Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Thực trạng hoạt động huy động vốn và sử dụng nguồn vốn tại công ty TNHH Giày Tuấn Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.28 KB, 44 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản
thân, em đã được sự chỉ bảo của quý thầy cô trường Đại học Ngân Hàng Tp.Hồ Chí
Minh và các anh chị trong phòng tài chính công ty TNHH Giày Tuấn Việt.Trong
suốt thời gian em thực tập, em có nhận được sự giúp đỡ tận tình của giáo viên
hướng dẫn và đơn vị thực tập; sau quá trình thực tập và hoàn thành bài báo cáo, em
đã học được nhiều kiến thức bổ ích từ thực tế cũng như từ chuyên môn trong các
nghiệp vụ tại công ty.
Thông qua đây, em xin chân thành cảm ơn tới tất cả thầy cô trường Đại học
Ngân Hàng Tp.Hồ Chí Minh đã tận tình dạy dỗ chỉ bảo em, đặc biệt em xin bày tỏ
lòng biết ơn chân thành tới cô Đặng Thị Quỳnh Anh là giảng viên trực tiếp hướng
dẫn em, cô đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và củng cố lại những kiến thức trong suốt
quá trình em đi thực tập.
Xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ nhân viên
Công ty TNHH Giày Tuấn Việt. Em rất chân thành cảm ơn các anh chị phòng kế
toán, tài chính, nhân sự đã nhiệt tình giúp đỡ em, tạo điều kiện giúp em hoàn thành
quá trình thực tập thực tế tại công ty…
Do kinh nghiệp thực tế còn hạn hẹp, thời gian thực tập không nhiều nên bài
báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm, những ý kiến nhận định còn
mang tính chủ quan nên rất mong nhận được sự góp ý chỉ bảo của thầy cô cũng như
ban lãnh đạo công ty.
Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khoẻ để tiếp tục
dìu dắt các thế hệ sau trên con đường học vấn. Kính chúc các anh chị phòng tài
chính, kế toán công ty TNHH Giày Tuấn Việt sức khoẻ và gặt hái được nhiều thành
công.Kính chúc công ty ngày càng phát triển và lớn mạnh.
Em xin chân thành cảm ơn!
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP












Tp. Hồ Chí Minh, ngày ….… tháng ……. năm 2014
Đại diện đơn vị thực tập:
PGĐ. Bùi Văn Tỉnh
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN













Tp. Hồ Chí Minh, ngày ….… tháng ……. năm 2014
Giáo viên hướng dẫn:
TS. Ngô Vi trọng
Danh Mục Các Từ Viết Tắt
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
PGĐ Phó giám đốc

TK Tồn kho
VLĐ Vốn lưu động
VLĐR Vốn lưu động ròng
TSNH Tài sản ngắn hạn
TSDH Tài sản dài hạn
CB-CNV Cán bộ - công nhân viên
Danh Mục Biểu Đồ Và Biểu Bảng
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức các phòng ban
Bảng A: Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Giày Tuấn Việt
từ năm 2010-2013
Bảng 1.1: Bảng cân đối tài sản đối chiếu công ty TNHH Giày Tuấn Việt
Bảng 1.2: Bảng cân đối nguồn vốn đối chiếu công ty TNHH Giày Tuấn Việt
Bảng 2.1: Bảng cơ cấu tài sản công ty TNHH Giày Tuấn Việt
Bảng 2.2: Bảng cơ cấu nguồn vốn công ty TNHH Giày Tuấn Việt
Bảng 3.1: Bảng phân tích biến động nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2013
Bảng 4.1: Bảng cân đối kế toán rút gọn
Bảng 4.2: Vốn lưu động và vốn lưu động ròng của công ty
Mục Lục
Lời mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường ngày càng chuyên biệt hóa và tiềm ẩn nhiều rủi
ro thì hoạt động quản trị tài chính quan trọng hơn bao giờ hết. Là một công ty
TNHH có bề dày lịch sử chưa tới 10 năm, công ty TNHH Giày Tuấn Việt cũng như
bao doanh nghiệp cùng ngành khác đang gặp nhiều khó khăn về tài chính. Đặc biệt
là việc huy động vốn và sử dụng nguồn vốn làm sao cho hiệu quả nhất - mang ý
nghĩa sống còn đối với công ty đang trở thành câu hỏi lớn đối những nhà hoạch
định tài chính cũng như ban lãnh đạo công ty. Do đó, em đã quyết định chọn đề tài
này để hiểu rõ hơn tình hình hoạt động tài chính của công ty và những chính sách
của công ty trong việc giải quyết vấn đề này.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài tập trung vào 2 vấn đề sau:
 Một là, tìm hiểu và phân tích, đánh giá cơ cấu tài chính của công ty dể thấy
những tồn tại và hạn chế trong hoạt động huy động vốn và sử dụng nguồn
vốn của công ty.
 Hai là, đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động quản trị công ty
và hoạt động huy động vốn, sử dụng nguồn vốn tại công ty.
3. Phương pháp nghiên cứu
 Thu thập thông tin, số liệu từ các báo cáo tài chính và các chứng từ khác tại
công ty
 Quan sát và hỏi trực tiếp từ người hướng dẫn
 Sử dụng các phương pháp tính toán cũng như các ứng dụng tin học để phân
tích và sử lí số liệu
 Sử dụng các biều đồ, biểu bảng để làm rõ các vấn đề cần phân tích
4. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi không gian: Công ty TNHH Giày Tuấn Việt.
 Phạm vi thời gian: sử dụng số liệu thông kê từ năm 2010-2013
 Đối tượng nghiên cứu: bảng cân đối kế toán và các báo cáo tài chính có liên
quan.
5. Giới thiệu kết cấu báo cáo:
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, báo cáo được trình
bày gồm 3 phần:
 Phần 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH GIÀY TUẤN VIỆT
 Phần 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG
VỐN TẠI CÔNG TY TNHH GIÀY TUẤN VIỆT GIAI ĐOẠN 2011-2013
 Phần 3: KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI
CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH GIÀY TUẤN VIỆT.
Phần 1.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH GIÀY TUẤN VIỆT
1.1 Quá trình hình thành và phát triển
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty
Tên công ty:CÔNG TY TNHH GIÀY TUẤN VIỆT

Tên giao dịch:TUAN VIET SHOES CO.LTD
Địa chỉ: Cụm Công Nghiệp Phú Thạnh – Xã Phú Thạnh – Huyện Nhơn Trạch –
Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: (061)3577121
Fax: (061)3577122
Mã số thuế: 3600604792
Công ty TNHH GIÀY TUẤN VIỆT được thành lập vào ngày 17 tháng 07 năm 2002
do sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Đồng Nai cấp giấy phép kinh doanh số 4103012024.
Vào ngày 16 tháng 06 năm 2006 công ty chính thức đi vào hoạt động
Giám đốc:Ông. Trần Văn Tắc
Phó Giám đốc: Ông. Trần Tuấn Minh
Đại diện pháp luật:Ông. Trần Văn Tắc
Vốn điều lệ ban đầu: 10.000.000.000 VND
Vốn điều lệ hiện tại: 30.000.000.000 VND
Số lượng công nhân viên: 1023 người
Niên độ kế toán: từ ngày 01/01 đến ngày 31/12
Lịch sử hình thành và phát triển công ty TNHH Giày Tuấn Việt có thể khái quát
thành 4 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Từ tháng 7 năm 2002 đến hết tháng 6 năm 2006:
Công ty tiến hành xây dựng cơ sở vật chất và tìm kiếm khách hàng, cũng như chuẩn
bị các tràng thiết bị để tiến hành sản xuất.
- Giai đoạn 2: Từ tháng 7 năm 2006 đến hết tháng 7 năm 2008:
Là giai đoạn công ty mới thành lập đi vào hoạt động với cơ sỡ vật chất kĩ thuật
còn thô sơ, quy mô sản xuất nhỏ với công nghệ thủ công và lực lượng lao động chỉ
là 100 người. Trong giai đoạn, công ty chỉ sản xuất dép chuyên dụng đi trong nhà từ
những nguyên liệu thô sơ như vải, da, …những mặt hàng này đa phần đều xuất
khẩu sang các nước như Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore, Indonesia.
Đầu năm 2008 được xem là chuyển giao công nghệ từ sản xuất dép thô sơ sang
giày dép cao cấp. Trong giai đoạn này công ty gặp rất nhiều khó khăn cả về tài
chính lẫn tìm kiếm khách hàng mới, lực lượng lao động tăng từ 100 lên 300 lao

động, tuy nhiên chỉ khoảng 60% trong số đó có việc làm thường xuyên. Nhưng
trước sự lãnh đạo của ban giám đốc đã đưa công ty vượt qua giai đoạn khó khăn này
và tìm kiếm được một số khách hàng lớn tạo điều kiện cho sự phát triển lâu dài của
công ty. Trong giai đoạn này công ty chủ yếu sản xuất giày, dép cao cấp cho hãng
RocKetDog để sản xuất sang thị trường Nam Mỹ.
- Giai đoạn 3: Từ tháng 8 năm 2008 đến hết tháng 12 năm 2012:
Trong giai đoạn cuối năm 2008, là giai đoạn khó khăn nhất và quyết định sự tồn
tại của công ty. Vì đây là giai đoạn chuyển giao công nghệ từ sản xuất cũ sang
chuyển sang công nghệ sản xuất giày lưu hóa, là một lĩnh vực hoàn toàn mới với
công nghệ cao và chi phí tài chính khổng lồ. Trong giai đoạn này, công ty vừa
chuyển giao công nghệ sản xuất, vừa tuyển dụng và đào tạo lao động, làm mẫu để
tìm kiếm khách hàng.
Cùng với đó, những bạn hàng trước đây đều giảm số lượng đơn đặt hàng do đều
kiện kinh tế toàn cầu khó khăn. Mặc dù khó khăn chồng chất khó khăn, nhưng đứng
trước sự tồn tại hay diệt vong của công ty, ban giám đốc và ban lãnh đạo công ty đã
làm tất cả để đưa công ty vượt qua khó khăn và đứng vững trên thị trường giày dép
xuất khẩu của mình.Sau đó, công ty không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, tràng
thiết bị, số lượng công nhân viên được duy trì từ 700 đến 800 lao động thường
xuyên.
Trong giai đoạn này, công ty đã tìm kiếm được một số khách hàng lớn như:
superga, edhardy, ATG, NEXT, Wiliam Lamb, Engry. Những sản phẩm giày cao cấp
này được xuất khẩu đi các nước như: Ý, Anh, Hàn Quốc, thị trường EU, Mỹ,
Canada ….
- Giai đoạn 4: Từ đầu năm 2013 đến nay
Vào ngày 1-1- 2013, công ty tiến hành tăng vốn đều lệ từ 10.000.000.000
VND lên 30.000.000.000VND. Đây cũng là giai đoạn công ty tiến hàng mở rộng
sản xuất kinh doanh chuẩn bị những đều kiện về tràng thiết bị cần thiết để tấn công
vào thị trường nội địa như tăng số lượng công nhân lên trên 1.000, lao động tiến
hàng đầu tư công nghệ cần thiết cho sản xuất giày,dép. Mặt khác, công ty tiến hàng
nghiên cứu thị trường và bước đầu cho tín hiệu tích cực từ thị trường về sản phẩm

giày tuấn việt với tên gọi “ TUVI’S “.
Song hàng cùng bước phát triển từ mở rộng thị trường mới, công ty cũng
không quên củng cố và phát triển thị trường sẳn có, bằng chứng là số lượng và quy
mô đơn đặt hàng từ những thị trường bạn hàng quen thuộc tăng liên tục. Và để đáp
ứng yêu cầu phát triền lớn như vậy, hiện nay công ty đang tiến hàng xây dựng mới
nhiều nhà máy cũng như tuyển dụng thêm công nhân với trình độ cao.Đây là giai
đoạn tạo nên những cơ sỡ nền tảng vững chắc cho sự phát triển của công ty sau này.
1.1.2 Định hướng phát triển của công ty
Một là: Đẩy mạnh tiến độ hoạt động sản xuất, hợp lý hóa các khâu sản xuất. Đồng
thời, đa dạng hóa mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu
thụ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Đây là đều kiện tiên quyết tạo nên bước
phát triển cho công ty.
Hai là: Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư, đổi mới dây chuyền công
nghệ, nâng cao năng suất máy móc và thiết bị, nhằm giảm thiều tối đa chi phí đầu
vào, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm và hạ giá thành.Đây là
những bước đi quan trọng trong bước phát triển mới của công ty.
Mặc khác, công ty sẽ tiếp tục củng cố mối quan hệ với khách hàng, đối tác truyền
thống, đồng thời tiềm kiếm những đối tác trên thị trường quốc tế và cả nội địa(đang
là thị trường vô cùng tiềm năng.
=>Với những bước đi vững chắc cho sự phát triển lâu dài của công ty. Công ty
TNHH giày Tuấn Việt hứa hẹn sẽ trở thành một trong những công ty giày hàng
đầu cả nước về sản xuất giày, dép trong thời gian không xa.
1.2. Ngành nghề hoạt động kinh doanh
1.2.1. Giới thiệu ngành nghề hoạt động
Công ty chuyên sản xuất, phân phối, buôn bán các mặt hàng giày, dép xuất khẩu cho
một số hãng như: ATG, kappa, superga, EHD, edhardy,….
Mua bán các nguyên phụ liệu ngành sản xuất giày, dép nhằm đáp ứng nhu cầu xuất
khẩu.
Sản xuất, phân phối, buôn bán giày dép cho thị trường nội địa.
1.2.2. Các sản phẩm

Sản phẩm chính của công ty chủ yếu là các chủng loại giày.
Công ty có rất nhiều chủng loại giày, dép nổi tiếng ở nhiều nước trên thế giới; từ
cói, chiếu cho đến các loại da cao cấp, và có thể kể tên một số loại sản phẩm đã
mang đến thương hiệu của công ty như: giày superga đế mền nhẹ, chuyên dùng cho
phụ nữ, giày dép kappa chất liệu bền, mịn dùng cho mọi lứa tuổi, giày edhardy
chuyên dùng cho giới trẻ,….
Một số nước đã trở thành bạn hàng thân thiết và là nơi tiêu thụ sản phẩm chính
của công ty là: thị trường các nước Đông Nam Á, các nước khối EU, Đức, Nhật
Bản, Nam Mỹ,…
1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức và bộ máy nhân sự
1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức các phòng ban
Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc
Phó giám đốc tài
chính nhân sự
Phó giám đốc thị
trường
Phòng
hành
chính
nhân sự
Phòng
kế toán
tài
chính
Phòng
thiết kế
Phòng
công
nghệ và

quản lí
chất
lượng
Phó giám đốc
sản xuất
Phó giám đốc
kinh doanh
1.3.2. Phòng tài chính của công ty
1.3.2.1. Giới thiệu chung
Phòng tài chính của công ty trực thuộc phòng kế toán tài chính và được sự chỉ
đạo trực tiếp của phó giám đốc tài chính nhân sự. Phòng tài chính gồm 3 thành viên:
một trưởng phòng tài chính ( phó giám đốc tài chính nhân sự kiêm trưởng phòng tài
chính) và 2 nhân viên. Khi đầu công ty mới thành lập, phòng tài chính của công ty
chỉ có 1 thành viên và công việc chủ yếu là cùng với phòng kế toán kiểm soát các
chi phí phát sinh và lập báo cáo tài chính cũng như kế hoạch tài chính cho các năm.
Đến nay phòng tài chính đã có 3 thành viên nhưng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào
phòng kế toán trong việc hoạch định tài chính, chưa phát huy hết được vai trò và
chức năng của mình khi lượng công việc là quá lớn.
1.3.2.2. Vị trí, vai trò và chức năng của phòng tài chính
• Vị trí: Phòng tài chính được sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc tài chính nhân
sự, chiếm một vị trí quan trọng trong việc điều hành hoạt động tài chính của công
ty.
• Vai trò: Tham mưu, hỗ trợ ban giám đốc trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về tài chính kế toán, hạch toán kế toán, thông tin kinh tế, phân tích hoạt động
tình hình kinh tế, kiểm soát tình hình hoạt động tài chính kế toán của công ty. Thực
hiện chức năng kiểm soát viên nhà nước tại công ty, quản lý và sử dụng nguồn vốn
ngân sách, các nguồn vốn do công ty huy động.
• Chức năng: Tổng hợp báo cáo tài chính và các báo cáo khác của công ty theo quy
định của ban giám đốc quy định. Xây dựng, dự toán và lập báo các kết toán tài
chính qua các niên độ kế toán. Tổ chức hạch toán kế toán theo đúng chế độ kế toán

hiện hành, đảm bảo đúng quy trình pháp luật quy định.
Ngoài ra phòng tài chính còn làm một số nhiệm vụ sau:
Phòng
kinh
doanh
nội địa
Phòng
xuất
nhập
khẩu và
tiếp
nhận
đơn
hàng
Các
phân
xưởng
Phòng
vật tư
Phòng
kế
hoạch
 Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong lĩnh vực quản lý các hoạt động tài chính kế
toán, trong đánh giá sử dụng tài sản, tiền vốn theo đúng quy định về quản lý tài
chính của nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.
 Tổ chức quản lý kế toán ( bao gồm đề xuất tổ chức bộ máy kế toán và hướng dẫn
hạch toán kế toán). Kiểm tra hạch toán kế toán theo đúng quy định của nhà nước
ban hành đối với kế toán các đơn vị thành viên, nhất là các đơn vị hạch toán phụ
thuộc.
 Định kỳ tập hợp phản ánh, cung cấp các thông tin cho ban lãnh đạo công ty về tình

hình biến động của nguồn vốn, tiền mặt, hiệu quả sử dụng tài sản, vật tư của các
đơn vị thành viên, cũng như toàn công ty để đưa ra những giải pháp kịp thời.
 Lập kế hoạch tài chính cho từng bộ phận cũng như toàn công ty. Tham mưu, đề xuất
việc huy động và sử dụng nguồn vốn hợp lý trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh.
 Kiểm tra hoạt động kế toán tài chính của các đơn vị trong công ty ( tự kiểm tra hoặc
phối hợp với các cơ quan hữu quan kiểm tra).
 Tổ chức hạch toán trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiếp
nhận, phân phối các nguồn tài chính ( trợ cước, trợ giá, hỗ trợ lãi suất dự trữ lưu
thông, cung cấp bổ xung vốn lưu động hoặc các nguồn hỗ trợ khác của nhà nước,
…), đồng thời thanh toán, quyết toán với nhà nước, các cơ quan liên đới về nguồn
hỗ trợ trên.
 Phối hợp các phòng ban chức năng trong công ty, nhằm phục vụ tốt công tác sản
xuất kinh doanh của văn phòng cũng như công tác chỉ đạo quản lí của lãnh đạo công
ty.
1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Bảng A: Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Giày Tuấn Việt
từ năm 2010-2013:
ĐVT: Triệu đồng
2010 2011 2012 2013
Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
61.111 85.914 102.689 144.867
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
3.217 1.910 2.338 2.727
Lợi nhuận sau thuế 3.204 1.480 1.700 3.214
Số lượng sản phẩm tiêu thụ
(đơn vị: đôi)
240.000 350.000 420.000 580.000

Nhận xét: Với chính sách phát triển vững chắc của mình, công ty đã gặt hái được
những thành công nhất định trong ngành nghề kinh doanh của mình. Biểu hiện rõ
nhất có thể thấy là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế còn đang khó lường như
hiện nay, thì công ty đã có một mức tăng trưởng đều đặn cả về doanh thu lẫn lượng
sản phẩm tiêu thụ. Năm 2013,doanh thu bán hàng đã tăng hơn 2 lần so với năm
2010 ( từ 61 tỷ lên 145 tỷ), số lượng sản phẩm cũng từ 240 nghìn đôi lên 580 nghìn
đôi. Mục tiêu của công ty năm 2014 là doanh thu đạt 200 tỷ, lợi nhuận sau thuế đạt
4 tỷ, với số lượng sản phẩm được sản xuất là khoảng 700.000 đôi giày các loại.
PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG
VỐN TẠI CÔNG TY TNHH GIÀY TUẤN VIỆT GIAI ĐOẠN 2011-2013
2.1 Cơ cấu tài sản và ngồn vốn của công ty.
Là một doanh nghiệp sản xuất hànggiày dép xuất khẩu, công ty luôn phải cân
đối tài sản và nguồn vốn của mình làm sao để không những đảm bảo an toàn trong
quá trình sản xuất mà còn phải tạo tiền đề cho phát triển lâu dài. Dưới đây là cơ cấu
tài sản và nguồn vốn của công ty trong các năm từ 2011 đến cuối năm 2013:
Bảng 1.1: Bảng cân đối tài sản đối chiếu công ty TNHH Giày Tuấn Việt
ĐVT: Nghìn đồng
Tài Sản 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013
A.Tài sản ngắn hạn 41.631.122 56.649.095 96.292.264
Tiền 3.121.163 1.615.021 3.291.338
Đầu tư tài chính ngắn hạn
Các khoản phải thu 25.309.357 39.852.932 31.411.760
1. Phải thu khách hàng 15.309.357 22.352.932 31.356.139
2. Phải thu khác 10.000.000 17.500.000 55.621.663
3. Dự phòng phải thu
Hàng tồn kho 10.647.902 11.519.481 54.829.803
1. Hàng tồn kho 10.647.902 11.519.481 54.829.803
2. Dự phòng giảm giá TK
Tài sản ngắn hạn khác 2.552.698 3.661.660 6.759.361
B. Tài sản dài hạn 33.701.597 52.670.218 51.733.778

Tài sản cố định 31.971.979 50.592.324 48.770.549
1. Tài sản cố định 17.928.244 50.592.324 47.725.986
Nguyên giá 20.483.946 54.575.889 56.192.473
Khấu hao lũy kế -2.555.70 -3.983.565 -8.466.486
2. Chi phí xây dựng 14.043.735 1.044.562
Các khoản đầu tư tài chính dài
hạn
1.729.617 2.077.893 2.963.228
Tổng tài sản 75.332.720 109.319.314 148.026.042
Nhận xét:
Quan sát tổng quan, ta có thể thấy tổng tài sản của công ty không ngừng tăng và
theo hướng ổn định.
Trong tài sản ngắn hạn, hàng tồn kho có dấu hiệu tăng đột ngột trong năm 2013
(từ hơn 11 tỷ lên gần 55 tỷ).Điều này thể hiện sự bất ổn định trong việc phân bổ hợp
đồng sản xuất trong năm, tạo áp lực lớn vào cuối năm cho công ty.Cộng thêm đó là
khoản mục phải thu khách hàng và các khoản phải thu khác ngày càng tăng sẽ tạo ra
một áp lực lớn trồng vòng quay vốn của công ty.
Công ty có xu hướng giảm dần đầu tư vào tài sản dài hạn và có xu hướng tập
trung nguồn vốn vào tài sản ngắn hạn khi tài sản ngắn hạn tăng gần 30 tỷ trong năm
2013 và tổng tài sản ngắn hạn cuối năm 2013 gấp 2,3 lần cuối năm 2011, trong khi
tài sản dài hạn trong năm 2013 lại giảm gần 1 tỷ.
Do công ty sản xuất hàng theo hợp đồng và các đối tác là những đối tác uy tín, lâu
năm nên trong cơ cấu tài sản của công ty không có 2 khoản mục dự phòng khoản
phải thu khó đòi và dự phòng giảm giá tồn kho. Các khoản mục khác đều tăng nhẹ
và có tính ổn định.
 Nhìn sơ bộ, cơ cấu tài sản của công ty phù hợp với một doanh nghiệp sản xuất
và vẫn nằm trong vòng kiểm soát.
Bảng 1.2: Bảng cân đối nguồn vốn đối chiếu công ty TNHH Giày Tuấn Việt
ĐVT: Nghìn đồng
Nguồn vốn 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013

A. Nợ phải trả 63.895.016 89.816.389 116.418.990
Nợ ngắn hạn 38.625.016 70.106.389 94.318.990
1. Vay ngắn hạn 32.992.088 38.273.276 64.099.290
2. Phải trả người bán 5.193.069 25.993.480 26.223.503
3. Phải trả khác 439.857 5.839.632 3.996.197
Nợ dài hạn 25.270.000 19.710.000 22.100.000
Vay dài hạn 25.270.000 19.710.000 22.100.000
B. Nguồn vốn chủ sở hữu 11.437.703 19.502.925 31.607.051
Vốn chủ sở hữu 11.437.703 19.502.925 31.505.051
1. Vốn đầu tư của CSH 10.000.000 10.000.000 30.000.000
2. Quỹ đầu tư phát triển 108.000
3. LN chưa phân phối 1.437.703 9.502.925 1.289.051
Các quỹ khác 102.000
Tổng nguồn vốn 75.332.720 109.319.314 148.026.042
Nhận xét:
Cùng với sự gia tăng của tài sản, nguồn vốn của công ty cũng không ngừng tăng
lên. Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty có 2 đăc điểm nổi bật là nợ vay ngắn hạn
của công ty không ngừng tăng mạnh và nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu đã được
tăng lên 3 lần ( từ 10 tỷ tăng lên 30 tỷ VNĐ) vào đầu năm 2013. Ngoài ra, các
khoản mục khác để tăng nhẹ trừ khoản mục lợi nhuận chưa phân phối giảm đột ngột
do chủ sở hữu trích ra để đưa trực tiếp vào nguồn vốn chủ sở hữu.
Trong năm 2013, công ty tăng vay nợ ngắn hạn lên một cách đáng kể từ 70 tỷ lên 94
tỷ vnđ và hạn chế vay nợ dài hạn mà thay vào đó là tăng vốn chủ sở hữu, điều này
phù hợp với chính sách tài chính khi tài sản ngắn hạn của công ty tăng quá mạnh.
Khoản mục phải trả người bán các năm 2011, 2012 luôn có giá trị lớn hơn phải thu
khách hàng là một lợi thế tài chính tốt, nhưng năm 2013 thi công ty đã không giữ lại
được lợi thế này.
 Tóm lại, việc huy động nguồn vốn ngắn hạn và tăng vốn chủ sở hữu hiện tại là
hoàn toàn hợp lý. Nợ vay có giá trị gấp nhiều lần so với vốn chủ sở hữu thể
hiện công ty có rủi ro tài chính rất cao trong cơ cấu nguồn vốn của mình.

II.2. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty
Bảng 2.1: Bảng cơ cấu tài sản công ty TNHH Giày Tuấn Việt
ĐVT: Ngàn đồng
Tài Sản Tỷ trọng So sánh
31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 2012/2011 2013/2012
A.Tài sản ngắn
hạn
55.26% 51.82% 65.05% -3.44% 13.23%
Tiền 4.14% 1.48% 2.22% -2.67% 0.75%
Đầu tư tài chính
ngắn hạn
Các khoản phải
thu
33.60% 36.46% 21.22% 2.86% -15.24%
1. Phải thu khách
hàng
20.32% 20.45% 21.18% 0.13% 0.74%
2. Phải thu khác 13.27% 16.01% 0.04% 2.73% -15.97%
3. Dự phòng phải
thu khó đòi
Hàng tồn kho 14.13% 10.54% 37.04% -3.60% 26.50%
1. Hàng tồn kho 14.13% 10.54% 37.04% -3.60% 26.50%
2. Dự phòng giảm
giá tồn kho
Tài sản ngắn hạn
khác
3.39% 3.35% 4.57% -0.04% 1.22%
B. Tài sản dài
hạn
44.74% 48.18% 34.95% 3.44% -13.23%

Tài sản cố định 42.44% 46.28% 32.95% 3.84% -13.33%
1. Tài sản cố định 23.80% 46.28% 32.24% 22.48% -14.04%
Nguyên giá 27.19% 49.92% 37.96% 22.73% -11.96%
Khấu hao lũy kế -3.39% -3.64% -5.72% -0.25% -2.08%
2. Chi phí xây
dựng CB
18.64% 0.00% 0.71% -18.64% 0.71%
Các khoản đầu
tư TCDH
2.30% 1.90% 2.00% -0.40% 0.10%
Tổng tài sản 100% 100% 100%
Nhận xét:
 Qua bảng so sánh kết cấu tài sản trong 2 năm 2012 và 2013, ta thấy cơ cấu tài sản
của công ty thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn và giảm tỷ trọng tài
sản dài hạn. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn cuối năm 2011 là 55.26%, đến cuối năm 2013
là 65.05%. Trong đó, chủ yếu là giảm tỷ trọng các các khoản phải thu, đặc biệt là
các khoản phải thu khác nhưng đồng thời lại tăng hàng tồn kho một cách đột ngột
đã tác động một mức đáng kể đến tỷ trọng tài sản ngắn hạn. Thay đổi cơ cấu tài sản
ngắn hạn theo hướng này được đánh giá là hiệu quả ở khoản mục phải thu và chưa
hiệu quả ở khoản mục hàng tồn kho.
 Tiền và các khoản tương đương tiền của công ty luôn được duy trì ở một tỷ trọng
thấp đưới 5% và chủ yếu là tiền gửi ngân hàng. Dự trữ tiền của công ty biến động
mạnh trong nhưng đợt cuối năm do tình trạng các đơn đặt hàng có thay đổi mạnh,
nên chi phí thu mua nguyên vật liệu và chi phí bằng tiền cho các khoản khác cũng
từ đó mà biến động, công ty luôn duy trì tỷ trọng tiền mặt từ 2% - 4%, để đảm bảo
cho việc sản xuất thường xuyên từ 1 - 2 tháng. So với chi phí sản xuất và các chi phí
cần thiết khác, thì lượng tiền mặt của công ty tương đối thấp,phụ thuộc nhiều vào
tính thanh khoản ở các tài sản ngắn hạn khác để đảm bảo cho việc sản xuất kinh
doanh cũng như phát triển thị trường một cách liên tục và thường xuyên. Đánh giá:
công ty điều hành tốt làm tăng hiệu quả sử dụng vốn, mặt khác làm khả năng thanh

toán của công ty chịu nhiều rủi ro.
 Phải thu khách hàng chiếm một tỷ trọng khá đồng đều trong tổng tài sản của công ty
và con số này tương đối cao so với mức trung bình trong ngành(18%). Năm 2011,
tỷ lệ này là 20.32%, sau đó là 20.45% năm 2012 và năm 2013 là 21.18% tăng
0.73% so với năm 2012. Đánh giá: công ty đang bị chiếm dụng vốn cao hơn các
doanh nghiệp trong ngành, công ty cần xem xét lại chính sách bán hàng của mình.
 Các khoản phải thukhác có xu hướng giảm trong năm 2012 và giảm mạnh trong
năm 2013. Nguyên nhân là do việc xây dựng cơ bản tương đối hoàn tất trong năm
2013,nên khoản mục phải thu khác giảm tỷ trọng một cách đáng kể từ 16.01%
xuống còn 0.04%. Đánh giá: công ty đã ngày càng làm tốt hơn việc quản trị hoạt
động đầu tư và kiểm soát vốn, đồng thời cho thấy hoạt động mở rộng sản xuất của
công ty có xu hướng chững lại.
 Giá trị hàng tồn kho duy trì ở mức thấp trong năm 2011, 2012 nhưng tăng mạnh
trong năm 2013.Thực tế là trong năm 2013, công ty có nhận được những đơn đặt
hàng lớn vào đầu năm sau, nên công ty đã mua một lượng lớn nguyên vật liệu và
phải tăng ca liên tục để kịp hàng xuất khẩu trong niên độ đầu năm mới. Nhìn chung,
lượng hàng tồn kho công ty luôn duy trì từ 10– 15% so với tổng tài sản công ty
trong các tháng trong năm và thường tăng mạnh vào cuối năm do những đơn đạt
hàng chủ yếu nhận hàng vào khoảng các tháng đầu năm. Để giúp công ty đảm bảo
cho việc cung cấp hàng hóa kịp thời cho khách hàng, tạo niềm tin lâu bền và hợp tác
lâu dài với đối tác. Tuy nhiên, hàng trong kho tăng một cách đáng kể từ 11% lên
37% tổng tài sản công ty sẽ tạo cho công ty không ít khó khăn.Đánh giá: công ty
chú ý hơn trong khoản tồn kho khi đã để tăng cao như vậy, điều này làm lãng phí
vốn của công ty, tăng nhiều rủi ro và chi phí kèm theo.
*Tài sản dài hạn của công ty tính đến cuối năm 2011 là 33.7 tỷ VNĐ chiếm 44.78%
tổng tài sản của công ty, đến cuối năm 2012 là 52.6 tỷ chiếm 48.18% và đầu 2014 là
51.73 tỷ chiếm 34.95% trong tổng cơ cấu tài sản của công ty. Tài sản dài hạn có xu
hướng tăng năm 2012 nhưng giảm mạnh trong năm 2013, tỷ lệ giảm là 13.32%
trong tổng cơ cấu tài sản nhưng thực chất tổng giá trị tài sản không thay đổi đáng
kể, nguyên nhân chủ yếu là công ty đã xây dựng nhiều công trình từ năm 2010 và

hoàn thành vào giữa năm 2012.Trong năm 2013, công ty không có xây dựng hay
tràng bị thêm nhiều thiết bị máy móc, trong khi tổng tài sản tăng nên làm cho tỷ lệ
tài sản dài hạn/ tổng tài sản giảm. Đánh giá: Trong điều kiện công ty đã chuẩn bị đủ
cơ sở vật chất cho quá trình sản xuất kinh doanh trong những năm sắp tới thì việc
hạn chế đầu tư vào tài sản dài hạn là hợp lí và sẽ dùng nguồn vốn đó để đầu tư cho
tài sản ngắn hạn của công ty đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất diễn ra thường
xuyên.
Bảng 2.2: Bảng cơ cấu nguồn vốn công ty TNHH Giày Tuấn Việt
Nguồn vốn 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
A. Nợ phải trả 84.82% 82.16% 78.65% -2.66% -3.51%
Nợ ngắn hạn 51.27% 64.13% 63.72% 12.86% -0.41%
1. Vay ngắn hạn 43.80% 35.01% 43.30% -8.78% 8.29%
2. Phải trả người bán 6.89% 23.78% 17.72% 16.88% -6.06%
3. Phải trả khác 0.58% 5.34% 2.70% 4.76% -2.64%
II.Nợ dài hạn 33.54% 18.03% 14.93% -15.51% -3.10%
Vay dài hạn 33.54% 18.03% 14.93% -15.51% -3.10%
B. Nguồn vốn chủ sở
hữu
15.18% 17.84% 21.35% 2.66% 3.51%
Vốn chủ sở hữu 15.18% 17.84% 21.28% 2.66% 3.44%
1. Vốn đầu tư của chủ
sở hữu
13.27% 9.15% 20.27% -4.13% 11.12%
2. Chênh lệch tỷ giá
3. Quỹ đầu tư phát triển 0.00% 0.00% 0.07% 0.00% 0.07%
4. Lợi nhuận chưa phân
phối
1.91% 8.69% 0.87% 6.78% -7.82%
II.Nguồn kinh phí
và các quỹ khác

0.07% 0.00% 0.07%
Tổng nguồn vốn 100% 100% 100%
Nhận xét:
*Tỷ lệ nợ phải trả của công ty liên tục giảm 2.66% trong năm 2012 và 3.51% trong
năm 2013, làm cho tỷ lệ này từ 84.82% vào cuối 2011 xuống còn 78.56% cuối năm
2013.Nhưng nhìn chung nợ phải trả vẫn chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn
vốn của công ty. Trong đó.nợ ngắn hạn tăng 12.86% trong năm 2012, và giảm
0.41% trong năm 2013. Còn nợ dài hạn thì giảm liên tục từ 33.54% cuối năm 2011,
còn 18.03% cuối năm 2012 và đến cuối 2013 thì chỉ còn 14.93%. Nhận xét: công ty
đang sử dụng chính sách đòn bẩy tài chính cao, và đang có xu hướng giảm hệ số
này xuống để đảm bảo tính an toàn cho hoạt động kinh doanh của mình, việc giảm
tỷ trọng nợ vay dài hạn là phù hợp với chính sách hạn chế mở rộng sản xuất của
mình, nhưng tỷ trọng nợ ngắn hạn vẫn còn cao là một mối quan tâm trong vấn đề
thanh khoản của công ty.
Ngoài ra, khoản mục phải trả người bán có tính chất không ổn định khi tăng
mạnh vào năm 2012 và sau đó năm 2013 thì lại giảm. Tỷ lệ này là 17.72% vào cuối
năm 2013.thấp hơn tỷ lệ phải thu khách hàng 4.1% làm cho nguồn vốn của công ty
bị hao hụt hơn 6 tỷ đồng.
* Nguồn vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng từ năm 2010 đến nay, giúp cho tỷ lệ vốn chủ
sở hữu tăng từ 15.18% cuối năm 2011 lên 21.28% cuối năm 2013. Doanh nghiệp đã
tích cực giữ lại tỷ lệ lợi nhuận, sau đó tăng vốn từ 10 tỷ lên 30 tỷ trong năm 2013,
làm cho cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp được cải thiện theo hướng an toàn hơn.
Đồng thời. công ty cũng hình thành các quỹ đầu tư phát triển và các quỹ phụ trợ
khác, tuy còn chiếm một tỷ trong không đáng kể nhưng điều đó thể hiện công ty
đang chú trọng trong việc phát triển lâu dài, đầu tư chuyên sâu giá trị lao động cấp
cao. Nhận xét: việc tăng vốn chủ sở hữu của công ty là hoàn toàn hợp lý trong điều
kiện nền kinh tế có nhiều biến động, việc chú trọng vào giá trị con người của doanh
nghiệp cần được quan tâm và phát huy.
=>Tóm lại: cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty TNHH Giày Tuấn Việt từ
đầu năm 2012 đến cuối năm 2013 không có biến động lớn và có xu hướng tốt

lên.
II.3. Phân tích biến động nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty
Bảng 3.1: Bảng phân tích biến động nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2013
ĐVT: Nghìn đồng
Sử dụng vốn Số tiền Tỷ trọng
Tăng tài sản 50.014.237 83.26%
1. Tiền 1.676.316 2.79%
2. Hàng tồn kho 43.310.322 72.10%
3. Tài sản ngắn hạn khác 3.097.700 5.16%
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 1.044.562 1.74%
5. Đầu tư tài chính dài hạn 885.334 1.47%
Giảm nguồn vốn 10.057.308 16.74%
1. Phải trả khác 1.843.435 3.07%
2. Lợi nhuận chưa phân phối 8.213.873 13.67%
Tổng sử dụng vốn 60.071.546 100%
Nguồn vốn Số tiền Tỷ trọng
Giảm tài sản 11.415.509 19.00%
1. Các khoản phải thu 8.549.171
14.23%
2. Tài sản cố định đang sử dụng 2.866.337
4.77%
Tăng nguồn vốn 48.656.036
81.00%
1. Vay ngắn hạn 25.826.014
42.99%
2. Phải trả người bán 230.022
0.38%
3. Vay dài hạn 2.390.000
3.98%
4. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 20.000.000

33.29%
5. Quỹ đầu tư phát triển 108.000
0.18%
6. Nguồn kinh phí và các quỹ khác 102.000
0.17%
Tổng cộng nguồn vốn 60.071.546 100%
Nhận xét:

×