Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

điều kiện thụ lý vụ án dân sự và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.77 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
NỘI DUNG................................................................................................................2
I. MỘT SỐ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU
KIỆN THỊ LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ..........................................................................2
1.1. Khái niệm thụ lý vụ án dân sự...............................................................2
1.2. Các điều kiện để thụ lý vụ án dân sự....................................................2
1.2.1. Chủ thể khởi kiện.................................................................................2
1.2.2. Vụ án khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án...........2
1.2.3. Vụ án chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật.........................................................................................................3
1.2.4. Vụ án vẫn cịn thời hiệu khởi kiện.......................................................3
1.2.5. Các điều kiện khác...............................................................................3
II. MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
ĐIỀU KIỆN THỤ LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ.................................................................4
2.1. Những kết quả đạt được trong việc thực hiện các quy định về thụ lý
vụ án dân sự theo pháp luật Việt Nam.........................................................4
2.2. Một số tồn tại và nguyên nhân của khiếm khuyết trong điều kiện thụ
lý vụ án dân sự................................................................................................5
2.2.1. Sự thiếu hiểu biết pháp luật của đương sự về điều kiện khởi kiện dẫn
tới yêu cầu khởi kiện chậm được thụ lý hoặc bị đình chỉ giải quyết vụ án....5
2.2.2. Tịa án thụ lý không đúng, xác định sai quan hệ pháp luật tranh chấp,
bỏ sót người tham gia tố tụng dẫn tới yêu cầu khởi kiện chậm được xem xét
........................................................................................................................5
2.2.3. Tòa án trả lại đơn khởi kiện không đúng pháp luật.............................5
2.2.4. Chậm thông báo thụ lý vụ án cho Viện kiểm sát gây khó khăn cho
cơng tác kiểm sát vụ án..................................................................................5
2.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thụ lý vụ án Dân sự6
2.3.1. Kiến nghị về lập pháp..........................................................................6
2.3.2. Về hướng dẫn thi hành pháp luật.........................................................7
i




2.3.3. Kiến nghị về tư pháp............................................................................8
KẾT LUẬN................................................................................................................9
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................10

ii


MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, tuy nhiên bên cạnh đó
cũng nảy sinh nhiều quan hệ xã hội phức tạp, nhất là trong lĩnh vực dân sự, hôn
nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động địi hỏi phải có cơ chế xử lý bằng
con đường Tịa án. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 ra đời đã thay thế các Pháp
lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự 1989, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ
án kinh tế 1994, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động 1996 là bước
ngoặt đối với ngành luật tố tụng dân sự Việt Nam.
Thụ lý vụ án dân sự được tiến hành theo những trình tự, thủ tục nhất định do
pháp luật tố tụng dân sự quy định. Trình tự, thủ tục này có ý nghĩa cho việc chuẩn
bị tiến hành giải quyết vụ án dân sự trong quá trình tố tụng đảm bảo đúng quy định
của pháp luật. Do đó, việc nghiên cứu để làm rõ những vấn đề lý luận và quy định
của pháp luật hiện hành về thụ lý vụ án dân sự có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu
sắc. Mặt khác, việc nghiên cứu, đánh giá thực tiễn thực hiện các quy định của pháp
luật về thụ lý vụ án dân sự theo trình tự sơ thẩm tại một số Tịa án địa phương, qua
đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thực
hiện pháp luật trong lĩnh vực này là một hoạt động cần thiết. Với nhận thức như
vậy, tôi đã lựa chọn vấn đề “Thụ lý vụ án dân sự theo trình tự sơ thẩm trong tố tụng
dân sự Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ luật học của mình.
Qua quá trình học tập và tìm hiểu, tác giả đã lựa chọn đề tài “ Điều kiện thụ

lý vụ án dân sự và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này” để có cái nhìn
sâu và rộng hơn.

1


NỘI DUNG
I. MỘT SỐ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN
ĐIỀU KIỆN THỊ LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ
1.1. Khái niệm thụ lý vụ án dân sự
Theo quy định tại điều 167 Bộ luật tố tụng dân sự, sau khi nhận được đơn
khởi kiện và các chứng cứ, tài liệu kèm theo thì Tịa án phải vào sổ nhận đơn và
xem xét. Trong trường hợp thấy vụ án thuộc thẩm quyền của mình thì Tịa án phải
báo cho người khởi kiện biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi người khởi
kiện nộp tiền tạm ứng án phí thì Tịa án quyết định nhận giải quyết và vào sổ thụ lý
vụ án dân sự
Thụ lý là hoạt động của Tịa án có thẩm quyền bắt đầu tiếp nhận các vụ việc
để tiến hành xem xét và giải quyết các yêu cầu, tranh chấp của các chủ thể có u
cầu trong lĩnh vực Dân sự.
Cịn trong lĩnh vực hình sự, thụ lý là hoạt động của Tịa án tiếp nhận thụ lý
vụ án khi Viện kiểm sát có quyết định truy tố bị can và chuyển hồ sơ sang cho Tịa
án có thẩm quyền giải quyết.
Trong dân sự thì thụ lý vụ án được coi là cơ sở đầu tiên để Tịa án có thẩm
quyền bắt đầu thực hiện quá trình giải quyết vụ án dân sự.
Sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán phải triệu tập các đương sự đến Tòa án để
xác minh và hòa giải đối với những việc pháp luật quy định không được hịa giải thì
phải khẩn trương hồn thiện hồ sơ để đưa vụ án ra xét xử tại phiên tòa.
1.2. Các điều kiện để thụ lý vụ án dân sự
1.2.1. Chủ thể khởi kiện
Chủ thể khởi kiện vụ án dân sự bao gồm các cá nhân, cơ quan, tổ chức đáp

ứng được các điều kiện do pháp luật quy định. Chủ thể khởi kiện phải là người được
tham gia vào các quan hệ pháp luật tố tụng dân sự và họ phải là những chủ thể có
quyền khởi kiện được quy định tại Điều 161 và Điều 162 BLTTDS.
1.2.2. Vụ án khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Tòa án chỉ thụ lý vụ án dân sự đối với những tranh chấp thuộc thẩm quyền
giải quyết của mình. Để vụ án đươc thụ lý, đơn khởi kiện phải gửi đến đúng Tịa án
có thẩm quyền giải quyết, xét xử. Trước hết, phải xác định tranh chấp đó có thuộc
thẩm quyền chung về dân sự của Tịa án theo quy định tại các điều 25, 27, 29
2


BLTTDS hay khơng? Ngồi ra, đơn khởi kiện cịn phải được gửi đến đúng Tịa án
có thẩm quyền theo cấp xét xử theo Điều 33, 34 BLTTDS và phải đúng thẩm quyền
theo lãnh thổ theo Điều 35, 36 BLTTDS. Trong trường hợp người khởi kiện có
quyền lựa chọn Tịa án theo Điều 36 BLTTDS thì đương sự phải cam kết khơng
khởi kiện tại các Tịa khác, nếu do các bên thỏa thuận lựa chọn Tịa án giải quyết thì
phải kiểm tra tính hợp pháp của thỏa thuận.
1.2.3. Vụ án chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
Một vụ án đã được Tòa án Việt Nam giải quyết bằng một bản án hay quyết
định đã có hiệu lực pháp luật thì đương sự khơng được khởi kiện lại đối với vụ án
đó nữa. Tịa án chỉ được thụ lý giải quyết những việc trước đó chưa được giải quyết
bằng bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đã có hiệu lực pháp luật, trừ những trường hợp quy định tại điểm b khoản 1
Điều 168 BLTTDS.
1.2.4. Vụ án vẫn còn thời hiệu khởi kiện
Thời hiệu khởi kiện được hiểu là bên có nghĩa vụ được miễn trừ nghĩa vụ khi
đã hết thời hạn mà họ phải thực hiện các nghĩa vụ của mình. Cịn quyền khởi kiện là
quyền cơ bản của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự và Tịa án ln có
trách nhiệm phải thụ lý vụ án mà khơng được lấy lý do thời hiệu khởi kiện đã hết để
từ chối thụ lý đơn khởi kiện khi có yêu cầu. Như vậy, tùy thuộc vào thời điểm nhận

được đơn khởi kiện mà Tòa án sẽ xem xét xem điều kiện về thời hiệu khởi kiện vụ
án dân sự có được coi là một trong những điều kiện để chấp nhận việc thụ lý vụ án
dân sự đó hay khơng.
1.2.5. Các điều kiện khác
Thứ nhất, Người khởi kiện phải cung cấp các tài liệu, chứng cứ cho Tòa án:
kèm theo đơn khởi kiện, người khởi kiện phải gửi các tài liệu, chứng cứ để chứng
minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp (Điều 165 Bộ luật tố
tụng dân sự năm 2004).
Thứ hai, Người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí: ngồi việc thỏa mãn
các điều kiện khởi kiện về nộp các tài liệu chứng cứ cho Tịa án thì để tịa án thụ lý
vụ án dân sự, đương sự còn phải nộp tiền tạm ứng án phí trừ các trường hợp được
miễn.
Thứ ba, Đơn khởi kiện phải thỏa mãn các nội dung cơ bản theo quy định tại
khoản 2 Điều 164 BTTDS .
3


II. MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
ĐIỀU KIỆN THỤ LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ
2.1. Những kết quả đạt được trong việc thực hiện các quy định về thụ lý vụ án
dân sự theo pháp luật Việt Nam
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 có hiệu lực pháp luật kể từ ngày 01/01/2005
và được sửa đổi, bổ sung năm 2011 theo Luật số 65/2011/QH12 có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/01/2012 đã góp phần rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng giải
quyết các vụ việc dân sự, tạo ra một khung pháp lý hoàn chỉnh về các hoạt động tố
tụng. Sau hơn 10 năm thi hành, các quy định của Bộ luật trong việc thụ lý vụ án dân
sự quy định rõ, chi tiết trình tự, thủ tục nộp đơn, thụ lý đơn, giải quyết vụ án dân sự
được diễn ra thuận lợi, nhiều sửa đổi, bổ sung nhằm phù hợp với thực tiễn. Bộ luật
tố tụng dân sự đã góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương
sự và tháo gỡ những vướng mắc trong hoạt động xét xử của Tòa án. Theo Báo cáo

tổng kết 10 năm thi hành BLTTDS của Tòa án nhân dân tối cao thì tính trung bình
mỡi năm cac Toa an nhân dân đa giai quyết trên 150.000 vụ việc dân sư, ̣ hôn nhân
và gia đình ; trên 2.500 vụ việc về kinh doanh , thương maị; trên 2.000 vụ việc về
lao động; tỷ lệ các vụ việc mà Tòa án phải giải quyết hàng năm tăng khoảng 15%;
các vụ việc về kinh doanh , thương maị và lao đôṇ g có tỷ lệ tăng cao hơn so vớ i
các vu ̣viêc̣ dân sƣ̣khác . Về chất lượng xét xử , tính trung bình mỗi năm có khoảng
trên dưới 4% các bản án, quyết định của Tòa án bi ̣sửa và 1,5% các bản án, quyết
định của Tòa án bi ̣hủy.
Nhìn chung, các Tịa án đã thực hiện tương đối tốt các quy định của pháp
luật về các thủ tục khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự, Tòa án đã có nhiều biện pháp
nhằm hỗ trợ cho các đương sự thực hiện quyền khởi kiện như niêm yết công khai
thủ thục khởi kiện, phân cơng cán bộ có chun môn, nghiệp vụ làm công tác tiếp
nhận đơn khởi kiện, hướng dẫn cho đương sự về thủ tục khởi kiện. Trong công tác
giải quyết, xét xử các vụ án dân sự, các Tòa án đã tổ chức thực hiện nhiều giải pháp
như: tăng cường kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác cán bộ, công chức; chủ
động nắm bắt tiến độ và xây dựng kế hoạch công tác xét xử của đơn vị; làm tốt công
tác điều động, biệt phái cán bộ, Thẩm phán; tăng cường phối hợp với các cơ quan
có liên quan nhằm đẩy nhanh tiến độ giải quyết, khắc phục tình trạng để các vụ án
quá hạn luật định.
4


Khi giải quyết vụ án, về cơ bản, các Tòa án đã thực hiện đúng các quy định
của pháp luật tố tụng, cũng như áp dụng đúng các quy định của pháp luật nội dung;
quan tâm làm tốt việc hướng dẫn cho các đương sự thực hiện các nghĩa vụ về cung
cấp chứng cứ, đồng thời tích cực xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường
hợp cần thiết.
2.2. Một số tồn tại và nguyên nhân của khiếm khuyết trong điều kiện thụ lý vụ
án dân sự
2.2.1. Sự thiếu hiểu biết pháp luật của đương sự về điều kiện khởi kiện dẫn tới yêu

cầu khởi kiện chậm được thụ lý hoặc bị đình chỉ giải quyết vụ án
Thực tiễn thụ lý các vụ án dân sự cho thấy rất nhiều trường hợp do nhận
thức, hiểu biết pháp luật của đương sự về các điều kiện khởi kiện còn hạn chế dẫn
đến việc đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình khơng đúng, khơng
đầy đủ khi thực hiện quyền khởi kiện. Chẳng hạn như nộp đơn khởi kiện tại Tịa án
nhưng đơn khởi kiện khơng có đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật,
thiếu những tài liệu chứng cứ cần thiết cho việc khởi kiện hoặc đương sự nộp đơn
khởi kiện khơng đúng Tịa án có thẩm quyền, người viết đơn khởi kiện khơng có đủ
tư cách pháp lý khởi kiện nhưng vẫn thực hiện việc khởi kiện.
2.2.2. Tịa án thụ lý khơng đúng, xác định sai quan hệ pháp luật tranh chấp, bỏ sót
người tham gia tố tụng dẫn tới yêu cầu khởi kiện chậm được xem xét
Có nhiều trường hợp trong thực tiễn giải quyết vụ án khơng thuộc thẩm
quyền của Tịa án nhận đơn, lẽ ra Tòa án phải chuyển đơn khởi kiện đến Tịa án có
thẩm quyền nhưng do khơng nắm vững các quy định về điều kiện thẩm quyền theo
cấp và theo lãnh thổ nên Tòa án nhận đơn vẫn thụ lý vụ án. Việc thụ lý không đúng
thẩm quyền dẫn đến Tòa án đã thụ lý phải chuyển hồ sơ vụ án cho Tịa án có thẩm
quyền làm cho yêu cầu khởi kiện chậm được xem xét giải quyết.
2.2.3. Tịa án trả lại đơn khởi kiện khơng đúng pháp luật
Trong thực tiễn có những trường hợp việc khởi kiện của đương sự đã đáp
ứng đầy đủ các điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật nhưng Tòa án đã
không thụ lý vụ việc do nhận thức không đúng về thẩm quyền, về điều kiện khởi
kiện. Tình trạng trả lại đơn khởi kiện, đùn đẩy trách nhiệm giải quyết tranh chấp
giữa Tòa án với các cơ quan hữu quan vẫn còn tồn tại. Vấn đề này còn xuất phát từ
thực tế là khoảng cách vênh giữa quy định của pháp luật thực trạng ở địa phương
nơi có tranh chấp.

5


2.2.4. Chậm thông báo thụ lý vụ án cho Viện kiểm sát gây khó khăn cho cơng tác

kiểm sát vụ án
Theo quy định tại Điều 196 BLTTDS năm 2015 thì trong thời hạn ba ngày
làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án Tịa án phải thơng báo cho Viện kiểm sát về việc
Tòa án đã thụ lý vụ án. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy công tác kiểm sát thụ lý vụ án
của Viện kiểm sát cịn có những khó khăn do sự thiếu hợp tác của Tịa án. Hiện
tượng vi phạm về thời hạn thông báo thụ lý vẫn cịn tồn tại, nhiều bản thơng báo gửi
chậm, thường chậm từ 10-15 ngày kể từ ngày Tòa án thụ lý. Thậm chí thơng báo
thụ lý khơng ghi số, ngày, tháng thụ lý, do đó Viện kiểm sát khơng có cơ sở để kiểm
tra được Tịa án có thụ lý đơn đúng thời hạn hay không.
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền khởi kiện, nghĩa vụ của
đương sự, các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về khởi kiện vụ án dân sự chưa
được chú trọng thường xuyên, công tác bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ chuyên môn
nghiệp vụ chưa được diễn ra thường xuyên cũng làm ảnh hưởng đến công tác thực
hiện pháp luật về thụ lý vụ án dân sự.
2.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thụ lý vụ án Dân sự
Thực tiễn xét xử cho thấy, các quy định của pháp luật về khởi kiện vụ án dân
sự còn nhiều khiếm khuyết, bất hợp lý đã gây khó khăn trong cơng tác giải quyết
các vụ án dân sự tại Tịa án cũng như khơng đảm bảo được quyền và lợi ích hợp
pháp của cơng dân nên cần được xem xét, hoàn thiện một cách toàn diện và phải
mang tính khả thi trong thực tiễn. Việc sửa đổi, hoàn thiện các quy định của pháp
luật về thủ tục thụ lý vụ án dân sự cần được quán triệt sâu sắc những tư tưởng, chủ
trương, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp. Đồng thời hoàn thiện các quy định
pháp luật về khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã
hội; tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền; bên
cạnh đó phải phù hợp với trình độ dân trí của người dân, giúp họ dễ dàng tiếp cận
với cơng lý, góp phần để quyền khởi kiện được bảo đảm trên thực tế.
2.3.1. Kiến nghị về lập pháp
Về hình thức và nội dung đơn khởi kiện: Những bất cập về việc người khởi
kiện phải trực tiếp ký hoặc điểm chỉ vào đơn khởi kiện; người đại diện hợp pháp
của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Để đảm bảo

quyền khởi kiện của các chủ thể, chúng tôi kiến nghị sửa đổi quy định tạo điều kiện
cho người khởi kiện hoặc trực tiếp ký tên hoặc điểm chỉ, hoặc gián tiếp ủy quyền
thông qua hợp đồng ủy quyền. Việc thông qua hợp đồng ủy quyền là đảm bảo thể
hiện đầy đủ ý chí của chủ thể khởi kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho thủ thể trong
6


việc tiếp cận công lý, quyền con người của chủ thể khi tham gia các quan hệ pháp
luật. So với sự phát triển của xã hội hiện nay quy định này là phù hợp. Có hướng
dẫn quy định rõ trình tự, thủ tục, thời hạn tiến hành hòa giải ở cơ sở đối với những
tranh chấp về đất đai. Nếu như tất cả các tranh chấp đất đai đều phải thơng qua hịa
giải cơ sở thì sẽ gây khó khăn cho người dân, vì vậy chúng tơi kiến nghị xác định rõ
những tranh chấp đất đai nào bắt buộc phải thơng qua hịa giải cơ sở.
Về quy định về thơng báo thụ lý vụ án. Theo quy định tại Điều 196 Bộ luật
tố tụng dân sự năm 2015 thì trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ
án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản việc thụ lý vụ án cho nguyên đơn, bị
đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết
vụ án về những vấn đề cụ thể mà người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết, danh
mục tài liệu, chứng cứ người khởi kiện...Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày
nhận được thơng báo, người được thơng báo phải nộp cho tịa án văn bản ghi ý kiến
của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn và tài liệu chứng cứ kèm theo, yêu cầu
phản tố, yêu cầu độc lập (nếu có). Trong trường hợp cần gia hạn, thì người được
thơng báo phải có đơn xin gia hạn gửi cho Tịa án nêu rõ lý do, nếu việc xin gia hạn
là có căn cứ thì Tịa án phải gia hạn, nhưng khơng quá mười lăm ngày.
Về trình tự giải quyết đơn: Đề nghị mỗi Tịa án có một bộ phận chun trách
giải quyết đơn. Bộ phận này sẽ làm nhiệm vụ trực tiếp nhận đơn do đương sự nộp
và giải quyết đơn như xem xét thụ lý, chuyển đơn đến Tòa án có thẩm quyền hoặc
trả lại đơn khởi kiện. Như vậy sẽ giảm bớt thời gian thụ lý, tiết kiệm được thời gian,
nâng cao trách nhiệm của cán bộ được phân công thụ lý vụ án.
2.3.2. Về hướng dẫn thi hành pháp luật

Trong thực tiễn áp dụng các quy định của BLTTDS về thụ lý vụ án dân sự
vẫn còn nhiều vướng mắc trong việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất
đai, hòa giải tranh chấp đất đai, về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh, về
thông báo thụ lý vụ án...Bên cạnh đó, BLTTDS năm 2015 mới có hiệu lực thi hành
từ 01/7/2016 có nhiều điều luật được sửa đổi, bổ sung mới, do đó chúng tơi đề nghị
Tịa án nhân dân tối cao quan tâm hướng dẫn một số nội dung sau:
Hướng dẫn cách giải quyết đối với trường hợp người khởi kiện xin ly hôn
không cung cấp được địa chỉ của người bị kiện đang sống lưu vong, bất hợp pháp ở
nước ngoài.
Tại khoản 2 Điều 184 BLTTDS năm 2015 quy định: “Tòa án chỉ áp dụng
quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với
7


điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án,
quyết định giải quyết vụ việc“. Quy định này chưa rõ ràng, cụ thể, có thể áp dụng
trong tất cả các vụ án dân sự hay khơng, vì vậy chúng tơi đề nghị hướng dẫn cụ thể
trong những vụ án nào thì áp dụng quy định về thời hiệu này.
Tại khoản 2 Điều 4 quy định: “Tịa án khơng được từ chối giải quyết vụ việc
dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng“. Kèm theo đó là các quy định áp dụng
tập quán, áp dụng tương tự pháp luật, áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật
dân sự, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết vụ án (Mục 3, từ Điều 43 đến Điều 45
BLTTDS năm 2015).
2.3.3. Kiến nghị về tư pháp
Bổ sung quy định về cơ chế bổ nhiệm, chế độ đãi ngộ đối với Thẩm phán
nhằm tạo cơ sở cho việc bảo đảm thi hành pháp luật về khởi kiện và thụ lý vụ án.
Sự vơ tư, khách quan của Tịa án được ghi nhận như những nguyên tắc quan trọng
nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó có quyền khởi kiện (Điều 4 và Điều 16
BLTTDS năm 2015). Tuy nhiên, để bảo đảm sự độc lập của Thẩm phán, hội thẩm
nhân dân thì việc ghi nhận bằng pháp luật như trên vẫn chưa đủ mà cần phải có

những cơ chế hỗ trợ khác như về cơ chế bổ nhiệm Thẩm phán. Chúng tôi kiến nghị
bổ sung quy định về chế độ bổ nhiệm Thẩm phán với nhiệm kỳ suốt đời và chỉ bị
bãi miễn nếu vi phạm nghiêm trọng pháp luật hoặc không đủ tư cách để tiếp tục
hành nghề.
Nâng cao công tác kiểm sát trong việc bảo đảm thực hiện pháp luật về thụ lý
vụ án dân sự: Khi quyền lực mà không bị giám sát, kiềm chế sẽ dẫn tới lạm quyền.
Việc ghi nhận quyền tham gia tố tụng của Viện kiểm sát ngay từ khi Tòa án thụ lý
vụ án là điều kiện cần thiết để bảo đảm quyền khởi kiện không bị xâm phạm.
Chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đối với công dân Quyền
khởi kiện không được bảo đảm thực hiện trên thực tế do nhiều nguyên nhân khác
nhau, trước hết là do sự hạn chế, khiếm khuyết trong chính các quy định pháp luật.
Bên cạnh đó việc khơng bảo đảm quyền khởi kiện cịn có căn ngun từ sự thiếu
hiểu biết của người dân về các kiến thức cơ bản liên quan đến điều kiện khởi kiện,
sự lúng túng của các Tòa án trong công tác thụ lý vụ án dẫn tới việc trả đơn, đình
chỉ giải quyết vụ án khơng đúng pháp luật hoặc chậm thụ lý giải quyết yêu cầu khởi
kiện của đương sự. Để khắc phục những hạn chế này cần phải tăng cường hơn nữa
công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về điều kiện, thủ tục khởi kiện trong nhân

8


dân, tăng cường hoạt động của các tổ chức trợ giúp pháp lý trong việc hỗ trợ người
dân thực hiện quyền khởi kiện.

9


KẾT LUẬN
Có một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ cũng chỉ có được một yếu tố cần
của Nhà nước pháp quyền, nhưng chưa đủ. Nhà nước pháp quyền Việt Nam, của

dân, do dân và vì dân, địi hỏi pháp luật phải được thi hành một cách nghiêm chỉnh,
thống nhất và công bằng, theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
Thụ lý vụ án dân sự là một giai đoạn quan trọng trong quá trình giải quyết tranh
chấp dân sự. Những quy định về thụ lý vụ án dân sự có ý nghĩa vơ cùng quan trọng
vì nếu được quy định đầy đủ, chi tiết, rõ ràng sẽ giúp cho các chủ thể tham gia vào
quan hệ pháp luật tố tụng dân sự thực hiện pháp luật có hiệu quả, góp phần bảo vệ
pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Tại chương 1 của tiểu luận đã tập trung phân tích các khái niệm và điều kiện
của việc thụ lý vụ án dân sự dựa trên quyền tự do khởi kiện của đương sự. Trên cơ
sở vận dụng kết quả nghiên cứu lý luận tại Chương 1 để tiếp tục phân tích, làm rõ
các kết quả đạt được, minh họa những thiếu sót, vướng mắc, bất cập trong thực tế
áp dụng trong việc thụ lý vụ án dân sự. Qua đó, bài viết đưa ra một số khuyến nghị
đối với quá trình thị lý vụ án dân sự đối với lập pháp, hướng dẫn thi hành pháp luật
và bộ phận tư pháp.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội (2012), Bộ luật Lao động, Hà Nội;
2. Tòa án nhân dân tối cao (1976), Tập hệ thống hóa luật lệ về Tố tụng
dân sự, Hà Nội;
3. Tòa án nhân dân tối cao (2011), Báo cáo tổng kết năm 2011 và nhiệm
vụ trọng tâm công tác năm 2012 của ngành Tòa án nhân dân;
4. Tòa án nhân dân tối cao (2012), Báo cáo tổng kết năm 2012 và nhiệm
vụ trọng tâm công tác năm 2013 của ngành Tòa án nhân dân;
5. Tòa án nhân dân tối cao (2013), Báo cáo tổng kết năm 2013 và nhiệm
vụ trọng tâm cơng tác Tịa án năm 2013;
6. Tịa án nhân dân tối cao (2014), Báo cáo tổng kết năm 2014 và nhiệm
vụ trọng tâm công tác năm 2014 của các Tòa án;

7. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ
Luật học (Luật Dân sự, Luật Hơn nhân và gia đình, Luật Tố tụng Dân sự), Nxb.
Công an nhân dân;
8. Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Luật tố tụng dân sự
Việt Nam, Nxb Công an nhân dân;
9. Viện Khoa học pháp lý-Bộ Tư pháp (2006), Từ điển luật học, Nxb. Từ
điển bách khoa - Nxb. Tư pháp, Hà Nội;

11



×