Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

SỬ DỤNG BỘ SƯU TẬP TÀI LIỆU HỌC CÓ PHẦN TỰ PHẢN ÁNH CỦA NGƯỜI HỌC: NHÌN TỪ GÓC ĐỘ CỦA NGƯỜI HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.55 KB, 7 trang )

SỬ DỤNG BỘ SƯU TẬP TÀI LIỆU HỌC CÓ PHẦN TỰ PHẢN ÁNH
CỦA NGƯỜI HỌC: NHÌN TỪ GĨC ĐỘ CỦA NGƯỜI HỌC
TRẦN QUANG NGỌC THÚY
Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế
Tóm tắt: Bộ sưu tập tài liệu học có phần tự phản ánh của người học (BST)
được sử dụng như một công cụ dạy-học và đánh giá khá phổ biến trong các
thập kỷ qua. Tuy nhiên ở Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu liên quan đến
việc sử dụng BST, càng chưa có nghiên cứu nào thử nghiệm và hệ thống
việc sử dụng công cụ này trong giảng dạy và đánh giá. Bài viết này trình bày
phản hồi của người học đối với việc sử dụng BST – một phần trong một
nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố và nguyên tắc để BST có thể được sử
dụng như một phương pháp học tập hiệu quả và như một phương cách đánh
giá liên tục người học ở các lớp rèn luyện kỹ năng viết và nói tiếng Anh ở
trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Phần dữ liệu định lượng thu được
từ một cuộc khảo sát trực tuyến cho thấy đa số người học nhận định BST có
thể được sử dụng như một cơng cụ dạy-học hiệu quả với các ưu điểm như
giúp người học tương tác với bạn cùng học, phát triển các kỹ năng phản ánh
và làm chủ quá trình học. Tuy nhiên, việc thực hiện BST mất nhiều thời gian
và gây lo lắng cho người học nên việc sử dụng BST như một công cụ đánh
giá nhận được tỷ lệ tán thành và phản đối gần như nhau.

1. PHẦN MỞ ĐẦU
Giáo dục chuyển dần từ mơ hình truyền thống sang mơ hình lấy người học làm trung
tâm; do đó, việc đánh giá cũng chuyển từ đánh giá kiến thức sang đánh giá năng lực và
khả năng thể hiện kiến thức. Trong số các phương pháp đánh giá, nhiều nhà giáo dục
chọn bộ sưu tập tài liệu học có tự nhận xét của người học do cơng cụ này có thể bộc lộ
được q trình học tập và thể hiện năng lực của người học (Elango [5]). Khởi đầu, việc
sử dụng bộ sưu tập tài liệu học có phần tự phản ánh của người học (BST) nhằm mục
đích đánh giá người học tồn diện trong cả quá trình học, giảm thiểu yếu tố căng thẳng,
tâm lý bất lợi ảnh hưởng đến khả năng thể hiện kiến thức, kỹ năng của người học khi
chỉ được đánh giá bằng bài thi cuối chương trình học. Tuy nhiên Graves [7] cho rằng


cần khai thác BST thành một phương tiện giảng dạy và hướng dẫn người học của mình
phát hiện các giá trị của BST trong quá trình học. Ở Việt Nam, mơ hình đánh giá và
dạy-học bằng BST này mới chỉ được sử dụng rải rác ở qui mô rất nhỏ tại một số trường
đại học, đặc biệt ở mơn rèn luyện kỹ năng Viết tiếng Anh. Ngồi ra, chưa có nhiều
nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng BST, càng chưa có nghiên cứu nào thử nghiệm
và hệ thống việc sử dụng công cụ này trong giảng dạy và đánh giá. Bài viết này trình
bày một nghiên cứu thử nghiệm việc sử dụng BST như một công cụ dạy-học và đánh
giá tại các lớp sinh viên chính quy theo học chế tín chỉ ở các mơn học rèn luyện kỹ năng
Viết và Nói tiếng Anh, chú trọng vào phản hồi của sinh viên đối với việc sử dụng BST.


SỬ DỤNG BỘ SƯU TẬP TÀI LIỆU HỌC CÓ PHẦN TỰ PHẢN ÁNH CỦA NGƯỜI HỌC...

151

2. NGUỒN GỐC THUẬT NGỮ “BỘ SƯU TẬP”
Thuật ngữ “bộ sưu tập”, trong tiếng Anh là portfolio, xuất xứ từ động từ tiếng Latinh
portare, nghĩa là cầm, mang và danh từ tiếng Latinh foglio, nghĩa là các tờ giấy. “Bộ
sưu tập” là hộp đựng tác phẩm nghệ thuật, bài viết, bản nhạc của sinh viên hoặc nghệ sĩ.
Khái niệm “bộ sưu tập” xuất phát từ bộ sưu tập tác phẩm của nghệ sĩ, sau đó ý tưởng
này được tiếp nhận trong lĩnh vực giáo dục. Ở đây, “bộ sưu tập” được hiểu là một bộ
sưu tập các bài làm của người học, có phần tự phản ánh, nhận xét của chính cá nhân
người học và bạn cùng học.
3. SỬ DỤNG BỘ SƯU TẬP TÀI LIỆU HỌC CHO MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ
Nhìn chung BST thường được sử dụng để đánh giá tiến trình học tập (formative
assessment: đánh giá tiến trình được thực hiện trong suốt quá trình học bởi giáo viên
hoặc người học, được xem như cơng cụ hỗ trợ tiến trình học tập và khơng cần thiết phải
đem lại điểm số) và chưa được dùng nhiều trong đánh giá kết quả tổng kết (summative
assessment: đánh giá kết quả tổng kết được tiến hành vào cuối khóa học, nhằm cung cấp
điểm số cho người học). Nếu BST được sử dụng để đánh giá kết quả tổng kết, tiêu

chuẩn đánh giá cần phải được chuẩn hóa để đảm bảo sự khách quan (Mitchell [9]).
Ngoài ra, các vấn đề khác như tính bảo mật (confidentiality), tính hiệu lực (validity) và
độ tin cậy (reliability) cũng đều quan trọng (Redman [12]; Gannon và cộng sự [6]).
Tuy nhiên, bản chất của BST mang tính cá nhân và khơng dễ chuẩn hóa; đồng thời việc
đánh giá một bộ sưu tập thường mang tính chủ quan. Trong nghiên cứu của Pitts và
đồng sự [11] về độ tin cậy của điểm số chấm chéo do các giảng viên giàu kinh nghiệm
đánh giá bộ sưu tập tài liệu học của các giáo viên tương lai bằng cách sử dụng các tiêu
chí đánh giá chuẩn, kết quả cho thấy độ tin cậy của điểm số chấm chéo thấp, và đánh
giá tổng kết khó có thể chính xác. Họ đã kết luận rằng điều này chủ yếu là do tính chất
cá nhân rất cao của các BST. Baume [2] cũng lập luận rằng khi một khóa học nhắm đến
nhiều mục tiêu học tập, độ tin cậy gần như khơng đáng kể. Vì vậy để tăng độ tin cậy của
các đánh giá tổng kết, cần phải giảm số lượng các mục tiêu. Tuy nhiên, điều này sẽ làm
giảm hiệu lực của việc đánh giá. Karlowicz [8] thậm chí lập luận rằng việc đánh giá
BST khơng có hiệu lực là do sự mập mờ trong định nghĩa về điểm số, sự phức tạp của
việc chấm điểm cho người học. Các kết quả trên đây cho thấy những khó khăn trong
việc đánh giá bộ sưu tập tài liệu học bằng cách sử dụng phương pháp định lượng thuần
túy. Pitts và cộng sự [11] và Snadden [13] đề nghị thăm dò các phương pháp tiếp cận
định tính khác. Vì thế, việc phối hợp các phương pháp có thể được xem là câu trả lời
khá thỏa đáng: xác định tiêu chí đánh giá hướng vào cả nội dung và tiến trình thực hiện
BST của người học, chấm chéo giữa các giáo viên hướng dẫn trên cơ sở các tiêu chí đã
thống nhất. Theo Arter và Spandel [1] và Webb và cộng sự [16], các tiêu chí được đưa
ra trên cơ sở cấu trúc và mục đích cụ thể của BST: một là, đánh giá từng bài làm trong
BST; hai là, đánh giá liệu bài làm của người học trong BST đáp ứng được mục tiêu họ
đã đặt ra; ba là, đánh giá mức tiến bộ của người học bằng cách so sánh và phân tích các
bài làm của họ trong tiến trình thực hiện BST; và bốn là, đánh giá BST như một đề án


152

TRẦN QUANG NGỌC THÚY


riêng biệt của người học, qua đó xem xét người học đã thực hiện ra sao và giáo viên biết
và hiểu được người học đến chừng nào.
4. SỬ DỤNG BỘ SƯU TẬP TÀI LIỆU HỌC NHƯ MỘT CÔNG CỤ DẠY-HỌC
Phương pháp dạy-học sử dụng BST bắt nguồn từ các nguyên lý của lý thuyết học tập
trải nghiệm (Stanton và Grant [15]); lý thuyết này xem học tập là một q trình tuần
hồn các việc ghi chép, xem xét/phản ánh và học từ các mốc sự kiện (Dennison & Kirk
[3]). Việc tiến hành sưu tập tài liệu học và viết phần tự phản ánh bồi dưỡng tư duy phán
đốn, cách nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh đối với bài làm của mình và giúp người
học điều chỉnh tiến trình học tập, rèn luyện của mình một cách hệ thống đồng thời chỉ ra
các hướng phát triển phù hợp với cá nhân người học. Qua nghiên cứu của mình, Paulson
và Paulson [10] nhận thấy BST có khả năng giúp người học tự chủ quá trình học vì khi
thực hiện BST, người học dần dần trở nên độc lập trong việc định hướng việc học của
mình. Người học tự do kiểm sốt nội dung BST nên họ có thể theo đuổi hướng mà mình
u thích. Tiến hành BST còn giúp người học phát triển kỹ năng phản ánh, và từ đó đạt
được chiều sâu khi đánh giá bản thân và người khác. Việc trải nghiệm và chứng kiến sự
tiến bộ của chính mình trong q trình thực hiện BST cũng giúp người học trở nên tự tin
(Mitchell [9]).
Về phía giáo viên, BST trở thành một kênh trao đổi thông tin giữa giáo viên và người
học, giúp giáo viên thấy được sự tiến bộ, thay đổi cũng như nắm bắt được suy nghĩ về
việc học của người học. Giáo viên có thể điều chỉnh BST cho phù hợp với khả năng,
đặc tính của người học và hồn tồn có thể kết hợp BST vào chương trình giảng dạy của
mình như một hình thức lưu lại các hoạt động trong lớp học.
Tuy nhiên, tiến hành BST đòi hỏi nhiều thời gian và công sức của cả giáo viên và người
học do tính chất liên tục và cấu trúc yêu cầu hoạt động tích cực của người học. Ngồi ra,
nếu người học không hiểu được ý nghĩa của BST (phản ánh sự tiến bộ qua một q trình
học) và khơng nắm rõ tiến trình thực hiện thì sẽ khơng thể thực hiện được một BST tốt.
Theo Driessen và cộng sự [4], để tiến hành BST thành công và hiệu quả, cần 1) hướng
dẫn cụ thể, rõ ràng để giúp người học thấy được mục đích rèn kỹ năng cá nhân và vạch
ra kế hoạch học tập cho chính mình; 2) xác định cấu trúc của BST dựa trên mục tiêu

giảng dạy của môn học; 3) hướng dẫn người học xác định mục tiêu học tập để tự phản
ánh; nếu trong quá trình học khơng nhận thấy được những mục đích cần cố gắng, những
thử thách cần vượt qua và kỹ năng/kiến thức cần đạt được, người học có thể khơng có
động lực thực hiện BST; và 4) đề ra tiêu chí đánh giá vì những tiêu chí đánh giá sản
phẩm và quá trình học rõ ràng sẽ thúc đẩy người học dành thời gian và công sức tiến
hành BST nghiêm túc.
5. NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM
5.1. Mơ hình thử nghiệm
Ba lớp rèn luyện kỹ năng Viết và Nói tiếng Anh của sinh viên tiếng Anh chính quy theo
học chế tín chỉ tại trường Đại Học Ngoại Ngữ, Đại Học Huế được chọn thử nghiệm.
Mỗi lớp gồm 40 sinh viên năm thứ hai có trình độ kỹ năng thực hành tiếng Anh khá


SỬ DỤNG BỘ SƯU TẬP TÀI LIỆU HỌC CÓ PHẦN TỰ PHẢN ÁNH CỦA NGƯỜI HỌC...

153

chênh lệch (theo kết quả học tập từ học kỳ trước và kết quả khảo sát sơ lược kỹ năng
đầu học kỳ). BST được lồng vào chương trình dạy-học theo hình thức tự học, tự nghiên
cứu có sự hướng dẫn của giáo viên và tương tác với bạn học, được đánh giá và tính
điểm đến 30% tổng điểm học phần và được tiến hành cụ thể như sau:
- Giáo hướng dẫn sinh viên lập nhóm 4 sinh viên: sinh viên có thể chọn một bạn cùng
cặp trước và 2 cặp sinh viên được ghép ngẫu nhiên với nhau thành nhóm.
- Sau mỗi bài học mỗi tuần, sinh viên viết đoạn văn/ghi âm đoạn hội thoại của mình với
bạn và chuyển cho bạn cùng cặp/nhóm của mình xem và nhận xét (theo bản nhận xét
được giáo viên cung cấp). Sau khi nhận bản nhận xét từ bạn, sinh viên xem/nghe lại rồi
viết/nói lại. Tất cả bài viết của mỗi mục (bài viết/ghi âm đầu tiên, bản nhận xét và bài
viết/ghi âm lại) được đưa vào BST. Sinh viên ln chuyển bạn nhận xét trong nhóm của
mình để nhận được nhận xét từ nhiều người.
- Sau 3 mục, sinh viên tự tổng hợp lại các bài viết/ghi âm đoạn hội thoại của mình và tự

nhận xét cách mình viết/nói, các điểm mạnh, các lỗi mình thường mắc phải và hướng
khắc phục. Sau đó, sinh viên chuyển phần này cho bạn cịn lại trong nhóm xem và viết
nhận xét.
- Sau 7 mục, sinh viên tập hợp vào BST toàn bộ phiếu nhận xét của bản thân cũng như
của bạn trong cặp, nhóm; tự chọn những bài viết/đoạn hội thoại mình u thích, những
điểm mình tâm đắc để viết phần tự nhận xét và đánh giá toàn bộ quá trình học của bản
thân (điểm mạnh, điểm yếu, khó khăn, những điều đã thực hiện được và chưa thực hiện
được, hướng khắc phục…)
- Nếu có gì thắc mắc về quy trình thực hiện hay chưa đồng ý với nhận xét của bạn, sinh
viên có thể email nhờ giáo viên góp ý.
- Bản nhận xét, đánh giá được viết trên giấy A4 và đóng thành tập. Từ các điểm hướng
dẫn cơ bản do giáo viên cung cấp, sinh viên có thể tự do phát triển ý tưởng về nội dung
nhận xét và hình thức trình bày.
5.2. Dữ liệu thu được và kết quả
Bảng 1. Thông tin cơ bản về mẫu nghiên cứu
Thơng tin
Giới tính
Độ tuổi
Sinh viên
Mơn học có thực hiện BST

N = 88
Nam = 13
Nữ = 75
17-22 = 63
23-30 = 25
Năm thứ tư = 88
Viết = 23
Nói = 8
Cả hai mơn Viết và Nói = 57


%
15
85
72
28
100
26
9
65

Sau đó 3 học kỳ, những sinh viên trong các lớp trên được mời tham gia một cuộc khảo
sát trực tuyến để trả lời một bảng câu hỏi về việc sử dụng BST mà mình đã thực hiện và


154

TRẦN QUANG NGỌC THÚY

một số được chọn ngẫu nhiên để tham gia phỏng vấn qua điện thoại. Tại thời điểm tham
gia trả lời bảng câu hỏi trực tuyến và phỏng vấn, những sinh viên này đã là sinh viên
năm thứ tư. Việc tiến hành khảo sát và phỏng vấn sau 3 học kỳ nhằm mục đích để người
học có thời gian nhìn lại việc thực hiện BST và khơng phải lo ngại gì khi đưa ra ý kiến
phản hồi của mình. Nội dung của bản khảo sát được thiết kế dựa trên các đặc điểm của
BST mà các nghiên cứu trước đây nêu ra, cùng với các đặc thù của việc sử dụng BST
trong mơ hình thử nghiệm trên đây. Khảo sát trực tuyến thu được tổng số 109 bản trả lời,
tuy nhiên chỉ có 88 bản hợp lệ do có một số sinh viên năm thứ nhất, thứ hai và thứ ba
tham gia, hoặc do có sinh viên năm thứ tư nhưng khơng thuộc nhóm thử nghiệm BST
trước kia (xem chi tiết mẫu nghiên cứu ở Bảng 1). Với dữ liệu thu được gồm các BST
và kết quả khảo sát, phỏng vấn, chúng tơi tiến hành phân tích cả định tính và định lượng.

Trong bài viết này, chúng tơi tập trung trình bày nhận định của người học về BST họ đã
thực hiện từ số liệu thu được trong cuộc khảo sát trực tuyến.
a) Nhận định của người học về quá trình thực hiện BST:
Bảng 2. Nhận định chung của người học về quá trình thực hiện BST (n = 88)
Đồng ý
(%)

Không
rõ (%)

Không
đồng ý %)

Bạn được hướng dẫn các bước tiến hành BST cụ thể

84,09

15,91

0,00

2

Bạn biết cách thực hiện BST theo đúng yêu cầu

85,23

10,23

4,55


3

Bạn tiến hành BST sáng tạo theo ý thích

29,55

18,18

52,27

4

Bạn đánh giá cao phản hồi của bạn cùng cặp/nhóm (peer
feedback)

68,18

15,91

15,91

5

Bạn đóng góp ý kiến giúp đỡ bạn cùng cặp/nhóm nhiệt
tình

85,23

7,95


6,82

6

Đánh giá của bạn cùng cặp/nhóm (peer evaluation) giúp
bạn luyện kỹ năng tốt hơn

73,86

14,77

11,36

7

Bạn xác định được mục tiêu để tự phản ánh

60,23

34,09

5,68

8

Bạn cùng cặp/nhóm khơng đóng góp gì cho BST của bạn

12,50


12,50

75,00

9

Bạn gặp khó khăn khi tự phản ánh quá trình học của mình
qua BST

50,00

15,91

34,09

10

Bạn dễ dàng chọn được ví dụ để viết phần tự phản ánh
quá trình học cuối BST

47,73

27,27

25,00

Stt

Nhận định


1

Mười nhận định được thiết kế để thăm dò người học về ba vấn đề: hướng dẫn thực hiện
BST, phản hồi của bạn cùng học về BST và việc tự phản ánh. Đa số người học đồng ý
rằng họ được hướng dẫn cụ thể các bước tiến hành BST (84%) và biết cách thực hiện
BST theo đúng yêu cầu (85%). Dù được khuyến khích tự do phát triển ý tưởng về nội
dung nhận xét và hình thức trình bày, đến 52% người học cho rằng họ khơng tiến hành
BST sáng tạo theo ý thích của mình. Về tương tác giữa cá nhân người học và bạn cùng
học, người học cho biết họ đánh giá cao ý kiến phản hồi của bạn học (68%) và các phản


SỬ DỤNG BỘ SƯU TẬP TÀI LIỆU HỌC CÓ PHẦN TỰ PHẢN ÁNH CỦA NGƯỜI HỌC...

155

hồi từ bạn học giúp họ luyện kỹ năng tốt hơn (74%), chỉ có 12,5% cho rằng bạn cùng học
khơng đóng góp gì cho BST của họ; mặc khác, đa số đồng ý rằng họ nhiệt tình đóng góp
ý kiến giúp bạn học (85%). Như vậy, BST trở thành một phương tiện hữu ích giúp người
học nhận và đưa ra phản hồi về bài làm của mình và của bạn. Cho dù hơn một nửa số
người học (60%) xác định được mục tiêu phản ánh, chỉ có dưới một nửa số người học
chọn được ví dụ để phản ánh dễ dàng và một nửa gặp khó khăn khi tự phản ánh q trình
học. Kết quả này tương ứng với kết quả nghiên cứu của Snadden và đồng sự [14], và
Karlowicz [8] rằng người học nói chung thường miễn cưỡng khi tự phản ánh, và thường
ngại tập trung vào những điểm họ lo sợ, điểm yếu và điểm mạnh của chính họ.
b) Nhận định của người học về hiệu quả của BST:
Bảng 3. Nhận định của người học về hiệu quả của BST (n = 88)
Đồng ý
(%)

Không

rõ (%)

Không
đồng ý %)

BST giúp bạn nhận ra điểm mạnh của mình

81,82

9,09

9,09

2

BST giúp bạn nhận ra điểm yếu của mình

85,23

7,95

6,82

3

BST giúp bạn phát triển kỹ năng tự học

70,45

14,77


14,77

4

BST giúp bạn tự tin, độc lập trong suy nghĩ

65,91

20,45

13,64

5

BST giúp bạn lưu ý trách nhiệm cá nhân khi tiến hành

88,64

6,82

4,55

6

BST giúp bạn áp dụng lý thuyết bài học từng bước rõ ràng

46,59

36,36


17,05

7

BST giúp bạn phát triển tư duy phê phán

72,73

18,18

9,09

8

BST giúp bạn phát triển kỹ năng phản ánh

90,91

7,95

1,14

9

BST giúp bạn phát triển kỹ năng cộng tác với bạn học

76,14

13,64


10,23

10

BST giúp bạn học được từ bạn học

78,41

12,50

9,09

11

BST giúp bạn hình thành cách học phù hợp

52,27

28,41

19,32

12

BST giúp bạn loại bỏ lỗi hay mắc phải

71,59

15,91


12,50

13

BST tạo điều kiện cho bạn làm chủ quá trình tự học

65,91

18,18

15,91

14

BST giúp bạn nhận thức được quá trình thực học (real
learning) thơng qua việc phản ánh q trình thực hiện

71,59

17,05

11,36

15

BST không giúp bạn phát triển kỹ năng đang học

14,77


18,18

67,05

Stt

Nhận định

1

Kết quả thu được cho thấy việc sử dụng BST có hiệu quả khả quan. Đa số người học
nhận định BST giúp họ phát triển kỹ năng học đáng kể, đặc biệt là có đến 91% người
học đồng ý rằng BST giúp phát triển kỹ năng phản ánh và 89% cho rắng BST giúp họ
lưu ý trách nhiệm cá nhân của mình khi tiến hành. Ngồi ra, những ưu điểm của BST đã
được nhắc đến trong các nghiên cứu trước đây như giúp người học nhận ra điểm mạnh,
điểm yếu để loại bỏ lỗi hay mắc phải; phát triển kỹ năng tự học, tư duy phê phán, khả
năng cộng tác với bạn học; trở nên tự tin, hình thành cách học phù hợp, làm chủ quá
trình tự học và nhận thức được quá trình cá nhân thực sự học, chiếm tỷ lệ khá cao. Chỉ
có duy nhất một nhận định mà hơn một phần ba người học (36%) chọn trả lời không rõ


156

TRẦN QUANG NGỌC THÚY

là BST tạo điều kiện áp dụng lý thuyết bài học từng bước rõ ràng mặc dù gần một nửa
số người đồng ý với nhận định đó. Một nhận định được thiết kế theo cách diễn đạt phủ
định nhận được tỷ lệ người đồng ý thấp nhất (15%), điều này cho thấy người học ý thức
được BST hỗ trợ họ phát triển kỹ năng mà họ đang rèn luyện trong khóa học.
c) Thái độ của người học về việc thực hiện BST cho mục đích học tập và đánh giá:

Thái độ của người học trong quá trình thực hiện BST là yếu tố có ảnh hưởng đến chất
lượng BST. Kết quả khảo sát cho thấy các nhận định về thái độ quan tâm thực hiện BST
có tỷ lệ đồng ý khá cao: 76% người học cho rằng mất nhiều thời gian thực hiện BST,
54% cho biết rất lo lắng khi thực hiện, 69% thích phản ánh, 56% tập trung nhiều vào
những phần họ yêu thích trong BST, 52% thỏa mãn với việc tự sắp xếp BST. Các kết
quả này tương ứng với kết quả của nhận định được thiết kế theo cách diễn đạt phủ định
“Bạn không quan tâm lắm việc thực hiện BST, chỉ làm theo yêu cầu cho xong” mà 26%
người học đồng ý. Sự tương đồng này thể hiện thái độ quan tâm thực hiện BST của
người học. Một nhận định được diễn đạt phủ định khác cho thấy đa số người học cảm
thấy thoải mái khi chia sẻ BST của mình với bạn cùng học (65%).
Bảng 4. Thái độ của người học về việc thực hiện BST (n = 88)
Đồng ý
(%)

Không
rõ (%)

Không
đồng ý
(%)

Bạn mất nhiều thời gian cho BST

76,14

10,23

13,64

2


Bạn rất lo lắng khi thực hiện BST

53,41

12,50

34,09

3

Bạn ghét việc thực hiện BST

35,23

22,73

42,05

4

Bạn thích dùng BST như một công cụ học tập, không cần đánh
giá tính điểm

54,55

11,36

34,09


5

Bạn thích dùng BST như một cơng cụ tính điểm, đánh giá nỗ
lực học tập và thời gian của bạn

42,05

14,77

43,18

6

Bạn không quan tâm lắm việc thực hiện BST, chỉ làm theo yêu
cầu cho xong

26,14

15,91

57,95

7

Bạn không thoải mái khi chia sẻ BST với bạn cùng cặp/nhóm

14,77

20,45


64,77

8

Bạn thích viết phần tự phản ánh

69,32

14,77

15,91

9

Bạn ngạc nhiên khi nhìn lại tiến trình rèn luyện kỹ năng của
mình qua BST

48,86

28,41

22,73

10

Bạn thích thực hiện BST trong các môn học tiếp đến

40,91

19,32


39,77

11

Bạn tập trung vào các điểm yêu thích trong BST

55,68

30,68

13,64

12

Bạn thỏa mãn với việc tự sắp xếp các phần trong BST

52,27

32,95

14,77

Stt

Nhận định

1

Kết quả khảo sát cho thấy vấn đề sử dụng BST với mục đích đánh giá chia người học

thành hai nhóm gần tương đương nhau: 55% thích và 35% khơng thích dùng BST như
một cơng cụ học tập, khơng cần đánh giá tính điểm; 42% thích và 43% khơng thích
dùng BST như một cơng cụ tính điểm, đánh giá nỗ lực học tập và thời gian. Tương tự,
thái độ đối với việc thực hiện BST cũng có tỷ lệ xấp xỉ giữa 35% ghét và 42% không



×