Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài trong nền Kinh tế thị trường nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.23 KB, 51 trang )

Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Bộ môn Kinh tế Đầu tư
*********************
ĐỀ ÁN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Đề tài :Thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh
tế thị trường nước ta hiện nay
Sinh viên thực hiện :Bùi Bảo Ngọc
Lớp : Đầu tư A
Khóa : 45
GV hướng dẫn : TS Tô Đức Hạnh
Hà Nội 4/2005
1
Lời mở đầu
Trong xu thế quốc tế hóa ,toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang diễn ra
mạnh mẽ ở mọi nơi ,trong đó có Việt Nam . Để phát triển kinh tế ,xây dựng hạ
tầng kĩ thuật ,tiến hành công cuộc Công nghiệp hoá , Hiện đại hóa đất nước
chúng ta cần phải huy động mọi nguồn lực đặc biệt là nguồn lực về tài
chính,kĩ thuật ,công nghệ ...Nguồn nội lực bao giờ cũng được đánh giá là
nguồn lực có tính chất quyết định đến thành công của sự nghiệp xây dựng đất
nước nhưng cũng cần coi trọng đúng mức vai trò quan trọng của những nguồn
ngoại lực nhất là trong điều kiện chúng ta đi lên với xuất phát điểm thấp,nền
kinh tế nông nghiệp lạc hậu . Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đã trở thành tất
yếu khách quan không chỉ của Việt Nam nói riêng mà còn là của các nước
đang trong quá trinh tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế nói
chung .Chỉ có thu hút vốn đầu tư nước ngoài chúng ta mới tranh thủ được
nguồn vốn để xây dựng hạ tầng cơ sở ,tiếp thu công nghệ ,tranh thủ nguồn vốn
để phát triển sản xuất , đổi mới nền kinh tế theo hướng hiện đại .Nhưng tiếp
nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài chúng ta không chỉ tiếp nhận những thời
cơ , vận hội mới cho đất nước mà còn là những thách thức không nhỏ .Chính
vì vậy việc nghiên cứu vấn đề “Thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư
nước ngoài “ là vấn đề nghiên cứu có tính cấp thiết của công tác nghiên cứu lí


luận và hoạt động kinh tế thực tiễn đang đặt ra hiện nay.

2
I.Lí luận cơ bản về đầu tư nước ngoài
1.Những khái niệm chung
Đầu tư hiểu theo nghĩa chung nhẩt là sự mua sắm những tài sản với kỳ
vọng tạo ra lợi nhuận trong tương lai
Những năm cuổi thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX khi phát triển học thuyết
Mác,V.I.Lênin đã chứng minh rằng chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn
độc quyền, đồng thời Người cũng chỉ ra xuất khẩu tư bản la đặc điểm của tư
bản độc quyền
-Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài hay đầu tư tư bản
nước ngoài nhằm mục tiêu chiếm đoạt giá trị thặng dư và các nguồn lợi nhuận
khác ở các nước nhập khẩu tư bản .
Trong thực tế có rất nhiều khái niệm về đầu tư nước ngoài tuỳ theo góc
độ và phạm vi nghiên cứu ,một trong số đó được quy định trong các văn bản
pháp luật. Ở Việt Nam ,đầu tư nước ngoài ,theo qui định của Luật Đầu tư
nước ngoài năm 1987,là việc các tổ chức,
cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bẩt cứ tài sản nào
được Chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh hoặc thành lập xí
nghiệp liên doanh 100% vốn nước ngoài theo quy định của Luật này
Xuât khẩu tư bản được thực hiện dưới hai hình thức chủ yếu: đầu tư trực
tiếp và đầu tư gián tiếp
+Đầu tư trực tiếp(Foreign Direct Investment – FDI) là hình thức xuất
khẩu tư bản để xây dựng những xí nghiệp mới hoặc mua lại những xí nghiệp
đang hoạt động ở nước nhận đầu tư,biến nó thành một chi nhánh của công ty
mẹ ở chính quốc.Các xí nghiệp mới hình thành thường tồn tại dưới dạng hỗn
hợp song phương hoặc đa phương,nhưng cũng có những xí nghiệp toàn bộ
vốn của nước ngoài.
3

Đây là loại hình đầu tư mà quyền sở hữu và quyền quản lý vốn của
người đầu tư thống nhất với nhau. Đây là hình thức chủ yếu của các nước phát
triển và có xu hướng ngày càng tăng trên khắp thế giới
+Đầu tư gián tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản dưới dạng cho vay thu lãi.
Đó là hình thức xuất khẩu tư bản cho vay.
Đây là loại hình đầu tư mà quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng vốn đầu
tư.Trong các nguồn vốn đầu tư gián tiếp ,một bộ phận quan trọng chiếm tỷ
trọng lớn là viện trợ phát triển chính thức (ODA) của chính phủ một số nước
phát triển dành cho các nước đang và kém phát triển
Chủ sở hữu của nguồn vốn đầu tư nước ngoài có thể là tư bản nhà nước
hoặc tư bản tư nhân.
Như vậy khái niệm đầu tư nước ngoài nếu xem xét dưới góc độ di chuyển
vốn quốc tế (có thể là di chuyển vốn chính thức của chính phủ hoặc phi chính
thức của tư nhân) giữa các quốc gia nhằm mục đích thu lợi nhuận hoặc các
khoản lợi ích khác bao gồm di chuyển vốn từ trong nước ra nước ngoài và
việc di chuyển vốn từ nước ngoài vào trong nước . Ở đây chúng ta chỉ xem xét
khái niệm đầu tư nước ngoài theo phương diện dòng vốn từ nước ngoài vào
Việt Nam đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp – FDI theo quy định của Luật
Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
2.Tính tất yếu khách quan của đầu tư nước ngoài
Xét trên phạm vi toàn thế giới ,hoạt động đầu tư nước ngoài là một hoạt
động tất yếu phải xảy ra trong điều kiện hiện nay:
Sự phát triển của xu hướng toàn cầu hóa ,khu vực hóa đã thúc đẩy mạnh mẽ
quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư
Ngày nay quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế đang diễn ra nhanh
chóng ,với quy mô và tốc độ ngày càng lớn,tạo nên một nền kinh tế thị trường
toàn cầu,trong đó tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế dân tộc ngày
4
càng gia tăng . Quá trình này càng diễn ra nhanh chóng sau thời gian chiến
tranh lạnh đã chi phối thế giới trong nửa thế kỉ, làm cho các nền kinh tế dân

tộc đều theo xu hướng mở cửa và theo quỹ đạo của nền kinh tế thị trường.Có
thể thấy được điều này qua những nỗ lực không ngừng của các quốc gia nhằm
ra nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ;chấp nhận xu hướng tự do hoá
thương mại và đầu tư.Trong điều kiện trình độ phát triển sản xuất ,khả năng về
vốn và công nghệ ,nguồn tài nguyên,mức độ chi phí … ở các nước khác
nhau ,nguồn vốn đầu tư quốc tế với tư cách của loại hàng hóa đặc biệt tất yếu
sẽ tuân theo những quy luật của thị trường là chảy từ nơi thừa vốn sang nơi
thiếu vốn theo tiếng gọi của lợi nhuận cao.
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học – công nghệ và cách mạng thông
tin đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế của các nước tạo nên
sự dịch chuyển nguồn vốn giữa các quốc gia
Cách mạng khoa học – công nghệ đã tạo nên sự biến đổi nhanh chóng
và kì diệu của thế giới .Thời gian từ khâu nghiên cứu đến ứng dụng sản xuất
rất nhanh chóng , chu kì sống của sản phẩm rút ngắn nhanh, sản phẩm hàng
hóa ngày càng đa dạng và phong phú. Đối với doanh nghiệp ,nghiên cứu và
đổi mới thiết bị có ý nghĩa sống còn cho sự tồn tại và phát triển. Đối với các
quốc gia làm chủ và đi đầu trong khoa học công nghệ sẽ quyết định vị trí lãnh
đạo hay phụ thuộc vào các nước khác trong tương lai.Do đó cuộc chạy đua
giữa các quốc gia nhất là các nước phát triển trong những năm đầu thế kỉ XXI
này ngày càng trở nên quyết liệt biểu hiện thành hai xu hướng:Một mặt, đối
với những vấn đề khoa học công nghệ có nhu cầu sử dụng vốn lớn , một số ít
các tập đoàn độc quyền sẽ xuất hiện có xu hướng hợp tác đầu tư thay vì cạnh
tranh để cùng chiếm lĩnh độc tôn thị trường. Mặt khác ,các nước phát triển có
hướng chuyển
5
dịch đầu tư sang các nước khác đối với những sản phẩm đã “lão hóa” ,sản
phẩm cần nhiều lao động , nguyên liệu thô hoặc gây ô nhiễm môi
trường.Thông thường quá trình chuyển giao công nghệ trên thế giới diễn ra
theo “mô hình đàn sếu bay”; nghĩa là các nước tư bản phát triển chuyển giao
công nghệ thiết bị sang cho các nước công nghiệp mới (NICs) ,các nước mới

phát triển chuyển giao thiết bị sang cho các nước đang hay chậm phát triển
nhưng nếu tận dụng tốt khả năng chọn lọc,tiếp nhận công nghệ,thiết bị từ các
nước “công nghệ nguồn” các nước chậm phát triển sẽ tạo được bước “đón
đầu đi tắt” trong chiến lược phát triển công nghệ thu hút vốn đầu tư từ nước
ngoài.
Bên cạnh đó sự phát triển nhanh chóng của cách mạng thông tin bưu chính
viễn thông,phương tiên giao thông vận tải đã khắc phục khoảng cách về không
gian và thời gian ,tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô để chuyển
vốn trên toàn cầu đến các địa chỉ đầu tư hấp dẫn
Sự thay đổi các yếu tố sản xuất kinh doanh ở các nước sở hữu vốn tạo nên
“lực đẩy” đối với đầu tư quốc tế
Trình độ phát triển kinh tế cao ở các nước công nghiệp đã nâng cao mức
sống và khả năng tích luỹ vốn của các nước này. Điều này,một mặt dẫn đến
hiện tượng “thừa” tương đối vốn ở trong nước;mặt khác làm cho chi phí tiền
lương cao ,nguồn tài nguyên thiên nhiên thu hẹp và chi phí khai thác tăng lên
dẫn đến giá thành sản phẩm tăng,tỷ suất lợi nhuận (p’=m/c+v) giảm dần ,lợi
thế cạnh tranh trên thị trường không còn nữa.Chính những nguyên nhân này
tạo nên lực đẩy các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư ở nước ngoài để
giảm chi phí sản xuất,tìm kiếm thị trường mới,nguồn nguyên liệu mới nhằm
thu lợi nhuận cao
Nhu cầu vốn đầu tư phát triển để công nghiệp hoá của các nước đang phát
triển rất lớn,tạo nên “sức hút” mạnh mẽ đối với nguồn vốn đầu tư nước ngoài
6
Trình độ chênh lệch phát triển giữa các công nghiệp phát triển vả các
nước đang phát triển ngày càng dãn cách ra nhưng sự phát triển của một nền
kinh tế toàn cầu đang đòi hỏi phải kết hợp chúng lại.Các nước tư bản phát
triển không chỉ coi các nước đang phát triển là địa chỉ đầu tư hấp dẫn do chi
phí thấp - lợi nhuận cao ,thuận lợi cho việc dịch chuyển thiết bị công nghệ lạc
hậu mà còn thấy rằng sự thịnh vượng của các nước này sẽ nâng cao sức mua,
mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.Các nước đang phát triển cũng trông chờ

vả mong muốn thu hút được vốn đầu tư,công nghệ của các nước phát triển để
thực hiện công nghiệp hóa,khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng xa .
Như vậy , đầu tư quốc tế là sự kết hợp lợi ích từ cả hai phía .Tuy nhiên trong
điều kiện cung cầu vốn trên quốc tế căng thẳng,sự cạnh tranh giữa các nước
ngày càng ác liệt thì việc tăng cường cải thiện môi trường đầu tư ,có những
chính sách ưu đãi đối với đầu tư nước ngoài nhằm thu hút tối đa nguồn vốn từ
bên ngoài đang là xu hướng phổ biến trên toàn cầu
Với riêng Việt Nam - nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập,trong điều
kiện xuất phát điểm thấp ,nền sản xuẩt lạc hậu, công nghệ cũ kĩ.Cách duy nhẩt
là phải tiến hành công nghiệp hóa ,hiện đại hóa nền sản xuất xã hội . Để thực
hiện tăng trưởng cao và bền vững ,cần phải có một khối lượng vốn lớn cho
đầu tư phát triển .Tuy nhiên hiện nay Việt Nam đang đứng trước thực trạng
vốn huy động trong nước thông qua tiết kiệm và thu ngân sách Nhà nước
không đáp ứng nhu cầu phát triển.Tỷ lệ huy động ở Việt Nam hiện nay chỉ đạt
22%GDP trong khi nhu cầu đầu tư cần 30-35%GDP.Hơn nữa trong giai đoạn
đầu thực hiện CNH-HĐH nhập siêu là vấn đề không tránh khỏi nên dẫn đến
tình trạng thiếu hụt ngoại tệ . Nguồn vốn trong nước tuy quan trọng nhưng để
giải quyết nhưng vấn đề đòi hỏi của nền kinh tế thì chỉ có thể là thu hút nguồn
vốn nước ngoài (tư bản,kĩ thuật,công nghệ …),trong đó chủ yếu là FDI và
ODA.Nguồn vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận không thể thiếu trong tổng
7
vốn đầu tư của xã hội.Việc thu hút vốn từ nước ngoài nhằm tạo điều kiện để
khai thác tốt hơn các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác với các nước khu
vực và trên thế giới ,tạo nên sức mạnh tổng hợp ,góp phần thực hiện thành
công sự nghiệp công nghiệp hóa ,hiện đại hoá đất nước,xây dựng thành công
chủ nghĩa xã hội
3.Vai trò của đầu tư nước ngoài
*Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Với bất cứ quốc gia nào ,các nước phát triển hay đang phát triển thì
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đều rất quan trọng,nhất là

các nước đang và chậm phát triển đối với sự tăng trưởng kinh tế:FDI bổ sung
vốn cho nền kinh tế thúc đẩy kinh tế phát triển dài hạn; FDI tạo thêm việc làm
và góp phần nâng cao trình độ chuyên môn và quản lí cho người lao động ;
FDI góp phần nâng cao năng lực công nghệ cho các nước tiếp nhận vốn thông
qua việc tiếp cận những công nghệ kĩ thuật tiên tiến ;FDI thúc đẩy hoạt động
thương mại ,tạo hành lang cho hoạt động xuất khẩu và tiếp cận nhanh nhất với
thị trường thế giới ;FDI góp phần tái cấu trúc nền kinh tế .Nhưng với Việt
Nam - một nước đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội thi đầu tư
nước ngoài lại có những ý nghĩa và vai trò riêng.Dù biết rằng như bất cứ một
sự vật,hiện tượng nào đều có mặt tích cực ,mặt tiêu cực nhưng xét trên bình
diện tổng thể ta có thể khẳng định rằng: với điều kiện hiện nay thì đầu tư nước
ngoài có vai trò như lực khởi động và như một trong các yếu tố đảm bảo cho
cả quá trình thực hiện CNH,HĐH của Việt Nam:
-Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn quan trọng và là một
trong những điều kiện tiên quyết để Việt Nam thực hiện và đẩy nhanh sự
nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước,thúc đẩy kinh tế tăng
trưởng dài hạn
Như ta đã đề cập , Việt Nam tiến hành CNH,HĐH trong hoàn cảnh
8
khó khăn về mọi mặt,trong đó nổi lên tương đối gay gắt là thiếu vốn .
Huy động vốn đã trở thành vấn đề cốt yếu của sự nghiệp CNH,HĐH.
Thời kì đầu tiến hành CNH-HĐH khi khả năng tích lũy và huy động vổn trong
nước còn khó khăn ,khi mà trình độ quản lý cũng như các điều kiện để sử
dụng vốn vay còn kém hiệu quả thì vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò như
lực khởi động cho quá trình CNH-HĐH
Tìm kiếm lĩnh vực kinh tế và địa bàn đầu tư có khả năng thu lợi nhuận cao
là đặc điểm bản chất nhẩt của đầu tư trực tiếp nước ngoài.Do đó ,trong khi các
nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn những ngành sản xuất ,những địa bàn thuận
lợi để đầu tư thì chính phủ ta có thể dành số vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước
để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng , đầu tư vào những ngành trọng điểm và

những lĩnh vực không thấy nên có yếu tố nước ngoài ,cũng như đầu tư vào
những địa bàn khó khăn nhằm tạo nên một sự phát triển cân đối giữa các
ngành ,các vùng của đất nước
Bên cạnh đó sự hoạt động của đồng vốn có nguồn gốc từ đầu tư trực tiếp
nước ngoài như là một trong những động lực gây phản ứng dây chuyền làm
thúc đẩy sự hoạt động của đồng vốn trong nước .Có thể nói đây là một trong
những tác nhân có khả năng làm cho việc hình thành tại Việt Nam một thị
trường vốn thực sự có khả năng thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
-Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần tạo ra những năng lực
sản xuất mới , ngành nghề mới ,sản phẩm mới,công nghệ mới ,phương
thức sản xuất kinh doanh mới ,làm cho cơ cấu của nền kinh tế nước ta
từng bước chuyển biến theo hướng của một nền kinh tế công nghiệp hoá
thị trường hiện đại.
Thông qua FDI các công ty đầu tư tiến hành các hoạt động chuyển giao
công nghệ - theo những trình tự nhất định cho nước chủ nhà.Ngay cả khi
những thiết bị công nghệ của nước ngoài chuyển vào thực hiện dự án đầu tư
9
tại Việt Nam chưa phải là những loại thuộc thế hệ hiện đại nhất của thế giới
nhưng phần lớn là hiện đại hơn những thiết bị có trước đây tại Việt Nam.Và
cũng chính sự tồn tại ,phát triển của các doanh nghiệp nước ngoài còn tạo ra
quá trình học hỏi và nâng cao công nghệ cho các doanh nghiệp trong
nước,kích thích họ phải đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới tư duy quản lý
kinh doanh để tăng khả năng cạnh tranh .Như vậy hoạt động FDI làm thay đổi
cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp với chiến lược công nghiệp hóa của đất
nước ,tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh ác liệt góp phần hình thành
tinh thần doanh nghiệp cho các doanh nhân Việt Nam phù hợp với các đòi hỏi
của nền kinh tế thị trường.
FDI còn có tác động kích thích cải cách và hoàn thiện thể chế tiền tệ
ngoại hối .Sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài,các tổ chức tài chính tín
dụng quốc tế ,các quỹ đầu tư,các tổ chức bảo hiểm lớn trên thế giới tại Việt

Nam có tác động trực tiếp đến hoạt động thương và đầu tư đòi hỏi các ngân
hàng,các tổ chức tín dụng ,các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước phải thay
đổi cách thức hoạt động cũng như thể chế của mình theo nguyên tắc thị trường
cởi mở hơn
-Hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra một số
lượng lớn việc làm trực tiếp và gián tiếp có thu nhập cao và góp phần
nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý cho người lao động
FDI tạo thêm việc làm không chỉ trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài mà còn tạo ra việc làm trong các doanh nghiệp có liên quan đến
hoạt động FDI như các doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào ,các doanh
nghiệp phân phối tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp nước ngoài .Thu
nhập bình quân cho các công việc này là khá cao và hấp dẫn các lao động Việt
Nam ,tạo nên sự cạnh tranh nhất định trên thị trường lao động – đó là cơ chế
buộc người lao động Việt Nam ,nhẩt là lực lượng lao động trẻ phải có ý thức
10
tự tu dưỡng,rèn luyện ,nâng cao trình độ tay nghề , ý thức kỉ luật để đáp ứng
yêu cầu mà các nhà tuyển dụng đòi hỏi.Khi các dự án đầu tư đưa vào hoạt
động,các nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam những chuyên gia giỏi , áp
dụng những chế độ quản lý tổ chức kinh doanh hiện đại nhằm thực hiện dự án
có hiệu quả . Đây là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước có thể tiếp
cận,học tập và nâng cao trình độ,kinh nghiệm quản lý.Về lâu dài, để liên
doanh có thể hoạt động tốt các nhà đầu tư nước ngoài cũng buộc phải đào tạo
cán bộ quản lý cũng như lao động Việt Nam đến một trình độ nhất định để đáp
ứng được yêu cầu kỹ thuật ,công nghệ đang sử dụng trong các dự án .Như vậy,
dù muốn hay không các doanh nghiệp nước ngoài cũng phải tham gia vào
công tác đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam
- Các dự án đầu tư nước ngoài góp phần tăng thu ngân sách, góp phần
cải thiện cán cân thanh toán và cán cân vãng lai của quốc gia
Hàng năm đầu tư FDI đã có đóng góp quan trọng vào thu ngân sách nhà
nước từ các khoản thuế trực tiếp mà các doanh nghiệp nộp và các khoản gián

tiếp mà FDI tạo ra cho các hoạt động dịch vụ thương mại ,thu nhập của người
lao động
Đối với Việt Nam thì FDI còn tác động tới cán cân thanh toán quốc tế
.Trong quá trình kinh doanh với việc gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu,các
doanh nghiệp FDI đã tạo ra nguồn ngoại tệ thặng dư tham gia vào việc cân
bằng cán cân thanh toán quốc tế trong đó có cả việc mua bán các thiết bị phục
vụ cho công cuộc CNH-HĐH đất nước .
- Các dự án có vốn đầu tư nước ngoài góp phần thúc đẩy quá trình mở
cửa và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với thế giới, qua hoạt động
xuẩt khẩu đưa hàng hoá Việt Nam xâm nhập thị trường nước ngoài một
cách nhanh nhất và có lợi nhất
11
Trong bối cảnh khu vực hóa ,toàn cầu hóa đang trở thành xu thế phổ biến
của các nền kinh tế trên thế giới hiện nay thì mức độ của thành công và hội
nhập với thế giới sẽ có tác động chi phối mạnh mẽ đến sự thành công của
công cuộc đổi mới , đến kết quả của sự nghiệp CNH-HĐH cũng như tốc độ
phát triển của nền kinh tế Việt Nam.Các nhà đầu tư nước ngoài cùng với các
hoạt động thực hiện dự án đầu tư đã trở thành cầu nối để Việt Nam nhanh
chóng tiếp cận và hợp tác được với nhiều quốc gia ,nhiều tổ chức quốc tế cũng
như những trung tâm kinh tế,kĩ thuật,công nghệ mạnh của thế giới.Thông qua
hoạt động xuẩt khẩu của của các công ty có vốn nước ngoài,Việt Nam mở
rộng thị phần ở nước ngoài ,quảng bá được hình ảnh ,nâng cao uy tín các hàng
hóa của mình,biến những ngưòi từ chỗ là bạn hàng của các nhà đầu tư nước
ngoài lại trở thành bạn hàng của Việt Nam.Có thể nói hoạt động FDI đã góp
phần quan trọng vào việc thực hiện chiến lược công nghiệp hoá theo định
hướng xuẩt khẩu ở nước ta.
*Vai trò của đầu tư gián tiếp:
Ở Việt Nam thị trường chứng khoán chưa phát triển,do vậy trong các
nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thì nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA) chiếm tỷ trọng lớn .Nếu so với nguồn vốn FDI thì ODA chiếm tỷ

lệ khá nhỏ nhưng đây là một nguồn vốn quý . Đây là một nguồn vốn quý bởi
vì nó là kết quả của chính sách mở cửa hội nhập ,với thời gian vay thường kéo
dài hơn 40 năm ,thời gian ân hạn lên tới 10 năm mới phải trả lãi ,lãi suất
thường thấp hơn nhiều so với vay thương mại (chỉ khoảng 1.5% một năm )và
trong đó thường có 10% là vốn không hoàn lại .Trong khi nguồn FDI thường
được các nhà đầu tư ưu ái cho những ngành,vùng thuận lợi thì chính ODA là
nguồn vốn mà chính phủ ưu tiên cho các chương trình dự án hỗ trợ chuyển đổi
cơ cấu sản xuẩt nông nghiệp phát triền ngành nghề xây dựng cơ sở hạ tầng
nông thôn đặc biệt chú trọng phát triển vùng sâu vùng xa ,vùng đồng bào dân
12
tộc hay những chương trình bảo vệ môi trường ,phòng chống thiên tai...những
chương trình đầu tư vào y tế giáo dục ,hay các chương trình về văn hoá xã
hội ,an sinh cộng đồng
4.Các phương pháp thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài
4.1.Các phương pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Có thể nói rằng thu hút vốn đầu tư nước ngoài là mục tiêu của bất kì quốc
gia nào ,nước phát triển hay đang phát triển.Tùy điều kiện của mỗi nước mà
có những chính sách,phương pháp thu hút vốn khác nhau,nhưng về cơ bản có
thể thấy rằng các phương pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài đều nhằm tạo ra
một địa chỉ hấp dẫn các nhà đầu tư
a.Tạo môi trường đầu tư hấp dẫn
Môi trường đầu tư là tổng hòa các yếu tố chính trị ,kinh tế ,xã hội có liên
quan ,tác động đến hoạt động đầu tư và bảo đảm khả năng sinh lợi của vốn
đầu tư nước ngoài
Một môi trường đầu tư gọi là hấp dẫn khi môi trường đó hứa hẹn thu được
lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư . Điều này được các nước đang phát triển
phát huy rất tích cực khi giá cả nhân công thấp, nguồn nhân lực dồi dào ,chi
phí nguyên vật liệu và chi phí vận chuyển thấp hơn rất nhiều so với các nước
công nghiệp phát triển. Một khi chính phủ các nước này có những chính sách
khuyến khích đầu tư nước ngoài ,có những kế hoạch phát triển kinh tể đúng

đắn và lâu dài thì lại càng tạo ra sức hấp dẫn cho các chủ đầu tư
b.Tạo môi trường đầu tư đảm bảo
Môi trường đầu tư hứa hẹn lợi nhuận cao thôi chưa đủ .Môi trường đó phải
đảm bảo an toàn cho vốn đầu tư và hoạt động đầu tư. Đây là một trong những
điều quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư. Một đất nước có tình hình chính
trị- xã hội ổn định,an ninh quốc phòng giữ vững sẽ khiến các nhà đầu tư an
tâm đầu tư và đầu tư lâu dài tại đất nước đó ,nhất là trong hoàn cảnh hiện
13
nay ,khi tình hình thế giới luôn có những biến động : khủng bố,chiến tranh,đảo
chính, tranh chấp ,mâu thuẫn …
c.Tạo môi trường đầu tư thuận lợi
Đây là một việc rất cần thiết.Nó bao gồm việc xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật
cho nền kinh tế ,xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn thiện,xây dựng
hành lang hành lang pháp lí ,thủ tục hành chính thông thoáng thuận tiện,công
bằng ,minh bạch , đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các chủ thể kinh tế.
Đồng thời với đó là một chiến lược phát triển kinh tế lâu dài,hệ thống kế
hoạch chính sách kinh tế phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh
tế .
Song song với việc tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn thì việc xúc tiến
ngoại giao ,mở rộng quan hệ ,quảng bá hình ảnh của mình trên thế giới cũng
đóng vai trò vô cùng quan trọng.
4.2.Phương pháp sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả
Thu hút vốn và sử dụng vốn có hiệu quả luôn là hai mặt của một vấn đề .
Khi việc thu hút vốn đầu tư không thành công thì quá trinh sử dụng vốn cũng
không thể đạt được hiệu quả như mong muốn .Và ngược lại,nếu như thu hút
vốn tốt mà sử dụng vốn không có hiệu quả thì việc thu hút vốn lại trở nên vô
ích . Để đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn đầu tư có hiệu quả cần có chiến
lược ,quy hoạch ,xác định ngành ,khu vực kinh tế đầu tư trọng điểm,lấy đó là
cơ sở để phát triển các ngành ,khu vực kinh tế khác.Tuyệt đối tránh hiện tượng
đầu tư dàn trải , không hiệu quả.Mặt khác cần phải có những biện pháp quản

lý , theo dõi ,kiểm tra hoạt động đầu tư từ khâu lập dự án,thực hiện dự án
,hoàn thành và nghiệm thu dự án đến khi giải ngân được đồng vốn đầu
tư.Thực hiện tốt được các biện pháp trên đòi hỏi trình độ quản lý của người
cán bộ quản lý ,trình độ chuyên môn của người thực hiện ,sự phối hợp đồng
bộ giữa các cấp ,ngành, cá nhân có liên quan…
14
5.Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài của các nước trong khu
vực và trên thế giới
Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới luôn có sự cạnh tranh quốc tế và
khu vực về thu hút đầu tư.Nhiều nước trong số đó đã có những thành công rực
rỡ và cũng không ít nước gặp những thất bại .Xem xét những thành công cũng
như thất bại của các nước đi trước để từ đó xây dựng kinh nghiệm cho chính
bản thân mình,phát huy những mặt mạnh cũng như tránh được những sai lầm
mà các nước đó đã vấp phải. Đây là việc làm có ý nghĩa chiến lược với nhiều
nước trong đó có Việt Nam
5.1.Kinh nghiệm của Trung Quốc
Xét từ nhiều góc độ,Trung Quốc và Việt Nam có nhiều nét tương đồng :
cùng là những nước theo đường lối XHCN , đã từng theo đuổi mô hình kinh tế
kế hoạch hóa tập trung rồi sau đó tiến hành công cuộc cải cách và mở cửa nền
kinh tế.Bước vào nền kinh tế thị trường,thực hiện CNH – HĐH ở hai thời
điểm khác nhau nhưng đặc điểm thì khá giống nhau .Vì vậy những kinh
nghiệm của Trung Quốc trong việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài
là những gợi ý hữu ích cho Việt Nam trên con đường phát triển
Trong những năm qua Trung Quốc đã đạt được những bước phát triển
thần kì,tốc độ tăng trưởng kinh tế dẫn đầu thế giới (năm 2004 đạt tốc độ tăng
trưởng kinh tế là 9.4%),nhiều ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ,vươn lên
tốp đầu thế giới về xuẩt khẩu như dệt may,chế tạo máy, điện tử , đồ gia
dụng,công nghiệp chế biến…Vị trí của Trung Quốc không ngừng được tăng
lên trên trường quốc tế. Đạt được những thành tựu trên góp phần không nhỏ là
thành công trong việc thu hút đầu tư nước ngoài đặc biệt là dòng vốn FDI .

Về chiến lược kinh tế ,Trung Quốc coi trọng mở cửa hợp tác với bên
ngoài , đẩy mạnh hoạt động thu hút FDI,phát triển nền kinh tế hướng vào xuất
khẩu song song với chiến lược thay thế nhập khẩu.
15
Về chủ trương,biện pháp ,Trung Quốc đã tăng cường cải cách thể chế kinh
tế trong nước phù hợp với tốc độ mở cửa kinh tế đối ngoại,tạo điều kiện cạnh
tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài;tiến hành lập quy hoạch ngành nghề và vùng lãnh thổ
đối với đầu tư nước ngoài ; đa dạng hóa các hình thức đầu tư nước ngoài; tăng
cường quản lý tập trung đối với đầu tư nước ngoài
Đối với từng thời kì cụ thể , Chính phủ Trung Quốc đã có những chính sách
thích hợp đối với đầu tư nước ngoài : thời kì đầu cải cách thực hiện chiến lược
mở cửa , ưu tiên phát triển vùng ven biển ,khai thác các lợi thế thị trường,tài
nguyên ,lao động.Trung Quốc lập các khu chế xuất và các đặc khu kinh tế với
các chính sách ưu đãi thông qua các quy chế riêng ,kinh tế có tiềm năng ,thuận
lợi cho kinh doanh, đồng thời cải tổ hệ thống ngân hàng, ổn định thị trường
tiền tệ.Trong những năm đầu Trung Quốc sử dụng những biện pháp hành
chính nhiều hơn,còn hiện nay chủ yếu sử dụng các biện pháp gián tiếp thông
qua thị trường
Có thể nói ,Trung Quốc đã kết hợp hài hòa giữa các biện pháp hành chính
và thị trường một cách hợp lí ,không gây cho nhà đầu tư tâm lý thiếu ổn định
về chính sách,liên tục có những bổ sung thay đổi kịp thời để phù hợp với tình
hình mới.Nhờ vậy ,năm 2004 vừa qua Trung Quốc vẫn đứng đầu khu vực
Đông – Bắc Á về thu hút nhiều vốn đầu tư( chiếm 95/tổng số 166 tỷ USD-
tương đương 57.2%) và chiếm tỷ trọng 43% tổng lượng đầu tư nước ngoài của
các nước đang phát triển
5.2.Kinh nghiệm của một số nước ASEAN
Trong nhiều năm gần đây khu vực Đông Nam châu Á luôn được đánh giá là
khu vực kinh tế năng động nhất thế giới .Sau cuộc khủng hoảng tài chính -
tiền tệ năm 1997 đến nay các nước này nhờ thành công trong thu hút đầu tư

16
nước ngoài đã nhanh chóng lấy lại “phong độ” và tiếp tục tăng trưởng ,nổi bật
là các nước Thái Lan,Indonesia,
Singapore, Malaixia
*Thái Lan:
So sánh các đặc điểm về điều kiện tự nhiên ,xã hội ,dân cư … Việt Nam
và Thái Lan có nhiều nét tương đồng .Trong khối các nước Asean ,Thái Lan
được đánh giá là nước có trình độ phát triển tương đối cao ,lượng vốn đầu tư
nước ngoài thu hút hàng năm khá lớn và liên tục tăng qua các năm (năm 2004
đạt 510 tỷ Baht vượt chỉ tiêu 400 tỷ Baht) tập trung chủ yếu vào khu vực xây
dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ , các ngành công nghiệp hóa dầu ,hóa chất,chất
dẻo, công nghiệp giấy…Chính phủ Thái Lan đã kết hợp nguồn vốn đầu tư
nước ngoài với chiến lược công nghiệp hóa trong từng thời kỳ một cách hiệu
quả thông qua hàng loạt các chính sách khuyến khích mạnh các nguồn vốn
trong nước cùng tham gia đầu tư với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài ,các
chính sách tiếp nhận vốn đầu tư với cơ chế thông thoáng ,khá là “dễ chịu”.
Tuy nhiên ,những điều học được từ thu hút vốn đầu tư nước ngoài của
Thái Lan lại là những bất hợp lý mà chúng ta cần rút kinh nghiệm để tránh lặp
lại.Trên thực tế ,khi thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài ,Thái
Lan thiếu sự quy hoạch ngành và khu vực đầu tư cần thiết dẫn tới sự phát triển
mất cân đối nghiêm trọng giữa các ngành nghề trong nền kinh tế,giữa các
vùng trên cả nước,giữa phát triển sản xuất với xây dựng cơ sở hạ tầng :
. Việc tập trung phát triển các ngành công nghiệp khai thác,hóa chẩt mà
chưa có sự quan tâm đúng mức đến vấn đề môi trường đã dẫn đến sự kiệt quệ
về tài nguyên và gây những tổn hại không nhỏ cho môi trường sống.Hậu quả
là hiện nay Chính phủ đã phải bỏ nhiều tiền của để xử lý mà vẫn không giải
quyết được dứt điểm.
17
.Việc phát triển các ngành du lịch ,dịch vụ thiếu kiểm soát đã dẫn đến sự
bùng nổ của các tệ nạn xã hội: ma túy,mại dâm ,AIDS…

. Quá quan tâm đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài ,chưa có những kế
hoạch phát triển “dài hơi” ,dẫn đến sự lệ thuộc vào các chủ đầu tư nước ngoài
.Cơ cấu lao động không hợp lý,thiếu hụt những lao động ,cán bộ quản lý có
trình độ
*Indonesia:
Là một nước đông dân cư,trình độ phát triển chưa cao nhưng nhờ có
những biện pháp đúng đắn , Indonesia đã thu hút được một lượng lớn vốn đầu
tư nước ngoài cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
đưa Indonesia vào hàng ngũ các nước phát triển nhanh trong khu vực.Quá
trinh thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài ở Indonesia có những nét khác
biệt tương đối so với các nước khác:
.Indonesia tập trung thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành
khai thác và chế biến nhằm tận dụng nguồn lao động phổ thông ở địa phương
. Đầu tư nước ngoài tập trung nhiều vào các ngành có hàm lượng kĩ thuật
cao
. Idonesia chủ trương đa phương hóa , đa dạng hóa các quan hệ đầu tư trong
đó nhấn mạnh quan hệ với một số đối tác quan trọng như: Mỹ .Anh…
. Hình thức đầu tư nước ngoài chủ yếu ở Indonesia là liên doanh, liên kểt
*Singapore:
Singapore là một đẩt nước có diện tích nhỏ, dân số ít ,tuy không giàu về tài
nguyên thiên nhiên nhưng ở vị trí địa lý thuận lợi nên quá trình hội nhập nền
kinh tế thế giới của đất nước này có những thuận lợi nhất định so với những
nước trong khu vực .Tuy vậy những thành tựu mà Sinhgapore đạt được thì
đáng nể hơn rất nhiều.
18
Singapore là một trong những nước đi đầu trong việc mở cửa thu hút vốn
đầu tư nước ngoài với những quyết định mạnh dạn và táo bạo vào thời điểm
lúc bấy giờ khi đưa ra những chính sách rất “thông thoáng” nhằm thu hút
những dự án có quy mô lớn,các dự án đầu tư vào những ngành nằm trong diện
“ưu tiên” như: xây dựng cơ sở hạ tầng ,sản xuất với công nghệ tiên tiến hoặc

những ngành hướng ra xuất khẩu ;các chính sách hỗ trợ ,bảo trợ , ưu đãi
,miễn giảm thuế đối với đầu tư nước ngoài
Chính phủ Sing còn thể hiện “tầm nhìn xa trông rộng” của mình khi song
song với việc tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn còn tổ chức đào tạo một
hệ thống công nhân lành nghề ,kỹ sư có trình độ chuyên môn giỏi,cán bộ quản
lý,lãnh đạo có đủ năng lực đáp ứng được những yêu cầu , đòi hỏi của việc thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.Không những thế công tác bảo vệ môi trường
cũng được Chính phủ Singapore quan tâm chú ý ngay từ buổi đầu .Vì vậy có
thể nói rằng viêc thu hút và sử dụng vốn đầu tư của Singapore không chỉ đảm
bảo về mặt tăng trưởng kinh tế mà còn đạt được sự phát triển bền vững. Đó
thực sự là điều mà Việt Nam cần phải phấn đấu và học hỏi nhiều ở Singapore.
Việc phân tích quá trình thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài của
các nước trong cùng khu vực ,những thành công hay thất bại mà họ gặp phải
có ý nghĩa lí luận rất sâu sắc và ý nghĩa thực tế rất thiểt thực trong việc thu hút
và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trong thời gian
trước mắt cũng như lâu dài. Từ việc xem xét kinh nghiệm của các nước đi
trước ,căn cứ vào điều kiện cụ thể của Việt Nam , Đảng và Nhà Nước có
những đường lối chính sách ,kế hoạch ,biện pháp phù hợp trong từng thời kì
nhằm khai thác tối đa hiệu quả nguồn vốn bổ sung từ bên ngoài , đặc biệt là
nguồn vốn đầu tư trực tiếp kết hợp nguồn lực trong nước nhằm thực hiện
thành công công cuộc công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước.
19
II.Thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
trong thời gian qua
1.Thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài
Đánh giá một cách khách quan ,so với các nước khác ,Việt Nam có khá
nhiều thuận lợi trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài : Bên cạnh
yếu tố chi phí nhân công thấp ,nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú Việt
Nam có một vị trí địa lý thuận lợi,thuận tiện cho giao lưu buôn bán ,một quy
mô dân số đông hứa hẹn là một thị trường tỉêu thụ đầy tiềm năng. Đặc điểm về

lịch sử văn hóa xã hội lâu đời , đặc điểm về con người Việt Nam cần cù ,thông
minh ,sáng tạo cũng là một thế mạnh trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư
nước ngoài . Nhưng như thường lệ ,thuận lợi luôn đi kèm với thách thức .
Thách thức đó xuất phát từ thực tế yếu kém về cơ sở hạ tầng ,về trình độ công
nghệ kĩ thuật ,sự thiếu hụt không đồng bộ của các thị trường,của hệ thống luật
pháp
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
a.Tình hinh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Từ năm 1987 đến nay, đã gần 17 năm Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
được ban hành, hoạt động đầu tư nước ngoài (ĐTNN) nói chung và đầu tư
trực tiếp nước ngoài nói riêng đạt được những kết quả quan trọng, góp phần
tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố
thêm thế và lực của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tính đến ngày23/3/2005 , Chính phủ Việt Nam đã cấp giấy phép cho 6.058
dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 59.21 tỷ USD, trong đó có
5.130 dự án còn hiệu lực với số vốn đầu tư là 45.91 tỷ USD , vốn pháp định
19,5 tỷ USD; trong đó 45,4% vốn đầu tư cấp mới theo hình thức 100% vốn
nước ngoài và 42,5% theo hình thức liên doanh; số vốn còn lại đầu tư theo
hình thức BOT (với 6 dự án).Việt Nam đứng hàng thứ3 trong khu vực
20
ASEAN,sau Singapore, Malaixia và tương đương với Thái Lan , đứng thứ 11
ở châu Á và thứ 34 ở thế giới về thu hút đầu tư nước ngoài .
Năm 2004 cả nước đã thu hút được hơn 4,2 tỷ USD vốn đầu tư mới, tăng
37,8% so với năm 2003, trong đó vốn cấp mới đạt trên 2,2 tỷ USD và vốn bổ
sung đạt gần 2 tỷ USD. Đây là mức đăng ký cao nhất kể từ sau khủng hoảng
tài chính khu vực diễn ra vào năm 1997. Trong năm 2004 trên địa bàn cả nước
có 743 dự án mới được cấp giấy phép đầu tư với vốn đầu tư đăng ký đạt trên
2,2 tỷ USD, bằng 96,2% về số dự án và tăng 16% về vốn đầu tư so với năm
trước. Ngoài việc cấp phép cho các dự án mới, trong năm 2004 đã có 497 lượt
dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm gần 2 tỷ USD, tăng

19,5% về số dự án và 76,2% về tổng vốn tăng thêm so với năm 2003
Bảng 1:Đầu tư nước ngoài được cấp phép giai đoạn 1988-2004
Năm Số dự
án
Vốn đăng

(triệu USD)
Vốn thực
hiện
(triệu USD)
Vốn bình
quân 1
dựán(triệu
USD)
1988-1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
1611
325
345
275
311
371

523
724
721
743
18477
8497.3
4649.1
3897
1568
2012.4
2535.5
1557.7
1915.8
2220
8254
2914
3215
2369
2535
2450
2591
1250
2650
2850
11.5
26.1
13.5
14.2
5.0
5.4

4.8
2.1
2.7
3.0
Nguồn: Tổng cục thống kê
21
Nguồn tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, trong quý I này, cả nước đã có
thêm 109 dự án mới được cấp giấy phép, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng
1,31 tỷ USD. Tuy số dự án giảm 9%, nhưng vốn đầu tư đăng ký lại tăng gấp 3
lần so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, còn có 72 dự án cũ được bổ sung
vốn, với tổng vốn tăng thêm là 422 triệu USD, gấp 2 lần về số dự án và tăng
43% về số vốn so với cùng kỳ năm trước. Nghĩa là, cả vốn mới cấp phép lẫn
vốn mới được bổ sung trong 3 tháng qua đạt 1,732 tỷ USD, gấp hơn 2 lần so
với quý I năm 2004. Đây là mức kỷ lục trong 10 năm nay.
* Xét về nhịp độ đầu tư:
Từ 1987-1996, đầu tư nước ngoài vào nước ta liên tục tăng cả về số lượng dự
án và vốn đầu tư. Nguyên nhân của tình hình này là sức hấp dẫn của thị trường
mới mẻ với trên 70 triệu dân, giá nhân công rẻ cùng các yếu tố thuận lợi khác
(gia nhập ASEAN, thiết lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ, khai thông quan
hệ với các tổ chức tài chính quốc tế, bắt đầu triển khai tiến trình hội nhập...).
Từ 1997-1999, đầu tư nước ngoài vào nước ta giảm sút, trung bình 240l)/năm.
Nguyên nhân là cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong khu vực và môi
trường nước ta còn nhiều hạn chế.
Từ năm 2000 đến nay, đầu tư nước ngoài vào nước ta có dấu hiệu phục hồi,
nhất là từ đầu năm 2004 đến nay. Tính chung, tổng vốn đăng ký của dự án cấp
mới và đự án tăng vốn trong 10 tháng đầu năm 2004 đạt 3.236,9 triệu USD,
tăng 35,9% so với cùng kỳ năm 2003 và bằng 95% kế hoạch năm 2004; Dự
kiến năm 2004, Việt Nam sẽ thu hút được khoảng 4 tỷ USD, đứng hàng thứ 3
trong khu vực Đông Nam Á về thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong năm.
Nguyên nhân chủ yếu của sự phục hồi của đầu tư nước ngoài trong thời gian

gần đây là do môi trường đầu tư của nước ta ngày càng được cải thiện, những
nước bị khủng hoảng kinh tế đang dần dần phục hồi.
*Xét theo cơ cấu ngành kinh tế
22
Tuy vậy, cơ cấu của vốn FDI vẫn đang quá chênh lệch giữa các ngành, phần
vốn chủ yếu tập trung vào công nghiệp và xây dựng với 57,8% tổng vốn đầu
tư. Lĩnh vực này cũng thu hút tới trên 70% lao động và tạo ra trên 90% giá trị
xuất khẩu của khu vực FDI. Lĩnh vực dịch vụ chiếm 34,9% và lĩnh vực nông -
lâm - ngư - nghiệp chỉ chiếm 3,7% tổng vốn đầu tư.
Bảng 2: Đầu tư trực tiếp của nước ngoàI được cấp giấy phép 1988 - 2003 phân theo ngành
kinh tế
(*)
Số dự
án
Tổng vốn đăng ký
(Triệu đô la Mỹ)
Trong đó: Vốn pháp
định (Triệu đô la
Mỹ)
TỔNG SỐ 5441 45776.8 22291.0
Nông nghiệp và lâm
nghiệp 467 2419.9 1093.5
Thủy sản 136 416.1 219.2
Công nghiệp khai thác mỏ 89 3055.0 2424.8
Công nghiệp chế biến 3423 19516.2 8903.6
Sản xuất và phân phối
điện, khí đốt và nước 20 1688.3 546.5
Xây dựng 93 4616.8 1413.0
Thương nghiệp; sửa chữa
xe có động cơ, mô tô, xe

máy, đồ dùng cá nhân và
gia đình 51 260.5 119.1
Khách sạn và nhà hàng 209 3935.2 1775.9
Vận tải; kho bãi và thông
tin liên lạc 173 3544.7 2854.6
Tài chính, tín dụng 43 529.6 520.2
Các hoạt động liên quan
đến kinh doanh tài sản và
579 4636.8 1760.7
23
dịch vụ tư vấn
Giáo dục và đào tạo 49 87.4 46.5
Y tế và hoạt động cứu trợ
xã hội 22 239.3 83.2
Hoạt động văn hoá và thể
thao 79 823.8 525.8
Hoạt động phục vụ cá
nhân và cộng đồng 8 7.2 4.4
(*)
Không kể các vốn đầu tư bổ sung cho các dự án đã cấp giấy phép của các năm
trước, các dự án của VIETSOPETRO.
Năm 2004, vốn thực hiện của khu vực ĐTNN đạt 2,85 tỷ USD, tăng 7,5% so
với năm 2003 và vượt so với dự kiến ban đầu (mục tiêu năm 2004 là 2,75 tỷ
USD). Trong đó, vốn thực hiện thuộc ngành công nghiệp (kể cả dầu khí) và
xây dựng chiếm 68,6%, trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 6,4% và
vào dịch vụ chiếm 25%. Trong số các dự án cấp mới trong năm 2004 có một
số dự án có quy mô tương đối lớn như: Công ty liên doanh Núi Pháo tổng vốn
đầu tư 147 triệu USD; Công ty Hoya Glass Disk có tổng vốn đầu tư 45 triệu
USD; Công ty TNHH Shing Mark Vina, tổng vốn đầu tư 50 triệu USD; Công
ty liên doanh TNHH Việt Nam Land SSG, tổng vốn đầu tư 56 triệu USD;

Công ty TNHH Souht Fork, tổng vốn đầu tư 50 triệu USD; Công ty Đầu tư và
phát triển Thành Công, tổng vốn đầu tư 80 triệu USD. Phần lớn các dự án đầu
tư mới tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, chiếm 68,5% về số dự
án và 60,8% vốn đầu tư đăng ký. Các dự án tăng vốn chủ yếu tập trung trong
lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Riêng lĩnh vực này chiếm tới 79,3% tổng
vốn tăng thêm. Lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 13,5% số dự án và
16,2% vốn đầu tư đăng ký; lĩnh vực dịch vụ chiếm 18% số dự án và 23% vốn
24
đầu tư đăng ký cấp mới. Có thể thẩy xu hướng này trong các số liệu năm
2004 và trong hơn 3 tháng đầu năm 2005 vừa qua qua bảng số liệu sau:
Bảng 3: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài 01/01 - 20/12/2004

Số dự án
(Dự án)
Số vốn đăng ký (Nghìn USD)
Tổng số
Trong đó: Vốn pháp
định
TỔNG SỐ 679 2084481,0 985642,9
Phân theo ngành kinh tế
Công nghiệp nặng 223 773960,3 354061,8
Dầu khí 1 11500,0 11500,0
Công nghiệp nhẹ 187 414285,4 211220,6
Công nghiệp thực phẩm 20 44558,3 21138,3
Nông, lâm nghiệp 87 344710,3 157478,2
Khách sạn, du lịch 22 209184,0 77416,5
Giao thông, Vận tải và
Bưu điện 22 32667,3 18117,9
Xây dựng 29 37830,1 25578,5
Văn hóa, Y tế và Giáo

dục 29 26983,3 14747,5
Thủy sản 7 10873,7 5153,7
Xây dựng văn phòng, căn
hộ 5 121783,8 46176,7
Tài chính, ngân hàng 2 30000,0 30000,0
Dịch vụ 45 26144,5 13053,2

Bảng 4:Đầu tư trực tiếp của nước ngoài 01/01 - 23/3/2005


25

×