Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Quy luat dau tranh từ tự phát đến tự giác của phong trào công nhân, môn lịch sử phong trào cộng sản công nhân quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.95 KB, 15 trang )

A- LỜI MỞ ĐẦU
*****

Trong trường sử đấu tranh tự giải phóng, giai cấp cơng nhân, với tính
cách là giai cấp có lợi ích căn bản đối lập với giai cấp tư sản, đã khơng
ngừng nâng cao trình độ giác ngộ ý thức giai cấp, sáng tạo ra những hình
thức đấu tranh đa dạng chống lại sự áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản. tham
gia trực tiếp vào phong trào đấu tranh sôi động của giai cấp công nhân, các
nhà sáng lập CNXH khoa học không chỉ phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân mà còn vạch ra một trong những quy luật cơ bản nhất –
quy luật đấu tranh từ tự phát lên tự giác – quy định sự vận động, phát triển
của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Ngày nay, trong bối cảnh
quốc tế mới, việc nghiên cứu và nắm vững quy luật này một mặt giúp chúng
ta nhận thức đầy đủ hơn về lịch sử phong trào cộng sản cơng nhân quốc tế,
mặt khác cịn góp phần làm giàu thêm nguồn tri thức lí luận của Đảng ta,
đóng góp thiết thực vào việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ
đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội
cơng bằng, dân chủ, văn minh”.


B- PHẦN NỘI DUNG
*****
I. Nguồn gốc và sự phát triển của giai cấp cơng nhân:
Nhìn lại tiến trình lịch sử phong trào cơng nhân quốc tế có thể thấy,
giai cấp vơ sản ra đời là một q trình lâu dài, từ tầng lớp vô sản đầu tiên
đến vô sản công trường thủ công và giai cấp vô sản hiện đại. Vào thế kỷ
XIV – XV quan hệ sản xuất TBCN bắt đầu hình thành ở một số nước châu
Âu. Quá trình tích lũy ngun thủy TBCN diễn ra làm xuất hiện lao động
làm thuê TBCN. Lớp người lao dộng này từng bước bị tước đoạt hết tư liệu
sản xuất, tư liệu sinh hoạt chủ yếu, trở thành người tự do bán sức lao động
để kiếm sống. Đó chính là những người vô sản đầu tiên. Từ cuối thế kỷ XVI


đến thế kỷ XVIII, cùng với sự ra đời và phát triển kiểu tổ chức sản xuất công
trường thủ công TBCN, giai cấp vơ sản cơng trường thủ cơng hình thành.
Song, phần lớn họ cịn mang tư tưởng, tâm lí của người sản xuất nhỏ, chưa
bị cột chặt vào guồng máy sản xuất TBCN. Cho nên, giai cấp vô sản công
trường thủ công chua trở thành một lực lượng ổn định, độc lập trong xã hội.
Cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, tạo
ra bước nhảy vọt trong đời sống kinh tế, chính trị - xã hội. Nó thúc đẩy
phương thức sản xuất TBCN phát triển rất mạnh mẽ, đánh dấu bước chuyển
căn bản của CNTB sang giai đoạn đại công xưởng và giai cấp vô sản hiện
đại ra đời. Giai cấp vô sản nhanh chống trở thành một lực lượng xã hội to
lớn. Chính vì vậy, có thể nói sự ra đời của GCCN gắn liền với nền sản xuất
đại công nghiệp đã thay thế về cơ bản nền sản xuất thủ công. Ăng ghen khi
nghiên cứu giai cấp vô sản đã nhận xét: “Đại công nghiệp kéo người công
nhân công trường thủ công ra khỏi những điều kiện gia trưởng của họ, họ
2


mất hết tài sản cuối cùng của họ và chỉ khi đó họ mới trở thành người vơ
sản..., giai cấp vô sản là do cuộc cách mạng công nghiệp sinh ra”.
Dưới chế độ TBCN, GCCN là giai cấp khơng có tư liệu sản xuất phải
bán sức lao động cho nhà tư bản để kiếm sống. Họ là người chủ yếu làm ra
của cải cho xã hội, nhưng lại phải sống trong cảnh nghèo khó. Trong sản
xuất họ là giai cấp phụ thuộc và trong phân phối họ là người bị bóc lột dưới
hình thức bóc lột giá trị thặng dư. Là sản phẩm của nền sản xuất đại công
nghiệp và được nền đại công nghiệp rèn luyện. Giai cấp công nhân có tính tổ
chức kỉ luật cao và có điều kiện thuận lợi tập hợp lực lượng kiên quyết đấu
tranh chống lại sự áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản, có khả năng đồn kết
quần chúng lao động đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản.
II. Đấu tranh từ tự phát lên tự giác là quy luật vận động phát
triển của phong trào cộng sản công nhân quốc tế:

2.1. Đấu tranh tự phát của phong trào cộng sản công nhân quốc
tế:
Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản diễn ra
ngay từ khi nó mới ra đời. Cuộc đấu tranh đó phát triển từ thấp đến cao, từ
đấu tranh kinh tế đến đấu tranh chính trị, từ đấu tranh tự phát đến đấu tranh
tự giác. Thật vậy, từ cuối thế kỷ XVIII đến những năm 40 của thế kỷ XIX,
những cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân diễn ra sôi nổi và ngày càng
mang tính quần chúng rộng rãi. Từ những yêu sách kinh tế thuần túy, cuộc
đấu tranh của giai cấp công nhân đã bắt đầu hướng tới mục tiêu chính trị rõ
nét. Liên tiếp trong các năm 1831-1834, công nhân dệt thành phố
Lyon(Pháp) tiến hành hai cuộc khởi nghĩa chống lại giới chủ tư bản. Nếu
năm 1831 họ giương lên lá cờ đen với dịng chữ “ sống có việc làm hay chết
trong đấu tranh”, thì năm 1834 lá cờ đỏ mà họ giương cao với khẩu hiệu
chính trị “ nền cộng hịa hay là chết”. Năm 1844, cơng nhân thành phố dệt
3


Xiledi (Phổ) vùng lên đấu tranh tiến hành đập phá máy móc, đốt kho tàng,
nhà xưởng của nhiều chủ tư bản. Ở Anh, phong trào Hiến chương diễn ra
suốt từ 1835-1850 đòi cải cách chế độ tiễn cử và dân sinh. Đây là phong trào
mang tính chính trị đầu tiên của giai cấp công nhân Anh trực tiếp tiến công
vào chính quyền của giai cấp tư sản.
Mặc dù, những cuộc đấu tranh trên đều thất bại, song chúng đánh dấu
bước chuyển biến rất quan trọng của giai cấp công nhân từ chổ lệ thuộc vào
giai cấp tư sản đến chỗ độc lập về chính trị và đối lập với giai cấp tư sản; từ
chỗ chỉ biết đấu tranh kinh tế đến chỗ sử dụng đấu tranh chính trị; từ chỗ đấu
tranh rời rạc, lẻ tẻ đến chỗ hành động có tổ chức khá thống nhất trên phạm vi
rộng lớn. Giai cấp cơng nhân đã bước lên vũ đài chính trị như một lực
lượng độc lập với những yêu sách của riêng mình. Hơn nữa, giai cấp cơng
nhân tự thể hiện là giai cấp có tính tổ chức nhất, có tinh thần cách mạng triệt

để nhất trong số các giai tầng bị tư bản áp bức.
Tuy nhiên, xét trên mọi phương diện, những cuộc đấu tranh độc lập
đầu tiên của giai cấp công nhân đến nữa đầu thế kỷ XIX vẫn mang nặng tính
tự phát, nghĩa là về cơ bản vẫn mang tính bản năng, hướng tới mục tiêu ngắn
hạn trước mắt là chủ yếu như: đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều
kiện sống và làm việc, phản đối tình trạng lương thực, thực phẩm đắt đỏ,
chống chế độ cúp phạt v.v… Những yêu sách chính trị tuy được nêu ra
nhưng còn mờ nhạc so với kinh tế. Về đối tượng đấu tranh, lúc đầu là máy
móc, kho tàng, nhà xưởng của nhà tư bản, phản đối các nhà tư bản áp dụng
tiến bộ khoa học vào sản xuất… về sau giai cấp công nhân bắt đầu chuyển
hướng đấu tranh vào nhà tư bản, nhưng là cá nhân từng nhà tư bản chưa phải
toàn bộ giai cấp tư sản. Về quy mô và lực lượng tham gia đấu trang cịn lẻ
tẻ, chưa có sự liên kết cơng nhân ở các địa phương các ngành: chưa xác lập
được mối liên hệ giữa công nhân với nông dân và các tầng lớp lao động
4


khác. Mặt khác xét về lực lượng lãnh đạo, do cuộc đấu tranh của giai cấp
công nhân ngày một phát triển đã đòi hỏi và làm xuất hiện những tổ chức
cơng nhân, góp phần quan trọng vào việc tăng cường tính tổ chức và đồn
kết lực lượng giai cấp cơng nhân. Song, do chưa có các chính đảng độc lập
của giai cấp công nhân nên phong trào công nhân trên thực tế chưa vượt
khỏi giới hạn tự phát của chủ nghĩa cơng đồn.
Tính tự phát trong phong trào cơng nhân thời kỳ khởi đầu được quy
định trước hết và chủ yếu là bởi trình độ nhận thức và ý thức giai cấp của
giiai cấp cơng nhân cịn hạn chế. Họ chưa nhận rõ bản chất bóc lột của giai
cấp tư sản, chưa phân biệt được máy móc với việc sử dụng máy múc1theo
kiểu TBCN, đặc biệt họ chưa thấy được sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình.
Mặc dù vậy, những cuộc đấu tranh quy mô lớn đầu tiên đã giáo dục, rèn
luyện giai cấp công nhân nâng cao tinh thần giỏc1 ngộ giai cấp, rèn luyện ý

chí và phương pháp đấu tranh là cơ sở để họ nhận rõ sức mạnh đồn kết của
giai cấp mình trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản và chế độ TBCN.
2.2. Đấu tranh tự giác của phong trào cộng sản công nhân quốc
tế:
Kinh nghiệm lịch sử của những cuộc đấu tranh độc lập đầu tiên đã chỉ
cho giai cấp công nhân thấy rằng để giành thắng lợi trước giai cấp tư sản thì
tất yếu phải tiến hành đấu tranh với trình độ cao hơn trên cơ sở nhận thức
một cách đầy đủ, đúng đắn về đối tượng, mục tiêu, lực lượng đấu tranh, phải
sáng tạo ra những hình thức đấu tranh mới thích hợp. Nghĩa là giai cấp cơng
nhân phải đoạn tuyệt với các cuộc đấu tranh mang tính tự phát để chuyển
sang các cuộc đấu ngày càng mang tính tự giác. Thực tế vận động của phong
trào công nhân cũng chỉ ra rằng để chuyển từ trình độ đấu tranh tự phát lên
tự giác phong trào cần hội tụ và chín muồi những điều kiện có ý nghĩa tiên
quyết là:
5


Thứ nhất, phong trào cơng nhân phải có học thuyết cách mạng, hệ tư
tưởng chính trị và lí luận khoa học soi sáng, dẫn đường. Chỉ trên cơ sở đó,
phong trào mới được trang bị thế giới quan duy vật và phép biện chứng duy
vật – công cụ để nhận biết sự vận động của thế giới và cải tạo thế giới; đồng
thời nhận thức đúng đắn về sứ mệnh lịch sử tồn thế giới của giai cấp cơng
nhân trong sự nghiệp giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội.
Thứ hai, giai cấp cơng nhân phải có chính đảng tiên phong được tổ
chức chặt chẽ, bao gồm những người triệt để cách mạng nhất, giác ngộ nhất
của giai cấp cơng nhân, đại biểu cho lợi ích căn bản của giai cấp cơng nhân.
Đảng tiên phong được trang bị lí luận khoa học đóng vai trị là người tổ
chức, định hướng chính trị và giáo dục, động viên tập hợp quần chúng hành
động cách mạng một cách tự giác.
Thứ ba, phong trào cơng nhân dưới sự lãnh đạo của chính đảng tiên

phong phải vạch ra được cương lĩnh chính trị đúng đắn phù hợp với hoàn
cảnh lịch sử cụ thể. Đây là đường lối chiến lược, sách lược chỉ đạo cuộc đấu
tranh trong từng giai đoạn cách mạng của giai cấp công nhân.
Đến những năm 40 của thế kỉ XIX, sự trưởng thành của phong trào
công nhân đã đặt ra địi hỏi bức bách cần có lí luận khoa học – cách mạng
dẫn đường. Chủ nghĩa Mác ra đời đã đáp ứng được địi hỏi ấy. Với trí tuệ
thiên tài và lập trường cách mạng kiên định, triệt để của mình, Mác và Ăng
ghen đã chắt lọc và kế thừa những tư tưởng tiến bộ của triết học cổ điển
Đức, kinh tế chính trị học Anh, chủ nghĩa xã hội Pháp và những thành tựu
rực rỡ trong khoa học tự nhiên để làm cuộc cách mạng vĩ đại trong khoa học
xã hội – sáng tạo ra chủ nghĩa xã hội khoa học – học thuyết cách mạng và
khoa học của giai cấp công nhân. Lần đầu tiên trong lịch sử, mác và Ăng
ghen nhận ra rằng, chính trong q trình đấu tranh giải phóng mình, giai cấp
cơng nhân đồng thời giải phóng cho tồn nhân loại.
6


Tháng 2 năm 1848 Mác và Ăng ghen viết “ tun ngơn của Đảng
Cộng Sản”, đây là tác phẩm lí luận hồn chỉnh, đánh dấu sự chín muồi ra đời
của chủ nghĩa Mác. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản đồng thời cũng trở
thành bản cương lĩnh chính trị đầu tiên của giai cấp cơng nhân. Nó chỉ ra
nhiệm vụ chiến lược cơ bản của giai cấp công nhân : khẳng định sự nghiệp
giải phóng giai cấp cơng nhân là sự nghiệp tự giải phóng của bản thân giai
cấp cơng nhân. Sự nghiệp đó chỉ có thể thực hiện được với điều kiện vô sản
tất cả các nước liên hiệp lại. Tun ngơn chỉ rõ trong cuộc đấu tranh tự giải
phóng, giai cấp cơng nhân phải lập ra chính đảng độc lập của mình và sử
dụng con đường cách mạng bạo lực v.v…
Tham gia trực tiếp vào phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân.
Mác và Ăng ghen nhận thức sâu sắc rằng phong trào cũng địi hỏi phải có
sự lãnh đạo thống nhất. Bởi vậy Mác và Ăng ghen đã xúc tiến việc cải tổ

Đồng minh những người chính nghĩa thành Đồng minh những người cộng
sản (11/1847). Đây là tổ chức công nhân quốc tế đầu tiên lấy chủ nghĩa Mác
làm ngọn cờ tư tưởng; xác định mục đích hoạt động là lật đổ giai cấp tư sản,
xóa bỏ xã hội tư bản, giành chính quyền về tai giai cấp vô sản, xây dựng xã
hội mới trên cơ sở cộng đồng tài sản, khơng có tư hữu về tư liệu sản xuất
v.v… Hoạt động của Đồng minh đã mở ra quá trình kết hợp chủ nghĩa Mác
với phong trào cơng nhân, thúc đẩy sự phát triển tính tự giác của cuộc đấu
tranh của giai cấp công nhân trong cao trào cách mạng 1848 – 1850 ở Châu
Âu.
Sau khi Đồng minh những người cộng sản tự giải tán (1852), trước
những bước phát triển mới của phong trào công nhân, năm 1864 dưới sự chỉ
đạo trực tiếp của Mác và Ăng ghen, Hội liên hiệp công nhân quốc tế ( Quốc
tế I)- tổ chức chính trị quốc tế đầu tiên của giai cấp cơng nhân ra đời. Quốc
tế I đã có những đóng góp lịch sử trong việc bảo vệ, truyền bá chủ nghĩa
7


Mác vào phong trào công nhân, đấu tranh kiên quyết chống lại các trào lưu
tư tưởng đối lập và cơ hợi chủ nghĩa, hướng cuộc đấu tranh của giai cấp
công nhân vào những mục tiêu chính trị quan trọng. Trong bối cảnh quan
trọng đó, năm 1871 giai cấp cơng nhân Pháp với tinh thần cách mạng tấn
công đã nổi dậy khởi nghĩa thiết lập Công xã Pari. Tuy chỉ tồn tại trong 72
ngày đêm nhưng Công xã Pari đã ghi một mốc son chói lọi trên lộ trình tự
giải phóng của giai cấp cơng nhân, khai sinh một hình thức nhà nước kiểu
mới – nhà nước chun chính vơ sản đầu tiên trong lịch sử.
Như vậy, từ khi chủ nghĩa Mác ra đời và sự xuất hiện của các tổ chức
quốc tế của giai cấp công nhân là Đồng minh những người Cộng sản và
Quốc tế I, phong trào đấu tranh của giai cấp cơng nhân đã có thêm những
tiền đề cần thiết cho bước chuyển biến về chất phát triển lên trình độ tự giác.
Tuy nhiên, nhìn tồn cục, phong trào công nhân trước cách mạng XHCN

tháng Mười Nga năm 1917, cho dù ngày có thêm những biểu hiện của nhân
tố tự giác, song về cơ bản vẫn mang tính tự phát. Phong trào đấu tranh của
giai cấp cơng nhân chưa đi đến thắng lợi hoàn toàn và triệt để bởi thiếu vắng
sự lãnh đạo đúng đắn của một chính đảng cách mạng mác xít chân chính.
Cách mạng XHCN tháng Mười Nga với tính chất và mục tiêu của nó
đã trở thành cuộc cách mạng xã hội điển hình thể hiện tính chất tự giác triệt
để của giai cấp công nhân Nga. Lần đầu tiên, dưới sự lãnh đạo của chính
đảng cách mạng – Đảng Bơn-sê-vich đứng đầu là Lênin, giai cấp công nhân
trong liên minh với nông dân và quần chúng lao động bị áp bức đã đứng lên
đập tan ách thống trị của tư bản và địa chủ, giành lấy chính quyền, bắt tay
vào xây dựng xã hội mới – xã hội XHCN. Cách mạng tháng Mười thực hiện
sứ mệnh giải phóng giai cấp cơng nhân và quần chúng lao động đưa họ từ
thân phận người nô lệ làm thuê lên địa vị người chủ chân chính của xã hội,
đưa lại hịa bình và tình hữu nghị cho các dân tộc, bình đẳng và cơng bằng
8


xã hội cho mọi người. Với tầm vốc lớn lao ấy, Cách mạng tháng Mười đã
đặt cột móc vĩ đại mở đầu thời đại mới – thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản
lên chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga là bằng
chứng sống động chứng minh trên thực tế rằng sự vận động phát triển của
phong trào công nhân từ tự phát lên tự giác là quy luật khách quan. Đồng
thời, cuộc cách mạng ấy cũng chứng tỏ phong trào đấu tranh của giai cấp
cơng nhân chỉ có thể mang tính tự giác khi nó được soi sáng bởi học thuyết
cách mạng, hệ tư tưởng chính trị và lý luận khoa học, khi nó được lãnh đạo
bởi chính đảng tiên phong chân chính, có đường lối, cương lĩnh cách mạng
đúng đắn và phù hợp.
Đấu tranh tự phát và tựu giác là hai cấp độ đấu tranh của phong trào
cơng nhân có mối quan hệ biện chứng, chuyển hóa lẫn nhau và ln xen kẽ
nhau, phản ánh trình độ phát triển nhận thức của giai cấp công nhân. Vậy

nên, ngay cả khi đã giành được chính quyền, nếu trình độ nhận thức nhất là
nhận thức lý luận của giai cấp cơng nhân và chính đảng của nó khơng được
nâng cao và cập nhật, rơi vào trì trê hoặc chủ quan, duy ý chí hoặc xa rời
những nguyên lý nền tảng của CNXH khoa học thì cuộc đấu tranh bảo vệ,
củng cố các thành quả cách mạng đã giành được cũng như xây dựng CNXH
cũng có thể quay về tự phát. Sự nghiệp cách mạng của giai cấp cơng nhân
chỉ có thể thành cơng khi giai cấp công nhân nhận thức đầy đủ, đúng đắn các
quy luật khách quan, điều đó cũng có nghĩa là hành động cách mạng của họ
phải mang tính tự giác.
Trong khúc quanh đầy thử thách của phong trào cộng sản công nhân
quốc tế cuối thập niên 80 – đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, khơng ít các
đảng cộng sản và cơng nhân trong đó có những đảng cộng sản có bề dày
truyền thống cách mạng oanh liệt, từng trở thành trụ cột của hệ thống
XHCN, của phong trào cách mạng thế giới nhưng đã phạm phải những sai
9


lầm nghiêm trọng về nguyên tắc, về đường lối chiến lược cũng như sách
lược. Khơng tính đến một cách đầy đủ các quy luật khách quan nên hành
động trên thực tế vẫn mang tính tự phát, từng bước trượt sang lập trường cơ
hội chủ nghĩa, thậm chí phản bội lại lợi ích của giai cấp cơng nhân và
CNXH. Chính trên cách tiếp cận này, có thể lý giải một phần vì sao chế độ
XHCN ở Đơng Âu và Liên Xơ sụp đổ.
Biến cố chính trị từ sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Đông Âu và Liên
Xô đã đẩy phong trào cộng sản quốc tế rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm
trọng nhất, CNXH tạm thời lâm vào thoái trào. Tuy nhiên, nhờ những nổ lực
của các Đảng cộng sản và công nhân trên thế giới trong suốt hơn mười năm
qua, phong trào đã từng bước hồi phục, có những chuyển động tích cực,
chứng tỏ sức sống mảnh liệt của phong trào hiện thực được dung dưỡng
không chỉ bằng lý tưởng – niềm tin khoa học mà còn bằng cả một cơ sở giai

cấp – xã hội sâu rộng. Phong trào cộng sản quốc tế vẫn là đội ngũ đi tiên
phong của thời đại ngày nay – thời đại được khai vạch từ cuộc cách mạng
tháng Mười vĩ đại.
III. Ý nghĩa của quy luật đấu tranh từ tự phát lên tự giác của
phong trào cộng sản công nhân quốc tế hiện nay:
Nhìn khái quát, cho đến nay, mặc dù cịn phải đối mặt với khơng ít
những khó khăn thách thức, song các ĐCS cầm quyền đã vượt qua được
những thử thách khắc nghiệt nhất bắt nguồn từ sự đỗ vỡ của hệ thống XHCN
thế giới, tiếp tục kiên định con đường đi lên CNXH. Còn các ĐCS chưa cầm
quyền từng bước hồi phục trụ lại và có những điều chỉnh rõ nét về chiến
lược, sách lược đấu tranh trong tình hình mới bằng nhiều hình thức. Trong
bối cảnh quốc tế sau chiến tranh lạnh, cuộc cách mạng khoa học công nghệ
hiện đại phát triển rất mạnh mẽ đã đưa sự phát triển biến đổi theo chiều sâu
các lĩnh vực đời sông xã hội. Sự phát triền và biến đổi ấy là xu thế khách
10


quan. Tác động của cuộc cách mạng khoa học và cơng nghê đến đời sống
nhân loại rất sâu sắc, nó diễn ra dưới hình thức là kết quả tổng hợp của nhiều
thành tựu và tri thức liên ngành, xâm nhập mạnh mẽ vào phân công lao
động, quản lý sản xuất, cơ cấu sản xuất, cơ cấu giai cấp – xã hội v.v… Q
trình này khơng chỉ đã là vấn đề của thế kỷ XX, nó sẽ cịn chi phối các quan
hệ xã hội, đời sống tinh thần, tư tưởng, trình độ phát triển của con người
trong thế kỷ XXI. Tiến bộ của khoa học công nghệ bên cạnh những thành
quả cơ bản như làm tăng năng suất lao động lên gấp bội và làm cho tính chất
xã hội hóa,trình độ phân công lao động và lực lượng sản xuất xã hội tăng
lên, thì nó cịn đưa tới một hệ quả xã hội quan trọng mang tính tất yếu, đó là
việc trí thức hóa người lao động, gián tiếp hóa loại hình lao động trực tiếp;
trung lưu hóa về mức sống ở một bộ phận không nhỏ đội ngủ công nhân, lao
động. Tình hình đó buộc các Đảng cộng sản và công nhân phải kịp thời điều

chỉnh đường lối chiến lược cũng như sách lược thích hợp nhằm củng cố cơ
sở giai cấp – xã hội, tập hợp lực lượng thay đổi phương thức lãnh đạo… trên
cơ sở nhận thức đúng đắn xu thế phát triển của thế giới và tình hình mỗi
nước. Đây là một trong những yêu cầu cấp bách đặt ra trước các Đảng cộng
sản và công nhân nhằm tăng cường tính tự giác của phong trào cơng nhân
hiện nay.
Giai cấp công nhân Việt Nam tuy ra đời muộn, nhưng vừa lớn lên đã
tiếp thu ánh sáng khoa học của chủ nghĩa Mác – Lê nin là hệ tư tưởng của
giai cấp công nhân quốc tế, nên nhanh chống trở thành lực lượng chính trị tự
giác và thống nhất, giai cấp công nhân nước ta lại xuất thân từ nơng dân lao
động bị bần cùng hóa nên có quan hê khăn khít với nơng dân. Do đó xác lập
được vai trị lãnh đạo của giai cấp cơng nhân thành lập nên chính Đảng là
Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động
đấu tranh chống ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân. Dưới sự lãnh
11


đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam – được trang bị chủ nghĩa Mác – Lê nin,
đề ra đường lối, chiến lược đấu tranh hợp lí đưa giai cấp cơng nhân giành hết
thắng lợi này đến thắng lợi khác, giành độc lập cho dân tộc và tiến hành xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam góp phần quan trọng vào phong trào cộng
sản công nhân quốc tế.

12


C- PHẦN KẾT LUẬN
*****
Phong trào công nhân luôn luôn tồn tại hai xu hướng: đoàn kết thống
nhất và chia rẽ nội bộ. Nếu cịn giai cấp tư sản thì đồn kết đấu tranh của

giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản còn phát triển. Theo sự phát triển
khách quan của lịch sử thì xu hướng đồn kết thống nhất đấu tranh từ tự phát
lên tự giác là chủ đạo nhưng xu hướng ấy không diễn ra một cách dễ dàng.
Nó chỉ là kết quả khơng mệt mỏi của giai cấp cơng nhân trên lĩnh vực tư
tưởng chính trị và tổ chức dưới sự lãnh đạo của đảng macxit leninnit trung
thành với sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Phong trào cộng sản công nhân quốc tế sẽ tiếp tục vận động thơng qua
những bước đi, hình thức, cơ chế phong phú, linh hoạt từ hồn thiện mơ hình
CNXH, con đường đấu tranh cách mạng chiến lược và sách lược… đến tập
hợp lục lượng, liên minh giai cấp, phối hợp hành động để tiến tới mục tiêu
chiến lược của mình. Bởi vậy, việc nâng cao trình độ nhận thức thơng qua
tổng kết thực tiễn thường xun sẽ góp phần nâng cao tính tự giác trong
hành động cách mạng của mỗi Đảng cộng sản và cơng nhân cũng như của
tồn bộ phong trào trong q trình hiện thực hóa sứ mệnh lịch sử tồn thế
giới của giai cấp cơng nhân.

13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
**********

1.

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của phong trào
cộng sản công nhân quốc tế hiện nay. NXB Thống
Kê. Hà Nội - 2002

2.


Giáo trình lịch sử phong trào cộng sản cơng nhân
quốc tế. NXB lý luận chính trị, Hà Nội – 2005

3.

Đề cương bài giảng lịch sử phong trào cộng sản và
công nhân quốc tế, Hà Nội 1999.

14


MỤC LỤC
*****

Trang
A - PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................1
B -PHẦN NỘI DUNG.....................................................................................2
I. Nguồn gốc và sự phát triển của
giai cấp công nhân.................................................................2
II. Đấu tranh từ phát lên tự giác
là quy luật vận động và phát triển
của phong trào cộng sản công nhân quốc tế......................3
2.1.Đấu tranh tự phát của phong trào cộng sản công nhân
quốc tế..........................................................................................3
2.2. Đấu tranh tự giác của phong trào cộng sản công nhân
quốc tế..........................................................................................5
III. Ý nghĩa của quy luật đấu tranh từ phát
lên tự giác của phong trào cộng sản
công nhân quốc tế hiện nay......................................................10


C - PHẦN KẾT LUẬN..................................................................................13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................

15



×