xác lập giao dịch.
3.2. Vật lưu thông được và vật không lưu thông được
- Dựa vào việc có thể hay khơng thể di chuyển, dịch dời được, tài sản được

phân loại thành bất động sản và động sản:
+ Bất động sản: là những tài sản không thể di chuyển, dịch dời từ nơi này
sang nơi khác như nhà cửa, đất đai, cơng trình xây dựng gắn liền với đất đai kể cả
tài sản gắn liền với nhà, cơng trình xây dựng đó. Các tài sản gắn liền với đất đai (là
những tài sản không thể di dời được do gắn liền với bất động sản khác); các tài sản
khác do pháp luật quy định (khoản 1 Điều 107 BLDS 2015 xác định tài sản là bất
5


lOMoARcPSD|11424851

động sản theo dạng liệt kê nên điểm d khoản này dự phịng đến trường hợp có quy
định khác của pháp luật. Hiện tại, chưa có một tài sản nào được coi là bất động sản
do quy định khác của pháp luật).
+ Động sản
Động sản là những tài sản có thể di chuyển, dịch dời từ nơi này sang nơi
khác. Ngoài các tài sản được xác định là bất động sản, tất cả các tài sản còn lại đều
là động sản.
Dựa vào quan hệ lưu thông, tài sản được phân loại thành vật lưu thông và vật
không được lưu thông.
+ Vật lưu thơng được là vật mà khơng có quy định cụ thể nào của pháp luật
xác định về việc cấm lưu thơng dân sự hoặc về trình tự, thủ tục khi lưu thông được
coi là vật lưu thông được. Vật lưu thông được thường là những vật đáp ứng nhu càu
tiêu dùng hàng ngày của các chủ thể như đồ dùng cá nhân, lượng thực, thực phẩm
hoặc đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh hoanh,… Ngồi ra, cịn vật hạn chế lưu thông,
việc lưu thông trong sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Ví dụ: thuốc kháng sinh là
vật hạn chế lưu thơng vì hoạt động phân phối, bán lẻ thuốc kháng sinh phải đăng ký
và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Thuốc kháng sinh chỉ
được bán theo đơn thuốc của bác sĩ.
+ Vật khơng được lưu thơng là những vật có ảnh hưởng lớn đối với nền kinh

tế đất nước hoặc đối với an ninh quốc phịng, lợi ích quốc gia. Nếu vật này được
lưu thông sẽ gây nguy hại cho xã hội nên pháp luật cấm các chủ thể mua bán, lưu
thơng dân sự. Chẳng hạn, tài sản là vũ khí quân dụng quốc phòng, chất nổ, các chất
ma túy.
3.3. Vật tiêu hao và vật không tiêu hao
“Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc khơng giữ
được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.

6


lOMoARcPSD|11424851

Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho
mượn.
Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ
được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.”9
Căn cứ vào độ hao mòn của vật khi đã qua sử dụng thì vật nào mà sử dụng
đến đâu hết đến đấy hoặc thay đổi ngay tính chất, hình dáng, tính năng ban đầu thì
vật đó là vật tiêu hao. Ví dụ: Các vật ở dạng nguyên liệu dùng để chế biến thực
phẩm, nhiên liệu,… Ngược lại, vật nào đã qua sử dụng nhiều lần mà vẫn cịn giữ
ngun hình dáng, tính năng ban đầu thì đó là vật khơng tiêu hao. Ví dụ: Một chiếc
ơ tơ được sử dụng năm nhiều năm thì hình dáng về cơ bản không thay đổi và vẫn
giữ nguyên được tính năng dùng làm phương tiện di chuyển hàng ngày.
3.4. Vật cùng loại và vật đặc định
“Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng
và xác định bằng những đơn vị đo lường.
Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau.
Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm
riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí”10

Căn cứ vào đặc điểm tiêng của vật để xác định vật cùng loại hay vật đặc
định. Những vật mà khơng thể căn cứ vào đặc điểm riêng của nó để phân biệt nó
với các vật khác thì là vật cùng loại. Đó là những vật có cùng tính chất, tính năng
sử dụng như: nước uống, xăng, dầu,… hoặc những vật có cùng hình dáng như: mũ
bảo hiểm cùng loại, áo phơng cùng loại,…
Ngược lại, những vật mà có thể phân biệt được nó với vật khác nếu căn cứ
vào các đặc điểm riêng biệt của nó thì nó là vật đặc định. Ví dụ: ơ tơ là vật đặc định
vì nó có thể phân biệt được giữa chiếc ơ tơ A và chiếc ơ tơ B do có số khung, số
máy khác nhau.
9 Điều 112 BLDS 2015
10 Điều 113 BLDS 2015

7


lOMoARcPSD|11424851

3.5. Vật chính và vật phụ
“Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác cơng dụng theo tính năng.
Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác cơng dụng của vật chính,
là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính”11
Căn cứ vào sự phụ thuộc lẫn nhau giữa vật trong quá trình sử dụng để phân
biệt được vật nào là vật chính, vật nào là vật phụ. Vật nào mà việc khai thác cơng
dụng theo tính năng của nó là nhằm phục vụ cho vật khác, có vật khác mới khai
thác được tính năng của nó thì được gọi là vật phụ. Ví dụ: Điều hịa và điều khiển
điều hịa là 2 vật, trong đó, điều hịa là vật chính, điều khiển điều hòa là vật phụ để
giúp điều chỉnh điều hòa hoạt động theo mong muốn của người dùng.
3.6. Tài sản gốc và hoa lợi
Dựa vào nguồn gốc hình thành của tài sản, tài sản được phân loại thành hoa
lợi và lợi tức.

+ Hoa lợi
Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại.12
Nếu tài sản hình thành từ sự phát triển hữu cơ của vật chủ thì được gọi là hoa
lợi. Ví dụ: cây ăn quả được trồng trong vườn, phát triển và ra hoa kết trái thì trái
cây đó được gọi là hoa lợi.
+ Lợi tức
Lợi tức là các khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản.13
Nếu tài sản hình thành do việc khai thác cơng dụng của tài sản trong q
trình sản xuất, kinh doanh thì được gọi là lợi tức. Ví dụ: Khoản lợi thu từ việc cho
thuê nhà.

11 Điều 110 BLDS 2015
12 Khoản 1 Điều 109 BLDS 2015
13 Khoản 2 Điều 109 BLDS 2015

8


lOMoARcPSD|11424851

KẾT LUẬN
Trong khi rất nhiều thành tựu của thời kỳ Cổ đại có nguồn gốc từ người Hy
Lạp và chỉ được người La Mã tiếp nhận thì Luật La Mã là một sáng tạo nguyên
thủy của người La Mã không có gương mẫu Hy Lạp. Thế nhưng việc sử dụng các
khái niệm và mẫu mực lý luận từ triết học Hy Lạp trong phát triển của ngành luật
học La Mã đã đóng một vai trị quan trọng. Luật La Mã ra đời, làm nền tảng phát
triển cho hệ thống luật thế giới. Vận dụng sáng tạo Luật La Mã để áp dụng vào việc
xây dựng, đổi mới Bộ luật Dân sự Việt Nam là một bước tiến vượt bậc góp phần
hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật Việt Nam.


9

Downloaded by nhung nhung ()


lOMoARcPSD|11424851

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự năm 2015;
2. Nguyễn Ngọc Điện (2009), Giáo trình Luật La Mã, Nxb. Chính trị quốc gia,
Trường Đại học Cần Thơ;
3. Nguyễn Minh Tuấn (2003), Giáo trình Luật La Mã, Nxb Công an Nhân dân,
Trường Đại học Luật Hà Nội;
4. />5. />tintucid=208513&fbclid=IwAR1paBKS8N09pzho0hC9m5qc58FpHsvp6YWOiRC
sBpMmHp_3H0TjvIZB_VE#:~:text=Theo%20lu%E1%BA%ADt%20La%20M
%C3%A3%2C%20t%C3%A0i,c%C3%B3%20gi%C3%A1%20tr%E1%BB%8B
%20v%E1%BA%ADt%20ch%E1%BA%A5t.&text=Nh%C6%B0%20v%E1%BA
%ADy%2C%20t%C3%A0i%20s%E1%BA%A3n%20g%E1%BB%93m,h
%E1%BB%AFu%20h%C3%ACnh%20v%C3%A0%20v%C3%B4%20h
%C3%ACnh;
6. />lang=vi
7. />fbclid=IwAR2Y9noKHEF5NF9jQsS3_qafwSHcgVh9ulmqvDP8nbGr2l5vCpSCJq
xsLfM

10

Downloaded by nhung nhung ()




×