Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN MỘT
TỔNG QUAN CHUNG VỀ ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT
KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN DỆT HÀ ĐÔNG
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần dệt Hà Đông
Tên Tiếng Anh: Hanosimex Ha Dong textile joint stock company
Tên viết tắt: Hanosimex- HĐT
Trụ sở chính : Số 1- Phố Cầu Am- Thành phố Hà Đông- Hà Nội
Điện thoại: 0433824403
Fax: 0433824505
Email:
Giám đốc: Đặng Thái Hưng
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0303000404 đăng do Sở kế
hoạch và đầu tư thành phố Hà Tây cấp lần đầu vào ngày 21/12/2005, sở kế
hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp lại vào ngày 06/01/2009
Mã số thuế: 0500476693
Công ty cổ phần dệt Hà Đông- Hanoisimex là một đơn vị hạch toán kế
toán độc lập. Tiền thân của công ty là nhà máy dệt Hà Đông. Theo quyết
định số 135/QĐ-TCLĐ ngày 17/2/1995 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp nhẹ
về việc sáng lập công ty cổ phần dệt Hà Đông và xí nghiệp hiệp sợi dệt kim
Hà Nội và đổi tên thành nhà máy dệt Hà Đông
Thực hiện quyết định số 2628/QĐ-BCN ngày 17/8/ 2005 của Bộ
trưởng Bộ công nghiệp chuyển nhà máy dệt Hà Đông thành công ty cổ phần
dệt Hà Đông- Hanosimex
1 SV: Nguyễn Thị Tân Hà - Lớp: Kế toán 47A
Kiểm tra chất lượng sản
phẩm sau sấy
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập tổng hợp
Kể từ ngày 1/1/2006 công ty chính thức đi vào hoạt động với số vốn
điều lệ 13 tỷ đồng ( trong đó công ty dệt may Hà Nội nắm giữ 52% và các
cổ đông khác nắm giữ 48% cổ phần)
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là sản xuất kinh doanh,
gia công các sản phẩm dệt may. Ngoài ra công ty còn kinh doanh siêu thị
nhà hàng, dịch vụ vui chơi giải trí và cho thuê văn phòng
Hiện nay công ty đã dần khẳng định được mình trong ngành dệt với các
lao động trình độ đại học là 32 người, trình độ trung cấp là 20 người và trình
độ sơ cấp, công nhân kỹ thuật là 500 người
1.2. Nhiệm vụ và chức năng sản xuất kinh doanh
1.2.1. Chức năng của công ty
Chức năng của công ty cổ phần dệt Hà Đông bao gồm:
+ Sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu các loại sản phẩm có giá trị cao như
: khăn mặt, quần áo;
+ Thực hiện các hoạt động sản xuất có liên quan đến quá trình sản xuất
kinh doanh của công ty;
+ Trực tiếp tham gia mua bán, kí kết với các đối tác nước ngoài để
xuất khẩu sản phẩm dệt, chẳng hạn xuất khẩu khăn mặt sang Nhật.
1.2.2. Nhiệm vụ của công ty
Các nhiệm vụ chủ yếu của công ty cổ phần dệt Hà Đông là:
+ Ký kết các hợp đồng thuộc lĩnh vực của công ty;
+ Điều hành dây chuyền sản xuất của công ty, tìm nguyên vật liệu, vật
tư phục vụ cho quá trình sản xuất;
+ Tìm hiểu và mở rộng thị trường tiêu thụ, từng bước đưa công ty phát
triển cả về mặt số lượng và chất lượng sản phẩm tiêu thụ;
+ Mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước cũng như ngoài nước nhằm
nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường;
+ Phải có định hướng mới trong lĩnh vực quản lý nhân sự, coi con
người là yếu tố quan trọng đưa đến thành công.
2 SV: Nguyễn Thị Tân Hà - Lớp: Kế toán 47A
Kiểm tra chất lượng sản
phẩm sau sấy
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập tổng hợp
1.3. Quy trình sản xuất chính của công ty cổ phần dệt Hà Đông
3 SV: Nguyễn Thị Tân Hà - Lớp: Kế toán 47A
Tổ chuẩn bị sản xuất
Xưởng dệt
Kiểm tra chất lượng sản
phẩm mộc
Xưởng tẩy nhuộm
Kiểm tra chất lượng sản
phẩm sau sấy
Cắt
Thu hóa
Kiểm tra chất lượng sản
phẩm thành phẩm
May
Đóng kiện
Nhập kho
In, Thêu
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập tổng hợp
1.4. Tổ chức bộ máy quản lý
1.4.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý
4 SV: Nguyễn Thị Tân Hà - Lớp: Kế toán 47A
Phòng kỹ thuật
Đại hội đồng
cố đông
Hội đồng quản trị Ban kiểm soát
Giám đốc
Phó giám
đốc kỹ
thuật
Phó giám
đốc sản
xuất
Phó giám
đốc nhân
sự
Ngành
dệt
Ngành
nhuộm
Ngành
cơ điện
Phòng kế hoạch
thị trường
Phòng kế toán
tài chính
Ngành
may
Phòng tổ chức
hành chính
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập tổng hợp
1.4.2. Chức năng của từng bộ phận
* Đại hội đồng cổ đông:
+ Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu
quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần;
+ Đại hội đồng cổ đông có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Thông qua định hướng phát triển của công ty: Đại hội đồng cổ đông
quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được chào bán: quyết định mức
cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần, trừ trường hợp điều lệ công ty có
quy định khác;
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên, hội đồng quản trị, thành viên
ban kiểm soát;
- Quyết định, sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty;
- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm;
- Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn
50% tổng giá trị Tài sản;
- Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;
- Xem xét và xử lý các sai phạm của hội đồng quản trị;
- Quyết định tổ chức lại , giải thể công ty.
* Hội đồng quản trị
+ Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân
danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty
không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
+ Hội đồng quản trị có các chức năng chủ yếu sau:
- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch
hàng năm của công ty;
- Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của
từng loại;
5 SV: Nguyễn Thị Tân Hà - Lớp: Kế toán 47A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được
quyền chào bán của từng loại;
- Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và
giới hạn theo những quy định và điều lệ của công ty;
- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ,
thông qua hợp đồng mua bán, vay, cho vay, và hợp đồng khác có giá trị
bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng
đối với Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do điều
lệ công ty quy định, quyết định lương và lợi ích khác của người quản lý đó;
- Giám sát, chỉ đạo Giám đốc và người quản lý khác trong điều hành
công việc hàng ngày của công ty;
- Quyết định cơ cấu, tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty;
- Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ
đông,kiến nghị mức cổ tức được trả, kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc
yêu cầu phá sản công ty.
* Ban kiểm soát
+ Ban kiểm soát có từ 3 đến 5 thành viên, thành viên ban kiểm soát có
thể bầu lại với số lượng nhiệm kỳ không hạn chế;
+ Ban kiểm soát thực hiện giám sát hội đồng quản trị, giám đốc trong
việc quản lý và điều hành công ty. Đồng thời ban kiểm soát cũng chịu trách
nhiệm trước Đại hội đồng cố đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao;
+ Ban kiểm soát kiểm tra tính trung thực, hợp lý, hợp pháp và mức độ
cẩn trọng trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công
tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính đồng thời thẩm định báo cáo
tài chính hàng năm.
* Giám đốc
Giám đốc vừa là đại diện cho Nhà nước, vừa là người đại diện cho
công nhân viên chức, có nhiệm vụ điều hành các hoạt động của công ty theo
6 SV: Nguyễn Thị Tân Hà - Lớp: Kế toán 47A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập tổng hợp
đúng kế hoạch, chính sách pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của Đại
hội đại biểu công nhân.
+ Giám đốc chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể lao động về
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty;
+ Giám đốc cũng là người điều hành trực tiếp tới các Phó giám đốc và
các phòng ban trong công ty, đồng thời bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức
danh quản lý, quy định lương phụ cấp đối với người lao động trong công ty.
* Phó giám đốc sản xuất
+ Phó giám đốc sản xuất có nhiệm vụ xây dựng chỉ đạo sản xuất theo
kế hoạch, có trách nhiệm về các hoạt động sản xuất, các tiến bộ kĩ thuật,
định mức chi phí vật tư, nguyên vật liệu cho từng đơn vị sản phẩm, ký kết
hợp đồng cung ứng tiêu thụ sản phẩm.
* Phó giám đốc kỹ thuật
Phó giám đốc kỹ thuật có trách nhiệm bảo quản máy móc thiết bị cho
công ty, cung cấp thiết bị cần thiết cho kiểm tra kịp thời khi có sự cố xảy ra.
Phó giám đốc kỹ thuật cũng chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật.
* Phòng kế toán tài chính
Phòng kế toán tài chính có vai trò giám sát tất cả các nguồn vốn trong
công ty, tổ chức hạch toán kinh doanh của hoạt động sản xuất kinh doanh,
cung cấp đầy đủ chính sách kịp thời các thông tin cho quản lý cấp trên và
các phòng ban liên quan có chức năng tổ chức thực hiện mọi chính sách
pháp luật của Nhà nước thông qua các chỉ tiêu tiền tệ, đồng thời tham mưu
cho Giám đốc trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, tư vấn cho
giám đốc trong lĩnh vực tài chính.
* Phòng kế hoạch thị trường
Phòng kế hoạch thị trường có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc trong
việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Phòng có chức năng tiếp cận nhanh
nhạy với thị trường kinh doanh thích hợp nắm bắt các yếu tố của thị trường
để cho hoạt động sản xuất của công ty đạt hiệu quả cao hơn.
7 SV: Nguyễn Thị Tân Hà - Lớp: Kế toán 47A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập tổng hợp
* Phòng tổ chức hành chính
Phòng tổ chức hành chính của công ty có chức năng giám sát công tác
tổ chức cán bộ, các định mức lao động, tiền lương, BHXH, các chế độ công
tác điều hành sự nghiệp.
1.5. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu ảnh hưởng đến tình hình sản
xuất kinh doanh của công ty cổ phần dệt Hà Đông
1.5.1. Thuận lợi
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, công ty cổ phần dệt Hà Đông-
Hanoisimex có những thuận lợi sau:
+ Công ty có sản phẩm khăn mặt với thị trường tiêu thụ trong nước và
ngoài nước;
+ Trang thiết bị của công ty tương đối hiện đại, vì vậy sản phẩm dệt
của công ty có chất lượng cao, ngày càng được khách hàng ưa chuộng, tin
dùng và có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước;
+ Lực lượng lao động cảu công ty với độ tuổi tung bình là 25 tuổi- đây
là độ tuổi tương đối trẻ, có tiềm năng cho công ty tăng hiệu quả sản xuất
kinh doanh thông qua khuyến khích tăng năng suất lao động thông qua quá
trình tự chủ,sáng tạo.
1.5.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi kể trên, công ty cổ phần dệt Hà Đông cũng
gặp phải những khó khăn và thách thức như sau:
+ Công ty có nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành;
+ Sản phẩm của công ty còn được xuất sang các thị trường lớn như
Nhật- một thị trường rất khó tính. Điều này cũng đặt công ty trước thách
thức cần cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong sản xuất và
hoạt động của các phòng ban.
8 SV: Nguyễn Thị Tân Hà - Lớp: Kế toán 47A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập tổng hợp
1.6. Kết quả sản xuất một số năm gần đây của công ty cổ phần dệt Hà
Đông
Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm 2006 và 2007
được thể hiện rõ trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Theo đó:
+ Doanh thu của công ty trong 2 năm 2006 và 2007 lần lượt là:
133.077.236.068 và 156.802.398.724 VNĐ;
+ Tổng lợi nhuận kế toán sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty
trong 2 năm 2006 và 2007 lần lượt là: 2.114.123.479 và 2.647.642.891
VNĐ;
+ Lãi cơ bản trên cổ phiếu của công ty trong 2 năm 2006 và 2007 lần
lượt là: 1,626 và 2,037.
(Số liệu được trích từ Báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi công ty
Kiểm toán quốc tế Việt Nam VIA)
Nhìn vào các số liệu trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của
công ty khá phát triển, doanh thu và lợi nhuận không ngừng gia tăng trong
các năm với mức tăng trưởng lợi nhuận hàng năm 20-25%. Đây là mức tăng
trưởng khá cao, thể hiện một bức tranh tài chính khả quan của công ty trong
thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và dần khẳng định thương hiệu sản phẩm
dệt Hà Đông trên thị trường nội địa và nước ngoài.
1.7. Ảnh hưởng của đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý
của công ty cổ phần dệt Hà Đông đến công tác kế toán
Những đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của công ty cổ
phần dệt Hà Đông có những ảnh hưởng đến công tác kế toán như sau:
+ Công tác kế toán của công ty có nhiều thuận lợi do quy mô sản xuất
kinh doanh không lớn nên khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh không
nhiều;
9 SV: Nguyễn Thị Tân Hà - Lớp: Kế toán 47A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập tổng hợp
+ Sự phối kết hợp giữa các phòng ban của công ty là tương đối chặt
chẽ, tạo điều kiện tốt cho công tác luân chuyển, kiểm tra, đối soát giữa các
chứng từ của công ty;
+ Công tác kế toán của công ty cũng đặt trước các thách thức lớn do hệ
thống kiểm soát nội bộ chưa được hình thành rõ nét, đòi hỏi công tác kế toán
cần được tự kiểm soát chặt chẽ;
+ Tuy tổng số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty là không
lớn nhưng các nghiệp vụ lại diễn ra thường xuyên, liên tục, đòi hỏi độ chính
xác cao và kịp thời trong cập nhật chứng từ của công ty;
+ Ngành dệt nói chung và công ty cổ phần dệt Hà Đông nói riêng đang
đứng trước các thách thức lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và
đẩy lùi khủng hoảng kinh tế nên công tác kế toán của công ty cần hoàn thiện
không ngừng, đội ngũ kế toán cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
và tinh thần trách nhiệm, linh hoạt và sáng tạo trong áp dụng và thực hành
chế độ để tạo ra các thông tin tài chính trung thực, đồng thời tham mưu cho
bộ máy quản trị của công ty đưa ra các quyết định đúng đắn nhằm đẩy mạnh
hoạt động sản xuất kinh doanh.
10 SV: Nguyễn Thị Tân Hà - Lớp: Kế toán 47A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN HAI
THỰC TẾ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN DỆT HÀ ĐÔNG
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán và các phần hành kế toán
Tổ chức bộ máy kế toán được cụ thể hóa trong sơ đồ sau:
Phòng kế toán tài chính của công ty dệt Hà Đông có 5 nhân viên, các
phần hành và chức năng cụ thể của các nhân viên như sau:
+ Bà Nguyễn Lệ Hằng- Kế toán trưởng:
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác kế toán của công ty
đồng thời cũng chịu trách nhiệm trước cơ quan kiểm soát của Nhà nước,các
cổ đông, cơ quan kiểm toán về các thông tin kế toán của công ty dệt Hà
Đông;
- Giúp giám đốc giám sát tài chính các hoạt động tài chính của công ty;
- Tổ chức chỉ đạo công tác kế toán của toàn công ty, phân công, giám
sát, đôn đốc các công tác kế toán trong phòng kế toán tài chính;
- Tổ chức thu hồi nợ cho công ty.
+ Bà Nguyễn Thị Chung- Phó phòng kế toán tài chính kiêm kế toán
tổng hợp
11 SV: Nguyễn Thị Tân Hà - Lớp: Kế toán 47A
Kế toán
trưởng
Kế toán nguyên
vật liệu đầu vào
kiêm thủ quỹ
Phó phòng kế
toán kiêm kế
toán tổng hợp
Kế toán thanh
toán
Kế toán tiêu
thụ
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Đối chiếu giữa hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết;
- Tổng hợp và lập các báo cáo quyết toán toàn công ty;
- Kiểm tra tính pháp lý của các chứng từ về các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh;
- Kiểm tra việc hạch toán doanh thu và chi phí của toàn công ty.
+ Ông Nguyễn Khoa- kế toán viên chịu trách nhiệm phần hành kế toán
thanh toán
- Kiểm tra các chứng từ thu chi và thanh toán tạm ứng;
- Theo dõi, kiểm tra hạch toán các Tài khoản 111,112 và 141;
- Đôn đốc thu hồi nợ;
- Lưu trữ chứng từ về tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, tạm ứng và lập
bảng kê thuế đầu vào.
+ Bà Lê Thị Phượng- kế toán viên chịu trách nhiệm phần hành kế toán
nguyên vật liệu đầu vào kiêm thủ quỹ của công ty
- Kiểm tra các hóa đơn mua hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào, các
chứng từ nhập kho và xuất kho nguyên vật liệu;
- Theo dõi, kiểm tra, hạch toán các tài khoản chi tiết và tổng hợp 152,
153;
- Lưu trữ các chứng từ liên quan đến nguyên vật liệu đầu vào;
- Lập các bảng kê nhập, xuất tồn của nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ;
- Chịu trách nhiệm quản lý quỹ, thu chi tiền mặt;
- Lập sổ quỹ, báo cáo quỹ tiền mặt;
+ Ông Hoàng Trọng Vĩnh- kế toán viên chịu trách nhiệm về phần hành
kế toán tiêu thụ thành phẩm, hàng hóa
- Kiểm tra các hóa đơn bán hàng, xuất kho hàng hóa của công ty;
- Theo dõi, kiểm tra, hạch toán các Tài khoản 155,156, 511,
521,531,532;
- Lưu trữ các chứng từ có liên quan đến thành phẩm, hàng hóa của
công ty;
12 SV: Nguyễn Thị Tân Hà - Lớp: Kế toán 47A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Lập các bảng kê nhập, xuất, tồn của thành phẩm, hàng hóa của công
ty.
Đối với quy mô sản xuất kinh doanh của công ty dệt Hà Đông, tổ chức
công tác kế toán của công ty như trên là tương đối phù hợp.
Số lượng kế toán viên là tương đối phù hợp với khối lượng công việc
của phòng kế toán tài chính, bộ máy gọn nhẹ, không cồng kềnh, tránh được
tình trạng công việc bị chồng chéo, gây lãng phí về chi phí tiền lương cho bộ
máy làm việc
Các phần hành kế toán của công ty được phân công, phân nhiệm tương
đối rõ ràng, khoa học, tạo điều kiện để các kế toán viên làm việc đạt hiệu
quả.
Tuy nhiên phần hành kế toán thanh toán có khối lượng công việc lớn
do các nghiệp vụ thanh toán trong công ty diễn ra thường xuyên, liên tục
nên việc công ty để một kế toán viên phụ trách phần hành này là chưa phù
hợp.
Bên cạnh đó em nhận thấy số lượng và giá trị tài sản cố định của công
ty là tương đối nhiều, ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh của
công ty( do đặc thù ngành dệt là ngành có nhiều tài sản cố định tham gia vào
quá trình sản xuất) vì vậy phần hành tài sản cố định chưa có nhân viên kế
toán đảm nhận riêng mà do kế toán tổng hợp đảm nhận là chưa phù hợp.
2.2. Tổ chức hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ
2.2.1. Hệ thống chứng từ sử dụng tại công ty cổ phần dệt Hà Đông
* Hệ thống chứng từ trong công ty thực hiện theo đúng nội dung,
phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật kế toán và Nghị định
số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ , các văn bản khác có
liên quan đến chứng từ kế toán và các quy định trong chế độ này
* Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán
Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán của công ty bao gồm 5 chỉ tiêu:
13 SV: Nguyễn Thị Tân Hà - Lớp: Kế toán 47A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập tổng hợp
+ Chỉ tiêu lao động, tiền lương
+ Chỉ tiêu hàng tồn kho
+ Chỉ tiêu bán hàng
+ Chỉ tiêu tiền tệ
+ Chỉ tiêu TSCĐ
* Lập chứng từ kế toán
Việc lập chứng từ kế toán trong công ty dệt Hà Đông tuân thủ các
nguyên tắc và quy định sau:
+ Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động
của công ty cổ phần dệt Hà Đông đều được lập chứng từ kế toán.
+ Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho một nghiệp vụ kinh tế tài
chính phát sinh
+ Nội dung chứng từ kế toán có đầy đủ các chỉ tiêu, phải rõ ràng, trung
thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Chữ viết trên chứng từ rõ
ràng, không tẩy xóa, không viết tắt. Số tiền viết bằng chữ khớp đúng với số
tiền viết bằng số.
+ Chứng từ kế toán được lập đủ số liên theo quy định của mỗi chứng
từ. Đối với chứng từ lập nhiều liên được lập nhiều liên được lập một lần cho
tất cả các liên theo cùng một nội dung bằng máy tính, máy chữ hoặc viết
lồng bằng giấy than. Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên nhưng không
thể viết một lần cho tất cả các liên chứng từ, kế toán cũng viết hai lần nhưng
vẫn đảm bảo thống nhất nội dung và tính pháp lý của các liên chứng từ
+ Các chứng từ lập bằng máy tính của công ty đều đảm bảo nội dung
quy định cho chứng từ kế toán.
* Ký chứng từ kế toán
+ Mọi chứng từ kế toán trong công ty đều có đầy đủ chữ ký theo chức
danh quy định trên chứng từ. Các chữ ký đều được ký bằng bút mực, bút bi,
không dùng mực đỏ và bút chì, chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi
tiền được ký theo từng liên. Các chữ ký lần sau đều được khớp đúng với chữ
14 SV: Nguyễn Thị Tân Hà - Lớp: Kế toán 47A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập tổng hợp
ký lần trước đó. Tuy nhiên các chứng từ kế toán trong công ty chưa tuân thủ
nguyên tắc phải ghi rõ họ tên sau chữ ký
+ Chữ ký của Giám đốc, kế toán trưởng của công ty và dấu đóng trên
chứng từ đã phù hợp với mẫu dấu và chữ ký còn giá trị đã đăng ký trên
Ngân hàng. Chữ ký của kế toán viên đều giống với chữ ký đã đăng ký với kế
toán trưởng.
+ Công ty đã mở sổ đăng ký mẫu chữ ký của thủ quỹ, thủ kho, các
nhân viên kế toán, kế toán trưởng với 3 mẫu chữ ký. Sổ này được đánh số
trang, đóng dấu giáp lai do Giám đốc quản lý để tiện kiểm tra khi cần.
+ Những cá nhân có quyền hoặc được ủy quyền ký chứng từ, không
được ký chứng từ kế toán khi chưa ghi hoặc chưa ghi đủ nội dung chứng từ
theo trách nhiệm người ký.
+ Việc phân cấp trên chứng từ kế toán do Giám đốc công ty quy định đã
phù hợp với luật pháp, yêu cầu quản lý, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, an toàn
Tài sản.
* Việc sử dụng, quản lý, in và phát hành biểu mẫu chứng từ kế toán
+ Các chứng từ kế toán sử dụng trong công ty đều được thiết kế theo
mẫu trong quy định của chế độ kế toán này.
+ Mẫu chứng từ in sẵn được công ty bảo quản cẩn thận,các loại séc và
giấy tờ có giá trị được bảo quản như tiền.
* Hệ thống chứng từ sử dụng tại công ty dệt Hà Đông
Số
TT
Tên chứng từ Số hiệu Tính chất
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN BAN HÀNH
THEO QUYẾT ĐỊNH 15/2006/QĐ-BTC
BB HD
Lao động tiền lương
1 Bảng chấm công 01a-LDTL X
2 Bảng chấm công làm thêm giờ 01b-LDTL X
3 Bảng thanh toán tiền lương 02-LDTL X
4 Bảng thanh toán tiền thưởng 03- LDTL X
15 SV: Nguyễn Thị Tân Hà - Lớp: Kế toán 47A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập tổng hợp
5 Giấy đi đường 04- LDTL X
6 Hợp đồng giao khoán 05- LDTL X
7 Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán 06- LDTL X
8 Bảng kê các khoản trích nộp theo lương 07- LDTL X
9 Bảng phân bổ tiền lương và BHXH 08- LDTL X
Hàng tồn kho
1 Phiếu nhập kho 01-VT X
2 Phiếu xuất kho 02-VT X
3
Biên bản kiểm nhận vật tư, công cụ, sản
phẩm, hàng hóa
03-VT
X
4 Bảng kê mua hang 04-VT X
5
Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công
cụ, dụng cụ
05-VT
X
Bán hàng
1 Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi 01-BH X
2 Thẻ quầy hàng 02-BH X
Tiền tệ
1 Phiếu thu 01-TT X
2 Phiếu chi 02-TT X
3 Giấy đề nghị tạm ứng 03-TT X
4 Giấy thanh toán tiền tạm ứng 04-TT X
5 Giấy đề nghị thanh toán 05-TT X
6 Biên lai thu tiền 06-TT X
7 Bảng kiểm kê quỹ(dùng cho VNĐ) 07-TT X
8
Bảng kiểm kê quỹ dùng( dùng cho vàng
bạc, kim khí quý, đá quý)
08-TT
X
9 Bảng kê chi tiền 09-TT X
Tài sản cố định
1 Biên bản giao nhận TSCĐ 01-TSCD X
2 Biên bản thanh lý TSCĐ 02-TSCD X
3
Biên bản bàn giao TSCĐ sủa chữa lớn
hoàn thành
03-TSCD
X
4 Biên bản đánh giá lại TSCĐ 04-TSCD X
16 SV: Nguyễn Thị Tân Hà - Lớp: Kế toán 47A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập tổng hợp
5 Biên bản kiểm kê TSCĐ 05-TSCD X
6 Bảng tính và khấu hao TSCĐ 06-TSCD X
CHỨNG TỪ BAN HÀNH THEO CÁC
VĂN BẢN PHÁP LUẬT KHÁC
1 Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH X
2
Danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm
đau , thai sản
X
3 Hóa đơn giá trị gia tăng 01GTKT-3LL X
4 Hóa đơn bán hang thông thường 02GTTT-3LL X
5 Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ 03PXK-3LL X
6 Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý 04HDL-3LL X
7 Hóa đơn dịch vụ thuê tài chính 05TTC-LL X
8
Bảng kê thu mua hàng hóa mua vào không
có hóa đơn
04/GTGT X
Ghi chú : BB: mẫu bắt buộc
HD: mẫu hướng dẫn
2.2.2. Quy trình luân chuyển một số chứng từ chủ yếu
* Quy tắc luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán tại công ty dệt Hà
Đông
+ Tất cả các chứng từ kế toán do công ty lập hoặc từ bên ngoài chuyển
đến đều phải tập trung vào bộ phận kế toán của công ty. Bộ phận kế toán
kiểm tra những chứng từ đó và xác minh tính hợp lý của chúng thì dùng để
ghi sổ kế toán
+ Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán của công ty theo các bước
sau:
- Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán
- Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra chứng từ và ký hoặc trình Giám
đốc để ký duyệt
- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán
- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán
+ Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán của công ty theo các bước sau:
17 SV: Nguyễn Thị Tân Hà - Lớp: Kế toán 47A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ các chỉ tiêu , các yếu tố ghi
chép trên chứng từ kế toán
- Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã ghi trên
chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với các chứng từ khác có liên
quan
- Kiểm tra tính chính xác của các số liệu, thông tin trên chứng từ kế
toán
* Quy trình luân chuyển một số chứng từ chủ yếu
+ Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán của phần hành kế toán thanh
toán
- Giám đốc có lệnh điều xe cho đội xe đi thực hiện nhiệm vụ của công
ty. Sau khi đi thực hiện hiện nhiệm vụ của công ty, đội trưởng đội xe mang
đến các chứng từ: lệnh điều xe của Giám đốc, hóa đơn giá trị gia tăng( của
cửa hàng bán lẻ xăng dầu), các phiếu phí đường bộ, vé gửi xe, vé trông giữ
ôtô, đồng thời phòng tổ chức hành chính viết giấy đề nghị thanh toán tiền đi
đường.
- Khi các chứng từ này được đưa đến phòng kế toán thì kế toán viên
Nguyễn Khoa- chịu trách nhiệm phần hành kế toán thanh toán sẽ kiểm tra
tính trung thực, hợp lý, hợp pháp của các chứng từ trên: kiểm tra lệnh điều
xe có trung thực hay không, hóa đơn giá trị gia tăng của cửa hàng xăng
dầu( số tiền xăng có hợp lý với quãng đường đội xe phục vụ nhiệm vụ của
công ty, hóa đơn có hợp pháp hay không?), kiểm tra ngày tháng năm, biển
số xe trên các chứng từ: phiếu thu phí đường bộ, vé trông giữ ôtô, đồng thời
xem xét tính hượp lý của giấy đề nghị thanh toán tiền đi đường của Phòng tổ
chức hành chính/ Khi đã kiểm tra xong các chứng từ này, phó phòng kế toán
Nguyễn Thị Chung sẽ tiến hành lập phiếu chi, chuyển đến kế toán trưởng
Nguyễn Lệ Hằng và Giám đốc Đặng Thái Hưng để ký duyệt. Khi phiếu chi
được lập, kế toán thanh toán Nguyễn Khoa sẽ kiểm tra lại phiếu chi và
chuyển cho thủ quỹ Lê Thị Phượng tiến hành chi tiền cho người đề nghị
18 SV: Nguyễn Thị Tân Hà - Lớp: Kế toán 47A