Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Dược lý bản đầy đủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.32 KB, 17 trang )

TYDK55 - 2010-2015
Lưu hành nội bộ!
CÂU HỎI ÔN TẬP DƯỢC LÝ THÚ Y
Câu 1: Nêu các yếu tố cơ thể ảnh hưởng tới tác dụng dược lý của thuốc?Cho ví dụ?
Câu 2: Nêu các yếu tố ngoài cơ thể ảnh hưởng tới tác dụng dược lý của thuốc?Cho ví dụ?
Câu 3: Nêu các cách tác dụng dược lý của thuốc?Cho ví dụ?
Câu 4: Nêu cơ chế tác dụng đặc hiệu của thuốc?Cho ví dụ?
Câu 5: Nêu cơ chế tác dụng không đặc hiệu của thuốc?Cho ví dụ?
Câu 6: Nêu các cách vận chuyển thuốc qua màng?(4 cách sự hấp thụ thuốc qua màng)
Câu 7: Nêu vai trò và các yếu tố ảnh hưởng tới sự chuyển hóa thuốc trong cơ thể?
Câu 8: Nêu các đường đào thải thuốc chủ yếu ra khỏi cơ thể vật nuôi?Ý nghĩa thực tiễn?
Câu 9: Sự chuyển hóa,tác dụng dược lý và ứng dụng điều trị của cafein?
Câu 10: Tác dụng dược lý,sự thải trừ và ứng dụng điều trị của long não?
Câu 11: Sự chuyển hóa,tác dụng dược lý và ứng dụng điều trị của strychnin?
Câu 12: Tác dụng dược lý ,ứng dụng điều trị của rượu ethylic?
Câu 13: Cơ chế,tác dụng dược lý và ứng dụng điều trị của Novocain?
Câu 14: Cơ chế,tác dụng dược lý và ứng dụng điều trị của tanin?
Câu 15: Cơ chế,tác dụng dược lý và ứng dụng điều trị của atropin?
Câu 16: Cơ chế,tác dụng dược lý và ứng dụng điều trị của pilocarpin?
Câu 17: Phổ kháng sinh,cơ chế tác dụng và ứng dụng điều trị của penicillin?
Câu 18: Phổ kháng sinh,cơ chế tác dụng và ứng dụng điều trị của ampicillin?
Câu 19: Phổ kháng sinh,cơ chế tác dụng và ứng dụng điều trị của streptomycin?
Câu 20: Phổ kháng sinh,cơ chế tác dụng và ứng dụng điều trị của kanamycin?
Câu 21: Phổ kháng sinh,cơ chế tác dụng và ứng dụng điều trị của gentamycin?
Câu 22: Phổ kháng sinh,cơ chế tác dụng và ứng dụng điều trị của neomycin?
Câu 23: Phổ kháng sinh,cơ chế tác dụng và ứng dụng điều trị của erythromycin?
Câu 24: Phổ kháng sinh,cơ chế tác dụng và ứng dụng điều trị của tetraxyclin?
Câu 25: Phổ kháng sinh,cơ chế tác dụng và ứng dụng điều trị của polymycin B?
Câu 26: Phổ kháng sinh,cơ chế tác dụng và ứng dụng điều trị của colistin?
Câu 27: Phổ kháng sinh,cơ chế tác dụng và ứng dụng điều trị của nofloxacin?
Câu 28: Phổ kháng sinh,cơ chế tác dụng và ứng dụng điều trị của ẻnofloxacin?


Câu 29: Phổ ký sinh trùng, cơ chế tác dụng và ứng dụng điều trị của mebendazol?
Câu 30: Phổ ký sinh trùng, cơ chế tác dụng và ứng dụng điều trị của albendazol?
Câu 31: Phổ ký sinh trùng, cơ chế tác dụng và ứng dụng điều trị của ivermectin?
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP DƯỢC LÝ THÚ Y
Câu 1: Nêu các yếu tố cơ thể ảnh hưởng tới tác dụng dược lý của thuốc? Cho ví dụ?
Các yếu tố cơ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc và ví dụ:
1.Loài vật, giống:
1
TYDK55 - 2010-2015
Lưu hành nội bộ!
-Loài: do cấu tạo đặc điểm sinh lý, sinh hoá, cũng như khả năng hấp thu, chuyển hoá, thải trừ của thuốc trong các loài vật khác
nhau mà sự mẫn cảm của chúng cũng khác nhau.
-Giống: cùng là lợn nhưng chỉ có giống lợn nhập ngoại siêu nạc ở nước ta mới cần bổ sung thêm sắt khi mới sinh.
2.Tính biệt:
-Do hoạt động của tuyến sinh dục, hormone đối với hoạt tính của men chuyển hoá thuốc khác nhau giữa con đực và con cái.
-Con cái mẫn cảm với nicotin, strychnin, các thuốc ngủ. Đặc biệt chú ý khi con cái mang thai, cho con bú. Bào thai ko thể chịu đc
lượng thuốc giống cơ thể mẹ nên dễ gây xảy thai, đẻ non.
-Một số thuốc thải qua sữa sẽ gây độc cho ấu súc.
3.Lứa tuổi:
-Tuổi của động vật có ảnh hưởng đến trọng lượng, liều lượng thuốc theo trọng lượng.
-Gia súc non,ấu súc do trong gan chưa có khả năng tạo đủ các men chuyển hoá thuốc. Gia súc già công năng gan, thận yếu nên
chúng mẫn cảm với thuốc hơn gia súc trưởng thành.
-Trừ thuốc gây nghiện, con già chịu đựng thuốc tốt hơn con non và trưởng thành.
4.Cá thể:
-Mỗi cá thể phản ứng với thuốc khác nhau. Những con sinh ra cùng cha, mẹ có phản ứng tương đối giống nhau. Con sinh ra cùng
trứng có phản ứng với thuốc hoàn toàn giống nhau.
-Việc dùng lặp lại 1 loại thuốc nhiều lần sẽ dẫn đến hiện tượng sau:
+Tích luỹ làm tăng độc tính của thuốc trong các tổ chức.
+Hiện tượng quen thuốc làm mất tác dụng dược lý của thuốc.
+Hiện tượng dị ứng thuốc gây phản shock quá mẫn như dị ứng penicilline ở người, hay với chó, mèo tiêm B-comlex dưới da.

5.Trạng thái bệnh lý:
-Có thuốc chỉ có tác dụng khi cơ thể trong thời kì bệnh lý như: thuốc giảm sốt, giảm đau…
-TB bệnh lý mẫn cảm với thuốc hơn. Khi bị bệnh ở gan, cơ thể mẫn cảm với các thuốc trị sán lá kí sinh trong gan như: bithionol,
diamphenetic, tetrachloruacarbon, dertil…
6.Dược động học của thuốc: gồm sự hấp thu, phân bố, sự chuyển hoá của thuốc và nhịp điệu thải trừ thuốc. cùng một thuốc
nhưng với động vật khác nhau, đường đưa thuốc với các liều lượng, liệu trình khác nhau…phản ứng của từng thuốc trên từng cá
thể cũng rất khác nhau.
Câu 2.Nêu các yếu tố ngoài cơ thể ảnh hưởng tới tác dụng dược lý của thuốc?Cho ví dụ?
Các yếu tố ngoài cơ thể ảnh hưởng tới tác dụng dược lý của thuốc và ví dụ:
1.Đường đưa thuốc: cùng 1 thuốc, cùng liều lượng nhưng đường đưa thuốc khác nhau nên tác dụng của thuốc cũng khác nhau.
VD: với thuốc MgSO
4
: nếu tiêm thì sẽ gây mê còn nếu cho uống thì sẽ gây nhuận tràng, đi ngoài.
2.Hoá lý tính: tính tan, chỉ có nước tan trong nước mới hấp thu, phân bố, di chuyển trong cơ thể để phát huy tác dụng cũng như
độc tính của chúng. Tính tan trong nước của thuốc tỷ lệ nghịch với độ tan trong lipit.
3.Liên quan giữa cấu trúc và tác dụng: chỉ cần 1 thay đổi nhỏ trong cấu trúc hoá học đã có ảnh hưởng lớn đến hoạt tính của
thuốc:
-Nhóm quyết định hoạt tính của thuốc: các sulphamid khi bị thay nhóm chức sẽ ảnh hưởng đến dược động học của thuốc, thay đổi
cấu trúc các phân tử thuốc mê, thuốc tê.
-Thay đổi đồng phân quang học: chỉ có L-Lysin mới có hoạt tính sinh học cao, còn D-Lysin gần như ko có tác dụng sinh học.
-Đồng phân hình học: giữa các đông phân cis- tran có tác sụng dược lý ko giống nhau ví như hoạt tính của thuốc oestrogen ở dạng
đồng phân trans có hoạt tính cao hơn dạng cis.
4.Dạng thuốc: dạng thuốc, cách bào chế, điều kiện bảo quản có ảnh hưởng sâu sắc tới tác dụng dược lý của thuốc.
-Độ tán nhỏ, mịn, bề mặt tiếp xúc của hạt thuốc với dung môi càng tăng, tốc độ hoà tan càng lớn, thuốc càng dễ hấp thu, hoạt tính
càng cao.
-Dạng ting thể hay dạng bột. Thuốc rắn có thể ở dạng kết tinh vô định hình hay dạng tinh thể. Dạng bột dễ tan hơn.
-Thuốc ở trạng thái khan hay ngậm nước.
-Ảnh hưởng của tá dược và dung môi bảo quản.
-Dạng bào chế: Tốc độ hấp thu giảm dần tuỳ theo các dạng bào chế sau đây: dung dịch> nhũ tương > viên nang> viên nén> viên
bao. Thuốc dạng lỏng có tác dụng nhanh hơn thể rắn. Dạng rượu tác dụng nhanh hơn thuốc nước.

5.Liều lượng, liệu trình:
-Liều lượng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, khả năng tích luỹ và thải trừ của từng loại thuốc đồng thời còn phụ thuộc chỉ
định, mục đích điều trị của người kê đơn.
-Liều lượng, nồng độ thuốc trong cơ thể quyết định tác dụng dược lý của thuốc. Liều thấp ko có tác dụng, liều cao sẽ gây độc,
thậm chí còn giết chết động vật nuôi.
-Cường độ tác dụng của thuốc tỷ lệ thuận với số lượng thụ cảm (receptor) gắn vào thuốc.
-Liều lượng thuốc chia thành:
+Liều tính theo thời gian: liều một lần, một ngày, một đợt điều trị(liệu trình)
2
TYDK55 - 2010-2015
Lưu hành nội bộ!
+Liều tối thiểu tác dụng-liều ngưỡng: là lượng thuốc tối thiểu có trong cơ thể để thuốc có tác dụng chữa bệnh. Nếu dứơi nồng độ
này thuốc ko còn tác dụng.
+Liều điều trị: cao hơn liều ngưỡng. Tác dụng phòng trị hay khôi phục lại chức năng sinh lý, chức phận bình thường cho vật nuôi
và ko gây rối loạn bệnh lý. Liều điều trị giới hạn từ liều trung bình có tác dụng 50% động vật ED
50
đến liều tối đa. Có 3 mốc giới
hạn:
Liều điều trị tối thiểu: dùng điều trị với các cá thể mẫn cảm.
Liều trung bình hay dùng trong điều tri lâm sàng.
Liều tối đa, nếu vượt quá sẽ gây độc cho vật nuôi.
-Liều độc cao hơn liều điều trị: khi cơ thể tiếp nhận có những biến đổi bệnh lý độc hại.
-Liều gây chết động vật bao gồm: liều bắt đầu gây chết, liều gây chết 50 và100% động vật thí nghiệm.(LD
50
,LD
100
)
-Chỉ số điều trị: It=LD
50
/ED

50
. It cho biết đc độ an toàn của thuốc. thuốc có liều tác dụng nhỏ và khoảng cách giữa liều độc với
liều điều trị càng xa àIt lớn liều điều trị càng an toàn và ngược lại
-Liều dùng thuốc: số lần dùng thuốc trong ngày và tổng số ngày dùng thuốc trong một đợt điều trị
-Muốn có hiệu lực phòng, trị bệnh cao, triệt để, cần tuân theo đúng chỉ định dùng thuốc gồm: đúng liều lượng, đủ liệu trình với
từng loài động vật, đực hay cái, có thai hay k có thai,…
VD: dùng strychnine trị bại liệt cho động vật: chó k dùng quá 4 ngày; lợn k quá 7 ngày; trâu, bò, ngựa k quá 10 ngày.
6.Các yếu tố ngoại cảnh khác:
-Chế độ ăn uống, chăm sóc, khai thác, quản lý động vật bệnh.
-Thời gian dùng thuốc: tối hay ban ngày, trước hay sau ăn…
-Hiện tượng cảm ứng thuốc trong trị bệnh(tương tác thuốc)
-Các VTM A, D, E tăng cường công năng gan giúp tăng hoạt tính men chuyển hoá thuốc.
Câu 3.Nêu các cách tác dụng dược lý của thuốc?Cho ví dụ?
Các cách tác dụng của thuốc và ví dụ: có 7 cách:
1.Tác dụng cục bộ và toàn thân: thuốc tác dụng tại chỗ cũng chỉ có tác dụng nhất định.
2.Tác dụng chính và phụ:
-Tác dụng chính là mục đích cần đạt đc, thường xảy ra trước và mạnh.
-Tác dụng phụ là hậu quả của tác dụng chính, thường gây hại cho cơ thể.
-VD: Các thuốc trị thấp khớp: aspirin, indomethacin, corticoid… gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Các thuốc kháng sinh nhóm
aminoglycoid, polymycin, colistin dễ gây ngừng thở hay diệt vi khuẩn có lợi.
-Tác dụng phụ có lợi: caphein natribenzoat trị bệnh suy tim.
-Trong điều trị tìm cách giữ tác dụng chính và giảm tác dụng phụ.
3.Tác dụng hồi phục(phần lớn các thuốc dùng trong điều trị) và k hồi phục(tetracycline)
4.Tác dụng đặc hiệu(oxytocin, diditalis, morphin)và k đặc hiệu(gồm những thuốc có tác dụng dược lý do các đặc tính vật lý hay
các phản ứng hoá học).
5.Tác dụng đối kháng:
-Đối kháng có cạnh tranh: tức chủ vận-agonist và chất đối kháng-antagonist cạnh tranh với nhau trên cùng một nơi-cùng
Receptor. VD: pilocarpin cạnh tranh với atropine tại Receptor M, acetylcholine cạnh tranh với piperazin tại Receptor N…
-Đối kháng ko cạnh tranh: chất đối kháng tác dụng lên Receptor nhưng ở vị trí khác với chất chủ vận, làm cho Receptor bị biến
dạng. VD: strychnin với thuốc mê và cura.

-Đối kháng chức phận: cả 2 chất đều là chủ vận, có tác dụng đối kháng nhau ngay trên cùng 1 cơ quan nhưng do Receptor của
chúng lại tồn tại ở vị trí khác nhau. VD: pilocapin(Receptor M) làm co cơ vòng mắt, gây co đồng tử mắt còn adrenalin(Receptor
α) làm co cơ tia, gây giãn đồng tử mắt.
-Đối kháng hoá học hay còn gọi là tương tác thuốc: có 2 loại tương tác thuốc: tác dụng tương hỗ và tác dụng tương kỵ-tương tác
thuần tuý lý hoá.
-Đối kháng do ảnh hưởng tới dược động học: các kim loại cản trở sự hấp thu thuốc qua đường tiêu hoá, các kháng sinh diệt vi
khuẩn có lợi. cảm ứng enzyme chuyển hoá thuốc ở gan. Cản trở sự tái hấp thu thuốc qua ống thận.
6.Tác dụng hiệp đồng:
-Ảnh hưởng đến khả năng hấp thu: phối hợp adrenelin và Novocain.
-hiệp đồng tăng tiềm lực khi dùng thuốc an thần chống nôn kết hợp với các thuốc ngủ, thuốc mê, tê, giảm đau.
-Hiệp đồng vượt mức: phối hợp các thuốc hoá học trị liệu có cơ chế tác dụng khác nhau nhưng trên cùng một quá trình sống gây
bệnh của vi khuẩn gây bệnh.
7.Tác dụng phản xạ.
Câu 4.Nêu cơ chế tác dụng đặc hiệu của thuốc?Cho ví dụ?
Cơ chế tác dụng đặc hiệu của thuốc và ví dụ:
1.Tác dụng dược lý do thay đổi sinh hoá.
3
TYDK55 - 2010-2015
Lưu hành nội bộ!
-Thuốc ức chế enzyme: Các thuốc ức chế chống viêm phi steroid ức chế enzyme cycloroxygenase, làm giảm sự tổng hợp
progtaladin nên có tác dụng hạ sốt, giảm đau. Chất ức chế enzyme chuyển hoá thuốc ở gan như Cytocrom P450, cản trở sự oxy
hoá thuốc khác.
-Thuốc hoạt hoá enzyme:
+nhóm phenolbarbital gây cảm ứng enzyme cytorom P450 của tế bào gan, nên làm tăng quá trình oxy hoá của thuốc warfarin,
tăng phản ứng gluco-hợp sắc tố mật, dùng điều trị bệnh vàng da.
+Nhiều ion kim loại hoạt hoá đc enzyme như Ca
++
làm bền phức hợp “glycoside trợ tim-ATPase” lamg tăng độc tính glycoside
trên tim.
-Thuốc hoạt hoá Receptor: các ion Mg

2+
, Mn
2+
,Ca
2+
, giúp các chất chủ vận gắn mạnh vào Receptor β.
Các thay đổi khác:
+thuốc ngủ làm tăng nồng độ GABA và glycol trong não.
+chất chống chuyển hoá như thuốc kháng VTM, kháng nucleotide có cấu trúc gần giống những chất chuyển hoá nên tạo đc “phức
hợp giả” trong cơ thể. Chất alpha-methyl-DOPA chuyển thành alpha-methyl-noradrenalin, tác dụng như chất trung gian hoá học
giả, chiếm chỗ của adrenalin, làm giảm huyết áp.
-Tác dụng lên những đích cụ thể trên TB vi khuẩn: gây rối loạn ức chế quá trình sinh hoá của TB vi khuẩn. đây là cơ chế tác động
của thuốc kháng sinh nhờ vậy mà thuốc kháng sinh có tính đặc hiệu cao trong cơ chế tác dụng, chỉ tác dụng lên những đích cụ thể
trên TB vi khuẩn mà ít hoặc ko gây độc hại cho TB động vật.
2.Tác dụng với chất trung gian hoá học thông qua các chất chuyển hoá.
Các chất trung gian hoá học ở hạch giao cảm, phó giao cảm và hậu hạch phó giao cảm là acetylcholine, còn lại hậu hạch giao cảm
là Novocain và adrenalin. Trong não các xung tác giữa các noron thần kinh cũng là nhờ acetylcholine, ngoài ra còn có các chất
trung gian khác như : serotonin, catecholamine, acid-gama-amino-butyic(GABA)…
3.Tương tác với các autacoid:
Autacoid là những chất trung gian thần kinh hoặc điều hoà thần kinh, đóng vai trò trong 1 số quá trình bệnh lý: dị ứng, viêm,
đau… có nhiều thuốc tác dụng thông qua việc tương tác với các autacoid này có thể kể đến 1 số autacoid quan trọng như:
+Histamin: 1 autacoid nằm trong hạt của dưỡng bào hoặc noron
+Prostagladin: là autacoid có tác dụng làm dãn các mao quản gây ban đỏ, phù nề, kích thích ngọn dây thần kinh, khiến nó mẫn
cảm hơn với những chất đc giải phóng tại ổ viêm.
Câu 5.Nêu cơ chế tác dụng không đặc hiệu của thuốc?Cho ví dụ?
Cơ chế tác dụng ko đặc hiệu của thuốc và VD:
1.Thuốc tác dụng do tính chất lý hoá ko đặc hiệu:
-Thuốc tẩy muối chứa các ion khó hấp thu qua niêm mạc ruột như Mg
2+
, SO

4
2-
, PO
4
3-
, tartrat, citrat, vì lẽ đó “gọi nước” ở thành
ruột vào lòng ruột, làm thể tích dịch tăng lên kích thước nhu động ruột.
-Gel albumin, hồ tinh bột có tác dụng bảo vệ niêm mạc ruột, ngăn ko cho nó tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh.
-Than hoạt hấp phụ đc các hơi, các alkaloid, vi khuẩn, độc tố, các chất hoá học nên dùng chữa đi lỏng, ngộ độc, thức ăn hoặc để
giảm đây hơi trong chứng khó tiêu và bệnh đường ruột kết chức năng.
-Thuốc sát khuẩn: các dẫn xuất halogen nhờ vào khả năng điện hoá cao của chúng có khả năng làm thay đổi sức căng mặt ngoài
của màng TB, làm tan vỡ các TB vi khuẩn.
-Thuốc lợi niệu do thẩm thấu: ure, manitol đc lọc qua tiểu cầu malpighi, nhưng rất ít tái hấp thu qua ống thậnà tăng áp lực thẩm
thấu của ống thậnà ngăn trở tái hấp thu nc, làm tăng tiết niệu.
-Chất thay thế máu: ko khuyếch tán qua mao mạch, khi truyền tĩnh mạch sẽ tạo đc áp lực trong lòng mạch.
-Thuốc mê bay hơi: ether, cyclopropan, halothen… cũng có cơ chế gây mê thuần tuý vật lý, có đặc tính hoà tan và tồn tại trong
thể lipoid, do đó thâm nhập và TB thần kinh.
2.Thuốc có tác dụng do tính base hoặc acid:
-Trung hoà độ axit của dạ dày:
-Thuốc acid và kiềm hoá nc tiểu: để thuốc đc thải ra ngoài qua nc tiểu, chúng phải ko bị tái hấp thu tại các TB biểu mô ống thận.
Sự tái hấp thu của thuốc qua TB biểu mô ống thận để trở lại tuần hoàn máu theo nguyên tắc chung của khuyếch tán thụ động
thuốc qua màng sinh vật. Vì vậy, quá trình tái hấp thu và thải thuốc là có liên quan chặt chẽ với pH nc tiểu. VD loài ăn thịt
(chó,mèo), ăn tạp(lợn), trong điều kiện sinh lý nc tiểu toan và thận tập trung nhiều ion H
+
, các thuốc có tính kiềm nhẹ sẽ ở dạng
ion hoá nhiều hơn nên dễ thải qua nc tiểu như alcaloit, các amynoglucozid, quinidin, … động vật ăn cỏ: nc tiểu luôn có tính kiềm,
sự thải lọc thuốc ngược lại với loài ăn thịt và loài ăn tạp. thay đổi pH nc tiểu để thay đổi quá trình thải trừ thuốc qua thận trong
lâm sàng.
-Acid hoá nc tiểu: do ở pH acid, các chất kiềm nhẹ ion hoá nhiều hơn và dễ thải hơn qua nc tiểu, nên trong trường hợp nếu gia súc
bị ngộ độc các alcaloid hoặc các kiềm yếu khác thì có thể tiến hành acid hoá nc tiểu bằng amoni clorid hoặc acid phosphoric để

tăng thải trừ của chúng nhằm giải độc cho cơ thể.
4
TYDK55 - 2010-2015
Lưu hành nội bộ!
-Kiềm hoá nc tiểu: nếu kiềm hoá bằng Na carbonat, giúp tăng tái hấp thu nhiều thuốc là kiềm yếuàcó thể giảm liều nhưng vẫn
giữ đc tác dụng như erythromycin. Khi cơ thể bị ngộ độc các thuốc có bản chất là acid yếu việc kiềm hoá nc tiểu bằng dung dịch
natri bicarbonat sẽ giúp thuốc dễ ion hoá và thải trừ nhanh hơn.
3.Cơ chế tạo chellat
-Trong y học thường dùng những chất tạo chellat, còn gọi là chất “nội phức” hay “càng cua”, có các nhóm có cực, như –OH, -SH,
-NH
2
hoặc ion hoá như –O
-
, COO
-
, để khi vào cơ thể, phức hợp mới tạo nên sẽ ko thấm qua hàng rào sinh vật và dễ thải, giảm độc
tính.
-Cơ chế: tạo chellat dựa vào tính chất là trong các phân tử thuốc hữu cơ có những nguyên tử O, S, N đều có thừa một hay nhiều
đôi điện tử tự do(chưa dùng chung), có thể sử dụng cho 1 kim loại dùng chung.
-Ứng dụng: dùng chất “càng cua” để chống độc.
Câu 6: Nêu các cách vận chuyển thuốc qua màng?(4 cách sự hấp thụ thuốc qua màng)
Các cách vận chuyển thuốc qua màng:4 cách sự hấp thu thuốc qua màng:
1.Hấp thu thuốc qua da:
-Gồm những thuốc ngoài da:thuốc mỡ, cao gián, xoa bóp, sát trùng, nấm.
-Thuốc khuyếch tán thụ động qua lớp biểu bì, tuyến mồ hôi, và chân long. Sừng là nơi dự trữ thuốc. khi da tổn thương thuốc, chất
độc hấp thu nhanh hơn dễ gây độc.
-Nếu dùng thường xuyên và bôi lâu dài một loại thuốc (thuốc đỏ)à trúng độc.
-Các chất độc aniline, thuốc diệt côn trùng rất dễ thấm qua da gây độc cho chúng tan trong lipid và có hệ số phân tán lipid/nc
thích hợp.
-Xoa bóp mạnh, dùng thuốc dãn mạch, gây xung huyết, nhiệt độ cao da sẽ tăng khả năng hấp thu.

2.Cho thuốc qua đường tiêu hoá:
-Phương pháp đơn giản, ít độc và giá thành rẻ hơn thuốc tiêm nhiều.
-Lượng thuốc hấp thu vào máu ko chính xác đc.
-Trong đường tiêu hoá tốc độ hấp thu thuốc bị giảm dần theo các dạng bào chế sau của thuốc: dịch>nhũ tương>viên nang>viên
nén>viên bao.
*)Đường hấp thu thuốc:
-Thuốc đi từ niêm mạc ống tiêu hoá về tĩnh mạch cửa gan tới TM chủ sau và vòng đại tuần hoàn. Thuốc hấp thu ở trực tràng vào
thẳng TM chủ sau.
-Thuốc đc hấp thu theo phương pháp ẩm bào qua mạch lâm ba vào ống lâm ba, thông qua gan vào thẳng vòng đại tuần hoàn.
*)Hấp thu thuốc ở dạ dày:
-Muốn thuốc hấp thu tốt cần giảm nhu động, thức ăn và tăng nồng độ. Dạ dày chỉ hấp thu thuốc acid yếu, tan trong lipid: saponin,
rượu, acid mật làm tăng khả năng hấp thu thuốc ở dạ dày.
-Thuốc ko gây kích ứng niêm mạc, thuốc bổ nên uống trước khi ăn. Thuốc kích ứng niêm mạc uống sau khi ăn.
*)Hấp thu thuốc ở ruột non:
-Ruột non là nơi hấp thu chủ yếu của thuốc. Các thuốc bazo yếu, tan nhiều trong nc, trong mỡ sẽ đc hấp thu.
-Các ion SO
4
2-
, PO
4
2-
, Mg
++
, các kim loại nặng và các thuốc có kích thước phân tử lớn sẽ ko đc hấp thu.
-Các acid, kiềm, các muối đc ion hoá hoàn toàn cũng ít đc hấp thu.
*)Thuốc hấp thu từ ruột già:
-Về cơ bản cũng giống như ruột non nhưng chậm hơn nhiều.
-Sự hấp thu thuốc qua trực tràng: trước khi đưa thuốc qua trực tràng cần lấy hết phân ở đoạn ruột cuối cùng rồi mới đặt hay bơm
dịch thuốc vào: thụt chloranhydrate.
3.Đường tiêm:

-Thuốc tiêm đc hấp thu hoàn toàn. Súc vật ít phản ứng, hấp thu nhanh, tác dụng nhanh. Nhưng nguy hiểm hơn thuốc uống. Thuốc
tinh khiết, vô trùng nên giá thành thường cao.
-Tiêm dưới da: thuốc đc đưa vào dưới da của vật nuôi. Những nơi tập trung nhiều mao quản thuốc sẽ đc hấp thu nhanh hơn. Sau
khi tiêm 10- 15p thuốc sẽ phát huy tác dụng. Chú ý khi tiêm cho lợn. Chỉ tiêm các thuốc có pH≈7(tính trung tính).
-Tiêm bắp: thuốc ít gây đau cần tránh đường đi của dây thần kinh và mạch máu. Thuốc hấp thu và phát huy tác dụng sau 15p. Có
thể tiêm các thuốc gây kích thích đầu mút dây thần kinh cảm giác.
-Tiêm tĩnh mạch:
+Vị trí tiêm: đại gia súc tĩnh mạch cổ; chó, mèo tĩnh mạch khoeo; lợn, thỏ tĩnh mạch tai.
+Thuốc phát huy tác dụng cực nhanh, hiệu quả điều trị cao. Chỉ sau 2- 5p, thuốc đc phân tán khắp cơ thể.
+Ưu điểm: tiêm lượng thuốc lớn theo yêu cầu (truyền, khi cấp cứu, thuốc kích thích VTM C)
+Nhược điểm: tay nghề cao, khi truyền theo dõi, phòng sock.
-Tiêm động mạch: Chỉ dùng trong nghiên cứu của phòng thí nghiệm vì động mạch ở sâu rễ gây tổn thương và xuất huyết. Tiêm
động mạch, thuốc ko về tim ngay nên ít ảnh hưởng đến hoạt động của tim.
5
TYDK55 - 2010-2015
Lưu hành nội bộ!
-Tiêm xoang phúc mạc (xoang bụng): khi ấu súc bị bệnh, khó tìm tĩnh mạch nhưng cần tiếp nc để bổ sung điện giải, đường… cần
tính liều lượng chính xác.
-Tiêm vào tuỷ sống: vị trí tiêm ngoài màng cứng của tuỷ sống, khu vực hông-khum hay khum đuôi.
4.Các đường đưa thuốc khác:
-Nhỏ thuốc qua niêm mạc mắt. Qua niêm mạc mũi.
-Các thuốc đưa qua đường hô hấp bằng cách xông hơi, ngửi, hít.
+Xông khô: đốt bồ đề.
+Xông ướt: cho động vật ngửi hay phun dưới dạng khí dung.
-Gây mê súc vật bằng thuốc mê bay hơi: ether, chloroform…
-Tiêm thẳng kháng sinh vào phế quản.
-Thụt rửa tử cung, niệu đạo.
-Bơm thuốc vào bầu vú khi bị viêm.
Câu 7: Nêu vai trò và các yếu tố ảnh hưởng tới sự chuyển hóa thuốc trong cơ thể?
1.Vai trò của sự chuyển hoá thuốc:

-Trừ những thuốc thải trừ ra nguyên vẹn, ko qua quá trình chuyển hoá (bromid, lithium,…), thuốc uống bị trung hoà ngay bởi
dịch vị thì các thuốc sau khi hấp thu đều phải chuyển hoá rồi mới đc thải trừ. Những chất đc chuyển hoá sẽ có tính phân cực cao,
ít tan trong lipid hơn chất mẹ, nên dễ thải hơn.
-Làm mất tác dụng và độc tính babituratà mất tác dụng gây ngủ, morphin sẽ mất tác dụng giảm đau sau khi chuyển hoá.
-Có 1 số trường hợp, phải chuyển hoá thuốc mới bắt đầu có tác dụng. VD VTM D3 phải qua chuyển hoá thành 1,25 (OH)
2

calciferol mới có tác dụng làm tăng hấp thu calci.
-Có trường hợp quá trình chuyển hoá thuốc ko làm thay đổi tác dụng dược lý của thuốc, tức là chất mới vẫn giữ nguyên tác dụng
của chất mẹ. VD: imipramin qua chuyển hoá thành demethylimipramin vẫn còn tác dụng ban đầu là chống trầm cảm,…
-Ngoài ra, còn có 1 số chất sau quá trình chuyển hoá lại tăng độc tính, CCl
4
qua chuyển hoá ở gan thành gốc tự do Cl
-
và CCl
3-

gây hoại tử gan (nếu ở nguyên dạng CCl
4
thì ko độc).
2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự chuyển hóa thuốc trong cơ thể:
-Yếu tố di truyền: các loài khác nhau có phản ứng chuyển hoá rất khác nhau. Thỏ ko bị ngộ độc Atropin…
-Yếu tố sinh lý và bệnh lý: tuổi, trạng thái cơ thể khoẻ mạnh hay bệnh tật đều ảnh hưởng đến số lượng và hoạt động của các men
tham gia chuyển hoá thuốc trong cơ thể.
-Tình trạng dinh dưỡng: khi cơ thể bị thiếu protein, thiếu acid béo nhiều liên kết đôi, thiếu Ca hoặc 1 vài VTM quan trọng trong
quá trình chuyển hoá thuốc thì sẽ làm giảm số lượng cũng như hoạt tính của các enzyme tham gia chuyển hoá thuốc.
-Gia súc cái có thai: một vài phản ứng bị ức chế khi gia súc cái mang thai, phản ứng glucuro…
Câu 8: Nêu các đường đào thải thuốc chủ yếu ra khỏi cơ thể vật nuôi?Ý nghĩa thực
tiễn?
*)Các con đường đào thải thuốc chủ yếu ra khỏi cơ thể vật nuôi:

1.Thải trừ qua thận:
-Phụ thuộc vào 3 quá trình: siêu lọc, tái hấp thu và bài tiết nc tiểu. Ba quá trình này phụ thuộc vào áp lực thuỷ tĩnh của máu ở cầu
thận và tính thẩm thấu của màng thận đối với thuốc.
-Những chất có kích thước phân tử nhỏ, tan trong nc đều dễ thải qua thận. Vì thuốc là chất lạ, nên ko phải chỉ thải qua cầu thận
mà còn đc thải qua ngay trên cầu thận, chúng đều ko đc tái hấp thu. Một số thuốc sau khi tham gia các phản ứng biến đổi, liên kết
ở gan, nếu đc tái hấp thu vào máu sẽ thải qua nc tiểu.
-Các sản phẩm biến đổi trung gian của thuốc nếu dễ hoà tan trong lipit đều đc lọc qua cầu thận, nhưng bị tái hấp thu ở ống thận
nên thải trừ chậm. Ngược lại các chất khó tan trong lipid, dễ tan trong nc sẽ thải trừ rất nhanh qua cầu thận vì ko bị tái hấp thu.
-pH nc tiểu có lien quan đến tái hấp thu và thải trừ thuốc.
-Với loài ăn thịt: chó, mèo, ăn tạp: lợn, người, trong điều kiện sinh lý, nc tiểu toan, và thận tập trung nhiều ion H
+
. Các thuốc có
tính kiềm nhẹ sẽ ở dạng ion hoá nhiều hơn nên dễ thải qua nc tiểu: các ancaloid, các amynoglucozid…. Trong lâm sàng khi bị
trúng độc các thuốc trên cần bổ sung thêm muối clorua, photphat để acid hoá nc tiểu và tăng khả năng đào thải.
Ngược lại, nếu kiềm hoá nc tiểu bằng natribicarbonat, sẽ giúp tái hấp thu nhiều thuốc có tính kiềm yếu, khi đó có thể giảm liều
nhưng vẫn giữ đc hiệu quả điều trị như các thuốc thuộc nhóm: amynoglucozid.
-Khi bị ngộ độc các thuốc có tính acid: Phenobarbital, sulphamid, tetracylin… nên bổ sung thêm natribicarbonat và chất kiềm để
tăng pH nc tiểu giúp thuốc dễ ion hoá, thải trừ nhanh.
-Động vật ăn cỏ: nc tiểu luôn có tính kiềm, sự thải lọc thuốc ngược lại với động vật kể trên.
2.Thải trừ thuốc qua đường tiêu hoá gồm:
-Cho uống các thuốc khó hay ko hấp thu ở ống tiêu hoá sẽ thải trừ chủ yếu qua phân: sulphaguanidin, các amynoglucozid…
-Một số thuốc thải trừ qua nc bọt, thuốc thải trừ qua nc bọt đc dùng để chữa bệnh nhiễm khuẩn đường miệng- hầu.
-Một số thuốc kháng sinh và các ancaloid đều có chu kì phụ “dạ dày- ruột- máu- dạ dày”, lợi dụng đặc điểm này để rửa dạ dày khi
gia súc bị trúng độc.
6
TYDK55 - 2010-2015
Lưu hành nội bộ!
-Các sản phẩm của quad trình biến đổi thuốc ở gan, tan trong dịch mật vào đường tiêu hoá thải ra ngoài theo phân.
-Một số thuốc có chu kì phụ “gan- ruột”. Chu kì này diễn đi diễn lại nhiều lần sẽ làm tăng thời gian của thuốc trong cơ thể. Đây là
cơ chế bảo tồn và tái sử dụng thuốc. Nhiều thuốc trong gan đã ở dạng liên hợp, đến ruột dạng liên hợp này lại bị “bẻ gãy” bởi

hydroxylase trở lại thành chất mẹ tan trong lipid rồi lại tái hấp thu từ ruột vào gan.
-Đường tiêu hoá thêm chất se, thuốc bọc, thuốc tẩy, than hoạt tính, … thuốc thải theo phân nhiều hơn.
3. Thải trừ qua phổi.
-Phổi thải qua hơi thở các chất bay hơi như: thuốc mê bay hơi, tinh dầu tỏi, cồn ethylic… Tốc độ thải trừ thuốc mê bay hơi phụ
thuộc đặc tính vật lý.
-Một số thuốc mặc dù dùng theo đường khác: uống, đặt hậu môn hay tiêm bắp… nhưng vẫn đến phổi. VD: trị long đờm, sát
khuẩn đường hô hấp.
4.Thải trừ qua tuyến sữa.
-Thuốc qua sữa phòng trị bệnh cho con, đồng thời gây độc cho ấu súc.
-Những thuốc thải qua sữa: thuốc ngủ nhóm phenolbarbital, barbital. Thuốc hạ sốt, chống viêm: aspirin, salicylat, phenacetyl.
Thuốc kháng sinh(gây rối loạn quy trình chế biến sữa). Thuốc tẩy, nhuận tràng, các ancaloid. Thuốc trị ngoại ký sinh trùng, kim
loại nặng ít thải qua sữa. Còn Cu ko đc thải qua sữa.
5.Thải trừ qua da và các đường tiêu hoá.
-Nc và muối thuộc nhóm halogen(Cl, Br, I…), acid hữu cơ, tinh dầu long não và một số chất hữu cơ có chứa nito, các carbamid
đc thải qua tuyến mồ hôi, tuyến nhờn…
-Các thuốc trừ sâu, ngoại kí sinh trùng và 1 số kim loại nặng cũng đc thải qua tuyến mồ hôi và các tuyến nhờn.
-Qua da, sừng long, tóc như: As, F
-Qua niêm mạc mũi và tuyến nc mắt:Iod, sulphamid, …
Câu 9: Sự chuyển hóa,tác dụng dược lý và ứng dụng điều trị của cafein?
Sự chuyển hoá hoá, tác dụng dược lý và ứng dụng điều trị của cafein là:
1.Sự chuyển hoá:
-Cafein là ancaloid đc chiết ra từ 7 cây trong thiên nhiên: cà phê, chè, lá và hạt ca cao.
-Cafein và các dẫn xuất của xan thin (purrin, theobrolin và theophylin), tiêm vào cơ thể, sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ, sẽ tham
gia các phản ứng chuyển hoá ở gan và thải ra ngoài qua thận.
-Các chất tích luỹ này đều là dẫn xuất của gốc kiềm purrin nên đc biến đổi nhanh chóng trong cơ thể, ko gây tích luỹ.
-Nếu cơ thể thiếu gốc kiềm chúng sẽ tham gia vào quá trình đồng hoá, cung cấp gốc kiềm trong chuyển hoá ở hệ thần linh, tuần
hoàn, tiết niệu, hô hấp.
2.Tác dụng dược lý:
-Trên bán cầu đại não: có tác dụng làm tăng cường hưng phấn vỏ đại não, mất cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ. Đồng thời nó cũng có
tác dụng làm tăng cường khả năng nhận biết của các cơ quan thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác…àtăng khả năng khoan

khoái, dễ chịu. Nếu dùng liều cao, thuốc sẽ kích thích xuống cả các trung khu ở hành tuỷ và tuỷ sống. Vật có cảm giác nôn nao,
khó chịu (uống caphe khi đói sẽ bị say). Trong khi đó các cơ vân kích thích, hoạt động, vật bị co giật liên tục.
-Trên hệ tim mạch: caphein kích thích trực tiếp cơ tim: tim đập nhanh, mạnhàhuyết áp tăng. Trong các dẫn xuất của xathin thì
theophylin có tác dụng tăng huyết áp mạnh hơn nên có tác dụng lợi tiểu nhiều và mạnh hơn caphein. Thực tế dùng chè xanh hay
chè búp đều có tác dụng tốt cho hệ thần kinh, tuần hoàn và lợi tiểu.
-Hệ hô hấp: có tác dụng kích thích trung khu hô hấp ở hành tuỷ.
3.Ứng dụng:
-Dùng trong phòng, trị khi vật nuôi bị các bệnh gây chứng suy tim. Liều dùng trong ngày cho đại gia súc 2-8gram/con; tiểu gia
súc 1-2gram/con tuỳ thể trạng và trọng lượng.
-Dùng khi gia súc bị trúng độc các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương, thuốc giảm đau, an thần, thuốc mê…
-Dùng làm thuốc bổ kích thích hệ thần kinh trung ương khi gia súc bị hội chứng giảm ăn, lười vận động, thích nằm im.
Chú ý: ko dùng thuốc khi vật nuôi bị chứng liệt mạch máu ngoại vi (tiêu chảy ra máu khi bị viêm dạ dày- ruột mãn tính; viêm tử
cung, sinh dục, viêm đường sinh dục kèm theo chứng chảy máu: nc giải mầu cà phê, nc vối, đài đỏ…) hay thoái hoá cơ tim cấp.
Câu 10: Tác dụng dược lý,sự thải trừ và ứng dụng điều trị của long não?
1.Tác dụng dược lý:
-Trên hệ tim mạch: thuốc có ảnh hưởng khác nhau tuỳ trạng thái ban đầu của hệ thống tuần hoàn. Nếu tim hoạt động bình thường
thuốc ko có tác dụng. Chỉ khi tim bị yếu, bị suy thuốc mới phát huy tác dụng rõ: làm tăng tâm thu, tim đập nhanhàtăng huyết áp.
-Long não còn làm tăng cường trao đổi chất, tăng khả năng đào thải các chất độc trên cơ tim và kim loại nặng qua tuyến mồ hôi
nên sẽ khôi phục đc mạch đập của tim.
-Tác dụng giảm sốt do thuốc ức chế trung khu sản nhiệt là làm giãn mạch ngoại vi.
-Tác dụng sát trùng: với nồng độ 10
-4
gam/lit đã có khả năng diệt vi khuẩn gram (+); 10
-3
gam/lit, diệt đc cả vi khuẩn gram (+),(-).
Trong khi đó nồng độ gây độc cho cơ thể là
10
-8
gam/lit.
7

TYDK55 - 2010-2015
Lưu hành nội bộ!
-Tác dụng trên da: thuốc thấm qua da, kích thích mạch quản gây dãn mạch cục bộ, chống tụ máu. Nếu bôi và soa bóp nhiều lần có
tác dụng giảm đau. Nếu uống sẽ gây nôn do kích thích thần kinh vị giác.
2.Sự thải trừ:
-Thuốc thải trừ chủ yếu qua thận, sau khi đã tham gia biến đổi ở gan cả 2 pha giáng hoà và liên kết thải trừ ra ngoài qua thận dưới
dạng kết hợp với acid mật.
-Còn 1 lượng nhỏ thuốc thải qua phế quản, tuyến sữa và qua da(tuyến mồ hôi) dưới dạng nguyên vẹn ko tham gia biến đổi.
3.Ứng dụng điều trị:
-Dùng làm thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương khi gia súc bị trúng độc các thuốc ức chế thần kinh gây rối loạn tuần hoàn, hô
hấp… như thuốc ngủ, thuốc mê.
-Thuốc giảm sốt, đặc biệt khi bị sốt cao, kèm theo chứng rối loạn nhịp tim.
-Kích thích hoạt động của tim khi tim bị suy.
-Thuốc soa bóp ngoài da, đau đâu soa đấy.
-Thuốc đc chế dưới dạng dung dịch tiêm 10%, tiêm dưới da. Đóng ống 5ml cho đại gia súc ngày 2-4 ống. Ống 2ml dùng cho tiểu
gia súc, ngày 2 ống.
Câu 11: Sự chuyển hóa,tác dụng dược lý và ứng dụng điều trị của strychnin?
1.Sự chuyển hoá thuốc:
-Thuốc hấp thu tốt qua đường tiêu hoá. Tiêm hấp thu hoàn toàn. Thuốc có chu kì phụ, nên thời gian bán thải lâu, nhất là loại vật
nuôi có dạ dày đơn: chó, mèo, lợn, người… dù tiêm đúng liều, nhưng vẫn còn 10- 20% thuốc đc lưu lại trong gan.
-Thuốc tham gia phản ứng chuyển đổi ở TB gan, thải qua thận dưới dạng biến đổi khoảng 60- 80% trong 12- 24h đầu tuỳ loại vật
nuôi.
2.Tác dụng dược lý: phụ thuộc vào kiểu hình thần kinh, trạng thái bệnh lý. Động vật ăn thịt, ăn tạp mẫn cảm với thuốc hơn loài
ăn cỏ. “Cẩu ăn cẩu tử, mã ăn mã hí”.
-Trên hệ thần kinh, thuốc tác dụng chủ yếu lên tuỷ sống. Ở liều điều trị thuốc có nhiệm vụ khôi phục lại chức phận của hệ thần
kinh vận động cơ xương khi bị rối loạn vận động, yếu cơ, tê bì, bại liệt các chi, đi chấm phẩy…Liều cao gây co giật giống kiểu
tetanus cả cơ duỗi và co đều bị kích thích gây co cứng.
-Thuốc cũng có tác dụng trên 2 bán cầu đại não, nhưng yếu hơn. Khi dùng thuốc, các hoạt động của tai, mũi, mắt… đều đc tăng
cường.
-Với hành tuỷ, thuốc kích thích trung khu hô hấp làm tăng mức nhạy cảm của TB với lượng khí CO

2
trong máu, tránh thở nhát
gừng.
-Hệ tiêu hoá: khi uống với nồng độ 1/50000- 1/100000 thuốc vẫn có vị đắng, nên có tác dụng kích thích tiêu jhoá, làm tăng lượng
dịch vị, dịch ruột.
3.Ứng dụng điều trị:
-Phòng và trị bại liệt sau đẻ của trâu, bò, lợn, chó. Thường hay kết hợp với VTM nhóm B và canxi clorua.
-Dùng làm thuốc giải độc khi bị trúng độc các thuốc có tác dụng dược lý đối lập: thuốc ngủ, thuốc mê, morphin…
-Liều tiêm trong ngày từ 0,01-0,1 mg/kg thể trọng/con tuỳ loại vật nuôi, tiêm dưới da.
-Liều uống: cho vật nuôi uống để kích thích tiêu hoá. Rượu thuốc ngâm thường có nồng độ 0.24%. Đại gia súc liều 10
ml/con/ngày; tiểu gia súc 0,5- 2ml/con/ngày.
-Chó, mèo bị rối loạn thần kinh thính thị giác cho uống liều 0,5ml/con.
Câu 12: Tác dụng dược lý ,ứng dụng điều trị của rượu ethylic?
1.Tác dụng dược lý:
-Tại chỗ, dùng ngoài để sát khuẩn cồn 70
0
, cồn 20
0
băng vết thương, xoa ngoài da, cồn 90
0
, sát trùng dụng cụ. Dùng rượu xoa bóp
sẽ gây kích ứng nhẹ.
-Với thần kinh trung ương cồn ethylic có tác dụng rõ. Khi cho uống đc hấp thu hoàn toàn. Liều lớn có tác dụng gây ngủ và gây
mê.
+Khi nồng độ trong máu đạt 0.08%, não bị ức chế, thay đổi tâm lý, nói nhiều, sảng khoái…phản xạ tuỷ sống chậm.
+Nồng độ 0.2% đi lảo đảo, ko tự chủ, dễ làm sai, giảm đau.
+Nồng độ 0.3% say hoàn toàn, rối loạn phản xạ, nhầm lẫn.
+Nồng độ 0.4% mất trí giác, nguy hiểm đến tính mạng.
+Nồng độ 0.5% liệt trung khu hô hấp, chết do liệt não, ngừng tim.
-Sự phân bố thuốc trong cơ thể rộng cần một lượng lớn mới có tác dụng gây mê. Liều gây mê gần liều chết, thuốc ít đc sử dụng.

-Rượu làm tăng tính thấm của màng, giúp thuốc dễ đi qua các hàng rào thần kinh trung ương (diazepam, pentobarbital,
methaqualon…)
-Tiêu hoá, rượu <10
0
làm tăng tiết dịch vị, tăng nhu động ruột, tăng hấp thu thức ăn, chất dinh dưỡng, thuốc. Dùng rượu nhẹ, có
điều độ, làm tăng thể trọng. Rượu mạnh gây nôn, viêm loét dạ dày, co thắt hạ vị. Nếu uống đói dễ ngộ độc.
8
TYDK55 - 2010-2015
Lưu hành nội bộ!
-Thân nhiệt: ức chế trung khu vận mạch, gây dãn mạchàmặt, da bị đỏ, thân nhiệt hạ, gặp lạnh sẽ bị chết do mất nhiệt.
2.Ứng dụng điều trị:
-Gây mê, rượu 40
0
ngựa dùng 200- 300ml cho uống, 100- 150ml tiêm tĩnh mạch. Với loài nhai lại, rượu có tác dụng gây mê rất
tốt, ko có tác dụng phụ, ko bị lên men dạ cỏ.
-Dùng làm thuốc giảm đau trong khi viêm cơ, viêm não, gây co giật. Có thể tiêm vào dây thần kinh khi bị đau.
-Tác dụng giảm sốt.
-Tác dụng sát trùng.
-Dinh dưỡng: uống rượu khai vị, bia…
Câu 13: Cơ chế,tác dụng dược lý và ứng dụng điều trị của Novocain?
1.Cơ chế:
-Thuốc tê tổng hợp-Novocain làm giảm tính thấm của tế bào với Na
+
do gắn vào receptor của kênh Na
+
phía trong màng, còn các
độc tố tự nhiên tetrodotoxin, cocain gắn ở mặt ngoài màng kênhà thuốc tê làm ổn định màng (màng TB ko bị khử cực).
-Thuốc tê cũng giảm tần số xung tác của các sợi dây thần kinh. Muốn tê nhanh cần tăng nồng độ, cần lưu ý vì sẽ hại mô bàoà
nhiễm độc toàn thân khi sử dụng liều cao, lâu dài.
2.Tác dụng dược lý:

-Chủ yếu kết hợp với thuốc mê dùng trong tiểu hay đại phẫu thuật. Thuốc ko gây co mạch ngoại vi, khi sử dụng gây tê, tuỳ mục
đích nên phối hợp với adrenalin làm co mạch kéo dài thời gian gây têà gia súc ít chảy máu.
-Gây tê hay dùng 100ml Novocain với 0.5- 1ml adrenalin 0.1%.
-Hay phối hợp novocain với rivanol 2% làm thuốc sát trùng tại chỗ, sát trùng đường sinh dục tiết niệu, trị doi trùng tricomonats
ký sinh ở đường sinh dục.
-Thuốc ko thấm qua đc niêm mạc, da lànhàko dùng gây tê giác mạc, niêm mạc.
-Chữa sơ cứng động mạch, viêm loét dạ dày, ruột theo cơ chế:khi đc hấp thu trong tổ chức hay trong máu sẽ giải phóng ra para-
amin- benzoic. Đây là yếu tố cần thiết cho sự tạo lớp TB mới để loại bỏ TB giàà vết thương nhanh lành hay mạch sẽ đàn hồi trở
lại.
-Tuyệt đối ko phối hợp với sulphonamid.
3.Ứng dụng điều trị:
-Gây tê thấm, dung dịch 0,25- 0,5% nên phối hợp với adrenalin.
-Gây tê dây thần kinh, dung dịch 1- 2%, dùng tiểu phẫu thuật, các tổ chức xa thần kinh trung ương: vùng đầu: mắt, vá mũi trâu
bò, tứ chi, đuôi, thiến gia súc.
-Phong bế hạch thần kinh, dung dịch 0.25% kết hợp với kháng sinh điều trị bệnh ở phổi (hạch sao), xoang chậu(hạch đùi).
-Gây tê ngoài màng cứng hay tuỷ sống (đốt sống hông khum, khum đuôi, hay đuôi 1 và 2) trị bệnh hay phẫu thuật các khí quan
trong xoang chậu.
-Chữa sơ cứng động mạch, viêm loét dạ dày- ruột, liều dùng đại gia súc:0.5- 1.5g, tiểu gia súc: 0.3- 0.5g/con/ngày.
-Liều lượng: tổng liều điều trị trong ngày ko quá 3mg/kg thể trọng.
Câu 14: Cơ chế,tác dụng dược lý và ứng dụng điều trị của tanin?
1.Cơ chế:
Chúng kết tủa với albumin trên niêm mạc thành albunat che phủ niêm mạc, ko cho kích thích, có 2 tác dụng trực tiếp lên ngọn
thần kinh.
2.Tác dụng dược lý:
-kết tủa albumin trên bề mặtàanbunat che phủà bảo vệ ngọn thần kinh phía dưới niêm mạc
-Kết tủa protein- các chất lạ gây tiêu chảy: protein của thức ăn, VKà ức chế VK có hại phát triển. Ngăn chặn sự hấp thu khí độc
do VK gây hại sinh ra.
-Trên da, với vết thương ngoại khoa hay chẩy nc vàng:nấm, bỏng, bệnh ở móng,… Tanin có tác dụng làm se vết thương, chống
chẩy nc vàng, cầm máu.
-Có tác dụng kết tủa kim loại nặng, và 1 số ancaloid trừ morphinà trị khi động vật nuôi bị nhiễm độc các chất kể trên.

3.Ứng dụng điều trị:
-Trị tiêu chẩy. Ko nên dùng liều cao quá sẽ gây ức chế sự hấp thu chất dinh dưỡng gây còi cọc, hay táo bón.
-Giải độc khi động vật bị trúng độc kim loại nặng, ancaloid, protein, gluxit độc.
-Trị vết thương ngoại khoa: nấm, bỏng, bệnh của móng.
-Với ấu súc hay chế dưới dạng tanogelatin hay tanoanbumin tránh kích thích quá mạnh gây nôn.
Câu 15: Cơ chế,tác dụng dược lý và ứng dụng điều trị của atropin?
1.Cơ chế:
Thuốc đối kháng tranh chấp với acetylcholine ở receptor của hệ muscarin, phải dùng liều rất cao tiêm thẳng vào tĩnh mạch.
2.Tác dụng dược lý:
-Trên mắt gây dãn đồng tử, mất khả năng điều tiết, tăng nhãn áp.
-Ngưng tiết nc bọt, mồ hôi, dịch vị, dịch ruột. Giảm nhu động ống tiêu hoá.
9
TYDK55 - 2010-2015
Lưu hành nội bộ!
-Do có tác dụng mở khí đạo, giảm tiết dịch, kích thích thần kinh hệ hô hấpà cắt cơn hen.
-Tác dụng lên tim rất phức tạp. Liều thấp kích thích dây X làm tim đập chậm. Liều cao ức chế các receptor muscarinic của tim
làm giảm nhịp tim đập. Atropin ko có ảnh hưởng với thỏ do thần kinh thỏ ko chịu sự chi phối của PGC nên. Liều cao gia súc có
thể chết do bị liệt não.
-Hấp thu qua đường tiêu hoá, niêm mạc mắt, tiêm dưới da. 50% tham gia phản ứng ở gan thải qua phân và nc tiểu dưới dạng biến
đổi còn lại thải nguyên dạng qua nc tiểu.
3.Ứng dụng điều trị:
-Làm giãn cơ trơn,cắt cơn hen, giảm đau do túi mật, bàng quang, thận, dạ dày, ruột bị viêm.
-Làm thuốc tiền mê, tránh nôn mửa, ngừng tim do phản xạ.
-Điều trị trúng độc khi bị ngộ độc nấm chứa muscarin và các thuốc phong toả men cholinesterase như trúng độc các chlor,
phosphor hữu cơ…
-Liều đại gia súc 0.02- 0.1g, tiểu gia súc 0.005- 0.05 g/con/ngày. Tiêm dưới da hay tĩnh mạch. Dạng thuốc hay dùng atropine
sulphats. Nếu uống dùng liều cao hơn.
-Dùng nhỏ mắt dung dịch 0.5- 1% gây giãn đồng tử trong 25h, để soi đáy mắt hay điều trị viêm mộng mắt, giác mạc. Tác dụng
thuốc có thể kéo dài vài ngày.
-Các thuốc cùng nhóm hiện đang đc dùng: cồn belladon, cao khô belladon, homatropin hydrobromid Scopolamin.

Câu 16: Cơ chế,tác dụng dược lý và ứng dụng điều trị của pilocarpin?
1.Cơ chế:
2.Tác dụng dược lý:
-Thuốc kích thích hậu hạch phó giao cảm, tác dụng lâu hơn acetylcholine gây tăng tiết nc bọt, mồ hôi, tăng co bóp các cơ nhẵn:
nhu động dạ dày-ruột, tử cung, bàng quang. Kích thích thượng thận tăng tiết adrenalin, huyết áp tăng. Nhưng khi động vật đã đc
tiêm trc atropin thì huyết áp sẽ giảm.
-Do trong công thức phân tử ko có amin bậc 4 nên thấm vào màng não, khi dùng liều nhẹ thuốc kích thích, còn liều cao thì ngược
lại.
3.Ứng dụng điều trị:
-Kích thích tiêu hoá trị tích thực, chướng bụng, đầy hơi, liệt dạ dày- ruột, thiểu năng dịch vị, chống táo bón.
-Dùng khi gia súc đẻ khó, xót nhau do sức co của cơ tử cung yếu.
-Kích thích tuyến mồ hôi hay thận bị suy, bí tiểu tiện.
-Liều lượng tuỳ trọng lượng tiểu gia súc từ 0.003- 0.03g, đại gia súc dùng 0.03- 0.3g/con/ngày. Dạng muối nitrat hay
hydrochlorid dung dịch 3%, tiêm dưới da.
-Dùng trị tăng nhãn áp hay các thuốc có tác dụng đối lập. thường dùng dầu pilocarpin base 0.5- 1% nhỏ mắt.
Câu 17: Phổ kháng sinh, cơ chế tác dụng và ứng dụng điều trị của penicillin
1/Phổ kháng sinh: gồm 3 nhóm với phổ kháng sinh khác nhau:
Các penicillin tự nhiên. Có nguồn gốc từ nấm penicilium notatun, có hoạt phổ hẹp, chỉ tác dụng với gram(+): staphylococcus,
Streptococcus, Clostridium… Các thuốc hay dùng denta-pentenylpenicilin(F), benzylpenicilin(G), N-Oxybenzylpenicilin(X), N-
heptylpenicilin(K), phenoxypenicilin(V). Trong đó nhóm này quy định natri benzylpenicilin G làm chuẩn. 1 UI= µg.
Nhóm penicillin tổng hợp. thuốc có hoạt phổ rộng, tác dụng với cả gram (+) và(-), cả những chủng tụ, liên cầu khuẩn đã kháng
penicillin, và Pseudomonas…Các thuốc hay dùng: amoxycilin, cloxacilin, oxacilin…
Nhóm cephalosporins: gồm 3 thế hệ
+Thế hệ 1 chỉ có tác dụng với gram(+)
+Thế hệ 2 có phổ rộng hơn, tác dụng cả gram (+) và (-)
+Thế hệ 3 có vòng 6 cạnh ko bão hòa cạnh vòng β–lactam.Thuốc có phổ rộng, thời gian tác dụng lâu hơn
2/ Cơ chế tác dụng:
-Penicillin tác dụng lên quá trình tổng hợp vách tế bào của vi khuẩn.
-Penicillin là 1 dipeptid vòng, gồm 2 acid amin L-cystein và D-valin có cấu trúc tương tự chuỗi peptid D-ala4-D-ala5 của
peptidoglycan của vi khuẩn. Khi vi khuẩn tổng hợp vách tế bào gặp β-lactamin(penicillin) transpeptidase tạo phức nhầm với β-

lactamin, phức bền vững ko hồi phục. Phức này sẽ cản trở phản ứng xuyên mạch peptid của vi khuẩn, vi khuẩn vẫn tiến hành tổng
hợp protein, nhưng β-lactamin đã làm mất sự tạo vỏ, chuỗi peptidoglycan trở nên dị dạng(diệt khuẩn)
-Vách tế bào vi khuẩn gram âm phức tạp hơn, có tỉ lệ lipid cao hơn. Khi thủy phân cho ra mọi acid amin chứ ko phải chỉ tạo ra 5
a.a như VK gram (+). Màng ngoài lại kỵ nước còn β-lactamin phải khuyếch tán qua các ống dẫn protein rải rác trên bề mặt màng.
Sauk hi vào bên trong vùng quanh bào tương , sát với màng, kết hợp với PBP ở đấy lại diễn ra những doonhj tác kể trên giống vi
10
TYDK55 - 2010-2015
Lưu hành nội bộ!
khuẩn gram (+).β-lactamin ức chế những PBP thiết yếu cản trở sự sinh của vi khuẩnà kìm khuẩn. β-lactamin phải thong qua
autolysin mới diệt khuẩn được. à vậy penicillin vừa có tác dụng kìm khuẩn vừa diệt khuẩn
3/ Ứng dụng điều trị:
-Chữa viêm vú bò do staphylococcus aureus, Streptococcus spp, C.pyogenes. Thường dùng dưới dạng típ mỡ bơm thẳng vào bầu
vú qua tia sữa sau khi đã vắt cạn sữa. Với trường hợp viêm cấp tính chỉ bơm thuốc những bầu vú bị viêm. Mỗi bầu vú viêm bơm
180mg/3 lần/ngày/1-2 ngày. Khi bị viêm vú mãn tính có sự kết hợp của các vi khuẩn như E.coli pseudomonas aeruginosa phải
dùng mỡ ở dạng kết hợp với AG
-Bệnh nhiệt than của trâu bò dê lợn chó dùng liều gấp 3 lần 100000UI/kg/24h
-Bệnh đóng dấu lợn, cừu và gia cầm dùng liều 4000-10000/kg thể trọng/ngày tùy mức độ bệnh
-Bệnh huyết nhiễm trùng. Liều 100000UI/kg/24h. dùng 5 ngày liền
-Bệnh uốn ván chỉ dùng phòng trước khi phẫu thuật, ko chữa được
-Trị nhiễm trùng ngoài da của chó
Câu 18: Phổ kháng sinh, cơ chế tác dụng và ứng dụng điều trị của ampicilin
Ampicilin là thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn. Là kháng sinh bán tổng hợp thuộc họ β-lactamines, nhóm penicillin
nhóm A, độc tính thấp, phổ rộng
1/ Phổ kháng sinh:Là thuốc có phổ tác dụng rộng, có tác dunhj cả invitro và invivo. Tác dụng lên một số lượng lớn vi khuẩn
gram (+), (-) như: staphylococcus aureus, Streptococcus spp, C.pyogenes, Corybacterium, clostridium, Fusifomis spp, E.coli,
K.leptospira, Shigella, salmonella, Proteus, Brucella, Pasteurella.
2/ Cơ chế tác dụng:
-Ampicilin tác dụng vào quá trình nhân lên của vi khuẩn, ức chế sự tổng hợp mucopeptid của màng tế bào vi khuẩn, làm VK ko
nhân lên cũng ko phát triển được và bị tiêu diệt.
-Ampicilin có thể so sánh với các thuốc phổ rộng như cloramphenicol, tetracilin, thuốc có tính acid, ở dạnh muối rất dễ tan trong

nước.
-Thuốc có chu kỳ gan ruột, được tái hấp thu ở ruột nên kéo dài thời gian bán thải và tác dụng của thuốc.
3/Ứng dụng điều trị:
-Điều trị cho vật nuôi: viêm phổi, viêm ruột, viêm đường tiết niệu sinh dục, viêm tử cung, viêm các chi áp se, hà móng)… do các
vi khuẩn gây ra.
-Với động vật cảnh: chó mèo chữa thêm các bệnh viêm tai, leptospilosis.
-Điều trị tốt với các bệnh ở gan và, mật và đường tiêu hóa(nên cho uống)
-Viêm màng não do trực khuẩn gram (-)
-Viêm dường dẫn mật
-Thương hàn
Câu 19: Phổ kháng sinh, cơ chế tác dụng và ứng dụng điều trị của Treptomycin.
Do việc bất lực của penicillin trong việc điều trị các bệnh truyền nhiễm gây ra bởi VK gram (-) đã kích thích các nhà khoa học
tìm ra loại thuốc khác, trong đó treptomycin được tìm ra từ việc phân lập xạ khuẩn Actinomyces
1/ Phổ kháng sinh:
Phổ kháng sinh hẹp chỉ có tác dụng trên VK gram (-). Liều điều trị tùy thuộc sức đề kháng, tính chất bệnh nhất là tổ chức bệnh
2/ Cơ chế tác dụng:
-Treptomycin là thuốc diệt khuẩn, ức chế tổng hợp protein của VK ở mức ribosom
-Treptomycin gắn đặc hiệu vào tiểu phần 30s của ribosom ở vị trí P10. Do vậy mã bị đọc sai, gây tổng hợp và tích lũy các protein
sai lạc, kìm hãm vi khuẩn phát triển.
-Treptomycin gây rối loạn cả giai đoạn tổng hợp protein từ khâu khởi đầu, kéo dài tới kết thúc.
3/Ứng dụng điều trị:
-Thông thường trong lâm sàng, người ta hay kết hợp treptomycin với các sunphamid hay với các thuốc khác để trị các bệnh viêm
nhiễm do VK gây ra.
-Liều dùng tiêm bắp 5-10mg/kg, uống liều 20mg/kg.
-Trị viêm vú bò sữa cấp tính 100mg/bầu vú. Viêm vú bò sữa mãn tính liều 500mg/bầu.
-Bệnh trên tim viêm nội tâm mạc, cơ hay bao tim có thể dùng liều 10 triệu UI/ngày/4 tuần liên tục.
-Theo chỉ thị mới nhất của bộ y tế, hiện nay ko dùng eptomycin trị bệnh đường tiêu hóa mà chỉ dùng cho bệnh lao.
-Có thể tìm thấy tồn dư trongthitj khi sử dụng trong thời gian dài. Sữa trong các vú bị viêm khi đang điều trị ko được sử dụng.
Câu 20.Phổ kháng sinh,cơ chế tác dụng và ứng dụng điều trị của kanamycin?
Kanamycin được chiết từ nấm streptomycin kanamycetius. Thuốc có tính baso, tan trong nước, thường dùng muối sunfat

1/ Phổ kháng sinh:
-Có 3 loại kanamycin là A,B,C. loại A là quan trọng nhất, chế phẩm được dùng phải có ít nhất 98% loại A. loại A trị
mycobacterium mạnh gấp 10 lần loại B C. Loại B trị
11
TYDK55 - 2010-2015
Lưu hành nội bộ!
staphylococcus mạnh gấp 5 lần loại A C
-Thuốc có hoạt phổ rộng, chống cả VK gram dương và âm. Các loại VK mẫn cảm như: e.coli, A.aerogenass, K.pneumoniae,
nhóm paracolon, salmonella, Shigella, Brucella, M.tuberculosis, mycobacteria, S.aureus, streptococcus spp
-Có tác dung tốt với các chủng tụ cầu, liên cầu đã kháng penicillin và cephalosporin.
2/Cơ chế tác động: kanamycin là thuốc diệt khuẩn, ức chế tổng hợp protein của VK ở mức ribosom.
3/Ứng dụng điều trị:
-Dạng thuốc được dùng trong lâm sàng kanamycin sunphats có thể ở dạnh bột tiêm lọ 1g hay dạng dung dịch 10% lọ 10ml hay lọ
100ml.
-Dùng khi gia súc bị nhiễm trùng da, đường tiết niệu, đường ruột, đường máu, do các loại VK Aerobacter, salmonella, proteus,
pasterella, corinebacteria, staphylococcus, mycobacteria, E.coli
-Liều uống 10-20mg/kg, liều tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch tùy tình trạng bệnh lý liều từ 10-20mg/kg cách nhau từ 6-12h tiêm nhắc
lại với bệnh nhiễm trùng cấp.
-Các thuốc khác hiện đang dùng ở VN là: Kantrim dùng cho chó và mèo vì 2 loài động vật này rất mẫn cảm với treptomycin trên
chó mèo thường gặp trường hợp shock. Amforol dạng viên hay dung dịch, thuốc được chế dưới dạng kanamycin kết hợp với
aminopentamid, hay pectin,dùng chống nấm và bệnh nhiễm khuẩn trên da.
-Ngoài ra có tác dụng phụ như: khi tiêm gây dị ứng nhưng thấp hơn các thuốc thuộc nhóm beta lactam, khi uống cũng có thể gây
tiêu chảy, sưng miệng, hậu môn. Độc tính của thuốc này gây rối loạn tiền đình với các chứng chóng mặt đi lảo đảo, điếc. độc với
thận nếu gia súc có tiền sử về thận gây viêm cầu thận thiểu năng hay vô niệu.
Câu 21.Phổ kháng sinh,cơ chế tác dụng và ứng dụng điều trị của gentamycin
Gentamycin là kháng sinh thuộc nhóm AG, chiết từ nấm micromonospora purpurea. Được tìm ra năm 1963, thuốc có tính baso.
Trên lâm sàng dùng dưới dạng muối gentamycin sulphats, thuốc ở dạng bột màu trắng vô định hình tan trong nước. thuốc bền với
nhiệt độ và thay đổi pH
1/ Phổ kháng sinh:
-Thuốc có phổ kháng sinh mạnh, rộng hơn cả treptomycin. Thuốc có tác dụng với cả những chủng VK đã kháng lại treptomycin.

Tác dụng với cả Pseudomonas. Thuốc vừa có tác dụng diệt khuẩn đồng thời nó cũng là thuốc ức chế sự sinh tổng hợp protein tạo
màng tế bào của vi khuẩn.
2/Cơ chế tác dụng:
Gentamycin là thuốc diệt khuẩn, ức chế tổng hợp protein của VK ở mức ribosom.
3/ ứng dụng điều trị:
-Gentamycin ít hấp thu ở đường tiêu hóa nên chỉ uống khi bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
-Thuốc được đưa vào cơ thể bằng cách tiêm. Sau khi tiêm hấp thu nhanh khoảng 10-20ph đạt nồng độ cao trong máu. Khả năng
gắn vào protein huyết thanh kém chỉ khoảng 40%.
-Thời gian bán thải khoảng 2-3h, nhưng thuốc lại được tái hấp thu ở ống thận khoảng 80% dưới dạng nguyên vẹn. Thời gian tác
dụng của thuốc kéo dài hơn streptomycin.
-Với có mèo có thể dùng thuốc dưới dạng đắp hay bôi bên ngoài. Cũng có thể dùng theo đường uống và tiêm dưới da hay bắp.
-Ngựa dùng thụt hay đặt trong tử cung
-Lợn tiêm cho lợn con từ sơ sinh tới 3 ngày tuổi, với lợn trưởng thành hòa vào uống hay trộn với thức ăn.
-Thụt rửa tử cung và bầu vú.
-Dung dịch nhỏ tai mắt nồng độ 3mg/ml.
-Thuốc có tồn dư trong sản phẩm thịt nên ngừng dùng thuốc 18 ngày trước khi thịt
Câu 22.Phổ kháng sinh,cơ chế tác dụng và ứng dụng điều trị của neomycin?
Neomycin cũng là 1 AG có tính baso. Trên lâm sàng hay dùng dưới dạng muối, bền vững nhất là dạng neomycin sulphats. Thuốc
tồn tại dưới dạng bột màu trắng hay vàng. Tan trong nước, rượu hay các dung môi khác
1/Phổ kháng sinh:
-Các loại vi khuẩn mẫm cảm thường bị ức chế ở nồng độ 5-10 microgam/ml thậm chí còn ít hơn.
-VK gram âm có tính nhạy cảm cao là: E.coli, Pasterella, Salmonella, K.neumonia, A.aeogenes, P.vungans, Shigela, Shiga, …các
VK gram dương như: B.anthrasis, C.dipthenae,Sta.aureus, H.tuberculosis, Brucella, Leptospilosis, …
-Thuốc có hoạt phổ lớn. Các dịch của tổ chức khi bị phân hủy: mủ, dịch thẩm lậu, dịch mật cũng như các sản phẩm trung gian
trong quá trình sống cũng như trong trao đổi chất và các enzyme đều ko ảnh hưởng đến hoạt tính kháng khuẩn của vi khuẩn.
2/Cơ chế tác dụng:
Là một AG nên có cơ chế tác dụng như các AG khác. Neomycin là thuốc diệt khuẩn, ức chế tổng hợp protein của VK ở mức
ribosom, tác động lên quá trình tạo vách tế bào vi khuẩn.
3/Ứng dụng điều trị :
-Thuốc đc hấp thu kém ở đường tiêu hóa. Thuốc chỉ uống khi nhiễm khuẩn đường ruột.

12
TYDK55 - 2010-2015
Lưu hành nội bộ!
Ko nên dùng cho loài nhai lại vì thuốc gây ảnh hưởng rất lớn đến vi sinh vật dạ cỏ. Còn khi bị bệnh ở các cơ quan khác cần phải
tiêm.
-Thuốc đc hấp thu tốt sau khi tiêm bắp và được phân bố rộng trong các dịch của cơ thể và các mô. Nồng độ được duy trì 6-8h.
Thải qua nước tiểu.
-Neomycin được dùng nhiều trong các trường hợp chí bị viêm tai giữa. Tiêm bắp đạt nồng độ hữu hiệu sau 1h kéo dài 6h. Thuốc
qua được nhau thai và màng não.
-Độc với gia súc bị bận về thận gây albumin niệu. Khi gia súc bị viêm thận nên dùng kanamycin thay thế cho neomycin.
-Được sử dụng rộng rãi khi dùng ở dạng bôi thoa trị các bệnh trên da, trên màng nhầy của tổ chức do những VK mẫn cảm với
thuốc gây ra: bỏng, vết thương ngoại khoa, u, nhọt, viêm da. Thuốc mỡ dùng tra mắt khi bị viêm.
-Dùng uống chủ trị các bệnh do Coliform gây nên ở đường tiêu hóa. Cứ 4-6h uống nhắc lại. tiêm trong quá trình điều trị hàng loạt
các bệnh truyền nhiễm của gia súc do những VK mẫn cảm với thuốc gây ra ở đường tiêu hóa, tiêm bắp 8-12h tiêm nhắc lại.
-Các chế phẩm hay dùng là: Neomycin sulphats USP. Thuốc được chế sẵn dưới nhiều đạng tùy loại: bôi, thoa, uống hay tiêm.
Uống liều hay dùng dạng dung dịch, dùng cho chó mèo 0.4g/kg/4 lần/ ngày. Uống liên tục 5-6 ngày. Với gia súc hay dùng dạng
bolus. Dạng nhũ dịch cho gia súc và gia cầm.
-Dạng bột hòa tan trong nước một số nơi dùng phối hợp với oxytetraxyclin làm thức ăn bổ sung trong phòng trị đương tiêu hóa và
kích thích tăng trọng của gà, gà tây, lợn và lạc đà.
-Chỉ tiêm khi thật cần thiết và tùy bệnh tùy thể trọng và theo dõi thường xuyên.
-Trị viêm vú hay kết hợp với penicillin, liều 500mg/ bầu vú.
-Dạng kem dùng tra mắt hay bôi thoa sát trùng ngoài da, vết thương.
-Tác dụng phụ: có thể gây nổi mẩn trên da, làm hư thận, gây liệt dây thần kinh khi dung liều cao, gây liệt hô hấp khi dung chung
với các thuốc gây giãn cơ như các thuốc gây mê.
Câu 23.Phổ kháng sinh,cơ chế tác dụng và ứng dụng điều trị của erythromycin?
Erythromycin đc chiết ra từ môi trường nuôi cấy nấm streptomyces erythreus trong nấm đất tại philipin. Gồm 3 loại A,B,C. loại A
có hoạt tính cao nhất.
1/Phổ kháng sinh:
-Thuốc có tác dụng tốt với VK gram dương như: tụ cầu, liên cầu, nhất là các VK đã kháng penicillin. Với VK gram âm cũng có
tác dụng như: Pasteurella, Brucella, Salmonella, E.coli.

-Thuốc ko có tác dụng với nấm mốc và nấm men và vi rút
-Có khoảng 50% số chủng Staphylococcus nhóm A kháng lại thuốc. Có kháng chéo giữa macrolid và với lincosamis. Nhưng ko
kháng chéo với kháng sinh khác.
2/Cơ chế tác dụng:
-Erythromycin thuộc nhóm Macrolid có tác dụng kìm khuẩn nhưng cũng có tác dụng diệt khuẩn với các chủng gram dương như
nội tâm mạc tim, nhiễm huyết cầu,…
-Thuốc ức chế tổng hợp protein, gắn vào phần 50s của ribosom của vi sinh vật, ko ức chế tế bào vật chủ.
3/Ứng dụng điều trị:
-Chỉ có Erythromycin base mới có tác dụng kháng sing nhưng vì dạng này ko tan trong nước, bị dịch vị trung hòa nên phải bọc
lại, xuống tá tràng mới được hấp thu nhưng tỉ lệ vẫn ko cao nên thực tế dùng ở dạng este và muối.
-Thuốc có ở dạng muối, este, dạng estolat hấp thu tốt nhất. Tiêm tĩnh mạch dùng: glucoheptonat, lactobionat. Tiêm bắp dùng;
ethysuscinat.
-Uống sau 6-8h đạt nồng độ cao trong máu. Thức ăn ở đường tiêu hóa cản trở sự hấp thu thuốc. tiêm hấp thu toàn bộ dễ thấm vào
tổ chức. thuốc được thấm vào ổ mủ, khuếch tán tốt vào dịch màng phổi, dịch cổ trướng.
-Ko được dùng cùng với những thuốc làm giảm nhu động ruột.
-Ko được trộn lẫn bất cứ Erythromycin nào với dịch truyền. Nhiễm kiềm làm tăng tác dụng của thuốc.
-Điều trị các bệnh gây ra bởi các VK kể trên. Có ưu tiên cho các VK gây bệnh đường hô hấp: xuyễn, CRD, viêm phế quản phổi,
huyết nhiễm cầu khuẩn… tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch. Có thể dùng liều 10mg/kg thể trọng cho bệnh cấp tính. Liều trung bình 3-
5mg/kg.
-Trị bệnh đương tiêu hóa cho uống 20-50mg/kg.
-Trị viêm vú dùng liều 300mg/ bầu vú.
Câu 24.Phổ kháng sinh,cơ chế tác dụng và ứng dụng điều trị của tetraxyclin?
Tetraxyclin được chiết suất ra từ Streptomyces aureofaciens năm 1948. Chia ra làm 3 loại với thời gian tác dụng khác nhau.
Thuốc ở dạng kết tinh màu vàng nhạt hay vàng nâu non, mùi nồng, hơi chua, ít tan trong nước, có tính lưỡng tính. Dạng muối dễ
tan.
1/Phổ kháng sinh:
-Tetraxyclin là thuốc ức chế VK ở nồng độ thấp và diệt khuẩn ở nồng độ cao. Cũng giống như các loại kháng sinh khác, nó phụ
thuộc vào độ mẫn cảm của VK với thuốc, khi phối hợp với polymycin thuốc có tác dụng hiệp đồng.
13
TYDK55 - 2010-2015

Lưu hành nội bộ!
-Đây là nhóm kháng sinh có hoạt phổ rộng, tác dụng cả VK gram dương và âm. Vi rút kích thước lớn và ký sing trùng: protozoa,
giun đũa giun tóc…vì giá thành cao, thuốc trị giun khác rẻ hơn nên ko dùng. Liều trị khuẩn tốt nhất là 0.5 microgam/ml máu.
Trong nhóm Tetraxyclin có oxyTetraxyclin và chlotetraxyclin phối hợp rất tốt với penicillin.
-Tetraxyclin kìm hãm sự phát triển của VK: Rickettsiae, Amebae, Mycoplasma, và tất cả các VK còn lại giống như của nhóm
chloramphenicol, beta-lactam…
-Nhìn chung với VK gram dương mẫn cảm với thuốc hơn VK gram âm, các chủng mẫn cảm với thuốc gồm: anpha va beta
hempolytic streptococci, pneumonia, gonococci, Clostridium, K.pneumonie, Prucella…các VK gram âm như: E.coli,
Corynebacterium, salmonella, Shigella, Aerobacter, M. tuberculosis…
2/Cơ chế tác dụng;
-Tác dụng kháng khuẩn của Tetraxyclin rất phức tạp thông qua nhiều cách khác nhau
ức chế tổng hợp protein của VK ở mức ribosom, gắn vào tiểu phần 30s, bao vây kết hợp amino-acyl tARN vào vị rí nhận phức
hợp ribosom mARN. Tác dụng kìm khuẩn.
-Tetraxyclin là chelat, tạo phức bền vững ko hồi phục với nhiều kin loại cation như Ca, Mg, Zn, Al, Fe…điều này cắt nghĩa độc
tính của thuốc trên hệ xương, răng. Ko dùng thuốc cùng các chế phẩm của sữa, thuốc kháng acid, vitamin, kim loiaj hay các thuốc
tẩy chứa kim loại trên vì chúng làm giảm hấp thu thuốc.
-Số đông VK trong quá trình sống cần acid glutamic trong hô hấp mô bào, Tetraxyclin làm rối loạn quá trình phosphoryl hóa, VK
ngừng phát triển.
-Tetraxyclin làm rối loạn sự tách acetate trong trao đổi chất, dẫn đến VK bị ức chế, ko phát triển được và bị thực bào.
3/ứng dụng điều trị:
-Thuốc được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh cho gia súc do nó có hoạt phổ rộng, chữa viêm ruột, các bệnh đường hô hấp,
sing dục, tiết niệu… do các VK trên gây ra cho vật nuôi
Trị bệnh Anaplasmosis- kí sinh trùng đường máu cho gia súc liều 11mg/kg, nặng dùng 22mg/kg Oxytetraxyclin.
-Trị bệnh theileiosis- kí sinh trùng đường máu do theileria parva gây ra. Bệnh Stick borne, bệnh ehrlichiosis.
-Dùng trong bệnh Brucella nên kết hợp với streptomycin, bệnh nghệ Leptospiralosis, bệnh do Mycoplasma pneumoniae, bệnh do
rickettsia, các bệnh của xoang chậu: tử cung, buồng trứng…
-Bệnh trướng hơi ngửa bụng của cá, bệnh xầy da của ếch, bệnh phồng cổ của ba ba.
-Bệnh thối ấu trùng ong
-Bệnh đau mắt hột, dùng mỡ Tetraxyclin 3% nhỏ mắt hàng ngày
-Trị viêm vú dùng bơm trực tiếp.

Câu 25.Phổ kháng sinh,cơ chế tác dụng và ứng dụng điều trị của polymycin B?
Polymycin B được chiết suất từ Bacillus polymyxa, độc với thận nhưng được dùng nhiều trong điều trị. Chúng là dipeptid base,
phân tử mang điện tích dương, là dẫn xuất của cation, tác dụng tương tự ngư chất gột sạch cation, ko sử dụng cùng với các kim
loại Mg, Co, Fe, Mn vì các kim loại này sẽ làm mất tác dụng của thuốc.
1/ Phổ kháng sinh:
-Thuốc có hoạt phổ mạnh, bền ở pH=5-7, khi pH kiềm hay acid mạnh thuốc bị mất tác dụng.
-Thuốc ko tác dụng với VK, các khuẩn kháng thuốc tự nhiên: VK gram dương : Sta.aureus, streptococcus, corynebacterium,
clostridium…VK gram âm: Mycobacterium, …
Các VK gram âm mẫn cảm gồm: E.coli, Haemophilus, salmonella, Krebsiella, Pseudomonas, Bordetellabronchiseptica,…
2/ Cơ chế tác dụng:
Thuốc gắn vào phospholipids màng VK, làm các lớp màng mất phương hướng, chức năng làm hàng rào của màng bị phá hủy, cân
bằng thẩm thấu bị thay đổi, các thành phần trong tế bào thoát ra làm VK chết, vậy đay là thuốc diệt khuẩn, chưa thấy có kháng
ngoài nhiễm sắc thể
3/ Ứng dụng điều trị:
-thuốc có tác dụng hiệp đồng cộng hưởng với oxytetraxyclin, khi phối hợp cần giảm liều xuống ½ hay 1/6 so với bình thường tùy
từng trường hợp cụ thể. Hiện nay trên lâm sàng sự phối hợp 2 thuốc trên đang đc sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh viêm vú do
VK gây ra.
-Thuốc cũng có tác dụng hiệp đồng với chloramphenicol và neomycin. Khi điều trị bệnh do salmonella gây ra cần giảm so với
bình thường.
-Trị viêm vú bò sữa do các loại VK, đặc biệt Pseudomonas aeruginosa. Khi bò viêm vú do Klebsilla species nên dùng kết hợp
polymycin với oxytetraxyclin cho kết quả cao.
-Bảo quản tinh dịch dùng trong thụ tinh nhân tạo tránh được lây truyền do Pseudomonas, liều dùng 50microgam/ml. trong thực tế
hay dùng phối hợp polymycin với penicillin và streotomycin để phòng tất cả các bệnh do mọi loại VK gram dương, âm lây truyền
qua đường sinh dục.
-Trị viêm tai của chó nên kết hợp với oxytetraxyclin.
-Trị viêm ruột cuả động vật non do E.coli ở cừu, lợn và các trường hợp viêm ruột do nhiễm các loại khuẩn khác mẫn cảm với
thuốc của động vật. thuốc ít sử dụng cho loài nhai lại.
14
TYDK55 - 2010-2015
Lưu hành nội bộ!

-Chỉ uống khi nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
Câu 26.Phổ kháng sinh,cơ chế tác dụng và ứng dụng điều trị của colistin?
Thuốc ở dạng bột màu trắng, tan nhiều trong nước nhất là nước sinh lý mặn, methanol. Ko tan trong ether, cloroforum…thuốc
khá ổn định, bền vững cả ở dạng bột và dung dịch.
1/Phổ kháng sinh:
-Thuốc có hoạt phổ mạnh, bền ở pH=5-7, khi pH kiềm hay acid mạnh thuốc bị mất tác dụng.
-Thuốc ko tác dụng với VK, các khuẩn kháng thuốc tự nhiên: VK gram dương : Sta.aureus, streptococcus, corynebacterium,
clostridium…VK gram âm: Mycobacterium, …
Các VK gram âm mẫn cảm gồm: E.coli, Haemophilus, salmonella, Krebsiella, Pseudomonas, Bordetellabronchiseptica,…
2/Cơ chế tác dụng:
Thuốc gắn vào phospholipids màng VK, làm các lớp màng mất phương hướng, chức năng làm hàng rào của màng bị phá hủy, cân
bằng thẩm thấu bị thay đổi, các thành phần trong tế bào thoát ra làm VK chết, vậy đây là thuốc diệt khuẩn, chưa thấy có kháng
ngoài nhiễm sắc thể.
3/Ứng dụng điều trị:
-Khi bị trúng độc colistin, da bị tím tái giống như bị trúng độc HCN, rối loạn cảm xúc xuất hiện nhanh nhưng cũng nhanh mất đi.
Nếu dùng trong trường hợp viêm dạ dày, ruột thì ít xảy ra. Viêm tương mạc đường tiêu hóa gặp khi dùng colistin để trị bệnh,
bệnh nhân bị điếc ko hoàn toàn khi lượng colistin trong máu quá cao.
-Khi sử dụng, thuốc làm tăng bạch cầu và bạch cầu đa nhân lên rất cao. Đau nơi tiêm.
-Thuốc có ảnh hưởng tới thận nhất là khi bị suy thận sẽ gây thiểu niệu hay vô niệu. Đây chính là nguyên nhân gây tắc nghẽn thần
kinh cơ.
-Trong nhiều trường hợp mức độ và khả năng gây hại thường cao hơn khi dùng cùng polimycin B
-Liều lượng: trung bình 5mg/kg/ngày( có thể dùng 7-10mg/kg/ngày), khi bị bệnh về thận giảm liều 2-3mg/kg/ngày
Câu 27.Phổ kháng sinh,cơ chế tác dụng và ứng dụng điều trị của nofloxacin?
Nofloxacin là một fluoroquinolin, là chất bột nhẹ, tơi màu trằng hay vàng. Nhạy cảm với ánh sáng và độ ẩm. tên khác là Noroxin
1/Phổ kháng sinh:
Thuốc có tác dụng kháng khuẩn với hoạt phổ rộng, tác động lên nhiều loại VK cả gram dương và âm gây bệnh ở đường não như:
E.coli, Protaus, mirabilis, Enterobacterium, Pseudomonas… gồm cả trực khuẩn sinh mủ xanh và tụ cầu vàng. Ngoài ra thuốc còn
tác dụng với Mycoplasma, VK lao và hủi.
2/cơ chế tác dụng:
Ức chế enzyme AND-gyrase: đây là quá trình tổng hợp các acid nhân, AND VK, đích phân tử của thuốc này là AND-gyrase. Làm

ảnh hưởng tới quá trình nhân lên và sao chép của VK làm ngừng quá trình sinh sản và phát triển VK.
3/ Ứng dụng điều trị:
Dùng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên và dưới: viên thận, viêm bể thận, bàng quang, niệu đạo do lậu cầu,
các bệnh ở phổi, đường tiêu hóa, viêm não màng não do các loại VK trên gây ra.
Câu 28.Phổ kháng sinh,cơ chế tác dụng và ứng dụng điều trị của ernofloxacin?
1/ phổ kháng sinh: Thuốc có phổ tác dụng rộng và mạnh
-Với các VK gram âm: : E.coli, salmonella, Krebsiella, Pseudomonas, với Mycoplasma spp và các VK gram dương:
Staphylococcus, streptococcus, corynebacterium, clostridium, Sta.aureus có MIC = 4mg/kg
-Với các VK gây bệnh hồng lỵ và tiêu chảy trên lợn choai dung MIC=3mg/kg
-Thuốc ưu tiên trị các bệnh do : Staphylococcus, streptococcus, Mycoplasma spp nhưng kém tác dụng với các VK yếm khí.
2/cơ chế tác dụng:
Ức chế enzyme AND-gyrase: đây là quá trình tổng hợp các acid nhân, AND VK, đích phân tử của thuốc này là AND-gyrase. Làm
ảnh hưởng tới quá trình nhân lên và sao chép của VK làm ngừng quá trình sinh sản và phát triển VK.
3/ Ứng dụng điều trị:
-Dùng trị các bệnh do mycoplasma gây viêm phổi ở trâu bò lợn. bệnh viêm phổi do Pneumoniae và các bệnh viêm phổi, viêm
đường hô hấp của động vật nuôi do E.coli và salmonella
-Liều dùng: 2.5mg/kg cho uống hay tiêm, thuốc hay có tác dụng phụ trên chó mèo ngựa.
Câu 29.Phổ ký sinh trùng, cơ chế tác dụng và ứng dụng điều trị của mebendazol?
Mebendazol là thuốc trị ký sinh trùng đa giá (mọi loại giun tròn, các loại sán lá, sán dây). Thuốc ở dạng bột màu vàng nhạt, tan
rất ít trong nước và các dung môi hữu cơ, ko hút ẩm, ổn định ở ko khí.
1/ Phổ ký sinh trùng:
-Thuốc có phổ ký sinh trùng rất rộng, trị tất cả các lớp giun tròn ở các thời kỳ phát triển khác nhau: trưởng thành, ấu trùng và
trứng đang di hành trong máu.
-Với loài nhai lại: trâu bò dê cừu: trị giun tròn ở dạ dày, giun tròn đường hô hấp, bệnh sán dây Monieziose.
-Với ký sinh trùng của lợn: baanhj giun lươn dạ dày-ruột
15
TYDK55 - 2010-2015
Lưu hành nội bộ!
-Với ký sinh trùng của ngựa : bệnh do giun tròn ở đường tiêu hóa, giun lươn trong ruột non, bệnh giun đũa, giun kim.
-Động vật ăn thịt chó mèo: giun tròn ở ruột non. Giun đũa, giun tóc, giun móc. Bệnh sán dây loài Taenia sp.

-Với ký sing trùng loài gia cầm: bệnh giun đũa. Bệnh sán dây.
2/Cơ chế tác dụng:
-Thuốc làm mất khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của giun, sán( mất các vi ống của bào tương ở tế bào ruột và da). Các chất
tích lũy ở bộ máy golgi. Các thuốc này có nhiệm vụ phong tỏa chất fumarate redutaza làm ngừng tiết acetylcholinesterase nên
acetylcholine ko bị phân giải mà càng tăng cao, các ống dẫn glucose bị tổn thương, nên giun, sán giảm hấp thu glucose, cạn dự trũ
glucogen. ATP( yếu tố cung cấp năng lượng cho giun sing tồn và phát triển) bị giảm tổng hợp.
-Kết quả: giun, sán bị “mê” , rồi liệt buộc phải trôi ra ngoài theo phân.
3/Ứng dụng điều trị:
-Thuốc dùng trị nội ký sinh trùng đa giá.
-Thuốc chế dưới dạng bột, thuốc viên trộn lẫn với thức ăn hay nước uống. điều trị cho gia súc trâu, bò,dê,cừu, ngựa, động vật ăn
thịt…
-Ko dùng cho chim bồ câu, vẹt, chim cút.
-Ko dùng cho gà thời kỳ đẻ trứng, ngựa chửa 3 tháng đầu.
-Liều cao có thể làm giảm bạch cầu trung tính có hồi phục
Câu 30.Phổ ký sinh trùng, cơ chế tác dụng và ứng dụng điều trị của albendazol?
Albendazol là thuốc trị nội ký sinh trùng đa giá. Thuốc ở dạng bột màu trắng ko tan trong nước.
1/ Phổ ký sinh trùng:
-Thuốc sử dụng rộng rãi để trị ký sinh trùng cho loài nhai lại gồm cả lớp giun tròn và sán lá gan.
+Strongiloses ruột- dạ dày. Thuốc có hiệu quả tốt với Haemonchus, Ostetagia, cooperia…
chabertia cả loại non lẫn trưởng thành. Kém hiệu quả so với bunostoum, albendazol. Thuốc còn có tác dụng tốt với các ấu trùng
nằm trong lớp niêm mạc của Ostetagia đang ở giai đoạn hypobiose.
+Strongiloidoses
+Strongiloses của đường hô hấp.
-Teniasis – sán dây loài nhai lại
2/Cơ chế tác dụng:
-Thuốc làm mất khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của giun, sán( mất các vi ống của bào tương ở tế bào ruột và da). Các chất
tích lũy ở bộ máy golgi. Các thuốc này có nhiệm vụ phong tỏa chất fumarate redutaza làm ngừng tiết acetylcholinesterase nên
acetylcholine ko bị phân giải mà càng tăng cao, các ống dẫn glucose bị tổn thương, nên giun, sán giảm hấp thu glucose, cạn dự trũ
glucogen. ATP( yếu tố cung cấp năng lượng cho giun sing tồn và phát triển) bị giảm tổng hợp.
-Kết quả: giun, sán bị “mê” , rồi liệt buộc phải trôi ra ngoài theo phân.

3/Ứng dụng điều trị:
-Thuốc được chế dưới dạnh nhũ tương, dùng uống, ko cần bắt gia súc phải nhịn đói.
+Trâu bò liều 7.5mg/kg với bệnh giun lươn Strongiloses ruột- dạ dày…
+Dê cừu liều 5mg/kg với bệnh giun lươn ruột- dạ dày…
+Lợn dùng phòng liều cho uống 5mg/kg hay trộn thức ăn cho ăn trong 5 ngày liền.
+Ngựa liều 5mg/kg
-Với loài nhai lại dùng trị sán lá gan và giun tròn.
-Thuốc để lại tồn dư trong nhiều ngày thường là 10 ngày. Với động vật cung cấp thịt sữa ko thịt trước 14 ngày. Thịt và các sản
phẩm sữa ko dùng cho người trong thời gian điều trị bệnh.
Câu 31.Phổ ký sinh trùng, cơ chế tác dụng và ứng dụng điều trị của ivermectin?
Ivermectin là thuốc thuộc nhóm Macrolid chỉ có tác dụng với mọi loại giun tròn và các ngoại ký sinh trùng của vật nuôi. Được
chiết ra từ nấm men streptomyces evemitilis. Chất bột kết tinh màu vàng nhạt ko tan trong nước nhưng tan mạnh trong dung môi
hữu cơ.
1/ Phổ ký sinh trùng:
-Thuốc có tác dụng trị tất cả các loại giun tròn ký sinh bao gồm cả giun tim, và ngoại ký sinh trùng rất tốt, thuốc ko có tác dụng
với sán dây và sán lá gan.
-Hiệu quả trị ký sinh trùng của thuốc rất lớn.
2/Cơ chế tác dụng:
-Thuốc ức chế sự dẫn truyền xung thần kinh của các loài giun tròn, động vật tiết túc, ruồi ròi, Oestrus ovis, rận, ghẻ các loại,
thuốc trị cả nội và ngoại ký sinh trùng.
-Dưới tác động của thuốc , men acetylcholinesterase bị phong tỏa, làm acetylcholine tích lũy nhiều tại synap thần kinh. Trong khi
đó hệ GABA vẫn hoạt động bình thường, tức acetylcholine vẫn tiếp tục được tổng hợp làm hoạt động của nhánh thần kinh trung
ương ko được kiểm soát nên nội, ngoại ký sinh trùng có biểu hiện run rẩy, co giật liên tục, mất năng lượng, hết khả năng bám, liệt
rồi chết.
16
TYDK55 - 2010-2015
Lưu hành nội bộ!
3/Ứng dụng điều trị:
Đây là thuốc có tác dụng với cả nội, ngoại kí sinh trùng thú y
* Với nội kí sinh thú y:

-Trâu bò trị các loại giun tròn Strongyloses. Thuốc có tác dụng tốt với tất cả các dạng ký sinh trùng chủ yếu của động vật : tốt
nhất với giun kim và cả ấu trùng của nó, với Haemonchus.
-Thuốc còn có tác dụng với các loài ấu trùng nằm trên niêm mạc ruột của loại Ostertagia.kí sinh trùng đường hô hấp.
* Ngoại ký sinh trùng:
-Thuốc còn trị cả ngoại ký sinh trùng ve, ghẻ loại Proroptes ovis hay giòi da khi dùng ở dạng tiêm dưới da.
-Lợn trị mò ăn lông ở lợn ngoại
-Động vật ăn thịt, chó, mèo hay dùng chứa ivermec là Cardomec hay Heargard – 30. Dùng liều 6UI/kg có tác dụng phồng trị khi
chó bị bệnh tim dạng ấu trùng đang di hành, nó không tác dụng với dạng giun chỉ trưởng thành của tim.
-Muốn trị giun tóc, móc, đũa, lươn… dùng liều cao hơn 0.5mg/kg tiêm dưới da
-Thuốc an toàn, liều độc so với liều điều trị gấp 30 lần.
17

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×