Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

QUÁ TRÌNH TỪ TỰ PHÁT ĐẾN TỰ GIÁC CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM 1919 - 1930 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130 KB, 6 trang )

QUÁ TRÌNH TỪ TỰ PHÁT ĐẾN TỰ
GIÁC CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
VIỆT NAM 1919 - 1930



1. Nguyên nhân:

+ Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời ngay từ khi thực dân Pháp thực
hiện chương trình khai thác thuộc địa. Từ sau CTTG I, giai cấp công
nhân Việt Nam đã phát triển nhanh về số lượng.

+ Bị áp bức về giai cấp và áp bức về dân tộc, nên đời sống vật chất tinh
thần của giai cấp công nhân Việt Nam hết sức thấp kém và khổ cực nên
đã đấu tranh.

2. Quá trình phát triển của phong trào công nhân Việt Nam:

a. Từ 1919 đến 1925

+ Có 25 vụ đấy tranh riêng rẽ và có quy mô tương đối lớn, nhưng mục
tiêu đấu tranh còn nặng về kinh tế, chưa có sự phối hợp giữa các nơi,
mới chỉ là một trong các lực lượng tham gia phong trào dân tộc, dân chủ,
cuộc đấu tranh còn mang tính chất tự phát.

+ Mở đầu là cuộc bãi công của thuỷ thủ Hải Phòng, Sài Gòn đòi phụ cấp
đắt đỏ.

+ Năm 1920, công nhân Sài Gòn, Chợ Lớn đã thành lập Công hội (bí
mật) do Tôn đức Thắng đứng đầu.


+ Năm 1921, một số công nhân, thuỷ thủ Việt Nam làm việc trên các tàu
của Pháp gia nhập Liên đoàn công nhân tàu biển Viễn Đông.

+ Năm 1922, công nhân viên chức Bắc Kỳ đòi chủ phải cho nghỉ ngày
chủ nhật có trả lương. Cùng năm đó, còn có cuộc bãi công của công
nhân thợ Nhuộm ở Chợ Lớn đòi tăng lương.

+ Từ năm 1924, nhiều cuộc bãi công của thợ nhà máy đèn, xát gạo,
rượu, dệt ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương nổ ra.

+ Đặc biệt vào năm 1925, cuộc bãi công của thợ máy sửa chữa tàu thuỷ
của xưởng Ba Son (Sài Gòn) đã ngăn không cho tàu Pháp đưa lính sang
tham gia đàn áp cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Trung Quốc và
các thuộc địa Pháp ở Châu Phi. Sự kiện đó, đánh dấu bước tiến mới của
phong trào công nhân Việt Nam, giai cấp công nhân nước ta từ đây bước
đầu đi vào đấu tranh tự giác. Qua cuộc bãi công này thấy rõ tư tưởng
cách mạng tháng mười Nga 1917 đã thâm nhập vào công nhân Việt Nam
đã biến thành hành động của giai cấp công nhân Việt Nam.

Nhận xét: Phong trào công nhân thời kỳ 1912 - 1925 diễn ra còn lẻ tẻ tự
phát song ý thức giai cấp đã phát triển lên rõ rệt. Phong trào công nhân
chưa có sự phối hợp giữa công nhân các ngành và địa phương, mục tiêu
đấu tranh chủ yếu vẫn là đòi quyền lợi kinh tế hàng ngày. Nhìn chung,
phong trào công nhân giai đoạn này còn mang tính tự phát.

b. Từ 1926 - 1929

Hoàn cảnh

Trên thế giới, cách mạng dân tộc, dân chủ ở Trung Quốc phát triển mạnh

mẽ với những bài học kinh nghiệm về sự thất bại của Công xã Quảng
Châu 1927. Đại hội V của Quốc tế cộng sản với những nghị quyết quan
trọng về phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa.

Trong nước, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Tân Việt đã đẩy
mạnh hoạt động trong phong trào công nhân (mở lớp huấn luyện cán
bộ), ra báo "Thanh niên", Nguyễn ái Quốc viết cuốn "Đường cách
mệnh", phong trào "Vô sản hoá"

Phong trào đấu tranh:

+ Trong hai năm 1926 - 1927, ở nước ta đã liên tiếp nổ ra nhiều cuộc bãi
công của công nhân, học sinh học nghề. Lớn nhất là cuộc bãi công của
1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định, của 500 công nhân đồn điền
cao su Cam Tiêm, tiếp đến là bãi công của công nhân đồn điền cà phê
Rayna, đồn điền cao su Phú Riềng.

+ Trong hai năm 1928 - 1929, có khoảng 40 cuộc bãi công của công
nhân nổ ra từ Bắc chí Nam.

Tiêu biểu là:

+ Năm 1928, bãi công của công nhân nổ ra ở mỏ than Mạo Khê, nhà
máy nước đá La - ruy (Sài Gòn), đồn điền Lộc Ninh, nhà máy cưa Bến
Thuỷ, nhà máy xi măng Hải Phòng, đồn điền cao su Cam Tiêm, nhà máy
Tơ Nam Định

+ Năm 1929, bãi công của công nhân nổ ra ở nhà máy chai Hải Phòng,
nhà máy xe lửa Trường Thi (Vinh), nhà máy AVIA (Hà Nội), nhà máy
điện Nam Định, dệt Nam Định, đồn điền cao su Phú Riềng v.v:


Nhận xét:

Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân trong thời gian này nổ ra
liên tục, rộng khắp. Nhiều nhà máy, xí nghiệp thành lập được công hội
đỏ. Đặc biệt công nhân Nam Kỳ đã bắt đầu liên lạc với Tổng liên đoàn
lao động Pháp.

Các cuộc đấu tranh đã có sự phối hợp và có sự lãnh đạo khá chặt chẽ,
khẩu hiệu đấu tranh được nâng lên dần: đòi tăng lương, thực hiện chế độ
ngày làm 8 giờ, phản đối đánh đập Phong trào đấu tranh với nhiều hình
thức , ngoài mục tiêu kinh tế phong trào thời kỳ này mang hình thức đấu
tranh chính trị, mang tính tự giác.

c. Sự ra đời của các tổ chức chính trị

Phong trào công nhân ngày càng lên cao đòi hỏi tổ chức lãnh đạo cũng
phải cao hơn mới đáp ứng được yêu cầu của cách mạng. Vì vậy, dẫn đến
sự tan vỡ của tổ chức Thanh Niên và Tân Việt, xuất hiện ba tổ chức
cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929), An Nam Cộng sản
Đảng (7/1929) và Đông Dương Cộng sản liên đoàn (9/1929). Đến ngày
3/02/1930 ba tổ chức đó được thống nhất lại thành Đảng Cộng sản Việt
Nam. Sự kiện đó đánh dấu phong trào công nhân đã hoàn toàn phát triển
tự giác.

×