Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Phát triển mô hình nhà cung cấp
dịch vụ thanh toán trực tuyến của
OnePay cho doanh nghiệp du lịch
1
CHƯƠNG I - TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Thanh toán trực tuyến xuất hiện cùng với sự phát triển của internet và thương
mại điện tử là hình thức phát triển mới của thanh toán điện tử truyền thống. Ngày
nay khi TMĐT đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới, các phương thức thanh toán
mới ra đời đã đem lại sự thuận tiện, nhanh chóng và tiết kiệm cho cả các doanh
nghiệ
p và người tiêu dùng. Bên cạnh các phương thức TTĐT truyền thống như
chuyển khoản, ATM, POS hay thư đảm bảo còn có các hình thức khác như thanh
toán mobile, internet đang ngày càng phát triển và phổ biến ở các nước trên thế giới.
Trung Quốc một quốc gia láng giềng có đặc điểm gần giống Việt Nam
nhưng TMĐT của họ nói chung và TTTT nói riêng đang đi trước chúng ta đến 5
năm với tốc độ phát triển bùng nổ, trung bình hàng nă
m tăng 181%. Chỉ tính riêng
mạng thanh toán Alipay của Trung Quốc, đến thời điểm đầu tháng 1 năm 2009, quy
mô số người sử dụng TTTT đã vượt qua con số 100 triệu người. Trong khi đó tại
Việt Nam, TMĐT mới chỉ thực sự phát triển trong vòng 3 – 4 năm trở lại đây, bắt
đầu sơ khai với các hình thức quảng bá sản phẩm trên website, tạo giỏ hàng và hỗ
trợ khách hàng trực tuyến. Còn một khâu quan tr
ọng trong TMĐT là thanh toán vẫn
chỉ là thanh toán truyền thống, giao hàng và nhận tiền tại nhà hoặc văn minh hơn là
chuyển khoản qua ngân hàng, thanh toán qua bưu điện.
TTTT của Việt Nam chỉ mới thực sự bắt đầu những bước đi đầu tiên từ cuối
năm 2006, đầu năm 2007 khi mà một loạt các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cổng
TTĐT Payment Gateway ra đời như Vietpay, PayNet, Mobivi, Fibo… Tuy nhiên sự
xuất hiện
ồ ạt của các doanh nghiệp cũng không nhanh chóng đưa TTTT phát triển
ở Việt Nam. Các doanh nghiệp không tránh khỏi thực trạng “có mà như không”,
hoạt động cầm chừng và gần như không phát triển được. Chỉ một vài doanh nghiệp
có hướng đi đúng đắn như PayNet, VTC hay VASC mới có thể tiếp tục phát triển
và đạt được những thành công nhất định. Và công ty cổ phần thương mại và dịch vụ
trực tuyến OnePay là mộ
t doanh nghiệp như vậy. OnePay nhận định để có thể phát
triển thành công và hội nhập quốc tế thì phải chuyên nghiệp ngay từ đầu. Chính vì
2
vậy OnePay đã xây dựng một mô hình nhà cung cấp tuân theo những mô hình
chuẩn trên thế giới. Ngoài ra, OnePay cũng đã sớm xác định du lịch sẽ là ngành có
thể phát triển TTTT đầu tiên ở Việt Nam mà không phải là TMĐT. Mỗi năm Việt
Nam đón trung bình từ 3 – 4 triệu lượt khách quốc tế - những người đã sẵn có thói
quen TTTT bằng các thẻ tín dụng quốc tế - sẽ là thị trường tiềm năng nhất cho các
doanh nghiệp du lị
ch và các nhà cung cấp dịch vụ TTTT. Vì những nhận định đúng
đắn đó mà hiện nay OnePay đã trở thành doanh nghiệp dẫn đầu thị trường TTTT ở
Việt Nam với hơn 70 khách hàng (tháng 3/2009) trong đó số lượng các doanh
nghiệp du lịch chiếm khoảng 80%
.
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Trong tương lai gần ngành du lịch Việt Nam đang hướng đến con số 5 triệu
khách du lịch quốc tế đến Việt Nam mỗi năm và 30 triệu khách du lịch nội địa, đây
thực sự sẽ là thị trường tiềm năng cho sự phát triển TTTT ở Việt Nam. Với vị thế là
một doanh nghiệp dẫn đầu thị trường Việt Nam, OnePay
đang có được những lợi
thế nhất định trong cuộc cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ TTTT. Tuy nhiên
chỉ với kinh nghiệm 2 năm hoạt động, OnePay cũng không tránh khỏi những thiếu
sót, chất lượng sản phẩm dịchvụ chưa thật hoàn hảo. Chính từ thực tế trên, nhằm
góp phần thúc đẩy sự phát triển của TTTT tại Việt Nam, tác giả đã lựa chọn đề tài
“Phát tri
ển mô hình nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến của OnePay cho
các doanh nghiệp du lịch” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình
.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hoá cơ sở lý luận cơ bản về TTTT và nhà cung cấp dịch vụ TTTT,
khảo sát, nghiên cứu làm rõ thực trạng về mô hình nhà cung cấp dịch vụ TTTT cho
các doanh nghiệp du lịch hiện tại ở Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển
mô hình nhà cung cấp dịch vụ TTTT cho các doanh nghiệp du lịch
.
1.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: Là đề tài luận văn tốt nghiệp của
sinh viên nên phạm vi nghiên cứu của đề tài mang tầm cỡ vi mô, giới hạn trong một
doanh nghiệp nhất định. Cụ thể phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu lý luận,
thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển mô hình nhà cung cấp dịch vụ TTTT,
tập trung vào việc phát triển các d
ịch vụ TTTT của OnePay.
3
Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: Giới hạn nghiên cứu về mặt thời gian
của đề tài luận văn là các số liệu được khảo sát từ năm 2007 đến năm 2009 của công
ty OnePay, kết hợp với các số liệu thứ cấp bên ngoài trong vòng 5 năm trở lại đây.
1.5 Kết cấu của đề tài luận văn
Ngoài các phần mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, danh mục từ
viết tắt, tài liệu tham khảo và các phần phụ lục khác thì kết cấu đề tài nghiên cứu
của luận văn gồm có 4 phần chính:
Chương I: Tổng quan nghiên cứu đề tài.
Chương II: Một số cơ sở lý luận cơ bản về thanh toán trực tuyến và nhà
cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến.
Chương III: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng việc
xây dựng mô hình nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực
tuyến của công ty CPTM & DVTT OnePay.
Chương IV: Một số giải phát phát triển mô hình nhà cung cấp dịch vụ
thanh toán trực tuyến của công ty CPTM & DVTT OnePay
cho các doanh nghiệp du lịch.
4
CHƯƠNG II - MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH
TOÁN TRỰC TUYẾN VÀ NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ THANH
TOÁN TRỰC TUYẾN
2.1 Khái niệm về thanh toán trực tuyến và nhà cung cấp dịch vụ thanh toán
trực tuyến
2.1.1 Khái niệm về thanh toán trực tuyến
Tiếp cận với khái niệm TTTT, chúng ta cần hiểu rõ hơn các khái niệm về
TTĐT trong thương mại truyền thống và trong TMĐT ngày nay. Theo Uỷ ban Châu
Âu, TTĐT được hiểu là việc thực hiện các hoạt động thanh toán thông qua các
phương tiện điện tử dựa trên việc xử lý truy
ền dữ liệu điện tử. Từ định nghĩa trên,
chúng ta có thể tìm hiểu các khái niệm về TTTT.
Theo báo cáo quốc gia về kỹ thuật TMĐT của Bộ Thương mại (cũ) thì
“TTTT là việc trả tiền và nhận tiền hàng cho các hàng hoá, dịch vụ được mua bán
trên Internet thông qua các thông điệp điện tử thay cho việc trao tay tiền mặt”.
Ngoài ra cũng có những khái niệm khác về TTTT như sau: Theo Net-builder
- một công ty cung cấp các dị
ch vụ trực tuyến thì “TTTT là giao dịch trao đổi giữa
hàng và tiền theo những chuẩn nhất định thông qua các phương tiện truyền thông
trực tuyến”
1
.
2.1.2 Khái niệm về nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến
Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến là bên thứ ba cung cấp các dịch
vụ trực tuyến cho các đơn vị chấp nhận thanh toán điện tử theo các cách khách
nhau như thẻ tín dụng, thanh toán ngân hàng như ghi nợ trực tiếp, chuyển khoản,
thanh toán với thời gian thực dựa trên nền tảng ngân hàng trực tuyến
2
.
1
Online payment is a transaction of goods and money in any form through the online
media. www.netbuilder.com.my/html/modules/tinycontent/index.php
2
An oline payment service provider offers merchants online services for accepting
electronic payments by a variety of payment methods including credit card, bank-based
5
Ngoài ra cũng có những khái niệm do các tổ chức khác đưa ra về nhà cung
cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến như khái niệm của Ameris, một doanh nghiệp
cung cấp các giải pháp hỗ trợ về mạng và công nghệ máy tính ở London – Anh.
“Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến là bên thứ ba cung cấp dịch vụ xử lý
các giao dịch thẻ tín dụng trong thời gian thực thay mặt cho các website hoặc tổ
chức”
3
.
2.2 Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thanh toán trực tuyến
a. Thanh toán trực tuyến bằng các loại thẻ
TTTT bằng thẻ thanh toán là hình thức thanh toán đơn giản nhất và cũng phổ
biến nhất hiện nay. Các loại thẻ có thể TTTT là:
− Thẻ tín dụng: Là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó người chủ thẻ
được phép sử dụng một hạn mức tín dụng không phải trải lãi để mua sắm hàng hoá
dịch vụ tại những cơ sở kinh doanh chấp nhận loạ
i thẻ này.
− Thẻ ghi nợ: Là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản tiền
gửi. Loại thẻ này khi được sử dụng để mua hàng hoá hay dịch vụ, giá trị những giao
dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết
bị điện tử đặt tại cửa hàng, khách sạn…đồng thời chuy
ển ngân ngay lập tức vào tài
khoản của cửa hàng khách sạn. Thẻ ghi nợ còn hay được sử dụng để rút tiền mặt tại
máy rút tiền tự động.
Có hai loại thẻ ghi nợ cơ bản là thẻ online và offline. Thẻ online là loại thẻ
mà giá trị những giao dịch được khấu trừ ngay lập tức vào tải khoản chủ thẻ. Thẻ
offline là loại thẻ mà giá trị những giao dịch được khấu tr
ừ vào tài khoản chủ thẻ
sau đó vài ngày.
payments such as direct debit, bank transfer, and real-time bank transfer based on online
banking.
3
Online Payment Provider is a third party that provides credit card transaction processing
in real time on the behalf of website/organization.
6
− Thẻ rút tiền mặt là loại thẻ rút tiền tại các máy rút tiền tự động hoặc ở ngân
hàng. Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng để rút tiền, yêu cầu đặt ra đối với loại thẻ
này là chủ thẻ phải ký quỹ tiền gửi vào tài khoản ngân hàng hoặc chủ thẻ được cấp
tín dụng thấu chi mới được sử dụng. Thẻ rút tiền mặt có hai loại, mộ
t loại chỉ có thể
rút được ở các máy ATM của ngân hàng phát hành, loại thứ hai có thể rút tiền ở các
ngân hàng khác tham gia vào liên minh thanh toán.
b. Séc điện tử
Séc điện tử là một phương tiện thanh toán mới kết hợp sự an toàn, tốc độ và
hiệu quả xử lý của tất cả các phương tiện nghiệp vụ điện tử. Séc điện tử hoạt động
như séc giấ
y nhưng dưới dạng điện tử thuần tuý với rất ít các bước bằng tay. Séc
điện tử là một công cụ thanh toán quan trọng trong việc chuyển đổi và dẫn dắt các
doanh nghiệp và người tiêu dùng vào thế giới mới nổi của TMĐT.
c. Tiền điện tử
“Tiền điện tử” hay “két điện tử” có thể được hiểu là một két ảo, nó có thể
l
ưu trữ rất nhiều thông tin về thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, mật khẩu, thẻ hội viên và tất
cả các số thẻ hiện có của khách hàng. Nó tạo thuận lợi cho khách hàng khi mua
hàng trực tuyến bởi số thẻ tín dụng của khách hàng có thể được sao chép từ két điện
tử và dán vào một đơn hàng trực tuyến mà không cần phải nhập số từ bàn phím. Két
điện tử sử dụng m
ột phần mềm để thực hiện các bước thanh toán.
d. Thư điện tử
Thanh toán qua thư điện tử cho phép các cá nhân có thể sử dụng thẻ tín dụng
hoặc tài khoản ngân hàng của họ để thanh toán qua thư điện tử. Để thực hiện
phương pháp này người thanh toán cần cung cấp số tài khoản trực tuyến của công
ty; sau đó nhấp chuột vào đường dẫn đến trang thanh toán qua th
ư điện tử. Người
gửi cần nhập các thông tin về người nhận, trị giá giao dịch, số thẻ tín dụng hay tài
khoản nơi tiền được rút. Sau khi người thanh toán nhập đủ tại hòm thư của mình thì
người nhận sẽ nhận được thông báo tiền đã được gửi và được cung cấp một siêu liên
kết để nhận tiền. Thuận tiện của phương pháp này là người thanh toán không cần
ph
ải trực tiếp cung cấp số thẻ tín dụng của mình cho người bán hàng, vì vậy sẽ tránh
được nhiều rủi ro khi TTTT.
7
e. Thanh toán ngang hàng – P2P payment
Thanh toán P2P là một trong những phương thức TTTT phát triển nhanh
nhất khi mà nó có khả năng chuyển khoản trực tuyến giữa hai cá nhân. Người dùng
có thể mở một tài khoản của một nhà cung cấp dịch vụ kết nối với tài khoản ngân
hàng. Sau đó người dùng sẽ chuyển tiền vào vào tài khoản P2P và có thể thực hiện
thanh toán với các cá nhân khác cũng có tài khoản ở nhà cung cấp dịch vụ đó.
2.2.2 Quy trình thanh toán sử d
ụng thẻ tín dụng truyền thống
Trong một nghiện vụ thanh toán sử dụng thẻ tín dụng thường bao gồm các
bước cơ bản sau:
(1) Phát hành thẻ tín dụng cho một người sở hữu thẻ tiềm năng
(2) Người sở hữu thẻ trình thẻ cho đơn vị kinh doanh khi anh ta cần trả tiền
cho hàng hoá và dịch vụ mua.
(3) Đơn vị kinh doanh yêu cầu xác nhận từ tổ chức nhãn hiệu thẻ và giao
d
ịch được thanh toán bằng tín dụng. Đơn vị kinh doanh giữ lại một phiếu bán hàng.
(4) Đơn vị kinh doanh chuyển phiếu bán hàng cho ngân hàng chấp nhận
thanh toán và trả cho họ một khoản phí cho dich vụ này.
(5) Ngân hàng chấp nhận thanh toán yêu cầu tổ chức nhãn hiệu thẻ trừ khoản
tín dụng và nhận tiền trả. Sau đó tổ chức nhãn hiệu thẻ yêu cầu khoản đã trừ với
ngân hàng phát hành.
(6) Số tiền được chuyể
n từ ngân hàng phát hành đến tổ chức nhãn hiệu thẻ.
Số tiền tương đương được khấu trừ từ tài khoản của người sở hữu thẻ ở ngân hàng
phát hành.
Trong hệ thống thanh toán thẻ truyền thống, quá trình vừa mô tả chỉ được tự
động hoá một phần. Tuy nhiên khi áp dụng TMĐT, cả quá trình phải được tự động
hoá hoàn toàn trên internet với một phương thức đảm bảo. Trong quá trình thanh
toán TM
ĐT, máy tính yêu cầu người mua nhập vào thông tin của thẻ để thực hiện
quy trình thanh toán. Tuy nhiên phương pháp này nảy sinh một mối lo ngại cho
khách hàng là vấn đề an ninh khi gửi qua internet…
8
2.2.3 Các phương thức thanh toán quốc tế và vận dụng trong kinh doanh du
lịch truyền thống
Phương thức thanh toán tiền mặt: Là phương thức thanh toán đơn giản nhất,
khách du lịch trực tiếp nộp tiền cho các doanh nghiệp du lịch.
Phương thức cà thẻ tại quầy giao dịch POS: Là phương thức TTĐT truyền
thống, khách du lịch quẹt thẻ ATM vào máy POS đặt tại quầy giao dịch của doanh
nghiệp du l
ịch.
Phương thức chuyển tiền: Là phương thức trong đó khách du lịch (người cần
chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một khoản tiền nhất định cho
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định
bằng phương tiện chuyển tiền do khách du lịch yêu cầu.
Phương thức ghi sổ: Là một phươ
ng thức thanh toán trong đó công ty du lịch
mở một tài khoản (hoặc một quyển sổ) để ghi nợ khách du lịch sau khi doanh
nghiệp du lịch đã hoàn thành việc cung cấp dịch vụ du lịch, đến định kỳ người mua
sẽ trả tiền cho doanh nghiệp.
Phương thức nhờ thu: Là một phương thức thanh toán trong đó doanh nghiệp
du lịch khi đã hoàn thành xong nghĩa vụ cung ứng dịch vụ cho khách du lịch thì uỷ
thác cho ngân hàng củ
a mình thu hộ số tiền của khách hàng trên cơ sở hối phiếu của
doanh nghiệp lập ra.
Phương thức tín dụng chứng từ: Là phương thức thanh toán trong đó một
ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách du lịch sẽ trả một số
tiền nhất định cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch.
2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu của Việt Nam và thế giới về thanh toán
trực tuy
ến
2.3.1 Các nghiên cứu trong nước
Hiện nay, trong nước hầu như chưa có tài liệu nào hay công trình nghiên cứu
khoa học trực tiếp nào về TTTT và các mô hình nhà cung cấp dịch vụ TTTT được
công bố chính thức. Chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp tự chủ động tìm hiểu từ các
nguồn tài liệu khác nhau trên thế giới và ứng dụng hợp tác triển khai các mô hình
nhà cung cấp dịch vụ TTTT tại Việt Nam với các tổ chức, doanh nghiệ
p quốc tế.
9
Bản thân ngay cả các trường đại học tại Việt Nam đào tạo chuyên ngành về
TMĐT cũng chưa có giáo trình đào tạo chính thức về TTTT mà vẫn là các tài liệu
tổng hợp và dịch từ các trường đại học quốc tế, các tổ chức nghiên cứu quốc tế hay
của chính các doanh nghiệp về TMĐT nói chung và TTTT nói riêng trên thế giới.
Các giáo trình TMĐT căn bản của trường Đại học Thương mại,
Đại học Ngoại
thương cũng chỉ dành một phần rất nhỏ để giới thiệu về các hình thức TTĐT hiện
nay đang có trên thế giới.
Các đề tài luận văn tốt nghiệp trước kia cũng chủ yếu tập trung giới thiệu về
hệ thống TTĐT của các NHTM tại Việt Nam như “ Giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng công tác thanh toán chuyển tiền điệ
n tử tại chi nhánh Ngân hàng Công
Thương Đống Đa – Hà Nội” của sinh viên Nguyễn Thị Lục Bình - Học viện Ngân
hàng, hay như đề tài “thanh toán trong giao dịch TMĐT” của Lê Thị Duy Linh
thuộc công ty GOL đề cập đến các phương tiện thanh toán trong TMĐT và những
khó khăn khi áp dụng các mô hình TTĐT trên thế giới vào TMĐT tại Việt Nam.
2.3.2 Các nghiên cứu trên thế giới
TMĐT nói chung và TTTT nói riêng trên thế giới đã phát triển từ những n
ăm
1998, 1999 – là giai đoạn bùng nổ của internet và các công ty dotcom trên thế giới -
nhờ có một nền tảng công nghệ vững chắc từ TTĐT truyền thống trước đó. Chính vì
vậy các nghiên cứu trên thế giới về TTTT là rất chuyên sâu và khoa học. Một số
sách và tài liệu về TTTT như Electronic Payment System for E-Commerce của
Donal O’Mahony, Michael Peirce, Hitesh Tewari; The truth about Online Payments
của Russell O’Brien; Electronic Bill Presentment and Payment của Kornel Terplan,
New Payment World của Mary S. Schaeffer, Payment System in Global
Perspectives của Maxwell J.Fry, Isaack Kilato và nhóm tác giả …
Cuốn sách Electronic Payment System for E-Commerce c
ủa nhóm tác giả
Donal O’Mahony, Michael Peirce và Histesh Tewari đã giới thiệu khá đầy đủ và chi
tiết về công nghệ và hệ thống sử dụng cho phép việc thực hiện thanh toán qua
internet. Cuốn sách được viết cho các nhà nghiên cứu và các chuyên gia trong
ngành để mở rộng và phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực này.
10
Trong khi đó cuốn sách New Payment World của Mary S.Schaeffer lại cho ta
cái nhìn toàn cảnh về lịch sử của các dịch vụ thanh toán trên thế giới, các phương
thức thanh toán của “ngày hôm qua”, “hiện tại” và trong “tương lai” trên toàn thế
giới. Cuốn sách là sự giới thiệu đầy đủ về các kỹ thuật bảo mật an toàn hệ thống
trong TTĐT cho từng lĩnh vực khác nhau như tài chính, ngân hàng, chứng khoán,
thuế, hải quan hay như các giao dịch doanh nghiệp và người dùng trong TMĐ
T.
2.4 Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài
2.4.1 Phân định nội dung
Trong mục tiêu nghiên cứu của đề tài có ba mục tiêu cơ bản là hệ thống hoá
lại cơ sở lý thuyết về TTTT và nhà cung cấp dịch vụ TTTT; thứ hai là khảo sát,
nghiên cứu và làm rõ thực trạng về mô hình nhà cung cấp dịch vụ TTTT cho các
doanh nghiệp du lịch tại Việt Nam; từ đó đề xuất các giải pháp phát triển mô hình
nhà cung cấp dịch vụ TTTT cho các doanh nghiệp du lịch.
Với mục tiêu nghiên cứu này thì trong chương hai, tác giả sẽ làm rõ lý thuyết
về TTTT và phân loại các mô hình nhà cung cấp dịch vụ TTTT, các vai trò và ý
nghĩa của nhà cung cấp dịch vụ TTTT; sau đó sẽ là nghiên cứu các nhân tố tác động
tới hoạt động cung cấp dịch vụ TTTT của nhà cung cấp, các hình thức TTTT đang
có trên thị trường và các loại hình sản phẩm thanh toán có thể ứng dụng cho thị
trường ngành du l
ịch.
Trong chương ba, song song với việc nghiên cứu mô hình nhà cung cấp dịch
vụ TTTT OnePay đang triển khai, tác giả sẽ nghiên cứu tổng quan tình hình và ảnh
hưởng của các nhân tố môi trường kinh doanh đến việc cung ứng dịch vụ của
OnePay cho các doanh nghiệp du lịch thông qua việc phát phiếu điều tra đánh giá
cho các doanh nghiệp du lịch và TMĐT đang sử dụng dịch vụ cổng TTTT của
OnePay. Trên cơ sở đó tôi sẽ phân tích thực trạ
ng hoạt động của OnePay trong quá
trình hai năm hoạt động.
Từ các kết quả đánh giá trong chương ba, ở chương bốn tác giả sẽ đưa ra kết
luận về những thành công và hạn chế của OnePay, các nguyên nhân của những tồn
tại đó. Tiếp đến tác giả dự báo về tình hình phát triển của thị trường TTTT ở Việt
Nam và trên thế giới, quan điểm và mục tiêu phát triển của OnePay. D
ựa trên các
11
đánh giá về thị trường và mục tiêu phát triển của OnePay tác giả sẽ đề xuất các
nhóm giải pháp nhằm phát triển các dịch vụ của OnePay.
2.4.2 Các nội dung triển khai
2.4.2.1 Đặc điểm của thanh toán trực tuyến và nhà cung cấp dịch vụ thanh
toán trực tuyến
a. Đặc điểm của thanh toán trực tuyến
Thanh toán không bị giới hạn bởi không gian và thời gian: Dưới góc độ của
TMĐ
T, hoạt động TTTT không còn bị hạn chế trong phạm vi một quốc gia, một
khu vực mà được kết nối trên phạm vi toàn cầu trong suốt 24h/ngày và 7ngày/tuần.
Thanh toán với thời gian thực: TTTT là hệ thống thanh toán thông qua mạng
máy tính và internet đạt được tốc độ thanh toán với thời gian thực. Một giao dịch
thanh toán giữa người dùng và đơn vị chấp nhận thẻ ở hai quốc gia cách xa nhau có
thể thực hiện trong vài chục giây kể từ khi nhấ
n nút hoàn thành giao dịch.
Các phương thức trong TTTT đa dạng, phù hợp với nhiều nhóm khách hàng
khác nhau và nhiều loại thẻ khác nhau như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước, thẻ
thông minh, tiền điện tử hay các dịch vụ thanh toán đa phương tiện khác.
b. Đặc điểm của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến
Mô hình nhà cung cấp dịch vụ TTTT phải tuân theo những chuẩn quốc tế
nhấ
t định về thanh toán. Để một nhà cung cấp dịch vụ TTTT được chấp nhận và kết
nối với các tổ chức thanh toán quốc tế thì họ phải xây dựng mô hình theo những tổ
chức thanh toán quốc tế và đạt các chuẩn theo 12 quy định PCI DSS
4
:
− Cài đặt và duy trì tường lửa để bảo vệ dữ liệu điện tử.
− Không sử dụng các nhà cung cấp dịch vụ mật khẩu bảo mật và các thông
số bảo mật khác.
− Bảo vệ dữ liệu lưu trữ.
− Mã hoá việc truyền dữ liệu chủ thẻ và các thông tin nhạy cảm.
− Sử dụng và thường xuyên cập nhập các phần mềm diệt virus.
4
12
− Phát triển và duy trì các hệ thống và ứng dụng bảo mật.
− Hạn chế quyền truy cập vào dữ liệu của doanh nghiệp.
− Chỉ định một ID riêng cho mỗi người với truy cập máy tính.
− Hạn chế các truy cập vật lý vào dữ liệu của chủ thẻ.
− Theo dõi và giám sát tất cả các quyền truy cập vào nguồn lực mạng lưới
dữ liệu chủ thẻ
.
− Thường xuyên kiểm tra hệ thống và quy trình bảo mật.
− Duy trì một chính sách bảo mật thông tin.
Mô hình nhà cung cấp dịch vụ TTTT là một trung gian thanh toán, cung cấp
dịch vụ và giải pháp hỗ trợ TTTT. Vì vậy dịch vụ này được các nhà kinh doanh trực
tuyến với quy mô nhỏ quan tâm, đặc biệt là những người mới bắt đầu tiếp cận với
hình thức kinh doanh này. Doanh thu kinh doanh của nhà cung cấp được hưởng
theo phần trăm giá trị
thanh toán và số lượng giao dịch của khách hàng.
2.4.2.2 Vai trò, ý nghĩa của thanh toán trực tuyến và nhà cung cấp dịch vụ
thanh toán trực tuyến trong các hoạt động thương mại điện tử
a. Vai trò và ý nghĩa của thanh toán trực tuyến
Bằng việc ứng dụng CNTT, internet và mạng máy tính liên ngân hàng trong
kinh doanh, các nhà cung cấp dịch vụ TTTT đã tạo được một kênh thanh toán hữu
hiệu trong TMĐT. Qua đó các doanh nghiệp TMĐT có thể dễ dàng xây dựng hoàn
chỉnh một quy trình bán hàng trong TMĐT. Hơ
n thế nữa, TTTT ngày càng đóng vai
trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế số.
TTTT có vai trò quan trọng đối với các hoạt động TMĐT, nó được xem như
điều kiện cần để TMĐT có thể phát triển toàn diện. Thực tế cho thấy TMĐT khó có
thể phát huy được hết ưu điểm của mình khi chưa có các hệ thống TTTT với năng
lực đủ mạnh. Tốc độ phát tri
ển của TMĐT nhanh hay chậm còn phụ thuộc rất nhiều
vào TTTT để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp và người tiêu dùng tận dụng tối đa lợi
ích của phương thức kinh doanh này.
Hơn thế nữa TTTT không những được xem như một nhân tố thúc đẩy TMĐT
mà nó còn đóng một vai trò quan trọng trong công tác hiện đại hoá hệ thống thanh
13
toán, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, các NHTM, các tổ
chức tín dụng trong ngành dịch vụ ngân hàng tài chính.
Đối với nền kinh tế nói chung, TTTT được xem như một kênh thanh toán
quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế không dùng tiền mặt.
TTTT sẽ góp phần làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, giảm chi phí các
khâu in ấn và phát hành tiền giấy, góp phần kiềm chế lạm phát và đáp ứng hiệu qu
ả
thanh toán trong nền kinh tế để thúc đẩy sản xuất hàng hoá và thương mại trực
tuyến phát triển hơn.
b. Vai trò, ý nghĩa của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến
Nhà cung cấp dịch vụ TTTT có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy
phát triển TMĐT và đẩy nhanh tiến độ triển khai đề án kinh tế không dùng tiền mặt
của chính phủ. Đối với một doanh nghiệp TMĐT, TTTT được xem là một khâu
then ch
ốt nhất để có thể hoàn thiện được quá trình TMĐT một cách chuyên nghiệp.
Với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì việc tự triển khai
một hệ thống TTTT gần như là không thể khi họ thiếu và yếu cả về nguồn lực con
người, công nghệ và ngân sách. Sự có mặt của các nhà cung cấp dịch vụ TTTT đã
mở ra một hướng đi mới, một giải pháp mớ
i cho phát triển TMĐT của các doanh
nghiệp.
Họ có thể không phải đầu tư nhiều tiền bạc và công sức nhưng vẫn có được
một hệ thống TTTT có năng lực, tính bảo mật và an toàn cao.
Một vai trò khác vô cùng quan trọng của các nhà cung cấp dịch vụ TTTT là
một trung gian kết nối giữa các bên gồm chủ thẻ, ngân hàng phát hành thẻ, tổ chức
thẻ quốc tế, đơn vị chấp nhận thẻ và ngân hàng thanh toán. Nó giúp cho quá trình
thanh toán diễn ra đơn giản, nhanh chóng, thuận ti
ện, an toàn và kinh tế.
Đối với một nền kinh tế, các nhà cung cấp dich vụ TTTT là một mắt xích
quan trọng để tạo nên một kênh thanh toán mới tiện lợi, hợp lý và an toàn bên cạnh
khối các ngân hàng tài chính, các tổ chức tín dụng… góp phần thúc đẩy nhanh quá
trình hiện đại hoá nền kinh tế và tạo ra một môi trường văn minh, minh bạch trong
thanh toán.
14
2.4.2.3 Phân loại nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến
Có ba loại hình nhà cung cấp dịch vụ TTTT là nhà cung cấp trực tiếp dịch vụ
TTTT, nhà cung cấp trung gian dịch vụ TTTT và bên thứ ba cung cấp dịch vụ
TTTT.
Nhà cung cấp trực tiếp dịch vụ TTTT thường là các đơn vị trực tiếp đứng ra
cung cấp dịch vụ TTTT như các NHTM hay tổ chức tín dụng. Các đơn đặt hàng đã
hoàn tất sẽ được g
ửi từ website người bán đến ngân hàng thông qua cổng thanh toán
Payment Gateway.
Nhà cung cấp trung gian dịch vụ TTTT hoạt động với tư cách là một trung
gian giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp trực tiếp. Doanh nghiệp có thể sử dụng
dịch vụ này và phải trả một tỷ lệ chiết khấu từ 2% - 5%.
Bên thứ ba cung cấp dịch vụ TTTT là một doanh nghiệp hay tổ chức chuyên
chuyển quá trình thanh toán thẻ tín dụng từ đơn đặt hàng trên trang web bằng chính
tài kho
ản của họ, khi đó việc thanh toán của khách hàng sẽ được thực hiện thông
qua tài khoản của nhà cung cấp Merchant account. Doanh nghiệp sẽ không cần phải
quan tâm đến tính chân thực của những người sở hữu thẻ tín dụng vì các nhà cung
cấp dịch vụ sẽ là những người trực tiếp bán hàng, còn người bán lúc này đã trở
thành một đại lý cung cấp hàng.
2.4.2.4 Mô hình nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến quốc tế
Sơ đồ 2.1: Mô hình TTTT không qua nhà cung cấp dịch vụ
15
Sơ đồ 2.2: Mô hình TTTT thông qua nhà cung cấp dịch vụ
Trong hai mô hình trên thì mô hình số 1 là mô hình TTTT không thông qua
bên thứ ba cung cấp dịch vụ TTTT, còn mô hình 2 là thanh toán thông qua nhà cung
cấp dịch vụ TTTT chuyên nghiệp.
Một quy trình chuẩn của TTTT là khách hàng sau khi đã lựa chọn hàng trên
website của doanh nghiệp sẽ tiến hành TTTT. Người dùng đăng nhập vào cổng
thanh toán của nhà cung cấp dịch vụ TTTT tích hợp trên website của người bán sau
đó nhập các thông tin về thẻ thanh toán của mình. Sau khi hoàn tất các thông tin yêu
cầu thanh toán, khách hàng ấn nút Submit để gử
i thông tin thanh toán. Các thông tin
này sẽ được gửi đến ngân hàng phát hành thông qua hệ thống của tổ chức thẻ quốc
tế để xử lý việc cấp phép thanh toán.
Các thông tin thanh toán của thẻ sẽ được lưu trên cổng TTTT của nhà cung
cấp dịch vụ thay vì lưu trên website doanh nghiệp. Chính vì thế khách hàng cũng
như chủ thẻ có thể tránh được rủi ro bị tin tặc đánh cắp thông tin thẻ thanh toán trên
website doanh nghiệp. Như vậy mọi nền tả
ng về công nghệ đều được giải quyết.
2.4.2.5 Đánh giá các nhân tố tác động tới hoạt động cung cấp dịch vụ thanh
toán trực tuyến của nhà cung cấp dịch vụ
a. Môi trường cạnh tranh trong và ngoài nước
Đánh giá môi trường cạnh tranh trong và ngoài nước giúp cho doanh nghiệp
có được cái nhìn tổng quan tình hình thị trường trên thế giới và Việt Nam trong lĩnh
vực TTTT. Doanh nghiệp phải biết trình độ phát triển trên thế giới đang ở mức nào
16
và trình độ trong nước đang ở đâu, thua kém so với trình độ chung của thế giới như
thế nào để có thể đưa ra những quyết định chính xác. Từ đó doanh nghiệp có thể
biết loại hình sản phẩm dịch vụ nào đang phổ biến trên thế giới, loại hình sản phẩm
nào là phù hợp với thị trường của Việt Nam để cung cấp dịch vụ TTTT đó. Đồng
th
ời doanh nghiệp cũng cần phải nắm bắt được những xu hướng cạnh tranh trên thị
trường thẻ quốc tế, thị phần các công ty lớn như Visa, MasterCard, JCB… để có
bước đi liên minh hợp tác với các tổ chức thẻ quốc tế, không chỉ học hỏi kinh
nghiệm, còn có thể chuyển giao công nghệ, rút ngắn thời gian nghiên cứu phát triển
các SPDV TTTT trong nước
.
b. Khách hàng – các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ
Khách hàng của các nhà cung cấp dịch vụ TTTT là các doanh nghiệp TMĐT
đang có một kênh bán hàng trực tuyến và muốn hoàn thiện quy trình bán hàng trên
mạng. Tuy nhiên họ lại chưa có khả năng để tích hợp một hệ thống TTTT trên
website của mình. Các đặc điểm dưới đây của một doanh nghiệp TMĐT là các nhân
tố có ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp dịch vụ TTTT nh
ư:
Nguồn lực doanh nghiệp: Các doanh nghiệp TMĐT thuần luôn muốn hoàn
thiện quy trình bán hàng của mình một cách tối ưu nhất. Tuy nhiên phần lớn các
doanh nghiệp là vừa và nhỏ, các nguồn lực chưa cho phép họ có thể tự triển khai
một hệ thống TTTT trên website của mình cũng như các hình thức TTĐT khác.
Chiến lược doanh nghiệp: Sự hiểu biết và tầm nhìn chiến lược của các doanh
nghiệp về thanh toán trong TMĐT có vai trò quyế
t định khi lập kế hoạch triển khai
hệ thống TTTT. Doanh nghiệp sẽ phải đối diện với lựa chọn là tự xây dựng 1 hệ
thống TTTT riêng của mình hay mua dịch vụ TTTT như một hình thức outsourcing.
c. Người tiêu dùng – các cá nhân tham gia vào giao dịch TMĐT
Người tiêu dùng là mắt xích cuối cùng tham gia trong quá trình thanh toán
của một giao dịch và có vai trò quan trọng đối với việc triển khai hệ thống TTTT
của doanh nghiệp. Những đặc điểm sau của người tiêu dùng có ảnh hưởng đến
TTTT như:
Thói quen sử dụng tiền mặt: Đối với một xã hội hay một nền kinh tế ở đó
việc thanh toán bằng tiền mặt trong dân chiế
m đến 90% thì việc từ bỏ thói quen tiêu
17
dùng tiền mặt và chuyển dần sang một phương thức thanh toán khác là TTĐT và
TTTT sẽ rất khó khăn và đỏi hỏi nhiều nỗ lực cố gắng từ nhiều phía để thúc đẩy
kinh tế không dùng tiền mặt.
Tâm lý của người tiêu dùng về rủi ro trong TTTT: Hiện nay trên thực tế, mức
độ rủi ro trong TTTT trên toàn thế giới chỉ khoảng 2% trên tổng giá trị thanh toán
và đây được xem là mức độ rủi ro có thể chấp nh
ận được. Tuy nhiên, do việc ít sử
dụng các dịch vụ TTTT dẫn đến người tiêu dùng ít kinh nghiệm và luôn có tâm lý
sợ rủi ro sẽ rơi vào mình. Chính vì thế tâm lý là một rào cản lớn, có tác động không
nhỏ đến hoạt động cung cấp dịch vụ TTTT của các nhà cung ứng dịch vụ.
Cơ cấu dân số theo độ tuổi và theo vùng địa lý của mỗi quốc gia: Trong khi
thế hệ những người trẻ rất năng động, thích ti
ếp cận với công nghệ và những cái
mới thì những người lớn tuổi thường có xu hướng bảo thủ, quen với những cái đã
dùng. Ngoài ra việc phân bổ dân cư giữa các vùng, cơ cấu dân số theo vùng địa lý
cũng rất quan trọng, nó đo lường khả năng tiếp cận với Internet, TMĐT và TTTT
của người tiêu dùng
.
d. Các yếu tố liên quan đến hạ tầng mạng viễn thông
Các yếu tố liên quan đến hạ tầng mạng viễn thông có ảnh hưởng đến hoạt
động cung cấp dịch vụ TTTT như:
Tốc độ phát triển các dịch vụ ADSL: Sự phát triển của dịch vụ ADSL sẽ tạo
ra một môi trường cạnh tranh cao, giá cả thấp và chất lượng luôn được nâng cao,
cho phép người dùng tiếp cận với b
ăng thông rộng và chi phí hợp lý.
Dung lượng kết nối internet quốc tế: Mỗi một quốc gia khi kết nối internet với
quốc tế đều phải thông qua những trạm kết nối quốc tế, và dung lượng của các
tuyến cáp này cho phép các kết nối ra quốc tế thực hiện được nhanh hay chậm.
Tốc độ của hệ thống trung chuyển internet quốc gia VNIX: Cũng giống như
dung lượng kết nối internet qu
ốc tế, các hệ thống trung chuyển internet quốc gia
cũng đóng vai trò quan trọng, tác động đến chất lượng các giao dịch TTTT trên
internet nói riêng, các giao dịch TMĐT và truy cập internet nói chung.
18
e. Các yếu tố liên quan đến hạ tầng luật pháp
Các yếu tố về hạ tầng luật pháp cho TMĐT nói chung và TTTT nói riêng là
khung pháp lý, có tính chất định hướng, giúp cho các doanh nghiệp ứng dụng và
triển khai TTTT vào trong hoạt động TMĐT của mình một cách hợp pháp, có được
sự cạnh tranh công bằng, lành mạnh trên thị trường. Những đặc điểm về hạ tầng luật
pháp ảnh hưởng đến hoạt động cung cấ
p dịch vụ TTTT:
Định hướng của Chính phủ về phát triển TTTT như xây dựng kế hoạch tổng
thể phát triển kinh tế không dùng tiền mặt và kế hoạch phát triển TMĐT qua các
giai đoạn.
Tốc độ ban hành các chính sách và văn bản quy phạm pháp luật, các nghị
định, thông tư hướng dẫn việc triển khai thực thi các luật liên quan đến thanh toán
trong TMĐT và điều chỉnh các khía cạnh liên quan đến TMĐT như Lu
ật Giao dịch
điện tử, luật Thương mại, luật Hải quan, luật Sở hữu trí tuệ, luật CNTT.
Các chính sách hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp phát triển TMĐT nói
chung và TTTT nói riêng trên cơ sở hợp tác quốc tế và chuyển giao công nghệ
.
2.4.2.6 Các loại hình sản phẩm dịch vụ thanh toán trực tuyến trên thị trường
cho ngành du lịch
a. Giải pháp thanh toán trực tuyến cho các nhà cung cấp dịch vụ muốn xác
thực và thu tiền ngay qua hệ thống website doanh nghiệp
Cung cấp giải pháp TTTT cho các doanh nghiệp muốn xác thực và thu tiền
ngay của khách hàng qua hệ thống website. Tiền của khách hàng bị trừ và chuyển
vào tài khoản của doanh nghiệp du lịch tại một ngân hàng. Khách hàng có thể sử
d
ụng các loại thẻ tín dụng/ghi nợ quốc tế và nội địa để thực hiện TTTT. Số lượng
thẻ chấp nhận phụ thuộc vào chương trình kết nối của các nhà cung cấp dịch vụ.
b. Giải pháp thanh toán trực tuyến cho các doanh nghiệp chưa có website
Cung cấp công cụ cho phép các doanh nghiệp du lịch có thể tạo các đơn hàng
thủ công rồi tạo đường link để gửi cho khách hàng thực hiện quá trình thanh toán.
Dịch v
ụ này áp dụng cho các doanh nghiệp du lịch chưa có khả năng xây dựng một
website với đầy đủ các chức năng như xây dựng tour, thanh toán và bảo mật.
19
c. Giải pháp hệ thống cơ sở hạ tầng để phát hành thẻ trả trước
Cung cấp hệ thống cơ sở hạ tầng để phát hành thẻ trả trước như thẻ quà tặng,
thẻ du lịch…Đối với chủ thẻ, giải pháp cho phép khách hàng tiêu dùng trực tuyến
hay các kênh TTĐT khác. Thẻ trả trước cho phép đối tượng sở hữu và sử dụng thẻ,
kể cả
đối tượng là thanh thiếu niên dưới 18 tuổi. Thẻ trả trước có thể kết hợp với thẻ
ghi nợ, thẻ tín dụng để tránh hầu hết các rủi ro về thanh toán thẻ.
20
CHƯƠNG III – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT
QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNH
NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ THANH TOÁN TRỰC TUYẾN CỦA
CÔNG TY CPTM & DVTT ONEPAY
3.1 Hệ thống các phương pháp nghiên cứu
3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Trong quá trình thu thập dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu và thực hiện đề
tài luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu như sau:
Phương pháp điều tra dữ liệu sơ cấp:
− Phiếu điều tra: Gửi cho các công ty du lịch và doanh nghiệp hoạt độ
ng
TMĐT đang là khách hàng của OnePay thông qua email. (Mẫu phiếu điều tra được
đính kèm trong phần Phụ lục). Cụ thể phương pháp phiếu điều tra như sau:
Nội dung điều tra: Tình hình ứng dụng và triển khai các dịch vụ TTTT của
OnePay tại các doanh nghiệp là khách hàng của OnePay; chất lượng dịch vụ TTTT
OnePay đang cung cấp và ý kiến phản hồi từ người tiêu dùng dịch vụ khi sử dụng
các d
ịch vụ TTTT trên website của doanh nghiệp.
Cách thức tiến hành: Các phiếu điều tra sau khi được thiết kế sẽ được gửi
đến các doanh nghiệp là khách hàng của OnePay dưới sự giới thiệu của OnePay.
Các doanh nghiệp sau khi trả lời phiếu điều tra sẽ gửi trả lại và được tập hợp và đưa
vào cơ sở dữ liệu của phần mềm SPSS để xử lý và phân tích. Mục đích áp dụ
ng
cách thức này là giúp thu thập thông tin một cách nhanh chóng nhất, tiết kiệm nhất
và xử lý một cách chính xác nhất để có thể đưa ra những đánh giá và kết quả chuẩn
xác nhất.
Ưu nhược điểm của cách thức điều tra này
+ Ưu điểm: nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả cao.
+ Nhược điểm: doanh nghiệp có thể không trả lời phản hồi hoặc không
cung cấp các câu trả
lời chính xác.
21
Đối tượng mẫu nghiên cứu: Khách hàng của OnePay
+ Doanh nghiệp du lịch: 20 phiếu
+ Doanh nghiệp TMĐT: 5 phiếu
Số lượng phiếu điều tra
+ Số lượng phiếu điều tra đưa ra: 25 phiếu
+ Số lượng phiếu thu về: 20 phiếu
− Phỏng vấn chuyên gia
Nội dung phỏng vấn: Quan điểm đánh giá của OnePay về tình hình thị
trường TTTT trong và ngoài n
ước; đánh giá về mô hình nhà cung cấp dịch vụ TTTT
mà OnePay đang triển khai; chất lượng dịch vụ hiện nay của OnePay; định hướng
phát triển của OnePay.
Cách thức điều tra: Phỏng vấn trực tiếp tại công ty.
Đối tượng nghiên cứu: Các chuyên gia được mời phỏng vấn trực tiếp tại
doanh nghiệp gồm có trợ lý giám đốc; trưởng phòng kinh doanh; phụ trách an ninh
và bảo mật, phụ trách marketing.
Ưu nhược
điểm của phương pháp điều tra:
+ Ưu điểm:
Được tiếp xúc thực tế với các nhà quản lý nên quan sát trực
quan thái độ và cung cách khi trả lời phỏng vấn để đánh giá mức độ xác thực của
thông tin; có được những nhận xét chủ quan của doanh nghiệp về các vấn đề ngành.
+ Nhược điểm: Khó có được cái nhìn tổng quát và những đánh giá
khách quan về thị trường, mô hình kinh doanh của công ty.
Phương pháp tìm kiếm dữ liệu thứ cấp:
− Báo cáo kết qu
ả hoạt động kinh doanh của công ty OnePay.
Nội dung: Là kết quả tổng hợp báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh
trong 2 năm 2007, 2008 của công ty OnePay.
Ưu nhược điểm: Những số liệu thống kê về doanh nghiệp cho ta có được cái
nhìn trực quan về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
22
− Các nguồn khác
Các dữ liệu thứ cấp được khai thác từ các nguồn như Báo cáo TMĐT qua các
năm của Cục TMĐT - Bộ Công Thương, các hội thảo và diễn đàn về TTĐT, báo chí
trong nước, quốc tế và từ nguồn internet về tình hình phát triển của TTTT tại Việt
Nam và trên thế giới.
Nội dung: là các thông tin số liệu về tình hình phát triển chung của TTTT
trên thế giới và Việt Nam; đánh giá, nhận đị
nh và dự báo về tốc độ phát triển trong
thời gian tới của TTTT và TMĐT.
Ưu nhược điểm: Tìm kiếm nhanh chóng, dễ dàng, số liệu đa dạng. Tuy nhiên
mức độ chính xác và cập nhập của các số liệu thì khó có khả năng kiểm chứng
.
3.1.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
− Phương pháp định lượng
SPSS là phần mềm cung cấp hệ thống quản lý dữ liệu và phân tích thống kê
trong một môi trường đồ hoạ, sử dụng các trình đơn mô tả và các hộp thoại đơn
giản để thực hiện hầu hết các công việc thống kê phân tích số liệu cho người dùng.
Người dùng có thể dễ dàng sử dụng SPSS để phân tích hồi quy, thố
ng kê tần suất,
xây dựng đồ thị…
Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu theo giá trị trung bình: Kết
quả các phiếu điều tra sau khi thu về được tổng hợp trên SPSS và phân tích theo giá
trị trung bình và chỉ số thống kê. Các số liệu thống kê từ kết quả hoạt động của công
ty được xử lý bằng hai phương pháp phân tích chi tiết và biểu đồ minh hoạ.
− Phương pháp định tính
Phân tích đánh giá thông tin thông qua câu hỏ
i phỏng vấn. Các câu hỏi
phỏng vấn được xây dựng từ tổng quát toàn ngành đến chuyên sâu về công ty.
Phương pháp phân tích tổng hợp theo hình thức quy nạp, đánh giá các vấn đề khác
nhau rồi tổng hợp đưa ra các nhận định chung và đặc trưng
.
23
3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường
kinh doanh đến hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán của OnePay cho
các doanh nghiệp du lịch
3.2.1 Giới thiệu về công ty OnePay
a. Lịch sử hình thành và phát triển
− Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ trực tuyến
OnePay
− Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
− Ngày thành lập: 27/12/2006
− Vốn điều l
ệ: 8 000 000 000 VND
− Chủ tịch hội đồng quản trị: Ông Lê Huy Tường
Onepay ra đời trong hoàn cảnh khi tại Việt Nam TMĐT đang phát triển
mạnh mẽ nhưng nền tảng TTTT lại chưa phát triển phù hợp với tốc độ của TMĐT.
Được đảm bảo bởi hệ thống ngân hàng trong nước và các tổ chức thẻ quốc tế,
OnePay được triển khai như một cổng TTTT hoàn thiện giúp các doanh nghiệ
p mở
rộng kinh doanh. Hệ thống của OnePay đã được đánh giá cao và ứng dụng bởi các
tổ chức doanh nghiệp lớn. Trong hai năm hoạt động của mình, OnePay đã chứng tỏ
được vai trò tiên phong của mình trong thị trường TTTT tại Việt Nam và trở thành
một doanh nghiệp dẫn đầu thị trường trong ngành dịch vụ này.
Tính đến thời điểm đầu năm 2009 đã có hơn 65 tổ chức doanh nghiệp s
ử
dụng dịch vụ TTTT OnePay cung cấp. Các khách hàng tiêu biểu của OnePay như
Jetstar Pacific Airline, Saigontourist, Vietravel, Transviet, Chodientu, Vinasun
travel, FPT Online…Các khách hàng sau khi hợp tác với OnePay đều cảm thấy rất
hài lòng với các dịch vụ OnePay đã triển khai.
b. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý
Về cơ cấu tổ chức của công ty, hiện nay OnePay có tất cả 18 nhân viên làm
việc trong 8 phòng ban bao gồm:
−
1 nhân viên phòng hành chính -
kế toán
−
4 nhân viên phòng Kỹ thuật
− 1 nhân viên phòng Hạ tầng thẻ
24
−
5 nhân viên phòng Kinh doanh
− 1 nhân viên phòng Marketing
− 2 nhân viên phòng Quản lý rủi ro
−
1 nhân viên phòng Hạ tầng mạng
− 3 nhân viên phòng Hỗ trợ khách
hàng
Hội đồng quản trị của OnePay gồm có các ông: ông Lê Huy Tường - Chủ
tịch Hội đồng quản trị; ông Nguyễn Văn Hiện và ông Trịnh Quốc Huy là uỷ viên.
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của công ty OnePa
y
3.2.2 Tổng quan tình hình liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán
trực tuyến của OnePay cho các doanh nghiệp du lịch
a. Mô hình hoạt động kinh doanh của OnePay
Sơ đồ 3.2: Mô hình hoạt động kinh doanh của OnePay