Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Thực trạng thu hút và sử dụng vốn fdi trong việc phát triển khu du lịch ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.14 KB, 62 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày 07/11/2006 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức
Thương mại thế giới kết thúc 11 năm đàm phán gia nhập. Thế và vận mới cho nền
kinh tế chúng ta,nhiều thử thách và thuận lợi cho mục tiêu phát triển đất nước.
Đầu tư nước ngoài đã đang và sẽ trở thành một nhiệm vụ quan trọng cho đất
nước ta để đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư phát triển nền kinh tế.Chúng ta không thể
phủ nhận vai trò rất tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài,trực tiếp và gián tiếp
tác động đến sự phát triển của nền kinh tế nước Việt Nam. Ngành du lịch nói chung
và quá trình phát triển các khu du lịch nói riêng cũng chịu sự tác động này,bộ mặt
của ngành đã thay đổi từ khi các nhà đầu tư nước ngoài vào cuộc.Việt Nam đã có
thể có đủ điều kiện để tổ chức các hội nghị quốc tế mang tầm cơ thế giới với một cơ
sở hạ tầng du lịch đạt tiêu chuẩn, nhiều khách sạn đã đón tiếp thành công các đoàn
quốc tế,nhiều khu du lịch đã làm hài lòng khách du lịch nước ngoài.Hội Nghị Cấp
Cao APEC năm 2006 là một bằng chứng .
Mặc dù vậy Việt Nam vẫn rất cần đầu tư nước ngoài tham gia tích cực hơn
nữa vào phát triển du lịch cũng như các khu du lịch- như một điều kiện tiên quyết.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay,năng lực cạnh tranh của ngành du
lịch Việt Nam cần được cải thiện về mọi mặt,có như thế chúng ta mới không bị bỏ
lại quá xa với thế giới và đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế.Bài viết xin được đề
cập đến thực trạng đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực khu du lịch,nêu lên những mặt
được cũng như những mặt còn tồn tại trong quá trình phát triển khu du lịch,từ đó
xin đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa dòng vốn đầu tư nước ngoài
vào khu du lịch ở Việt Nam.
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú,anh chị ở Cục Đầu tư nước ngoài-Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.Em cũng
chân thành cảm ơn,Giảng viên-Tiến sĩ Phạm Văn Hùng đã hướng dẫn tận tình,đúng
đắn,kịp thời về mặt nội dung của chuyên đề thực tập.
1
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN FDI TRONG VIỆC
PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH Ở VIỆT NAM


I. Khái quát chung về FDI vào lĩnh vực dịch vụ và vào khu du lịch ở
Việt Nam
1. Khái niệm, đặc điểm đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ nói chung và khu du lịch nói
riêng
1.1 Khái niệm
a) Khái niệm du lịch và khu du lịch
Từ xa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích ,một
hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người . Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu
cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa –xã hội của các nước. Về mặt kinh
tế du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước
công nghiệp phát triển. Du lịch được coi là một ngành công nghiệp- công nghiệp
không khói và chỉ đứng sau công nghiệp dầu khí và ô tô. Đối với các nước đang
phát triển,du lịch được coi là cứu cánh để vực dậy nền kinh tế ốm yếu của quốc gia.
Như vậy du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở
các nước phát triển mà ngay cả những nước đang phát triển như Việt Nam.Tuy
nhiên,cho đến nay không chỉ ở trong nước ta ,nhận thức về du lịch vẫn chưa thống
nhất.
Dưới con mắt của Guer Freuler Du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là một
hiện tượng của thời đại chúng ta,dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức
khỏe và sự đổi thay của môi trường xung quanh ,dựa vào sự phát sinh,phát triển
tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên. Theo Azar nhận thấy Du lịch là một trong
những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang vùng khác,từ một nước
2
này sang nước khác nếu không gắn với sự thay đổi nơi cư trú và nơi làm việc.(Sách
“Nhập môn khoa học du lịch-NXB ĐH Quốc Gia-2000)
Dưới con mắt các nhà kinh tế,du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn
thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế . Theo Kuns: một yếu tố không thể
thiếu được trong định nghĩa về du lịch cần được bổ sung là đến bằng các phương
tiện giao thông và sử dụng các xí nghiệp du lịch . Theo nhà kinh tế học Kalfiotios
thì cho rằng Du lịch là sự di chuyển tạm thời của cá nhân hay tập thể từ nơi ở đến

một nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần,đạo đức do đó tạo nên các hoạt động
kinh tế.
Khác với các quan điểm trên,các nhà học giả biên sọan Bách khoa toàn thư Việt
Nam đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Theo các
chuyên gia : nghĩa thứ nhất của từ này là một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích
cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích :nghỉ ngơi,giải trí,xem danh lam
thắng cảnh,di tích lịch sử… Theo nghĩa thứ hai, du lịch được coi là một ngành kinh
doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt : nâng cao hiểu biết về thiên nhiên
,truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc,từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất
nước đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế du
lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn ;có thể coi là hình thức xuất
khẩu hàng hóa dịch vụ tại chỗ.
Như vậy không thể có một cách hiểu hoàn toàn thống nhất về du lịch mà mỗi
một người có thể đưa ra các cách tiếp cận khác nhau. Du lịch là một phạm trù không
mới những cũng rất khó có thể thống nhất bởi với một vấn đề nó sẽ đáp ứng một
mục đích khác. Dù hiểu như thế nào chăng nữa du lịch đựơc tổng hợp theo hai ý
sau: (i) Sự di chuyển và lưu trú trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân nhằm mục đích
phục hồi sức khỏe…(ii) Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thõa mãn nhu
cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển ấy.
Du lịch nói chung có rất nhiều thành phần: nó có thể là tour du lịch , là đón tiếp
khách du lịch và cung ứng các dịch vụ liên quan… Trong đó khu du lịch có thể nói
là được đề cập đến nhiều nhất trong kinh doanh dịch vụ du lịch. Nó nhiều khi được
3
gọi là điểm du lịch.Theo nghĩa chung nhất Khu du lịch là những chỗ hoặc cơ sở mà
khách du lịch đến và lưu trú,Khu du lịch có thể là những chỗ không có dân cư. Đó
là nghĩa rộng của khu du lịch. Tuy nhiên trongkinh tế du lịch,điểm du lịch là một
nơi,một vùng có sức hấp dẫn đặc biệt với dân ngoài địa phương và có những thay
đổi nhất định trong kinh té do hoạt động du lịch gây nên. Theo định nghĩa trên thì
khu du lịch(điểm du lịch)có thể là bất cứ điểm lớn hay nhỏ có tài nguyên du
lịch( tài nguyên tự nhiên,nhân văn…) và có hoạt động du lịch phát triển(Sách Kinh

tế du lịch –NXB Thế Giới). Nếu xét dưới góc độ tiến trình vận động có lẽ nên đưa
ra cặp khái niệm: điểm du lịch và điểm tài nguyên. Điểm tài nguyên là nơi mà ở đó
có một hay nhiều nguồn tài nguyên( tự nhiên cũng như nhân văn) có sức hấp dẫn
đối với du khách song chưa được tổ chức khai thác. Điểm du lịch là nơi có tổ chức
khai thác phục vụ du khách. Điểm tài nguyên có thể chưa phải là điểm du lịch song
nó có thể trở thành điểm du lịch khi được tổ chức khai thác,ngược lại điểm du lịch
có thể trở thành điểm tài nguyên khi hoạt động kinh doanh du lịch đi vào giai đoạn
thoái trào hoạt động du lịch ngưng trệ.
Tóm lại khu du lịch có thể được hiểu là một nơi có cơ sở vật chất,trang thiết bị
giao thông vận tải…đặc biệt là có tài nguyên du lịch có thể phục vụ tốt các du
khách khi đến nghỉ ngơi cũng như tham quan.Nó là tổng thể nhiều hạ tầng kĩ thuật
có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách du lịch. Ở Việt Nam là một nước có tiềm
năng du lịch rất lớn các điểm tài nguyên du lịch được phân bố khắp cả nước nên các
khu du lịch đang ngày càng được quan tâm và đầu tư một cách có hiệu quả
Theo Luật Du lịch khu du lịch là: “ Nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế
về tài nguyên du lịch tự nhiên được quy hoạch đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu
cầu đa dạng của khách du lịch , đem lại hiệu quả về kinh tế -xã hội và môi trường.”
b) Phân loại du lịch và khu du lịch
Hoạt động du lịch có thể được phân thành các nhóm khác nhau tùy thuộc vào
tiêu chí đưa ra. Do đó đến nay chưa có bảng phân loại nào được coi là hoàn
hảo,Việt Nam chia theo các tiêu chí sau:
4
* Phân loại theo môi trường tài nguyên: ta có thể liệt kê ra như loại hình : du lịch
biển, du lịch núi, du lịch nông thôn… Theo cách tiếp cận này du lịch thiên nhiên
được coi là loại hình hoạt động đưa du khách về những nơi có điều kiện môi trường
tự nhiên trong lành cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn…nhằm thỏa mãn nhu cầu đặc
trưng của họ
*Phân loại theo mục đích chuyến đi:Chuyến đi của con người có thể có mục
đích thuần túy du lịch tức là chỉ nhằm nghỉ ngơi,giải trí,nâng cao nhận thức tại chỗ
về thế giới xung quanh. Ngoài các chuyến đi như vậy có nhiều cuộc hành trình vì

các lí do khác nhau như học tập công tác,hội nghị…Trong những chuyến đi này
không ít người đã sử dụng các dịch vụ như lưu trú,ăn uống ở khách sạn,nhà nghỉ…
Những lúc đó có thể coi họ đang thực hiện một chuyến du lịch kết hợp trong chuyến
đi của mình.
*Phân loại theo mục đích tham quan : Tham quan là hành vi quan trọng của con
người để nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh .Đố tượng tham quan có thể là
một tài nguyên du lịch tự nhiên như một phong cảnh kì thú cũng có thể là một tài
nguyên du lịch nhân văn như khu di tích…Về mặt ý nghĩa hoạt động tham quan là
một trong những hoạt động để chuyến đi đựoc coi là chuyến du lịch.
*Du lịch giải trí: Mục đích của chuyến đi là thư giãn xả hơi bứt ra khỏi công
việc thường nhật căng thẳng để hồi phục sức khỏe. Với mục đích này du khách chủ
yếu muốn tìm đến những nơi yên tĩnh có không khí trong lành. Có thể có nhu cầu
tham quan hoặc các nhu cầu khác song mục tiêu đó không phải là cơ bản.
*Du lịch nghỉ dưỡng: Một trong những chức năng xã hội quan trọng của du lịch
là phục hồi sức khỏe công đồng.Địa chỉ của các chuyến đi nghỉ dưỡng là những nơi
có không khí trong lành ,khí hậu dễ chịu,phong cảnh ngoạn mục như các bãi biễn
các vùng ven bờ nước,vùng núi,nông thôn… cho đến nay du lịch du Việt Nam vẫn
chủ yếu kinh doanh loại hình này.
*Du lịch lễ hội: ngày nay lễ hội là một yếu tố rất hấp dẫn du khách. Chính vì vậy
việc khôi phục các lễ hội truyền thống,việc tổ chức các lễ hội mới không chỉ là mối
5
quan tâm của các cơ quan đoàn thể quầchúng xã hội mà còn là một hướng qụan
trọng của ngành du lịch
Ngoài ra du lịch còn có thể được phân thành du lịch quốc tê- du lịch nội địa hay
là du lịch miền biển- du lịch miền núi…
*Phân loại khu du lịch:
• Khu du lịch có thể phân thành 4 nhóm chính : khu du lịch thiên
nhiên,khu du lịch văn hóa,khu du lịch đô thị và điểm đầu mối giao
thông.
• Khu du lịch thiên nhiên gồm những khu du lịch mà hoạt động của

nó chủ yếu dựa vào việc khai thác các tài nguyên du lịch tự nhiên .
Đối với những vùng có nguồn tài nguyên này người ta thường xây
dựng các trung tâm điều dưỡng và thể thao.
• Khu du lịch dựa trên các sinh hoạt văn hóa là các địa phương có lối
sống truyền thống ,phong tục tập quán đặc sắc.
Theo cách phân loại trên khu du lịch được phân loại trên cơ sở tính chất của tài
nguyên du lịch. Trong thực tế các nhân tố này có ảnh hưởng đồng thời không tách
rời nhau do vậy ít gặp các cơ sở trung tâm nào mà đơn thuần một điểm du lịch.
1.1 Đặc điểm đầu tư vào khu du lịch
Du lịch là một ngành kinh tế có nhiều đặc thù riêng,sản phẩm cũng rất đa dạng
và phong phú cũng như đây là một ngành công nghiệp còn non trẻ và rất hấp dẫn.
Vì vậy đầu tư vào du lịch có những đặc điểm riêng biệt sau:
a) Các tiêu chuẩn về đầu tư: Việc quyết định đầu tư vào một xí nghiệp hay một
dự án du lịch phụ thuộc vào sự lượng tính giá trị của các tiêu chuẩn đầu tư liên quan
đến nước hay vùng mà ở nơi đó dự án sẽ được phát triển cũng như vào sự lượng
tính giá trị bản thân doanh nghiệp hay dự án.. Quyết định đó thông thường phải luôn
luôn có trước việc thu nhặt những thông tin hữu ích và việc phân tích các thông tin
đó. Một khái niêm quan trọng trong lĩnh vực quyết định là khái niệm về sự hữu ích:
mỗi hành động theo sau quyết định sẽ có một sự tác động trở lại
6
* Những thông tin về môi trường: Tính có thể chắc chắn hiện tại và tương lai
của một tình hình chính trị ổn định. Việc ban cấp đảm bảo cho đầu tư, khuôn khổ
pháp lí không được làm nản long các nhà đầu tư,những thông tin về những thiết chế
tài chính
* Sự phân tích về rủi ro: Mặc dù có những thông tin đó vẫn cần thiết căn cứ vào
những giả thiết và những dự kiến có thể thực hiện được hay không . Sự phân tích
về tính nhạy cảm và sự phân tích về rủi ro nhằm mục đích xác định những biến đổi
có thể xảy ra trong các dự kiến hay giả thiết đó . Phương pháp này thường được
dung để xác định tính nhạy cảm của các kết quả là ở chỗ tăng lên hay giảm đi giá
trị của các biến thiên khác nhau theo một tỉ lệ nhất định để xem xét với những tỉ lệ

nào thì các kết quả đã dự kiến là thích hợp . Những biến thiên nào có thể ảnh hưởng
đến đầu tư du lịch ? Đối với một công ty du lịch người ta có thể kể đến các tỉ xuất
chiếm giữ ,cơ cấu của giá cả ,chi phí về nhân công,mặt bằng ,năng lượng ,kiểu loại
lợi tức và chiết khấu xã hội …
* Việc đánh giá các đầu tư: Hai yếu tố khoản tiền vay và vốn –đối với tiền vay
cần biết tỉ suất lợi tức của sự tài trợ và phải biết quyết định một kế hoạch về sự hoàn
trả và đảm bảo đối với vốn cũng có thể được cấu thành bằng tự cấp vốn …
b) Những chi phí đầu tư . Đối với một đầu tư về Khu du lịch cần lưu ý: Kết quả
ròng thu được bằng cách khấu trừ đi kết quả gộp những khấu hao những chi phí tài
chính những điểm phụ cố định khác như tiền thuê nhà,tiền bảo hiểm,tiêng thuế địa
phương… những tiền lỗ và những lợi nhuận bất thường và thuế đánh vào lợi nhuận.
Do đó xác định số lãi ròng đòi hỏi ngay từ lúc đầu việc phân tích ngân sách đầu tư.
Ngân sách đó sẽ phụ thuộc vào kiểu loại xí nghiệp được cân nhắc. Nó sẽ không như
ngân sách cho một khách sạn,một hãng du lịch hay một công ty vận tải,đối với một
cơ sở chứa trọ gồm: mặt hàng và việc chuẩn bị để xây dựng,việc xây dựng,các động
sản và các trang bị vật liệu để kinh doanh khai thác,chi phí khai trương quảng cáo…
Nhưng ngoài số đầu tư ban đầu không được coi thường những đầu tư đổi mới theo
quản điểm của chính sách bão dưỡng một khu du lịch.
7
c) Những tiêu chuẩn về khả năng sinh lời của một đầu tư du lịch: Có thể được
phân thành 2 nhóm như sau:Những tiêu chuẩn quyết định khả năng sinh lời đối với
những gía trị hiện hành hàng năm, những tiêu chuẩn sử dụng kĩ thuật của giá trị
hiện thời.
d) Du lịch là ngành mà đòi hỏi sự kết hợp giữa các yếu tố xã hội là rất lớn, một
khu du lịch được hình thành sẽ ảnh hưởng đến không chỉ ở tại địa phương đó mà
còn có tính lan tỏa đến xã hội . Vì vậy đầu tư vào khu du lịch bắt buộc phải nằm
trong những quy hoạch cụ thể,tính đến các tác động tới con người địa phương cũng
như môi trường –đặc biệt là môi trường-một nhân tố quyết định sự thành bại cũng
như sự tồn tại lâu dài của một khu du lịch. Môi trường mà đuợc bảo vệ ngay từ khi
dự án được hình thành không những giúp chúng ta tận dụng được cách hiệu quả

nhất lợi thế tự nhiên mà còn giúp chúng ta có hiệu quả về lâu dài không những về
kinh tế mà còn về cả uy tín cũng như hình ảnh của khu du lịch.
Trên đây là những đặc điểm khi đầu tư vào khu du lịch nói chung,vậy trong
đầu tư nước ngoài vào khu du lịch có những đặc điểm gì mới.Theo tác giả cái mới
thứ nhất là Đầu tư gắn liền với chuyển giao công nghệ. Cái đó có nghĩa là gì? Là
trong quá trình đầu tư các nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn bằng các máy móc
thiết bị, quy trình công nghệ(kĩ năng quản lí),tiền…Vì thế khi thu hút đầu tư vào
các khu du lịch chúng ta cần chú trọng đến vấn đề này,bởi vì so với thế giới khoảng
cách về công nghệ của Việt Nam là khá lớn. Trong việc thu hút FDI vào khu du lịch
công nghệ được quan tâm chính là kĩ năng quản lí,kỉ luật lao động mà các doanh
nghiệp nước ngoài đưa vào Việt Nam. Bởi chúng ta họat động trong lĩnh vực này là
chưa lâu,kinh nghiệp còn rất ít,bên cạnh đó công việc đặc thù của du lịch đòi hỏi
phải có cả một quy trình khoa học và thích ứng nhanh mới có quản lí đươc.Đặc
điểm thứ hai là
Nói tóm lại,trong những đặc điểm chung của lĩnh vực đầu tư phát triển thì đầu
tư vào du lịch còn thể hiện những nét riêng biệt do đặc thù ngành du lịch mang lại.
Vì vậy khi đầu tư vào các khu du lịch chúng ta phải dựa vào các đặc điểm đó để làm
sao có được hiệu quả cao nhất.
8
2. Vai trò của FDI đối với ngành du lịch nói chung và khu du lịch nói riêng
Bất cứ một ngành nào đầu tư luôn đóng một vai trò rất quan trọng không những
giúp cho quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục mà còn thúc đẩy nền kinh tế tăng
trưởng và hội nhập thế giới nhanh chóng và hiệu quả. Việt Nam với xuất phát điểm
là một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu vì thế nguồn vốn để đầu tư trong xã hội
là rất thấp,chúng ta cần có một cú hích từ bên ngoài- Đó chính là nguồn vốn đầu tư
nước ngoài .Không một ai có thể phủ nhận vai trò của đầu tư nước ngoài đối với
nền kinh tế-đặc biệt là những nước đang phát triển như ở Việt Nam . Từ khi Đảng
và nhà nước tiến hành cải cách,ban hành luật đầu tư nước ngoài thì bộ mặt kinh tế
xã hội của chúng ta dã thay da đổi thịt-và vai trò của đầu tư nước ngoài là không
nhỏ,nó không chỉ mang lại một số vốn đầu tư mà chúng ta đang thiếu mà còn tác

động đến tất cả các lĩnh vực củ nền kinh tế,góp phần vào GDP,giải quyết một khối
lượng công ăn việc làm, có tính liên ngành cao.Cùng với thời gian bộ phận kinh tế
có vốn đầu tư nước đã trở thành bộ phận hữu cơ của nền kinh tế. Năm 2005 khu
vực đầu tư nước ngoài tạo ra 14.5% GDP,chiếm 17.4% vốn đầu tư toàn xã hội,54%
kim ngạch xuất khẩu,tạo ra 1,2 vạn lao động trực tiếp và hàng chục vạn lao động
gián tiếp.
Với chủ trương phát triển ngành du lịch là ngành mũi nhọn của đất nước, thời
gian qua du lịch luôn luôn được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ. Chính đầu tư
nước ngoài đã giúp cho chúng ta thay đổi bộ mặt về ngành du lịch,với những khách
sạn cao cấp,những khu du lịch nổi tiếng được khai thác với số vốn chủ yếu từ bên
ngoài hoặc do liên doanh. Nếu trước đây (trước1986) ngành du lịch chủ yếu là thu
hút khách nội địa với doanh thu rất ít,thì từ khi có đầu tư nước ngoài nhảy vào
chúng ta đã có cơ sở vật chất cũng như giao thông vận tải,cùng với các địa điểm du
lịch nổi tiếng để thu hút khách du lịch nước ngoài và thực sự Việt Nam đã để lại
trong con mắt bạn bè quốc tế một ấn tượng tốt về con người cũng như cảnh quan
thiên nhiên. Cũng như các ngành khác, đầu tư nước ngoài đã tạo ra công ăn việc
làm gián tiếp và trực tiếp,giúp chúng ta khai thác tốt những tiềm năng du lịch đòi
hỏi số vốn lớn, đóng góp vào sự phát triển chung,chúng ta có thể có một khả năng
9
tổ chức tốt các hội nghị cấp cao với những khách sạn 5 sao, có thể tự hào với Vịnh
Hạ Long,Hội An,Phong Nha Kẽ Bàng….với các tour du lịch sự kiện thành công.
Cùng với ngành du lịch thì đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tác động mạnh mẽ tới
việc phát triển khu du lịch ở Việt Nam. Như đã nói ở trên chúng ta có một tiềm năng
du lịch rất lớn,trước khi đổi mới do điều kiện chủ quan chúng ta không thể thúc đẩy
xây dựng các khu du lịch. Thế nhưng từ khi FDI được vào Việt Nam thì bộ mặt các
khu du lịch đã đổi thay hẳn. Chúng ta đã có vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng cũng
làm thay đổi phong cách kinh doanh du lịch,chúng ta đã biết tận dụng vai trò của
FDI giúp nó trở thành một công cụ thúc đẩy sự phát triển các Khu du lịch. Hàng
trăm dự án được thông qua,với số vốn lên đến hàng tỉ USA,chúng ta không chỉ có
khách sạn,khu du lịch sinh thái,vui chơi giải trí…mà còn có những khu nghỉ mát

cao cấp có thể đáp ứng mọi thành phần du lịch.Do tính liên ngành trong du lịch việc
phát triển các khu du lịch không những tác động đến ngành du lịch mà còn tạo một
cơ sở vật chất rât tốt cho các địa phương, tạo công ăn việc làm và xuất khẩu tại chỗ
cho nền kinh tế. Chúng ta luôn cần vốn cho việc phát triển các khu du lịch vì tiềm
năng của chúng ta là rất lớn,rất nhiều điểm du lịch đang cần vốn để khai thác đáp
ứng nhu cầu du lịch của khách nội địa cũng như khách nước ngoài. Việc phát triển
các khu du lịch khách sạn luôn luôn cần trong giai đoạn như hiện nay-vì một nền
kinh tế phát triển chúng ta phải luôn thu hút được FDI. Có thể nói không một ai có
thể phủ nhận vai trò của FDI và với các khu du lịch cũng thể- và thực tế hiện nay
chúng ta đang tích cực thu hút FDI với nhiều hoạt động xúc tiến,nhiều khách sạn
cao cấp đang được triển khai ,hàng chục khu du lịch lớn nhỏ đang tiến hành đầu tư
giai đoạn đầu.
Như vậy FDI có một vai trò cực kì quan trọng trong việc phát triển các khu du
lịch nói riêng và cho ngành du lịch nói chung trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế
giới như hiện nay.Là cú hích từ bên ngoài,là động lực phát triển,là cơ sở cho các
ngành liên đới…
3 Tính tất yếu phải thu hút FDI vào phát triển khu du lịch
10
Với một vai trò quan trọng như đã đề cập ở trên cho thấy hiện nay thu hút FDI là
vấn đề cần thiết cho phát triển các Khu du lịch,chúng ta phải biết tận dụng xu thế
quốc tế hóa cao và những dòng chảy của đầu tư quốc tế để thu hút FDI. Thực tế cho
thấy rằng ,mặc dù trong mấy năm gần đây nền kinh tế chúng ta liên tục phát triển
với tốc độ cao nhưng vốn đầu tư trong nước vẫn không thể tự mình tạo một tiềm lực
phát triển cho ngành du lịch,điều đó bắt buộc chúng ta phải tranh thủ nguồn lực từ
bên ngoài.Hơn nữa trong xu thế hội nhập hiện nay một đất nước phải biết tranh thủ
nguồn lực từ bên ngoài bởi vì có như thế mới không lạc hậu với khoa học kĩ thuật
tiên tiến, thu hút đầu tư nước ngòai chúng ta không chỉ thu hút được vốn mà cúnh ta
có thể tiếp thu được trình độ khoa học tiên tiến ,kĩ năng quản lí ,kỉ cuơng và tinh
thần làm việc. Trong lĩnh vực du lịch nói chung và khu du lịch nói riêng thì học hỏi
được kĩ năng quản lí là cực kì quan trọng.Như chúng ta đã biết đây là một lĩnh vực

còn rất mới mẻ của chúng ta, kinh nghiệm mà chúng ta co đựơc là rất khiêm tốn vì
vậy thu hút FDI và đặc biệt là sự có mặt của các tập đoàn và lữ đoàn du lịch có kinh
nghiệp lâu năm trên thế giới thì việc học hỏi kinh nghiệm cũng như tác phong công
việc đối với chúng ta sẽ dề dàng hơn.Thực tế đã chứng minh các khách sạn cao cấp
của chúng ta đang có hiện nay đều là đầu tư trực tiếp nước ngoài dưới hình thức là
100% vốn nước ngoài hay là liên doanh,các khu vui chơi giải trí đều có mặt của các
nhà đầu tư nước ngoài hoặc các Việt kiều.
Như vậy không chỉ trong toàn bộ nền kinh tế thu hút FDI là một tất yếu hiện nay
mà trong việc phát triển các khu du lịch nó trở nên cần thiết và cấp bách .Có vẻ như
hiện nay các khu du lịch cũng đang trông chờ vào nguồn vốn từ nước ngoài để phát
triển,nhiều nơi đã có sự đầu tư của các địa phương nhưng nều như số vốn đủ thì quá
trình quản lí lại lỏng lẻo,thiếu khoa học nên dẫn đến tình trạng im hơi lặng tiếng và
kém hấp dẫn của các khu du lịch ,còn thì hầu hết đều thiếu vốn đầu tư và có đầu tư
thì chỉ mang tính nhỏ giọt và thiếu đồng bộ làm cho các khu du lịch không thể phát
triển nhanh và toàn diện được. Vì vậy chúng ta phải tích cực hơn nữa trong công
tác xúc tiến đâu tư vào các khu du lịch. Chỉ có thu hút đầu tư nước ngoài các Khu
11
du lịch ở Việt Nam mới có thể phát huy tối đa tiềm năng của mình và đáp ứng tốt
yêu cầu của nền kinh tế quốc dân
5. Nội dung đầu tư phát triển khu du lịch.
Bởi vì khu du lịch là một trong những khía cạnh của ngành du lịch,vì thế khi
đề cập đến vấn đề nội dung đầu tư vào khu du lịch tác giả muốn nói qua về nội dung
đầu tư trong du lịch
5.1 Đầu tư vào du lịch
Ngành du lịch là một ngành có tính xã hội cao và nó tác động bởi nhiều ngành
trong nền kinh tế vì vậy đầu tư vào du lịch đòi hỏi cũng phải có tính toàn diện mới
có thể phát huy được hiệu quả . Một số nội dung cần quan tâm khi đầu tư vào du
lịch như sau:
a) Đầu tư vào cơ sở hạ tầng và trang bị:
Khởi đầu phân biệt lần thứ nhất giữa đầu tư cho cơ sở hạ tầng và trang thiết bị là

lô gic bằng cách lập hệ số vốn sản xuất người ta đã có một sự đánh giá rất đơn giản
và có thể có được một tài liệu để so sánh giữa những lĩnh vực sản xuất khác
nhau.Còn về đầu tư cho du lịch điều quan trọng là biết phần của những khoản đầu
tư cho trang bị so với những khoản đầu tư cho cơ sở hạ tầng (được coi là cơ sở hạ
tầng việc quy hoạch đất đai ,dẫn nước và điện,cơ sở hạ tầng về vận tải và giao thông
,việc lọc lại nước thải…). Không có cơ sở hạ tầng không thể phát triển du lịch
nhưng ta phải làm cho lợi ích phát triển các cộng đồng địa phương trùng hợp với lợi
ích phát triển du lịch. Chẳng hạn một sân bay là nhằm mục đích phục vụ du lịch
nhưng có rất nhiều sử dụng khác kể cả sử dụng cho quốc phòng.
Phải nhận rằng hệ số đầu tư giữa cơ sở hạ tầng và trang bị(với một biến số ,một
hệ số giới hạn ) sẽ không ổn khi so sánh các lĩnh vực với nhau, nếu ta không xét
trước rằng (i) có những giai đoạn khác nhau về hoàn chỉnh các trang bị thực hiện
tương ứng (giai đoạn phát triển cung ứng trong buổi đầu tung nó ra ,đòi hỏi đầu tư
nhiều hơn để đi vào thi trường ,để đặt hệ thống vào hoàn cảnh phù hợp cho việc vận
hành và để sử dụng một nhân lực và trang bị kĩ thuật cần thiết). (ii) Có những mức
khác khau về sử dụng cung ứng
12
b) Đầu tư vào nguồn nhân lực du lịch
Một đất nước muốn phát triển bền vững phải luôn quan tâm đến sự nghiệp đào
tạo nguồn nhân lực, bởi chính những con người sẽ quyết định vận mệnh tương lai
của một quốc gia. Trong phát triển kinh tế đào tạo con người là nhân tố hết sức
quan trọng đặc biệt là lĩnh vực du lịch bởi vì ngành du lịch phát triển hay không là
do những người làm du lịch quyết định. Đây là ngành mà mối quan hệ với lực
lượng lao động rất rõ nét, hầu như bất cứ một công ty du lịch nào cũng đều coi
trọng khâu tuyển nhân viên và đào tạo nhân viên.Có một bài toán sau: Có thể xét
chất lượng dịch vụ là phụ thuộc vào chất lượng nhân tố lao động(EP)và đầu tư cho
mỗi khách hàng (I) công thức sẽ là: I=EP.logI
k
ở đó k là một thông số sẵn với những điều kiện riêng của khách sạn. Tích phân
lần đầu tiên của công thức này người ta chỉ ra rằng những cải tiến các chỉ tiêu chất

lượng dích vụ phụ thuộc vào hệ số EP/I nó diễn đạt sự đóng góp về số lượng của
nhân tố lao động theo đơn vị đầu tư cố định.
Ví dụ trên cho thấy lao động và đầu tư vào du lịch.Bên cạnh đó có một nhân tố
rất đặc biệt trong du lịch là tính thời vụ vì vây sử dụng lao động trong du lịch cũng
mang tính thời vụ rất nhiều. Vì vậy nhiều khi người ta có thể sử dụng lao động như
một lực lựợng làm thêm và ít khi chú trọng đến công tác đào tạo. Chúng ta có thể
tham khảo bảng sau:
Bảng 1:Thang bậc công việc du lịch
13
(Nguồn: Sách Nhập môn khoa học du lịch-NXB ĐH Quốc gia HN)
Như vậy trong ngành du lịch thì ngoài việc cần một số lượng lao động nhiều
thì thang bậc trong nguồn nhân lực cũng rất phức tạp và đa dạng,nó cần nhiều cấp
học cũng như chuyên môn khác nhau,mỗi cấp phù hợp với mỗi thang bậc. Điều đó
đòi hỏit trong việc đào tạo cần chú trọng sự đa dạng trong cấp học tránh tình trạng
cử nhân thì nhiều mà trung cấp thì ít,nó không những tạo ra sự lãng phí mà còn cản
trợ sự phát triển toàn diện của du lịch.
c) Đầu tư cho xúc tiến quảng bá du lịch
Có thể nói đây là một nội dung rất mới so với các lĩnh vực khác mà chỉ riêng
có ở ngành du lịch. Bởi vì để có doanh thu thì ngành du lịch phải quảng bá hình ảnh
14
Trình
độ
KV tổ chức
DL
KV dịch vụ đón
tiếp
KV công cộng KV du lịch
có trọ ở
CV quản lí
cho cả 4 KV

I.Cán
bộ lãnh
đạo
GĐ hãng
Phó GĐ
GĐ hãng
Phó GĐ
GĐ dịch vụ
Thanh tra Du lịch
GĐ làng nghỉ
ngơi
II.Kỹ
thuật
viên
cao cấp
GĐ KV
dịch vụ đi
du lịch
GĐ KV dịch vụ
tiếp đón
Chuyên gia nghiên
cứu kế hoạch hóa
và khai thác du
lịch
Chuyên gia
DL xã hội
III.Kỹ
thuật
viên
trung

cấp
Người chịu
trách nhiệm
vận
tải,trưởng
các hợp
đồng khoán
việc,CĐV
bán hàng,tổ
chức HN
tuyên truyền
Người đựoc tin
và đi tháp
tùng.Phiên dịch
hướngdẫn,người
cổ động,chiêu
đãi viên hàng
không sân
bay…
Người hướng dẫn
của quốc gia,người
cổ động,tổ chức
hội nghị chủ nhà
địa phương
Cổ động
,huấn luyện
viên ,người
trông nhà,cô
nưôi dạy trẻ
Kế toán

trưởng,thư kí
cho lãnh
đạo,thư kí về
tư liệu
IV.
Nhân
vien
Trợ lí cán
bộ lãnh
đạo,trợ lí
trưởng các
hđ,nv quầy
hàng
Người hướng
dẫn tại địa
phương,bà chủ
đón tiếp
Bà chủ đón
tiếp,thư kí
Trực điện
thoại,kế
toán,thư kí
đánh máy
của mình, doanh thu của ngành dựa vào số lượng du khách là chủ yếu-chính họ là
sức sống của ngành,vì vậy phải đánh vào thị hiếu ,nhu cầu của họ ,cho họ biết đến
mình có như thế mới thu hút được khách du lịch. Đầu tư vào lĩnh vực này là phải
dựa vào các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí,truyền hình ,phát thanh từ
trung ương đến địa phương…Bên cạnh đó cũng phải đầu tư vào việc tổ chức các
cuộc triển lãm ,các hội chợ du lịch,tham gia các hội chợ quốc tế hay việc in ấn các
tạp chí ,sách,tờ rơi internet…Việt Nam đã có quan tâm đến lĩnh vực này nhưng nhìn

chung còn rất ít và đầu tư chưa thật nhiều và hiệu quả. Ví dụ: Thái Lan chi phí cho
quảng bá du lịch là 60 triệu USD,Singapore là 80 triệu USD còn Việt Nam chỉ
khoảng 100.000 USD một con số chưa thỏa đáng với tiềm năng của chúng ta đang
có. Việt Nam chúng ta kinh nghiệp làm du lịch chưa thật nhiều ,chúng ta đang phải
vừa làm vừa học hỏi,vì vậy đầu tư cho quảng bá ,xúc tiến du lịch là một hành động
làm cho thế giới biết đến chúng ta nhiều hơn ,hình ảnh của Viêt Nam trong con mắt
bạn bè quốc tế sẽ được cải thiện. Đầu tư vào công tác tuyên truyền quảng bá trong
lĩnh vực du lịch là vấn đề tất yếu ,khách quan và là vấn đề của mọi ngành du lịch
trên thế giới.
5.2 Nội dung đầu tư vào khu du lịch
a. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng
Đối với sự phát triển của một khu du lịch thì đây là vấn đề then chốt quyết
định sự thành bại trong kinh doanh du lịch là điều kiện cần thiết để xây dựng và
phát triển một khu du lịch. Nhưng đầu tư vào những gì? Đó là đầu tư vào cơ sở vật
chất kĩ thuật,vào giao thông vận tải,vào điện nước,thông tin liên lạc…
Cơ sở vật chất kĩ thuật của một khu du lịch được quan tâm trước hết là điều
kiện ăn ở,vui chơi giải trí của nó,là hệ thống các công trình phụ trợ,điều kiện sinh
hoạt. Ví dụ với một khách sạn đó chính là hệ thống các phòng ốc, trang thiết bị
được sử dụng trong khách sạn có hiện đại hay không, đáp ứng được bao nhiêu nhu
cầu sử dụng của du khách. Bên cạnh đó là một loạt cơ sở các phòng ăn,phòng sinh
hoạt,và cả một khu vui chơi như sân thể thao,nhà văn hóa…Nói tóm lại là cả một hệ
thống phần cứng của một khu du lịch. Những vấn đề này thường được xây dựng
15
ngay từ khi dự án khu du lịch được triển khai và sẽ phản ánh mức độ hiện đại của
khách du lịch.
Ngoài ra khi đầu tư vào cơ sở hạ tầng một vấn đề rất cần thiết là giao thông
vận tải_đây là mạch máu của nền kinh tế chứ không riêng gì các khu du lịch. Một
khu du lịch muốn phát triển tốt và lâu dài phải rất chú trọng đến giao thông,bởi vì
nó có tốt thì du khách mới đi lại thuận tiện. Hầu hết các khu du lịch ở Việt Nam
đều là các khu du lịch tự nhiên ,nằm ở vùng có canh quan thiên nhiên đẹp và vì thế

sự đi lại rất khó khăn. Các khu du lịch phải tăng cường đến vấn đề giao thông,nó
cũng ảnh hưởng một cách tích cực đến phát triển kinh tế của địa phương. Đầu tư
vào khu du lịch các doanh nghiệp nên có sự liên hệ với Nhà nước vì đó là vấn đề
lớn,đòi hỏi số vốn không nhỏ và quan trọng là cần bàn tay của nhà nước trong việc
giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó giao thông ở ngay trong các khu du lịch cũng rất
quan trọng,nó tạo cho du khách sự thuận tiện đi từ điểm này đến điểm khác và đặc
biệt tạo được sự thư thái cũng như gần gũi với thiên nhiên là rất quan trọng
Ngoài ra khu du lịch cần chú trọng đến vấn đề điện nước trong việc vận hành
nó đòi hỏi chúng ta phải tính toán một cách đầy đủ ngay từ lúc xây dựng,một khu
du lịch không thể hấp dẫn khách du lịch khi mà nguồn điện không ổn định cũng như
nước sinh hoạt không trong lành vì khi đã đi du lịch họ muốn tìm cảm giác thư thái
dễ chịu trách những bực dọc và khó chịu trong cuộc sống đời thường
b) Đầu tư cho nguồn nhân lực
Như đã nói ở trên,nguồn nhân lực rất quan trọng trong nền kinh tế nói chung
và ngành du lịch nói riêng,vì vậy trong việc phát triển khu du lịch không thể bỏ qua
vấn đề này. Bởi vì đôi khi một địa điểm du lịch thu hút khách không chỉ vì có cảnh
quan đẹp mà nơi đó có một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có phong cách rất ấn
tượng ,nó cùng với tiềm năng của thiên nhiên làm nên một khu du lịch mạnh. Đào
tạo nguồn nhân lực trong các khu du lịch không có nghĩa là chúng ta tuyển dụng các
nhân viên có bằng cấp,có trình độ về chuyên nghành cao mà chúng ta cần chú ý đến
vấn đề suy nghĩ trong cách ứng xử của họ. Hầu hết các khu du lịch đều phải tiến
hành đào tạo lại sau khi tuyển nhân viên bởi thật đơn giản mỗi môi trường có một
16
phong cách làm việc khác nhau,cần cho họ học được đặc điểm của mình từ đó có
thái độ với du khách. Bên cạnh đó, cũng nên gửi các nhân viên đi đào tạo một cách
có bài bản ở những trung tâm hoặc trường học chính quy vì đôi khi kiến thức thực
tế chưa phải là tất cả, có trình độ bao giờ cũng hơn.
c) Đầu tư cải thiện môi trường tụ nhiên.
Cũng như vấn đề quảng bá du lịch,cải thiện môi trường tự nhiên là một vấn
đề mang tính cá biệt.Môi trường du lịch là sự tổng hòa của rất nhiều thành phần như

đất nước,không khí,âm thanh ánh sáng,hệ sinh thái trong đó có cảnh quan môi
trường.Đối với hoạt động du lịch cảnh quan môi trường có ý nghĩa quan trọng nhất.
Một khu du lịch có cảnh quan đẹp trước hết sẽ thu hút được khách du lịch từ khi
mới đi vào hoạt động, chúng ta phải biết đầu tư một cách hợp lí và hiệu quả trong
khâu đầu tiên này.Và trong suốt quá trình hoạt động chúng ta phải luôn tích cực đầu
tư và bảo vệ môi trường để nó không mất đi dáng vẻ ban đầu và luôn ấn tượng trong
du khách.Để bảo vệ cảnh quan môi trường cần nhận thức được đầy đủ các yếu tố
hình thành và tác động lên cảnh quan môi trường,đầu tư cho môi trường trước hết
chúng ta phải xây dựng những hạng mục công trình kiến trúc mang tính nhân tạo
như những tác phẩm nghệ thuật,hồ bơi,núi đồi nhân tạo…tạo ra sự gần gũi thiên
nhiên trong khu du lịch,ngoài ra phải đầu tư phát triển các cảnh quan tự nhiên để
làm sao nó không mất đi dang vẻ tự nhiên ban đầu.Đây là một quá trình lâu dài và
liên tục vì cảnh quan sẽ luôn bị bào mòn và phá hủy bởi môi trường cũng như do sự
tác động của con người làm suy giảm tính hấp dẫn của nó .Chúng ta vừa bảo vệ vừa
phục hồi.Đặc biệt một vấn đề quan trọng là phải đầu tư vào môi trường sinh hoạt
hàng ngày như môi trường nước,ánh sáng,phải xử lý chất thải khi ra môi trường vì
nó không những một sự phát triển bền vững thể hiện trách nhiệm đối với xã hội mà
còn nâng cao hình ảnh của khu du lịch trong con mắt của khách du lịch. Đầu tư cho
môi trường khu du lịch không chỉ mang tính hiện tại mà còn thể hiện sự phát triển
tương lai.
17
II. Tỡnh hỡnh thu hỳt v s dng FDI trong vic phỏt trin khu
du lch Vit Nam giai on 2001-2006
1. Tỡnh hỡnh thu hỳt FDI ca Vit Nam vo khu du lch
1.1Tỡnh hỡnh thu hỳt FDI núi chung ca c nc
Với việc thực hiện nhất quán đờng lối đổi mới nền kinh tế, trong đó đầu t trực
tiếp nớc ngoài là một bộ phận quan trọng, Việt Nam đã thực hiện pháp đồng bộ và
quan trọng để thu hút nguồn vốn đầu t trực tiếp nớc ngoài (FDI). Tính từ năm
1988 (năm bắt đầu thực hiện Luật Đầu t nớc nhiều giải ngoài tại Việt Nam- năm
1987) đến tháng 12 năm 2006 cả nớc hiện còn hơn 6.800 dự án còn hiệu lực với

tổng vốn đầu t đăng ký trên 60 tỷ USD, vốn thực hiện của các dự án đang hoạt
động đạt gần 29 tỷ USD. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ
trọng lớn nhất chiếm 67,5% về số dự án và 62,85% tổng vốn đầu t đăng ký. Tiếp
theo là lĩnh vực dịch vụ chiếm 20,26% về số dự án và 30,72% về số vốn đầu t đăng
ký. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông, lâm, ng nghiệp. (Nếu tính cả các dự án đã hết
hiệu lực thì tổng vốn thực hiện đạt hơn 36 tỷ USD) (bảng đính kèm theo).
Riêng năm 2006 cả nớc đã có 833 dự án đợc cấp giấy phép với tổng vốn đầu t
đăng ký 7,8 tỷ USD, tăng 60,8% về vốn đầu t đăng ký so với năm trớc. Cùng với
486 lợt dự án tăng vốn với tổng vốn tăng thêm là 2,36 tỷ USD, tăng 10,6% về vốn
so với năm trớc. Tính chung cả dự án cấp mới và tăng vốn, trong năm 2006 tổng
vốn đạt 10,2 tỷ USD, tăng 45,1% năm trớc và vợt10% so với kế hoạch đã điều
chỉnh và tăng 52,3% kế hoạch ban đầu (6,5 tỷ USD). Đây là mức cao nhất kể từ khi
thi hành Luật Đầu t nớc ngoài (năm 1987 đến nay).
Trong đó ngành công nghiệp và xây dựng, chiếm 66,5% về số dự án và 68,3%
tổng vốn đăng ký; ngành dịch vụ chiếm 25,2% về số dự án và 23,7% tổng vốn
đăng ký và nông-lâm-ng nghiệp chiếm 6,9% về số dự án và 1,6% tổng vốn đăng
ký.
18
Nhìn chung, các dự án đợc cấp phép đi vào hoạt động với kết quả tốt, đóng góp
quan trọng vào sự tăng trởng chung của nền kinh tế Việt Nam, cũng nh tạo nguồn
thu lớn cho ngân sách nhà nớc. Doanh thu của khu vực FDI không ngừng tăng lên
qua các năm và đạt khoảng 20 tỷ USD mỗi năm. Riêng năm 2006 doanh thu của
khu vực FDI đạt gần 30 tỷ (29,4 tỷ USD) tăng 31,3% so với năm trớc.
Khu vực FDI đóng góp rất lớn vào kim ngạch xuất khẩu của cả nớc. Kim ngạch
xuất khẩu của khu vực FDI đóng góp 35% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả
nớc (cha kể dầu thô). Riêng năm 2005 là 34,46%, còn năm 2006 ớc là 39,74%.
Nếu tính cả dầu thô thì khu vực FDI đóng góp tới 57% tổng kim ngạch xuất khẩu
cả nớc, năm 2005 đạt 57,17% và năm 2006 sẽ là 60% tổng kim ngạch xuất khẩu
của cả nớc. Theo kế hoạch năm 2007 tỷ trọng này lần lợt là 40,04% và 58,44%.
1.2. Thu hút đầu t nớc ngoài vào ngành du lịch.

Hàng năm Việt Nam đón khoảng 3 triệu lợt khách du lịch, do vậy, vấn đề
môi trờng du lịch cùng cơ sở hạ tầng cho du lịch càng cần chú trọng trong tình
hình hiện nay. Cùng với sự quan tâm ngày càng tăng của các nhà đầu t nớc ngoài
vào Việt Nam thì lĩnh vực dịch vụ ngày càng thu hút nhiều dự án với tổng số vốn
đăng ký lớn. Trong đó đầu t vào lĩnh vực du lịch (không tính các dự án xây dựng
và kinh doanh khách sạn) cũng ngày càng gia tăng.
Tính đến cuối năm 2006, cả nớc hiện có 56 dự án đầu t vào lĩnh vực du lịch
còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 716,95 triệu USD, chiếm 4,18% về số dự án
và 3,99% về vốn đăng ký trong lĩnh vực dịch vụ. So với tổng chung thì lĩnh vực du
lịch chiếm 0,84% số dự án và 1,21% về tổng vốn đăng ký. Riêng năm 2006 số dự
án đăng ký đầu t trong lĩnh vực du lịch là 7 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt
321,8 triệu USD cao nhất từ trớc tới nay.
*Phân theo địa phơng:
ĐTNN trong ngành du lịch đã có mặt tại 16 tỉnh/thành phố của Việt Nam,
trong đó Bà Rịa Vũng Tàu là địa phơng dẫn đầu về thu hút vốn ĐTNN trong
ngành du lịch với 4 dự án và tổng vốn đầu t là 306,5 triệu USD (chiếm 7,14% số dự
19
án và 42,7% vốn đầu t vào ngành du lịch), đáng chú ý là 1 dự án lớn của Tập đoàn
Winvest Investment LLC, Hoa Kỳ đầu t xây dựng khu nghỉ mát, khách sạn 5 sao,
khu vui chơi giải trí tại Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu với tổng vốn đầu t 300 triệu
USD.
Đứng thứ hai là thành phố Hồ Chí Minh với 11 dự án và tổng vốn đầu t là
150,6 triệu USD (chiếm 19,6% số dự án và 21% vốn đầu t đăng ký), tiếp theo là
các địa phơng Bình Thuận, Hà Nội, Đà Nẵng.......
Nhìn chung các dự án ĐTNN trong ngành du lịch tập trung ở các địa phơng
có cơ sở hạ tầng tơng đối tốt và có điều kiện tự nhiên để xây dựng khu du lịch ven
biển hoặc du lịch sinh thái.
*Phân theo đối tác:
Đã có 22 quốc gia và vũng lãnh thổ đầu t vào Việt Nam trong lĩnh vực du
lịch, trong đó dẫn đầu là Hoa Kỳ với 4 dự án, tổng vốn đầu t là 402,4 triệu USD

(chiếm 56,13% về vốn ĐTNN trong ngành du lịch), tiếp theo là Hồng Kông, Pháp,
Cook Islands, Singapore, Hàn Quốc....
* Phân theo hình thức đầu t:
Trong số 56 dự án ĐTNN trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam, có 30 dự án
với tổng vốn đầu t là 583,6 triệu USD đầu t theo hình thức 100% vốn nớc ngoài
(chiếm tới 53,5% số dự án và 81,4% vốn đầu t đăng ký), tiếp theo là đầu t theo
hình thức liên doanh với 24 dự án, tổng vốn đầu t là 128,2 triệu USD (chiếm 42,8%
số dự án và 17,8% vốn đầu t đăng ký), còn lại là 2 dự án đầu t theo hình thức hợp
đồng hợp tác kinh doanh với tổng vốn đầu t là 5,1 triệu USD.
*Nhận xét, đánh giá:
Hiện nay, ĐTNN trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn so
với lĩnh vực dịch vụ nói riêng và so với tổng số đầu t nớc ngoài của cả nớc và cha tơng
xứng với tiềm năng của các nhà đầu t cũng nh tiềm năng du lịch của nớc ta.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập và mức sống của ng-
ời dân ngày một nâng cao, cùng với sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam, trong t-
20
ơng lai sẽ có nhiều nhà đầu t nớc ngoài đầu t vào lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển
này.
Trớc mắt có 3 dự án lớn có khả năng thực hiện trong thời gian tới đó là: (i) dự án
của tập đoàn Rockingham (Hoa Kỳ) đầu t vào Phú Quốc, mục tiêu khu nghỉ dỡng cao
cấp và các khu vui chơi giải trí, trờng đua ô tô với tổng diện tích lên tới 1000 ha, tổng
vốn đầu t lên tới 1 tỷ USD; (ii) dự án đầu t của tập đoàn Automind Capital Group Inc
(Canada) liên doanh với Công ty cổ phần Đông Dơng đầu t 130 triu USD, diện tích 88
ha tại thị trấn An Thới làm cảng biển du lịch, nhà ở cho ngời nớc ngoài và khu bảo tồn
sinh thái; (iii) Dự án của tập đoàn Victoria đầu t khu du lịch cao cấp vào Mũi Ông Quới,
vốn đầu t trên 40 triệu USD trên diện tích 22 ha.
1.3. Tình hình triển khai thực hiện của các dự án FDI trong ngành du lịch.
Nhìn chung, các dự án FDI trong ngành du lịch đợc cấp phép đến nay đều
hoạt động có hiệu quả. Một số dự án gặp khó khăn trong thời kỳ xảy ra cuộc khủng
hoảng tài chính tiền tệ đã đợc tổ chức lại và đã dần hoạt động có hiệu quả trở lại.

Tính tới thời điểm này tổng vốn thực hiện của các dự án trong lĩnh vực du lịch là
153,73 triệu USD, chiếm 21,44% so với tổng vốn đăng ký, thấp hơn nhiều so với
bình quân về vốn thực hiện của cả nớc (48,57%). Tuy nhiên, trong năm 2006 một
số dự án đợc cấp phép trong năm 2005 và 2006 đang triển khai xây dựng cơ bản
và chuẩn bị triển khai thì số vốn thực hiện trong lĩnh vực này trong thời gian tới
đây sẽ tăng cao lên rất nhiều, nhất là dự án Winvest Investment đầu t ở Bà Rịa-
Vũng Tàu với vốn đầu t đăng ký là 300 triệu USD, khi dự án này triển khai thực
hiện sẽ góp phần nâng tổng vốn thực hiện của các dự án đầu t trong lĩnh vực du
lịch lên cao hơn.
Doanh thu của các doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài đầu t trong lĩnh vực
du lịch đạt khoảng 800 triệu USD, đóng góp cho ngân sách nhà gần 100 triệu USD.
Các doanh nghiệp này tạo ra khoảng 30 nghìn việc làm trực tiếp cho các lao động
Việt Nam và hàng vạn lao động gián tiếp khác.
Một số dự án ĐTNN trong lĩnh vực du lịch hoạt động có hiệu quả nh: (i) Dự
án Công ty liên doanh Khu du lịch Bắc Mỹ An tại thành phố Đà Nẵng, mục tiêu:
21
xây dựng, kinh doanh khách sạn 4 sao, kinh doanh khu du lịch, trò chơi điện tử có
thởng với tổng vốn đầu t là 40 triệu USD, vốn thực hiện đạt trên 38 triệu USD, đây
là khu du lịch cao cấp, thu hút nhiều du khách trong nớc và quốc tế, là một địa
điểm nổi tiếng của Việt Nam nói chung và của khu vực miền Trung nói riêng; (ii)
Dự án Công ty TNHH Indochina Resort (Hội An) tại Quảng Nam, mục tiêu: xây
dựng, kinh doanh khu nghỉ mát khách sạn Hà My và các dịch vụ du lịch, vốn đầu
t 30 triệu USD; (iii) Dự án Winvest Investment LLC đầu t ở Bà Rịa-Vũng Tàu với
tổng vốn đầu t 300 triệu USD, đang trong quá trình triển khai xây dựng.
Các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trong lĩnh vực du lịch với kinh nghiệm và
khả năng quản lý cũng nh tổ chức của mình đã góp phần làm cho ngành du lịch
Việt Nam phát triển nhanh hơn. Với u thế về vốn các doanh nghiệp có vốn đầu t n-
ớc ngoài đầu t vào lĩnh vực du lịch đã tạo ra nhiều khu du lịch và nghỉ dỡng cao
cấp, đáp ứng đợc đòi hỏi và nhu cầu của khách du lịch trong nớc và quốc tế. Các
trung tâm, khu du lịch này kết hợp với vẻ đẹp văn hoá truyền thống á Đông, bề dày

lịch sử và cảnh quan thiên nhiên đẹp, các di sản văn hoá của Việt Nam đã đã tạo
nên một Việt Nam với "Vẻ đẹp tiềm ẩn".
1.4 T trng ca Khu du lch trong c cu FDI ca c nc.
Nhìn chung, vốn đầu t nớc ngoài trong lĩnh vực dịch vụ có xu hớng biến động
cùng chiều với sự biến động của dòng vốn đăng ký vào Việt Nam, trong khi dòng
vốn đầu t vào lĩnh vực nông lâm ng nghiệp có xu hớng ít thay đổi. Trong giai đoạn
trớc năm 1999, sự biến động của dòng vốn đầu t vào lĩnh vực dịch vụ ảnh hởng lớn
tới sự biến động của dòng vốn nớc ngoài vào Việt Nam. Từ năm 2000, vai trò của
khu vực dịch vụ có xu hớng giảm đi, dòng vốn đầu t vào lĩnh vực công nghiệp và
xây dựng giờ đây có tác động mạnh mẽ tới sự biến động của dòng vốn đầu t nớc
ngoài. Xu hớng này cũng từng thấy trong thu hút vốn nớc ngoài của Trung Quốc
trớc đây 10 năm.

Bng 2: u t nc ngoi theo lnh vc
22
Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký tại Việt Nam
0
1,000
2,000
3,000
4,000
5,000
6,000
7,000
8,000
9,000
1988
1989
1990
1991

1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
9th2004
Tổng đầu tư nước ngoài Dịch vụ
Nông-Lâm-Ngư nghiệp Công nghiệp và xây dựng
Nhỡn vo bng s liu ta thy dch v v cụng nghip xõy dng l hai ngnh
chớnh m thu hỳt c u t nc ngoi nhiu nht Vit Nam trong sut thi kỡ
1988 -2004.Ta thy rng s gia tng v s vn trong cụng nghip xõy dng cú v
nh u n hn cỏc ngnh khỏc,khụng cú nhiu t bin v s tng gim nh
ngnh dch v. C th vo nm 1996 vn trong ngnh dch v gia tng mt cỏch t
ngt,t k lc trờn 5 t USD trong tng s 9 t USD ca tt c cỏc ngnh.Nhng
trong nhng nm tip do nh hng ca cuc khng hong Ti chớnh tin t 1997
trờn ton Chõu ó lm dũng vn u t nc ngoi gim sỳt mnh,FDI vo dch
v gim liờn tc trong nhng nm 1997 n gi.
lm rừ t trng ca ngnh dch v núi chung cng nh ngnh du lch núi
riờng chỳng ta cú th tham kho bng s liu v u t nc ngoi theo ngnh nh
sau
23
Nh vy chỳng ta cú th thy du lch( khu du lch) chim 8.3% trong tng s
24



Bng 3: ầu t trực tiếp nớc ngoài theo ngành 1988-2006
(tính tới ngày 18/12/2006 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
ST
T Chuyên ngành
Số dự
án TVĐT
Vốn pháp
định
Đầu t thực hiện
I
Công nghiệp 4,602
38,010,684,68
8
16,121,297,95
2
19,858,295,353
CN dầu khí 31
1,993,191
,815
1,636,191,
815
5,452,560,0
06
CN nhẹ 1933
9,702,132
,768
4,334,176,
128

3,484,308,8
27
CN nặng 2007
18,897,265
,482
7,283,894,
063
6,826,903,4
64
CN thực phẩm 275
3,252,939
,416
1,395,591,
219
1,958,634,5
68
Xây dựng 356
4,165,155
,207
1,471,444,
727
2,135,888,4
88
II
Nông, lâm nghiệp 831
3,884,827,39
5
1,784,709,81
1
1,914,766,029

Nông-Lâm nghiệp 718
3,558,305
,715
1,640,405,
930
1,749,012,1
96
Thủy sản 113
326,521
,680
144,303,
881
165,753,8
33
III
Dịch vụ 1,380
18,578,177,85
4
8,599,816,60
0
7,010,219,246
Dịch vụ 594
1,516,928
,487
686,702,
499
377,005,1
26
GTVT-Bu điện 186
3,373,432

,735
2,435,748,
925
720,973,7
96
Khách sạn-Du lịch 164
3,289,109
,568
1,489,140,
921
2,316,773,8
32
Tài chính-Ngân hàng 64
840,150
,000
777,395,
000
729,870,0
77
Văn hóa-Ytế-Giáo dục 226
980,095
,862
429,723,
794
381,562,8
25
XD Khu đô thị mới 6
3,077,764
,672
854,920,

500
51,294,5
98
XD Văn phòng-Căn hộ 120
4,433,346
,984
1,534,790,
364
1,859,671,6
62
XD hạ tầng KCX-KCN 20
1,067,349
,546
391,394,
597
573,067,3
30
Tổng số 6,813
60,473,689,93
7
26,505,824,36
3
28,783,280,628
Nguồn: Cục Đầu t nớc ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu t
2. Thực trạng thu hút FDI cho phát triển khu du lịch
2.1 FDI vào khu du lịch theo đối tác
Theo số liệu thống kê ở trên cho thấy các nhà đầu tư đánh giá tiềm năng du
lịch Việt Nam là rất lớn, cũng vì thế mà cho đến nay trong lĩnh vực du lịch nói
chung và khu du lịch nói riêng rất nhiều dự án được đầu tư cũng như tiến độ triển
khai vốn rất nhanh chóng. Cho đến tháng 3 năm 2007 có 295 dự án được đầu tư tại

Viêt Nam trong việc phát triển các khu du lịch (kể các dự án đã giải thể) với tổng
vốn đầu tư là 6,92 tỷ USD,vốn pháp định là 3,007 tỷ USD và vốn đầu tư ban đầu là
5,726 tỷ USD chiếm 3,5 % số dự án đầu tư nước ngoài và đến 8 % số vốn đầu tư.
Trong các dự án đã có 75% dự án đi vào hoạt động và chiếm khoảng 60% về vốn
,điều đó thể hiện số vốn cho các dự án khu du lịch được giải ngân rất nhanh hơn các
ngành nghề khác.Điều này cũng dễ hiểu bởi hoạt động du lịch mang tính thời vụ
cao,các nhà đầu tư muốn thu được hiệu quả cao đòi hỏi phải đầu tư đúng lúc và
tranh thủ thời gian.Còn nếu tính loại trừ các dự án đã giải thể thì chúng ta có
148 dự án đang hoạt động với Tổng vốn đầu tư là 2,98 tỷ USD và vốn pháp định là
1,22 tỷ USD vốn thực hiện là 2,096 tỷ USD.(số liệu Cục Đầu tư nước ngoài)
Cho đến nay có 32 đất nước,vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh
vực khu du lịch(đến tháng 3-2007) ,ta có bảng tổng kết những nước có nhiều dự án
cũng như số vốn đầu tư lớn như sau( Tính cả những dự án đã giải thể và hết hạn)
Bảng 4: 15 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư lớn nhất trong
ĐTNN khu du lịch ( Tính đến ngày 30/3/2007)
STT Quốc gia Số
DA
Vốn đầu tư Vốn pháp
định
Vốn thực hiện
1 Singapore 30 1888135429 424942576 818443713
2 Hồng Kông 70 1088802518 428416196 732070567
25

×