Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Phát triển dòng phim lịch sử việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
o0o
TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ MARKETING:
CHIẾN LƯỢC MARKETING PHÁT TRIỂN
DÒNG PHIM LỊCH SỬ VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Tuấn Anh
Sinh viên thực hiện : Nhóm THE SUN
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
HÀ NỘI - 2012
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghệ thuật thứ 7 ra đời đã chi phối và ảnh hưởng đến đời sống xã hội bởi tác phẩm
điện ảnh là bức tranh thu nhỏ chứa đựng trong đó hình ảnh về lịch sử, văn hóa và đời
sống của mỗi quốc gia. Nền điện ảnh Việt Nam những năm gần đây đã có những bước
tiến vượt bậc. Nhiều bộ phim không chỉ được biết đến rộng rãi trong nước mà còn được
phát sóng tại một số quốc gia trên thế giới. Đặc biệt hơn có những bộ phim đã được chọn
để tham dự các Liên hoan phim quốc tế. Tuy có nhiều khởi sắc nhưng Điện ảnh Việt Nam
vẫn còn trống những bộ phim về đề tài lịch sử.
Việc phát triển thị trường phim lịch sử, cổ trang không chỉ để quảng bá thương
hiệu quốc gia, mà nó còn là kênh truyền bá lịch sử hữu hiệu nhất đến mọi tầng lớp người
dân. Bên cạnh đó là một cách gián tiếp giới thiệu lịch sử Việt Nam với Thế giới. Đây
không phải là một sáng kiến mới lạ vì nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng điện ảnh
như một công cụ hữu hiệu để quảng bá về hình ảnh đất nước, con người cũng như văn
hóa, lịch sử của đất nước mình. Và thực tế đã chứng minh sức ảnh hưởng của dòng phim
lịch sử tác động như thế nào đến hiểu biết lịch sử của con người. Sự bành trướng của
dòng phim lịch sử, cổ trang của Trung Quốc, Hàn Quốc đã khiến cho cả thế giới phải thán
phục. Nhờ có dòng phim này mà văn hóa, lịch sử của 2 quốc gia này trở nên “ thân thuộc”
trên thế giới.
Khi nàng Dae Jang Geum được phát sóng lần đầu tiên năm 2003, bộ phim đã tạo
nên một cơn “sốt” không chỉ tại Châu Á mà trên toàn thế giới – những nơi bộ phim được


phát sóng. Bộ phim đã tạo nên một kỷ lục về tỉ suất người xem với 57,1%
[1]
người xem
trong lần phát sóng đầu tiên tại Châu Á, Châu Âu, Châu Phi và Bắc Mỹ.
Sau khi bộ phim kết thúc, tổng số khách du lịch đến với Hàn Quốc cũng tăng mạnh
đến mức Chính phủ Hàn Quốc phải mở cửa trường quay bộ phim này để đón khách thăm
quan, bởi số lượng khách du lịch quốc tế đến Hàn Quốc yêu cầu được đến xem tân nơi
“nàng Dae Jang Geum” sống và làm việc ngày một nhiều hơn. Vậy là chỉ với 1 bộ phim,
Hàn Quốc đã không chỉ có thể quảng bá thương hiệu quốc gia, giới thiệu văn hóa của
mình ra thế giới, truyền bá lịch sử đất nước cho người dân trong nước cũng như bạn bè
quốc tế mà còn làm được một việc lớn khác đó là thu hút du lịch, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế đất nước.
Qua ví dụ trên có thể thấy nếu có những bộ phim lịch sử, cổ trang hay thì chúng ta
cùng một lúc thực hiện được nhiều việc, thu về nhiều điều lợi trực tiếp và gián tiếp từ bộ
phim đó.
2
Theo thống kê thì Việt Nam hiện nay có khoảng 50
[1]
hãng phim của nhà nước và
tư nhân đang hoạt động vậy nhưng kể cả những Hãng phim và Đài truyền hình thuộc hệ
thống Nhà nước cũng không mấy mặn mà với việc sản xuất một bộ phim lịch sử dân tộc
bởi còn nhiều những nguyên nhân ? Thật vậy, nếu nhìn vào nền điện ảnh Việt Nam mà
cụ thể là dòng phim lịch sử, cổ trang sẽ thấy số lượng phim này còn quá ít, chỉ đếm trên
đầu ngón tay.Điện ảnh là kênh công cụ hữu hiệu để truyền bá văn hóa, lịch sử cho mọi thế
hệ tuy nhiên người Việt hiện nay đang biết đến lịch sử của Trung Quốc, Hàn Quốc qua
phim ảnh nhiều hơn lịch sử nước nhà. Đặc biệt ở tầng lớp giới trẻ, thể hiện qua kết quả
của kỳ thi tốt nghiệp trung học môn lịch sử vài năm trở về đây đã minh chứng cho thấy
điều này.
"Lịch sử là hồn phách, là cái gốc hình thành con người, hiểu lịch sử để tự hào về
nguồn gốc của mình, khơi dậy tính tự tôn, niềm tự hào dân tộc". Nếu như những bài học

khô khan gói gọn trong trang sách mà được thay thế bằng những đoạn phim ngắn giới
thiệu về lịch sử làm công cụ trực quan sinh động qua các phương tiện giải trí, truyện
tranh, phim ảnh thì có lẽ sẽ cũng có nhiều người biết, thuộc và yêu lịch sử.
Số lượng sản xuất phim lịch sử, cổ trang của Việt Nam còn ít, đầu ra thị trường gặp
nhiều khó khăn do sức hấp dẫn, thị hiếu hiện tại. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và một phần
lời giải vì sao ?
3
LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam là một đất nước có rất nhiều câu chuyện lịch sử, bề dày lịch sử đấu tranh
của dân tộc. Trong giai đoạn hội nhập quốc tế chúng ta cần phải tăng cường quảng bá văn
hóa lịch sử với các nước trên thế giới. Thế giới cần phải hiểu Việt Nam hơn những gì
chúng ta đang thể hiện. Trên thực tế việc quảng bá văn hoá bằng phim ảnh nhanh và hiệu
quả hơn các hình thức khác. Nhưng thực tế cho thấy dòng phim lịch sử của chúng ta chưa
phát triển, gần đây xuất hiện một số dòng phim lịch sử nhưng còn manh nha và không
thật sự nổi bật, thậm chí là không được đón nhận.
Bên cạnh đó chúng ta đã quá quen với câu chuyện người Việt rành lịch sử, văn hóa
Trung Quốc hơn lịch sử, văn hóa nước nhà. Đó là điều dễ hiểu bởi suốt một thời gian dài,
chúng ta đã vô tình quảng bá, tuyên truyền không công cho quốc gia này với việc trình
chiếu một khối lượng phim Trung Quốc rất lớn. Bên cạnh đó sau khi điện ảnh Việt Nam
chiếu phim về nàng Dae Jang Geum đã kéo theo sự xâm nhập của hệ thống nhà hàng Hàn
Quốc tại Việt Nam.
Vậy là cả 2 khía cạnh lịch sử và văn hóa, điện ảnh Việt Nam bị lép vế ngay tại sân
nhà và vô hình chung chính điện ảnh nước ta đang tuyên truyền cho tinh thần dân tộc, văn
hóa và lịch sử của dân tộc khác, trong khi đó công cụ truyền thông về văn hóa, di sản và
lịch sử hữu hiệu nhất khi mà quá 2/3 người dân Việt Nam đều phụ thuộc thông tin từ
truyền hình thì lại bị bỏ trống. Muốn thay đổi điều này chẳng có cách nào khác là Việt
Nam cũng phải có một ngành sản xuất phim lịch sử xứng tầm, đáp ứng nhu cầu trong
nước để khỏa lấp thị trường bị bỏ ngỏ cho các phim lịch sử, cổ trang nước ngoài như thời
gian qua. Dựa vào nhu cầu thiết yếu đó nhóm chúng tôi đã quyết định đưa ra những chiến
lược marketing để phát triển dòng phim lịch sử Việt Nam. Bài tiểu luận của chúng tôi

gồm 3 phần:
Phần 1: Tổng quan về thị trường
Phần 2: Thực trạng kinh doanh và hiện trạng hoạt động Marketing
Phần 3: Chiến lược và sơ lược kế hoạch Marketing
4
PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC CỦA CÁC THÀNH VIÊN
Dương Thị Hoa - A15867
- Đặt vấn đề, lời mở đầu, chiến lược sản phẩm,
tổng hợp word, làm slide, thuyết trình.
Hà Thúy Quỳnh - A17587
- Thực trạng kinh doanh và hiện trạng hoạt động
marketing, chiến lược giá, thuyết trình, làm slide.
Tạ Thị Hằng - A13866
- Tổng quan về thị trường, phân đoạn thị trường,
chọn thị trường mục tiêu, định vị, chiến lược phân
phối
Nguyễn Thị Vân - A17126
- Mục tiêu kinh doanh, phân tích cạnh tranh, phân
tích cơ hội và thách thức, chiến lược xúc tiến
ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN
Họ và tên Đánh giá
Thang
điểm
• - Dương Thị Hoa
(nhóm trưởng)
Hoàn thành tốt công việc của nhóm trưởng
110%
• - Hà Thúy Quỳnh Có trách nhiệm trong công việc nhóm, hoàn thành tốt
phần việc của mình. Đóng góp tốt cho bài nhóm.
110%

• - Tạ Thị Hằng Nộp bài đúng thời hạn, kết quả làm việc nhóm chưa
được tốt, trách nhiệm chưa cao với phần công việc
của mình.
90%
• - Nguyễn Thị Vân Nộp bài đúng thời hạn, kết quả làm việc nhóm chưa
được tốt, trách nhiệm chưa cao với phần công việc
của mình.
90%
MỤC LỤC
5
WEB THAM KHẢO
[1]:
[2]:
[3]:
08637568.html
[4]:
am/132/4539560.epi
[5]:
[6]:
h%C3%A0nh-phim-l%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD
[7]:
[8]:
Viet/132/8960864.epi
[9]:
truyen-hinh-Viet-Nam/132/9144816.epi
6
[10]:
[11]:
Nam/40068381/181/
[12]:

[13]:
/>option=com_content&view=article&id=5926:thc-trng-va-gii-phap-y-mnh-hot-ng-phat-
hanh-ph-bin-phim-giai-on-2012-2015&catid=35:dien-anh&Itemid=34
[14]: />doc/132/2990624.epi
[15]: />[16]: />ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3j3oBBLczdTEwMLJ2dnA0_vIAtDXz9
3I3cDQ_2CbEdFAIOx64c!/?
WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/sogtvt/sogtvtsite/tintucsukien/dttuan/c
anuocco72kenhth
[17]: />u-phim-ngh-ch-l-t-nh-l-1.361076?mode=print
[18]: />CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG
I.1.1. Khái niệm:
Phim lịch sử Việt Nam là những bộ phim có nội dung xoay quanh các sự kiện đã
diễn ra thực tế hoặc hư cấu trong thời gian thuộc về quá khứ, xoay quanh các vấn đề
mang đậm yếu tố lịch sử hoặc các vấn đề về đời sống văn hóa thường ngày của dân tộc ta
thời kì trước đây.
Theo nhà biên kịch Lâm Tây Bình (Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Điện ảnh
Quảng Tây) thì có 3 thể loại (3 cách) phản ánh lịch sử. Loại thứ nhất là người thật việc
thật. Nghĩa là nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử như thế nào thì phản ánh như thế, không
được bịa ra.
[1]
Có nghĩa là phải trung thành tuyệt đối với lịch sử. Tuy vậy, sự thật lịch sử cũng
chỉ chiếm 70%, còn 30% để cho sáng tạo. Phim Khổng Tử được làm theo nguyên tắc
này. Đây là thể loại đòi hỏi tính nghệ thuật cao, tốn kém về kinh phí và có giá trị “để
đời”. Loại phim này Nhà nước phải đầu tư thì mới làm được. Vốn sản xuất của phim
7
Khổng Tử là 100 triệu tệ nhưng thu về được 230 triệu tệ. Phim Thành Cát Tư Hãn cũng
ở loại hình này.
Loại thứ hai là nửa thật nửa giả: Có nhân vật lịch sử thật nhưng sự kiện, sự việc có
thể hư cấu hoặc sự kiện có thật nhưng nhân vật hư cấu. Loại phim này chỉ có 30% là sự
thật có trong lịch sử, còn 70% là hư cấu và sáng tạo của nghệ sĩ. Loại phim này cốt

truyện quan trọng hơn sử liệu, đòi hỏi cốt truyện phải hay, phải có không khí lịch sử, đặc
điểm lịch sử của thời đó và cũng phải thỏa mãn người xem, ví dụ phim Quan Vân
Trường. Đây là thể loại kết hợp giữa nghệ thuật và thị trường.
Loại thứ ba là các sự kiện và nhân vật đều hư cấu: Ở loại hình này, các nhà làm
phim có thể thỏa sức tung hoành. Chỉ có một phần sự thật lịch sử, còn 9 phần là hư cấu.
Phim thần thoại, võ nghệ, viễn tưởng, phim kinh dị ma quái, phim gây cười… thuộc thể
loại này. Mọi sáng tạo đều phải theo “gu” phục vụ thị trường. Chủ yếu là không khí hài,
vui. Mượn cổ nói kim, mượn chuyện cổ để nói những chuyện mà người hiện tại quan
tâm, ca ngợi cái thiện, phê phán cái ác. Các nhà làm phim Trung Quốc đa phần thích lối
sáng tác này.
Điều quan trọng ở cả 3 loại hình phim lịch sử trên là vai trò của chỉ đạo nghệ thuật
- phải biết định vị được phương hướng nghệ thuật, xem bộ phim đó thuộc loại nào để
xử lý mối quan hệ giữa sự thực lịch sử và hư cấu. Dựa trên tư liệu lịch sử là chính hay
hư cấu là chính? Đề cao giá trị thị trường hay giá trị nghệ thuật? Và việc chọn đề tài
cũng rất quan trọng.
I.1.2. Tính năng và đặc điểm nổi trội:
- Mục đích của thể loại phim lịch sử Việt Nam là nhằm truyền bá lịch sử, văn hóa.
tư tưởng và thẩm mĩ của người Việt xưa tới khán giả.
Phim mang lại cho người xem những hiểu biết nhất định về quá khứ của dân tộc,
về những phong tục tập quán sinh sống, những nét văn hóa cổ của người Việt, về lịch sử
kháng chiến hào hùng của dân tộc chống giặc ngoại xâm từ thời vua Hùng cho đến thời
kháng chiến chống Pháp, Mĩ. Từ đó ít nhiều nhằm tôn vinh và ca ngợi con người Việt
Nam, dân tộc Việt Nam đồng thời quảng bá tới toàn thế giới về phong tục tập quán cũng
như lịch sử hào hùng của dân tộc.
- Nội dung những bộ phim dựa trên những yếu tố lịch sử thông qua các văn kiện
lịch sử do cha ông ghi chép lại nhằm tái hiện cho con cháu biết cuộc sống của cha ông ta
bao đời nay, cũng như hiểu về văn hóa lịch sử dân tộc.
8
- Phim mang tính hiện thực, ít yếu tố gây cười, xoáy sâu vào tính giáo dục, khiến
cho người xem có cảm giác khá nặng nề sau mỗi lần xem.

- Bối cảnh phim không hoành tráng, ít sử dụng công nghệ, nội dung khô khan dễ
gây nhàm chán cho người xem.
- Số lượng phim thể loại lịch sử so với các thể loại khác trên thị trường phim Việt
hiện giờ là khá ít ỏi và khan hiếm. Trên thị trường phim ảnh Việt Nam có thể coi là rất
hiếm hoi dòng phim lịch sử của Việt Nam
I.2. Môi trường kinh doanh (vĩ mô), cung cầu và tình hình cạnh tranh chung:
I.2.1. Môi trường vĩ mô:
Môi trường vĩ mô là môi trường bao gồm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, có
tác động tới môi trường vi mô và các quyết định của toàn doanh nghiệp. Ở đây, môi
trường vĩ mô chính là những yếu tố bên ngoài, tác động tới quá trình làm và sản xuất ra
phim nói chung và phim lịch sử Việt Nam nói riêng, bao gồm:
- Môi trường chính trị, luật pháp: yếu tố chính trị luật pháp ở một đất nước luôn là
một trong những yếu tố hàng đầu quyết định hướng đi của doanh nghiệp. Đối với khía
cạnh làm phim và nhất là những bộ phim có nội dung nói về lịch sử thì càng phải cực kì
chú ý. Bởi nó có tác động rất lớn tới suy nghĩ, lối sống và văn hóa của người dân. Phim có
thể hư cấu do thiếu thông tin, nhưng tuyệt đối không được phép hư cấu làm sai lệch nhận
thức của người dân về Đảng và chính trị nước ta, về tư tưởng yêu nước đoàn kết của cả
một dân tộc hay về hình ảnh những anh hùng cách mạng trong suốt các thời kì kháng
chiến của đất nước. Không được mang tư tưởng tuyên truyền phản động. Bên cạnh đó nhà
nước cũng khuyến khích phát triển dòng phim Việt Nam và đặc biệt là phim lịch sử. Đây
là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển dòng phim lịch sử.
Nhà nước đã ra những bộ luật quy định cũng như khuyến khích phát triển điện ảnh
Việt Nam, nhưng chế tài chưa đủ mạnh, chưa quan tâm đầy đủ nên phim lịch sử ở nước ta
vẫn chưa được phát triển.
- Môi trường văn hóa xã hội: yếu tố thứ hai có tác động không nhỏ tới sự sống còn
của những bộ phim đó là văn hóa nhận thức của người dân. Dân ta có lối sống trọng tình
cảm, để cao chữ hiếu, tình cảm gia đình, đề cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc,
… Nếu một bộ phim nào đó có những hình ảnh quá khích hay nội dung quá “chướng tai
gai mắt” chắc chắn sẽ không được người Việt Nam chấp nhận. Đồng thời Việt Nam có
những di sản: Ca trù, Nhã Nhạc, Quan Họ, Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO tôn

vinh là di sản văn hóa thế giới, một cánh cửa văn hóa đã được mở ra. Đời sống của cả 4
9
loại hình di sản kia cực kỳ thú vị, và có rất nhiều chất liệu hoàn toàn có thể khai thác để
đưa lên màn ảnh.
- Môi trường kinh tế: tình hình kinh tế đang trên đà khôi phục và phát triển, những
ảnh hưởng của đô thị hóa và cả toàn cầu hóa tăng lên do sự phát triển của kinh tế và kỹ
thuật. Và Việt Nam cũng đang có nhiều thích ứng trước sự biến đổi này vì thế nên việc
phát triển nền Công nghiệp điện ảnh là hết sức cần thiết đề giới thiệu cho bạn bè thế giới
biết về văn hóa Việt Nam, lịch sử Việt Nam. Đồng thời sự hội nhập cũng mang lại cho
chúng ta sự giúp đỡ của bạn bè năm châu.
- Môi trường công nghệ: nền kinh tế càng ngày càng phát triển với sự phát triển
vượt bậc của khoa học công nghệ cũng là điều kiện thuận lợi giúp cho việc làm ra một bộ
phim hay, hoành tráng, chất lượng cao cũng trở nên dễ dàng hơn. Nền công nghệ ảnh
hưởng rất lớn tới điều kiện cũng như nguồn nguyên liệu cần thiết để phát triển và xây
dựng một tác phẩm điện ảnh
- Môi trường tự nhiên, tài nguyên: Với một bộ phim việc lựa chọn cảnh quay một
cách phù hợp là điều rất quan trọng để tạo nên một bộ phim thành công, đồng thời cũng
nhằm quảng bá du lịch cho nước nhà. Nước ta có một môi trường tự nhiện thuận lợi, khí
hậu ôn hòa với 4 mùa thay đổi trong một năm là điều kiện thuận lợi để phát triển
I.2.2. Cung cầu và tình hình cạnh tranh chung:
Hiện nay, có thể thấy một cách dễ dàng thể loại phim lịch sử chưa được các nhà
làm phim ở Việt Nam chú ý. Nó bị thờ ơ và bỏ ngỏ từ rất lâu rồi. Trong khi hàng năm,
tràn lan trên truyền hình hay trên các rạp chiếu phim hầu hết đều là phim nước ngoài,
hoặc là phim Việt Nam nhưng đề tài toàn là về khía cạnh các vấn đề xã hội hiện đại, với
những chuyện yêu đương giận hờn ghen tuông của giới trẻ, đời sống kiếm tiền quay
cuồng hay những bộ phim chỉ nhắm đến tính giải trí giết thời gian tạm thời. Cung phim
lịch sử Việt Nam cực thiếu. Trong khi cầu phim lịch sử lại nhiều.
Không chỉ bây giờ mà thực trạng phim ngoại lấn át phim nội đã kéo dài nhiều năm
và trở thành bài toán nan giải tại các đài truyền hình. Nghiêm trọng nhất là 5 năm trở lại
trước, nếu thống kê từ Đài Truyền hình Việt Nam đến đài truyền hình các địa phương,

lượng phim Việt công chiếu trên truyền hình chỉ đếm trên đầu ngón tay, không quá 10%
tổng thời lượng phát sóng phim truyền hình. Phim nội hoàn toàn lép vế. Phim ngoại tràn
lan, gần như chiếm lĩnh sóng truyền hình, đặc biệt là phim Hàn Quốc và Trung Quốc.
Chính vì thế mới có tình trạng người Việt thuộc sử Trung Quốc hơn sử Việt. Giới trẻ đua
nhau chạy theo thẩm mỹ, văn hóa Hàn Quốc…
10
Trước thực trạng phim ngoại “đổ bộ” lên sóng truyền hình khiến khán giả “bội
thực”, tháng 5/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 54/2010/NĐ-CP quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 và Luật Sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Điện ảnh số 31/2009/QH12 ngày 18/6/2009. Trong đó, quy định rõ thời
lượng phát sóng phim truyện Việt Nam của mỗi đài truyền hình đạt ít nhất 30% so với
tổng số lượng phim phát sóng và số phim này phải được phát sóng trong khung 20-22 giờ
trong ngày, ngoài ra còn có thể phát sóng vào các giờ khác
Từ khi có Nghị định 54/2010/NĐ-CP, tỷ lệ phim nội và phim ngoại trên các đài
truyền hình đã có sự dịch chuyển theo hướng tích cực, phim Việt đã dần lấy lại vị trí trên
sóng truyền hình, thể hiện rõ nhất là ở Đài Truyền hình Việt Nam. Theo ông Nguyễn Hà
Nam, Trưởng Ban Thư ký - Biên tập, người phát ngôn Đài Truyền hình Việt Nam, kết quả
thanh tra của Bộ Thông tin và Truyền thông tháng 7/2012 cho thấy, 2 năm trở lại đây, tỷ lệ
phim Việt trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam đạt 45-47%
[12]
.Trung bình mỗi năm, Đài
Truyền hình Việt Nam sản xuất và phát sóng khoảng 500 tập phim của VFC, khoảng
1500-2000 tập phim xã hội hóa từ bên ngoài. Những kênh chính của Đài trong khung giờ
vàng hoàn toàn dành để giới thiệu những bộ phim tiêu biểu của Việt Nam. Nhờ việc tăng
số lượng và chất lượng phim Việt trên sóng truyền hình mà “khẩu vị” của công chúng
cũng bắt đầu thay đổi, số lượng người xem phim Việt càng ngày càng tăng lên.
Để đa dạng hóa thể loại phim, các phim nhập ngoại, Đài Truyền hình Việt Nam
cũng có sự điều chỉnh cho phù hợp, không để phim của một nước nào độc chiếu trên
Truyền hình Quốc gia. Tuy nhiên, ông Nguyễn Hà Nam cũng phải thừa nhận, do thị hiếu
và sự tương đồng về văn hóa, thẩm mỹ, khi tuyển duyệt các phim nước ngoài công chiếu

trên Đài Truyền hình Việt Nam, tỷ lệ phim châu Á, đặc biệt là phim Hàn Quốc, Trung
Quốc có nhiều hơn phim của các nước châu Âu, châu Mỹ Trong thời gian tới, Đài
Truyền hình Việt Nam sẽ tiếp tục điều chỉnh tỷ lệ các phim nước ngoài công chiếu để đem
lại món ăn mới, đa dạng, phù hợp và hữu ích cho công chúng.
Tuy vậy, trên thực tế, chỉ có Đài Truyền hình Việt Nam và một số rất ít các đài
truyền hình khác có thể làm được như vậy, còn lại đa số, đặc biệt là các đài truyền hình
địa phương vẫn rơi vào tình trạng phim ngoại lấn át phim nội. Nhìn vào lịch phát sóng
của các đài truyền hình địa phương, không khỏi băn khoăn khi lịch phát sóng các phim
nước ngoài, đặc biệt là phim Trung Quốc, Hàn Quốc vẫn dày đặc. Đáng ngại hơn, phim
chiếu xong ở tỉnh này lại đem chiếu ở tỉnh khác khiến khán giả nhàm chán.
Nhà đài nào cũng muốn có khán giả, cực chẳng đã mới để khán giả ăn lại món ăn
cũ. Các nhà đài cũng không phải không biết hay làm ngơ trước quy định của Chính phủ,
11
hay không chú tâm tới việc quảng bá phim Việt mà nhiều khi “lực bất tòng tâm”. Để phủ
sóng, nhiều nhà đài phải tặc lưỡi để phim ngoại "hoành hành" trên sóng truyền hình của
mình.
Cả một nền điện ảnh trong nước bị lấn át bởi các dòng phim nước ngoài chứ chưa
nói gì đến việc dòng phim lịch sử của nước ta còn ít, chất lượng chưa cao thì việc cạnh
tranh với các dòng phim khác là vô cùng khó khăn.
I.3. Khách hàng và hành vi tiêu dùng chung.
Khách hàng của thể loại phim lịch sử Việt Nam chính là toàn bộ người dân Việt
Nam và xa hơn nữa việc xuất khẩu phim ra nước ngoài. Phim mang lại hiểu biết cho
người xem về văn hóa, lịch sử của Việt Nam, qua đó giúp người dân Việt Nam nắm chắc
lịch sử nước nhà, giảm dần tình trạng “ dân ta không biết sử ta”. Đồng thời cũng nhắm
đến khách hàng nước ngoài với mục đích phổ biến tuyên truyền văn hóa lịch sử nước ta
với các nước bạn. Từ đó giúp cho các nước trên thế giới hiểu rõ hơn nền văn hóa cũng
như truyền thống dân tộc của đất nước ta, đồng thời giúp nước ta dễ dàng hơn trong việc
hội nhập với nền văn hóa toàn thế giới. Tất nhiên, yếu tố lợi nhuận khi làm ra một bộ
phim được người dân trong và ngoài nước thích thú cũng là một trong những lí do quan
trọng để nhắm đến đối tượng khách hàng tiềm năng như vậy.

Hành vi tiêu dùng chung: là một tập hợp những hành vi tiêu dùng của nhiều đối
tượng nhằm thỏa mãn một hay nhiều nhu cầu khá tương đồng của họ. Ở đây, khi đang nói
về đề tài phim lịch sử Việt Nam, hành vi tiêu dùng chung của người dân Việt Nam chính
là nhu cầu xem phim, giải trí và cũng là hiểu biết hơn về văn hóa lịch sử hào hùng của
dân tộc, thể hiện niềm tự tôn dân tộc.
Có thể thấy khá rõ ràng, trong thời điểm hiện tại thì nhu cầu xem phim lịch sử của
người dân Việt Nam là rất cao, nhưng do nền công nghiệp điện ảnh của nước ta chưa tốt
nên chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó những dòng phim chính dử
và phim cổ trang của Trung Quốc và Hàn Quốc ồ ạt lấn át dòng phim lịch sử Việt Nam
ngay tại thị trường Việt Nam khiến cho nhu cầu của khán giả mong mỏi phim lịch sử của
Việt Nam càng cao. Trong khi đó thì việc đáp ứng nhu cầu phim ảnh của khán giả Việt
Nam hiện nay đa phần là dòng phim của Trung Quốc, Hàn Quốc, hành động Mỹ
12
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KINH DOANH & HIỆN TRẠNG HOẠT
ĐỘNG MARKETING
II.1. Doanh nghiệp và các nguồn lực
II.1.1Lịch sử và quá trình hoạt động
Do thiếu kinh phí và chưa được quan tâm đúng mức, lĩnh vực phim lịch sử Việt
Nam hầu như không có một sự phát triển đáng kể nào.
[3]
Cách đây 20 năm, cũng đã có khá nhiều nhà làm phim thử sức với dòng phim dã
sử, lịch sử với sự ra đời của những Thăng Long đệ nhất kiếm, Lửa cháy thành Đại La,
Tráng sĩ Bồ Đề Đặc biệt, bộ phim Đêm hội Long Trì sản xuất năm 1989 do NSND Hải
Ninh đạo diễn được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết lịch sử cùng tên của nhà văn Nguyễn
Huy Tưởng đã thực sự tạo nên một ấn tượng mạnh về dòng phim lịch sử Việt Nam.
Nhưng cũng từ đó đến nay, trải qua hai thập kỷ, dòng phim này dường như bị ngủ vùi
trong sự quên lãng khiến nó trở nên bị lép vế.
[3]
Năm 1989, Đêm hội Long Trì là tác phẩm cổ trang hiếm hoi tiêu biểu của điện
ảnh Việt được đánh giá cao về mặt nghệ thuật và tâm huyết thực hiện của đoàn làm phim.

13

Lê Vân tài sắc vẹn toàn
“Lá ngọc cành vàng” Thu Hà
14
Tại thị trường phim ảnh phía Nam, thập niên 90 là thời kỳ phát triển rất thịnh
vượng của dòng phim “mỳ ăn liền”. Các hãng phim tư nhân - tiêu biểu là hãng phim gia
đình của NSƯT Lý Huỳnh, Lý Hùng - đáp ứng nhu cầu của khán giả, đã sản xuất một số
bộ phim cổ trang chuyển thể từ tích cổ Việt Nam hoặc mang hơi hướng kiếm hiệp Hồng
Kông như: Thăng Long đệ nhất kiếm, Tráng sĩ Bồ Đề, Sơn thần thủy quái, Phạm Công
– Cúc Hoa….
Diễm Hương sở hữu vẻ đẹp trong sáng, bình dị và rất tự nhiên
Vẻ đẹp rực rỡ lai nét phương Tây và Ấn Độ của Việt Trinh
[3]
Bước sang những năm 2000, tình hình phim cổ trang không mấy khả quan lên và
gần như bị lãng quên trước sự xâm lấn của các bộ phim Trung Quốc. Năm 2004,
15
phim Lục Vân Tiên ra đời. Là "của hiếm" được thực hiện công phu suốt 3 năm nên tác
phẩm cũng thu hút kha khá sự chú ý của khán giả.
Hồng Ánh khả ái, duyên dáng
Nhan sắc đằm thắm làm rung động lòng người của Trương Ngọc Ánh
Sau một thời gian dài ủ ê, cuối cùng một bước ngoặt đã đến làm dậy sóng làng
phim cổ trang Việt. Đó là năm 2010 với sự kiện kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long.
Hàng loạt những dự án phim cổ trang nối đuôi nhau ra đời . Danh sách các phim cổ trang
mừng đại lễ cũng kha khá. Chẳng hạn như Khát vọng Thăng Long, Long Thành cầm giả
ca, Thái sư Trần Thủ Độ, Huyền sử Thiên đô, Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng
Long, Tây Sơn hào kiệt… Tưởng chừng như đây là dấu mốc của sự trở lại của dòng phim
16
này. Khán giả đã trông chờ phim lịch sử Việt thêm một lần khởi sắc như quá khứ vàng son
của nó, nhưng rồi giấc mộng ấy lại sớm tiêu tan.

II.1.2 Các nguồn lực
a) Vốn
 Nhà nước
Kinh phí hàng năm mà ngân sách Nhà Nước cấp cho ngành điện ảnh không phải là
nhiều. Thêm vào đó là việc quản lí nguồn kinh phí không tốt gây thất thoát. Cộng với việc
hiệu quả từ dòng phim lịch sử chưa cao nên Nhà Nước cũng chẳng dám mạnh tay đầu tư
vào mảnh đất màu mỡ này.
Vì là một nước còn nghèo nên điều kiện không cho phép Nhà Nước cấp 1 kinh phí quá
lớn cho 1 lĩnh vực,thế nên mới có chuyện Nhà Nước cứ nghĩ cấp 1 số vốn tầm
[4]
50 tỷ
(coi đó là lớn lắm) nhưng thực tế là chẳng thấm vào đâu và người làm phim vẫn phải chạy
tiền cho dự án.
 Tư nhân
Nguồn vốn tư nhân cũng là một nguồn kinh phí để nhà làm phim huy động . Tuy nhiên
có thể thấy rõ nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân là có hạn (ít nhất về quy mô và thời
gian hoàn vốn là nhỏ và ngắn hơn so với Nhà Nước ). Ngoài ra, doanh nghiệp tư nhân
hoạt động vì lợi nhuận nên bài toán lỗ lãi rất quan trọng với họ. Họ sẵn sàng bỏ tiền
nhưng sẽ vui lòng hơn nêu được đầu tư an toàn.
Câu chuyện lỗ, lãi cũng là một trong những vướng mắc của các dự án phim lịch sử.
Nếu như các phim truyền hình lấy bối cảnh hiệu đại, mức giá trung bình thường dao động
từ
[5]
200-300 triệu đồng cho 1 tập. Nhưng với phim lịch sử thì khác, giá cho mỗi tập phim
rẻ là 450 triệu còn không thì phải lên đến 1,5 tỉ đồng cho một tập phim. Nếu như phim
phải thuê trường quay tại Trung Quốc thì giá cho một tập phim lên đến 5 tỉ đồng (như
phim Lý Công Uẩn – Đường tới Thăng Long). Với chi phí cao gấp cả chục lần mức giá
bình thường áp dụng cho các phim truyền hình hiện nay thì có thể nói đầu tư cho phim
truyền hình lịch sử là cuộc chơi quá mạo hiểm. Đó là chưa kể đến so với các phim thị
trường thì dạng phim lịch sử rất khó hút khách. Phim truyền hình đã vậy phim nhựa chiếu

rạp còn thê thảm hơn nhiều khi kinh phí bỏ ra thì lớn song thu về thì vô cùng gian nan.
Với những phim được nhà nước đầu tư như Long Thành Cầm Giả Ca thì bài toán lỗ lãi có
lẽ it phải nghĩ đến nhưng với những phim do tư nhân bỏ tiền nhưKhát vọng Thăng
Long thì tiền thực sự là vấn đề. Chi phí cuối cùng của một bộ phim cũng như doanh thu
của phim chưa được hãng phim nào công bố nhưng cứ nhìn vào thời gian ra rạp ngắn ngủi
của phim ai cũng có thể đoán được phim có thu hồi nổi vốn hay không.
17
Con đường giải bài toán kinh tế điện ảnh chưa bao giờ đơn giản. Nhìn sang bên người
hàng xóm to lớn của chúng ta là Trung Quốc cũng đủ thấy.
Những phim gần đây với kinh phí lớn hàng chục triệu USD như Vô Cực của Trần
Khải Ca, Dạ Yến của Phùng Tiểu Cương, Hoàng Kim Giáp của Trương Nghệ Mưu cũng
không đạt doanh thu cao. Song không phải vì thế mà các Hãng phim và các nhà sản xuất
không làm phim nữa. Các dự án làm phim vẫn tiếp tục chuyển động và các bộ phim vẫn
mong đợi ngày công chiếu.
Vấn đề đặt ra với các nhà làm phim Việt Nam là gì? Nhiều người lạc quan cho rằng,
một đất nước với số dân hơn 80 triệu sẽ là một thị trường lớn đối với điện ảnh. Nhưng con
đường đi đến thị trường này còn rất nhiều gian truân. Trước hết cần phải nghiên cứu kỹ
thị trường.
b) Con người
Phim lịch sử là dòng phim đặc biệt và nó cần rất nhiều sự đầu tư cả về sức người lẫn
sức của.Vật chất chúng ta đã thiếu nhưng chúng ta thiếu người còn nhiều hơn. Người ở
đây là ai?
• Là đội ngũ làm phim
• Là nhà sản xuất
• Là nhà sử học
• Là nhà văn hóa
Điều này ít có ở Việt Nam, các dự án phim lịch sử trong thời gian qua chưa thấy có
bóng dáng của nhà văn hóa trong đó, còn các nhà lịch sử thì đa phần chỉ đóng vai trò nhà
báo khi soi xét các bộ phim.
Ở đây chúng ta đề cập nhiều nhất là đội ngũ làm phim bao gồm: đạo diễn biên kịch

nhà thiết kế trang phục diễn viên. Đáng ra họ là những người mang lịch sử tới với khán
giả thì họ phải là những người am tường lịch sử hơn ai hết , thì không , kiến thức lịch sử
kém khiến nhiều đạo diễn diễn viên không “mở ra” được nhân vật ,thậm chí bôi bác hình
tượng nhân vật. Diễn viên phim lịch sử thì phải nắm được cái “chất lịch sử” để diễn, phải
biết cưỡi ngựa, cầm gươm, võ thuật…song nếu đòi hỏi như vậy thì ở Việt Nam có mấy
diễn viên hội tụ đủ các yếu tố đó?
c) Công nghệ: Công nghệ làm phim còn yếu kém.
d) Khách hàng hiện có
Khán giả, dư luận là những người thưởng thức những sản phẩm được làm ra từ những
nhà sản xuất nghệ thuật. Vì vậy, điều họ quan tâm hơn hết là sự thỏa mãn đối với bản
thân, rằng bộ phim với nội dung, chi tiết và cảnh quay như thế có làm hài long mình hay
18
không. Tuy nhiên, xét trên một góc độ nào đó, khán giả cũng đừng quá khắt khe với dòng
phim cổ trang Việt Nam.
Mong khán giả Việt đừng quá khắt khe với dòng phim cổ trang còn quá non trẻ ở VN
Dư luận lên tiếng phản đối không ngừng nghỉ khi đâu đó có một tin về bộ phim A,
B không đạt chuẩn về nội dung, hình thức. Lập tức bộ phim đó bị “đánh” tơi tả. Khán giả
thì lại không ngừng ca bài ca muôn thuở “đến bao giờ…” mặc dù trong số họ, rất ít người
đã từng được xem tận mắt những gì họ cho là sai lệch đó. Mới biết rằng, sự định hướng
trong dư luận cũng là một điều cần có khi một tác phẩm ra đời, chưa nói đến những tác
phẩm mang nhiều ý nghĩa lớn hơn như những bộ phim cổ trang, lịch sử.
Khán giả, đương nhiên có quyền đánh giá, nhưng xin đừng quá khắt khe với những gì còn
nhiều khó khăn để gây dựng thành, huống hồ với dòng phim lịch sử còn quá non trẻ ở
Việt Nam.
Xin trích dẫn ý kiến của nhà sử học Dương Trung Quốc: “Nói như vậy nhưng
chúng ta vẫn mong muốn sau này qua trải nghiệm, các nhà làm phim Việt Nam có thể tìm
ra những giải pháp hay hơn, nhưng vào cái thời “khởi đầu nan” này, xin mọi người hãy
cởi mở, khoan hòa hơn, cũng là bớt chủ quan hơn!”.
[5]
( />chac/10951.bld)

e) Phân phối
Làm phim đã khó mà phân phối ra còn khó hơn.Các kênh phân phối có thể khai thác
là:
• Sóng truyền hình
• Rạp chiếu phim
• Internet
• Phát hành DVD
19
Liệt kê ra thì có thể thấy bài toán phân phối không quá khó làm nhưng lại thực sự là
một vấn đề nan giải vì chỉ tính kênh sóng truyền hình đã gặp rất nhiều khó khăn
Ví dụ
[6]
Hai năm trước, lẽ ra Huyền sử thiên đô (Công ty Sao Thế Giới sản xuất) sẽ được
phát sóng đúng vào dịp kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, nhưng sau rất
nhiều lần thương thảo với VTV, bộ phim mới được lên sóng nhưng chậm gần 1 năm so
với kế hoạch.
Thêm vào đó, VTV chỉ đồng ý phát 20 tập trong tổng số 42 tập đã hoàn thành. Chỉ
đến khi dư luận lên tiếng, cùng lúc, bộ phim Đường tới thành Thăng Longgặp một số trục
trặc không thể phát sóng như kế hoạch (phát ngay sau 20 tập của Huyền sử Thiên đô), nên
VTV mới quyết định phát 22 tập còn lại. Dù phim đã được phát sóng hết phần 1 (42 tập),
nhưng đến nay, có lẽ những kinh nghiệm xương máu khi “chạy” để phim lên sóng vẫn
còn ám ảnh NSX khiến họ không dám nói, không dám bàn có nên làm tiếp 30 tập (phần
2) còn lại hay không!
Hầu hết các bộ phim trước khi phát sóng, NSX đều phải có điều khoản bắt buộc
cam kết quảng cáo (hay cam kết raiting) với đài. Việc cam kết này tùy thuộc vào giờ phát
sóng. Phim phát trong giờ vàng mức cam kết cao hơn (chừng 50 triệu đồng/spot, một tập
tương đương 5 - 6 spot quy thành tiền chừng 250 - 300 triệu đồng/tập); phim phát vào giờ
khác giá quảng cáo rẻ hơn (chừng 25 triệu đồng/spot, nghĩa là có chừng 8 - 10 spot quảng
cáo/tập). Vì thế mới có chuyện, cứ đến khi phim phát sóng, NSX chăm chăm theo dõi và
đếm quảng cáo. Ví dụ: Bộ phim Anh hùng Nguyễn Trung Trực được sắp lịch phát sóng

lúc 22 giờ trên HTV9, không nằm trong giờ vàng nhưng NSX vẫn phải cam kết quảng
cáo. Trước đó, bộ phim Về đất Thăng Long cũng được xếp chiếu trong khung giờ này,
vẫn những cam kết quảng cáo bắt buộc và sau đó NSX cho biết phim lỗ gần 9 tỷ đồng.
Đại diện một NSX nói trong lo âu: “Giờ đây, rating (tỷ suất người xem - PV) cũng giống
như chứng khoán, lên xuống thất thường lắm. Phải cam kết rating với đài, lúc nào chúng
tôi cũng như ngồi trên đống lửa”.
II.2 Hiện trạng hoạt động marketing của doanh nghiệp
II.2.1 Kết quả kinh doanh
 Lỗ
Hầu hết các phim cổ trang , lịch sử dã sử Việt đều xuất quân với tư thế hừng hực”vốn
đầu tư hàng khủng” .Thế nên khi phim trở thành bom tấn “xịt” thì doanh thu không đủ bù
chi phí. Gánh nặng lỗ tiền hiện hữu và đè lên chính nhà làm phim. Nếu nhà sản xuất yếu
bản lĩnh, không trường vốn thì tất nhiên, họ sẽ ngại đầu tư vào những dự án làm dòng
20
phim này Hoặc nếu có đầu tư thì số vốn bỏ ra cũng ít dần. Điều đó dẫn đến tình trạng
buồn thảm là phim Việt, về chất lượng và số lượng, sẽ ngày càng nhỏ bé hơn.
Ví dụ: Trong bộ phim Lý Công Uẩn-đường tới thành Thăng Long chi phí cho mỗi tập
có thể đội lên tới 5 tỉ đồng/tập. Với chi phí cao gấp cả chục lần mức giá sàn áp dụng cho
phim truyền hình hiện nay thì có thể nói đầu tư cho phim truyền hình lịch sử là cuộc chơi
quá mạo hiểm. Thêm vào đó, nếu xét về độ ăn khách và hút quảng cáo thì phim lịch sử
chắc chắn không thể đọ được với những bộ phim giải trí với toàn nhà lầu, xe hơi, mỹ
nhân, "chân dài" và "đại gia" hiện nay. Đó là phim truyền hình, còn số phận của phim
nhựa chiếu rạp còn thê thảm hơn. Với những phim được nhà nước rót tiền như Long
Thành cầm giả ca thì bài toán lỗ lãi có lẽ ít phải nghĩ đến nhưng với những phim do tư
nhân bỏ tiền làm như Khát vọng Thăng Long thì tiền thực sự là vấn đề.
 Mất lòng tin của khán giả: Các bộ phim lịch sử hiện nay dường như nợ lịch sử một món
nợ bởi sự lệch lạc về lịch sử khiến làm lệch đi những bản sắc văn hóa, không toát lên
được tính thuần Việt ở bên trong bộ phim mà lại mang trong nó một chút gì đó của lịch sử
Trung Quốc, một ít chất Hàn Quốc, và một ít chất Châu Âu khiến khản giả bất bình ngay
cả trước khi bộ phim được đưa ra công chiếu.

II.2.2 Chiến lược marketing hiện có
Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiêm và đầy nhiệt huyết,
[7]
MCSA đã tạo ra kế
hoạch marketing phim theo các bước dưới đây:
 Doanh thu mục tiêu: Sau khi tính toán các loại chi phí, doanh thu mục tiêu sẽ được nhà
đầu tư đặt ra. Và nhiệm vụ của MCSA là tổ chức một chiến lược quảng bá phim sao cho
không chỉ đạt được chỉ tiêu mà còn mang lại những phản hồi tích cực từ phía khán giá và
nâng cao nhận thức về thương hiệu của nhà đâu tư.
 Đặt tựa phim: Một tựa phim hay phải gây được chú ý của khán giả ngay từ lần đầu nghe
đến. Chúng tôi luôn chọn tựa phim ấn tượng nhưng dễ gần, kèm thông điệp độc đáo để
thu hút khán giả triển vọng.
 Thiết kế ấn phẩm: Ấn phẩm không nhất thiết phải sao chép y chang như phiên bản gốc từ
nước ngoài cung cấp. MCSA kết hợp ý tưởng sáng tạo với những thông tin đã được
nghiên cứu và sàng lọc một cách kỹ lưỡng để tạo nên những ấn phẩm như Poster, tờ rơi,
banner, standy… vượt trội tạo nên sự khác biệt hoàn toàn so với những đối thủ cạnh
tranh, vừa phù hợp với thẩm mỹ và văn hóa khán giả trong nước.
21
Ấn phẩm gốc và ấn phẩm tại Việt Nam của phim Mỹ Nhân Đại Chiến
 PR (quan hệ quần chúng): Những chuyên viên của MCSA sử dụng hầu hết các công cụ
truyền thông để xây dựng và quảng bá bộ phim như báo & tạp chí, đài, website, internet,
newsletter, roadshow… Chúng tôi truyền tải những hình ảnh và thông điệp được chuẩn bị
kỹ lưỡng để khán giả dễ dàng đón nhận.
 Tổ chức sự kiện: Chúng tôi hiểu rằng tổ chức sự kiện là một cách tuyên truyền, quảng bá
phim hữu hiệu. Phong cách của MCSA là biết xác định đối tượng mục tiêu, đặt ra mục
đích của sự kiện, chuẩn bị khâu tổ chức và phối hợp với các bộ phận khác để đạt được kết
quả cao nhất.
 Tổng kết & triển khai kế hoạch dự trù: Sự chuyên nghiệp của MCSA còn thể hiện tại thời
điểm phim bắt đầu khởi chiếu. Chúng tôi cập nhật thông tin doanh thu liên tục để cân đối
và triển khai phương án dự trù đúng lúc đúng chỗ nhằm đẩy doanh thu phim chạy đúng

theo kế hoạch đã định.
Thành công về mặt doanh thu chính là điều mà các nhà đầu tư mong muốn. Những
chiến lươc quảng bá phim đầy mới mẻ, độc đáo với thành công được tính bằng hàng tỉ
Việt Nam đồng, lợi nhuận cho khách hàng là bằng chứng cụ thể nhất về hiệu quả công
việc của MCSA trong lĩnh vực marketing phim.
II.2.3 Các hoạt động marketing mix hiện tại
 Chiến lược sản phẩm
• Về bối cảnh ta không khó nhận ra, đoàn làm phim Thái sư Trần Thủ Độ quay cảnh thời
Lý tại khu vực di tích lăng tẩm của một ông vua nhà Nguyễn sẽ khó tránh khỏi những sai
lệch lịch sử, vì phong cách kiến trúc của hai giai đoạn lịch sử cách nhau gần 600 năm này
có nhiều điểm khác nhau. Trước đây, ngoài các cảnh quay tại Văn Miếu, thành Cổ Loa
Đêm hội Long Trì còn quay tại di tích Cố đô Huế. NSND, đạo diễn Hải Ninh cho rằng,
22
việc mượn bối cảnh kiến trúc thời Nguyễn để quay phim về thời Lê - Trịnh là “ép
duyên”…
• Về trang phục: Phục trang luôn là vấn đề lớn của phim ảnh, vì nó gắn với con người và
hành động. Thế nhưng phim đến nay vẫn chưa hề có xưởng may trang phục riêng, mà
quay phim nào thì thuê may lần đó. Tất cả đều nghiệp dư, cho đến những phim lịch sử
gần đây, và phải dựa vào các xưởng phục trang Trung Quốc là tất yếu. Cộng với việc
thiếu tư liệu để thiết kế , trang phục của nhân vật phim cổ trang lúc nào cũng “na ná”
phim Tàu .
• Về diễn viên: Nói cho thực chất, Việt Nam chưa có lớp đào tạo diễn viên cổ trang nào cho
phim lịch sử. Đóng phim cổ trang, ngay tên của thể loại phim này cũng đã nói lên rất
nhiều điều. Không ít diễn viên đóng phim cổ trang với tư thế, tác phong của… người hiện
đại hoặc không phù hợp với tính cách nhân vật. Rất nhiều diễn viên mang luôn tác phong,
tư tưởng, lời nói, diễn biến tâm lý nhân vật của thời hiện đại vào phim cổ trang. Cung
nữ thời xưa xuất hiện như người mẫu đi trên sàn diễn, tướng cưỡi ngựa mà tưởng như
trưởng giả cưỡi lừa. Diễn viên cổ trang được nhắm vai hầu hết là trai xinh gái đẹp. Mặc y
phục thì trông rất nuột nà nhưng cái phong thái cốt cách thì không thể lột tả , nhiều lúc
làm người xem phì cười trước cách diễn ngô nghê và lố lăng

 Chiến lược về giá
• Nếu các sản phẩm khác có cách tính doanh thu từ giá nhân với số lượng thì với phim giá
không thuộc hiện tại giá không thuộc quyền quyết định của nhà sản xuất. Ta có thể lý giải
điều này vì doanh thu phụ thuộc vào độ hấp dẫn của bộ phim và cách thức ,tính hiệu quả
của công tác marketing phim.Hầu hết các nhà sản xuất đều phải tuân thủ tỷ lệ ăn chia với
các rạp là 50/50 (kể cả với các dòng phim khác).Với cách tính giá như vậy , nhà sản xuất
phim chắc chắn bị lỗ. Với tỷ lệ ăn chia giữa chủ rạp và nhà sản xuất là 50/50, một bộ
phim chiếu rạp ăn khách hiện nay thu về khoảng 15 - 16 tỉ đồng, nhà sản xuất nhận được
8 tỉ, trừ chi phí quảng cáo, phát hành, nộp thuế , số tiền thu được tròm trèm 6 tỉ. Con số
này chỉ vừa đủ để bù lại vốn bỏ ra cho bộ phim trên (với điều kiện phim được quay "tiết
kiệm", không sử dụng nhiều kỹ xảo, không quay quá dài ngày ).
• Trên truyền hình , phim được đưa lên nhưng toàn bộ phần tiền quảng cáo sẽ thuộc về đài
truyền hình
 Chiến lược kênh phân phối
• Kênh rạp chiếu bóng: Rạp chiếu bóng hiện tại còn rất thiếu.
[8]
Nước ta hiện có 93 rạp,
cụm rạp với 215 phòng chiếu trong đó Nhà nước quản lý 72 rạp gồm 104 phòng. Hệ
thống rạp do Nhà nước quản lý chủ yếu là đơn lẻ, trang thiết bị lạc hậu, xuống cấp trầm
trọng, hoạt động cầm chừng.
23
Nếu như ở các thành phố lớn, khán giả tha hồ được xem những bộ phim hay, ở những
rạp sang trọng, thì ở nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, những bộ phim chỉ đến
được với khán giả khi có đội chiếu phim lưu động đến phục vụ tại địa phương. Tuy nhiên,
những hoạt động chiếu phim lưu động này không được nhiều, thường chỉ diễn ra vào
những dịp lễ, Tết, những ngày lễ kỷ niệm
Theo thống kê, cả nước hiện có 315 đội chiếu phim lưu động, trực thuộc các trung tâm
(công ty) phát hành phim và chiếu bóng của 63 tỉnh, thành phố. Ngoài nhiệm vụ chính là
đưa phim, các chương trình điện ảnh, băng hình phục vụ khán giả, các đội chiếu phim lưu
động còn kết hợp tuyên truyền những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

• Kênh truyền hình : Không phải con đường dễ đi cho phim lịch sử
Phim lịch sử vẫn bị chèn ép. Muốn lên vào giờ vàng phải đảm bảo cam kết quảng cáo
và tỷ suất người xem
Các kênh phân phối chưa khai thác
• Bán DVD
• Internet
• Bán bản quyền ra nước ngoài
 Chiến lược về xúc tiến: Kém hiệu quả
• Lâu nay, việc PR phim Việt Nam có phần tự phát, theo kiểu tổ chức họp báo, mời báo chí
đến dự ra mắt phim, phỏng vấn đoàn làm phim… Ngoài ra là một yếu tố khá “nhạy cảm”:
Lót tay cho một số bài báo “chủ lực” trên các báo lớn, mạng hoặc blog.
• Mới nhất thì cũng chỉ là tổ chức sự kiện hay gửi phim đi tham dự quốc tế
CHƯƠNG III: CHIẾN LƯỢC VÀ SƠ LƯỢC VỀ KẾ HOẠCH MARKETING
III.1 Mục tiêu kinh doanh và mục tiêu marketing
Trong lúc các đơn vị tư nhân rầm rộ chạy theo dòng phim thị trường với những đề tài
“giật gân, câu khách” nhằm sinh lãi thì vẫn có nhà sản xuất dốc lòng với thể loại phim
lịch sử cổ trang, dã sử, dẫu biết rằng đầu tư phim dạng này thì rủi ro cao, khả năng thu hồi
vốn là “mong manh”.
III.1.1 Mục tiêu kinh doanh dòng phim lịch sử:
• Muốn để mọi người đều biết đến lịch sử hòa hùng của người Việt Nam. Việt Nam cũng có
nền lịch sử lâu dài và cũng không thua kém gì lịch sử các nước khác như TQ, HQ….
24
• Mọi người có thể thuộc làu làu lịch sử Tàu, chạy theo những mốt của văn hóa Hàn Quốc
nhưn lịch sử và văn hóa của chính nước nhà lại không thể hiểu hết, biết hết, thậm chí còn
có người hiểu sai lệch về lịch sử Việt Nam. Chúng tôi muốn làm cho mọi người thuộc lịch
sử Việt Nam còn hơn lịch sử TQ, hiểu văn hóa Vn còn hơn văn hóa của Hàn Quốc hay các
nước phương Tây
• Thị trường điện ảnh truyền hình đang lệch hẳn về phía phim đương đại và những dòng
phim của TQ, HQ, hành động Mỹ vậy nên cần phải phải cân bằng lại.
• Nhắc nhở thế hệ trẻ phải biết tìm hiểu để tự hào về lịch sử cha ông ta.

• Mục tiêu của việc phát triển dòng phim lịch sử (hay dòng phim cổ trang như mọi người
vẫn quen gọi) phải được thiết lập trên cơ sở lòng tự trọng dân tộc, và khao khát chính
đáng của khán giả người Việt trong và ngoài nước và cho bạn bè trên thế giới hiểu rõ hơn
về văn hóa lịch sử VN
• Mục tiêu sản xuất phim lịch sử được xác lập đúng đắn rằng nó (phim lịch sử) không nên
chỉ được làm ra nhân dịp một đại lễ, hay một mục tiêu quảng bá ngắn hạn nào đó. Nó phải
trở thành hoạt động sáng tạo và sản xuất thường trực, đều đặn, như một nghĩa vụ thống
nhất trong toàn ngành, toàn xã hội. Nó cần được Nhà nước coi trọng như một trong những
vũ khí chiến lược của ngành Văn hoá trong sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam mới
và quảng bá hình ảnh đất nước với bạn bè năm châu.
III.1.2 Mục tiêu marketing cho dòng phim lịch sử
a) Mục tiêu về doanh số :
• Mục tiêu ngắn hạn là tối thiểu ở mức doanh thu để hòa vốn.
• Mục tiêu dài hạn là tìm kiếm lợi nhuận, khai thác tiềm năng về dòng phim này

thị trường trong nước và tiến ra quốc tế.
b) Mục tiêu truyền thông:
• Về ngắn hạn quảng bá rộng rãi trên truyền thông , thông tin đại chúng để mọi người biết
nhiều hơn về dòng phim lịch sử Việt Nam trong thị trường nội địa.
• Mục tiêu dài hạn là thay đổi cái nhìn của người dân về năng lực của điện ảnh Việt Nam
đồng thời quảng bá với thế giới về nền văn hóa cũng như lịch sử Việt Nam.
c) Mục tiêu về thị phần :
• Về mục tiêu ngắn hạn là tăng tỷ trọng phim lịch sử nhằm đa dạng hóa các dòng phim trên thị
trương nội địa.
• Về mục tiêu trung và dài hạn là tăng số lượng phim Việt thực sự chất lượng và
được
đánh giá cao, thu hút khán giả, phát hành ra thị trường thế giới nhằm kéo doanh thu và
xây dựng hình ảnh, nâng cao thị phần, thương hiệu Việt.
25

×