Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

15 cau trac nghiem xu huong bien doi mot so tinh chat cua don chat bien doi thanh phan va tinh chat cua hop chat trong mot chu ki va trong mot nhom co dap an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.13 KB, 5 trang )

15 câu trắc nghiệm Xu hướng biến đổi một số tính chất của
đơn chất, biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất
trong một chu kì và trong một nhóm (có đáp án)
Câu 1. Quy luật chung đối với các ngun tố nhóm A: Trong một chu kì, theo chiều
tăng dần điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử có xu hướng
A. tăng dần.
B. giảm dần.
C. khơng thay đổi.
D. tăng sau đó giảm dần.
Đáp án: B
Quy luật chung đối với các ngun tố nhóm A: Trong một chu kì, theo chiều tăng
dần điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử có xu hướng giảm dần.
Câu 2. Bán kính ngun tử của nguyên tố nào sau đây nhỏ nhất trong bảng tuần
hoàn?
A. H.
B. C.
C. He.
D. Be.
Đáp án: C
Quy luật chung đối với các ngun tố nhóm A:
Trong một chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, bán kính ngun tử có xu
hướng giảm dần.
→ Bán kính ngun tử chu kì 1: H > He.
Trong một nhóm, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, bán kính của nguyên tử có
xu hướng tăng dần.
→ Bán kính ngun tử nhóm VIIIA: He < Ne < Ar < ….
Vậy: He là ngun tử ngun tố có bán kính nhỏ nhất trong bảng tuần hoàn.
Câu 3. Độ âm điện (χ) là đại lượng đặc trưng cho
A. khả năng nhường electron liên kết của một nguyên tử trong phân tử.
B. khả năng hút electron liên kết của một nguyên tử trong phân tử.
C. số nguyên tử của một nguyên tố trong phân tử.


D. khối lượng của nguyên tố trong phân tử.
Đáp án: B
Độ âm điện (χ) là đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron liên kết của một
nguyên tử trong phân tử.
Câu 4. Độ âm điện của H và N lần lượt là 2,2 và 3,0. Trong phân tử NH 3, cặp
electron liên kết
A. sẽ bị lệch về phía nguyên tử H.
B. khơng bị lệch về phía ngun tử nào.


C. sẽ bị lệch về phía nguyên tử N.
D. ban đầu bị lệch về phía ngun tử N, sau đó bị lệch về phía nguyên tử H.
Đáp án: C
Độ âm điện của H và N lần lượt là 2,2 và 3,0.
→ Nguyên tử N hút electron liên kết mạnh hơn nguyên tử H, gấp 3,0 : 2,2 ≈ 1,36 lần.
Vậy trong phân tử NH3, cặp electron liên kết sẽ bị lệch về phía nguyên tử N.
Câu 5. Trong phân tử Cl2, cặp electron liên kết có bị lệch về phía nguyên tử nào
không?
A. Không bị lệch về nguyên tử nào.
B. Bị lệch về phía một ngun tử Cl.
C. Khơng xác định được.
D. Khơng có cặp electron liên kết.
Đáp án: A
Trong phân tử Cl2, hai nguyên tử Cl đều có độ âm điện giống nhau nên khả năng hút
electron liên kết như nhau.
→ Cặp electron liên kết của phân tử Cl2 không bị lệch về nguyên tử nào.
Câu 6. Trong một nhóm, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, độ âm điện của các
nguyên tử nguyên tố có xu hướng
A. tăng dần.
B. giảm dần.

C. khơng thay đổi.
D. giảm sau đó tăng dần.
Đáp án: B
Trong một nhóm, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, độ âm điện của các nguyên
tử nguyên tố có xu hướng giảm dần.
Câu 7. Cho các nguyên tố: X (Z = 11); Y (Z = 13); T (Z = 17). Độ âm điện của
nguyên tử các nguyên tố tăng dần theo thứ tự là:
A. T < Y < Z.
B. X < T < Y.
C. T < X < Y.
D. X < Y < T.
Đáp án: D
Cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố:
X (Z = 11): 1s22s22p63s1 → X nằm ở ô số 11, chu kì 3, nhóm IA.
Y (Z = 13): 1s22s22p63s23p1 → Y nằm ở ơ số 13, chu kì 3, nhóm IIIA.
T (Z = 17): 1s22s22p63s23p5 → T nằm ở ô số 17, chu kì 3, nhóm VIIA.
→ X, Y, T đều thuộc chu kì 3.
Trong một chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, độ âm điện của các nguyên tử
nguyên tố có xu hướng tăng dần.
→ So sánh độ âm điện: X < Y < T.


Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong một nhóm A, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, tính kim loại của các
ngun tố có xu hướng tăng dần, tính phi kim của các ngun tố có xu hướng giảm
dần.
B. Tính kim loại và tính phi kim ln biến đổi ngược chiều nhau.
C. Độ âm điện và tính phi kim của các nguyên tử nguyên tố hóa học biến đổi ngược
chiều trong một chu kì và một nhóm.
D. Cs là kim loại mạnh nhất, F là phi kim mạnh nhất.

Đáp án: C
Độ âm điện và tính phi kim của các nguyên tử nguyên tố hóa học biến đổi cùng chiều
trong một chu kì và một nhóm.
Câu 9. Ngun tố Cl ở nhóm VIIA, oxide cao nhất của nguyên tố Cl là
A. Cl2O3.
B. Cl2O4.
C. Cl2O.
D. Cl2O7.
Đáp án: D
Nguyên tố Cl ở nhóm VIIA → Hóa trị cao nhất của Cl là VII.
→ Oxide cao nhất của nguyên tố Cl là Cl2O7.
Câu 10. Oxide nào sau đây vừa có tính acid, vừa có tính base?
A. Na2O.
B. Cl2O7.
C. Al2O3.
D. MgO.
Đáp án: C
Oxide Al2O3 vừa có tính acid, vừa có tính base (tính lưỡng tính).
Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4]
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
Câu 11. Trong một chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, xu hướng biến đổi
tính acid, tính base của hydroxide nào sau đây là đúng?
A. Tính acid có xu hướng tăng dần, tính base có xu hướng giảm dần.
B. Tính acid có xu hướng giảm dần, tính base có xu hướng tăng dần.
C. Tính acid và tính base đều có xu hướng tăng dần.
D. Tính acid và tính base đều có xu hướng giảm dần.
Đáp án: A
Xu hướng biến đổi tính acid, tính base của hydroxide:
Trong một chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính acid có xu hướng tăng
dần, tính base có xu hướng giảm dần.

Câu 12. Cơng thức hydroxide của nguyên tố Na (Z = 11) và nguyên tố S (Z = 16) lần
lượt là:


A. NaOH; H2SO3.
B. Na(OH)2; H2SO4.
C. NaOH; H2SO4.
D. Na(OH)2, H2SO3.
Đáp án đúng là: C
Na (Z = 11): 1s22s22p63s1 → Nguyên tố Na thuộc nhóm IA.
→ Hóa trị cao nhất của Na là I → Công thức hydroxide: NaOH.
S (Z = 16): 1s22s22p63s23p4 → Nguyên tố S thuộc nhóm VIA.
→ Hóa trị cao nhất của S là VI → Công thức hydroxide: H2SO4.
Câu 13. Cho các nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử lần lượt là 9, 15, 17. Thứ tự
tính phi kim tăng dần là:
A. Y, Z, X.
B. X, Z, Y.
C. Z, X, Y.
D. Y, X, Z.
Đáp án: A
Cấu hình electron nguyên tử:
X (Z = 9): 1s22s22p5 → X thuộc chu kì 2, nhóm VIIA.
Y (Z = 15): 1s22s22p63s23p3 → Y thuộc chu kì 3, nhóm VA.
Z (Z = 17): 1s22s22p63s23p5 → Z thuộc chu kì 3, nhóm VIIA.
Trong một chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, tính phi kim của các ngun tố
nhóm A có xu hướng tăng dần.
→ Tính phi kim: Y < Z (Y, Z cùng thuộc chu kì 3).
Trong một nhóm, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, tính phi kim của các ngun tố
nhóm A có xu hướng giảm dần.
→ Tính phi kim: X > Z (X, Z cùng thuộc nhóm VIIA).

Vậy: Tính phi kim tăng dần là Y < Z < X.
Câu 14. Cho các đặc trưng sau:
(1) Dễ nhường electron
(2) Dễ nhận electron
(3) Oxide cao nhất có tính base
(4) Oxide cao nhất có tính acid
Những đặc trưng thuộc về kim loại nhóm A là
A. (1); (4).
B. (1); (3).
C. (2); (4).
D. (2); (3).
Đáp án: B
Những đặc trưng thuộc về kim loại nhóm A là:
(1) Dễ nhường electron


(3) Oxide cao nhất có tính base
Câu 15. Cho các nguyên tố A, B, C, D có số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 12, 13,
14. Trong các nguyên tố trên, ngun tố có tính kim loại mạnh nhất là
A. nguyên tố A.
B. nguyên tố B.
C. nguyên tố C.
D. nguyên tố D.
Đáp án: A
Cấu hình electron nguyên tử:
A (Z = 11): 1s22s22p63s1 → A thuộc chu kì 3, nhóm IA.
B (Z = 12): 1s22s22p63s2 → B thuộc chu kì 3, nhóm IIA.
C (Z = 13): 1s22s22p63s23p1 → C thuộc chu kì 3, nhóm IIIA.
D (Z = 14): 1s22s22p63s23p2 → D thuộc chu kì 3, nhóm IVA.
→ Các ngun tố A, B, C, D cùng thuộc chu kì 3.

Trong một chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố
nhóm A có xu hướng giảm dần.
→ So sánh tính kim loại: A > B > C > D.



×