Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Top 50 bai phan tich buc tranh mua thu qua bai tho cau ca mua thu hay nhat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.68 KB, 40 trang )

Dàn ý phân tích bức tranh mùa thu qua bài thơ Câu cá mùa thu
a) Mở bài
- Giới thiệu tác giả và tác phẩm:
Nguyễn Khuyến là nhà thơ Nôm nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam.
 "Câu cá mùa thu" là bài thơ thu tiêu biểu trong chùm ba bài thơ thu được viết
bằng chữ Nôm của Nguyễn Khuyến.
- Khái quát bức tranh mùa thu trong bài thơ: hiện lên với vẻ đẹp cổ điển vốn có của
thi ca muôn đời với cái tĩnh lặng trong cảnh và tâm của người nghệ sĩ.


b) Thân bài
* Khái quát về bài thơ
- Hoàn cảnh sáng tác: Nhà thơ sáng tác bài thơ này khi về quê ở ẩn với những thú
vui tuổi già đó là đi câu cá. Cảnh tượng mùa thu diễn ra lặng lẽ êm đềm cộng
hưởng với tâm trạng buồn bế tắc của nhà thơ lo lắng cho số phận người nông dân
đã bật lên tứ thơ thu điếu.
- Giá trị nội dung: Bài thơ là bức tranh cảnh sắc mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ,
đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước cùng tâm trạng đau xót của tác
giả trước thời thế.
* Luận điểm 1: Bức tranh mùa thu được khắc họa từ sự thay đổi điểm nhìn
- Bức tranh mùa thu được miêu tả theo điểm nhìn:
+ Từ gần đến cao xa: từ “thuyền câu bé tẻo teo” trong “ao thu” đến “tầng mây lơ
lửng”.
+ Từ cao xa trở lại gần: Từ “trời xanh ngắt” quay trở về với thuyền câu, ao thu.
=> Cách thay đổi điểm nhìn như vậy làm bức tranh mùa thu toàn diện: từ một
khoảng ao, cảnh sắc mùa thu mở ra sinh động theo nhiều hướng.
* Luận điểm 2: Bức tranh mùa thu trong bài là bức tranh mùa thu tiêu biểu
nhất, đặc trưng nhất cho “mùa thu của làng cảnh Việt Nam”


- Những nét đặc trưng nhất của mùa thu Bắc Bộ được phác họa trong bức tranh


mùa thu với đầy đủ màu sắc và đường nét:
+ Màu sắc:
“trong veo”: sự dịu nhẹ, thanh sơ của mùa thu
 Sóng biếc: Gợi hình ảnh nhưng đồng thời gợi được cả màu sắc, đó là sắc xanh
dịu nhẹ và mát mẻ, phải chăng là sự phản chiếu màu trời thu trong xanh
 Lá vàng trước gió: Hình ảnh và màu sắc đặc trưng của mùa thu Việt Nam
 Hình ảnh trời xanh ngắt: sắc xanh của mùa thu lại được tiếp tục sử dụng,
nhưng không phải là màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ mà xanh thuần một màu trên
diện rộng -> đặc trưng của mùa thu.
+ Nét riêng của mùa thu được gợi lên từ sự dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật:


Không khí mùa thu: thanh sơ, dịu nhẹ, nước trong, sóng biếc, đường nét chủ
động nhẹ nhàng
 Cái thú vị nằm ở cái điệu xanh: xanh ao, xanh trúc, xanh trời, xanh bèo pha
chung với một chút vàng của lá thu rơi.
+ Đường nét, chuyển động:


"hơi gợn tí" : chuyển động rất nhẹ -> Sự chăm chú quan sát của tác giả.
 “khẽ đưa vèo” : chuyển động rất nhẹ rất khẽ -> Sự cảm nhận sâu sắc và tinh
tế.
 Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” -> “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất
nhỏ”.
+ Sự hòa hợp trong hòa phối màu sắc:


Màu sắc thanh nhã đặc trưng cho mùa thu khơng phải chỉ được cảm nhận
riêng lẻ, nhìn tổng thể, vẫn nhận thấy sự hòa hợp.
 Các sắc thái xanh khác nhau tăng dần về độ đậm: xanh màu “trong veo” của

ao, xanh biếc của sóng, “xanh ngắt” của trời
 Hòa với sắc xanh là “lá vàng”: Sắc thu nổi bật hòa hợp, nổi bật với màu xanh
của đất trời tạo vật càng làm tăng thêm sự hài hòa thanh dịu.
=> Nét đặc sắc rất riêng của mùa thu làng quê được gợi lên từ những hình ảnh bình
dị, đó chính là “cái hồn dân dã”, “đọc lên, như thấy trước mắt làng cảnh ao chuôm
nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, trong tiết thu; rất là đất nước mình, có thật, rất sống,
chứ khơng theo ước lệ như ở văn chương sách vở” (Xuân Diệu).



* Luận điểm 3: Bức tranh mùa thu được khắc họa đẹp nhưng tĩnh lặng và
đượm buồn
- Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu nhưng
tĩnh vắng:
+ Hình ảnh làng quê được gợi lên với “ngõ trúc quanh co” : hình ảnh quen thuộc
+ Khách vắng teo: Gieo vần “eo” gợi sự thanh vắng, n ả, tĩnh lặng, làng q ngõ
xóm khơng có hoạt động nào của con người.
+ Chuyển động nhưng là chuyển động rất khẽ: sóng “hơi gợn tí”, mây “lơ lửng”, lá
“khẽ đưa” -> không đủ sức tạo nên âm thanh.
- Toàn bài thơ mang vẻ tĩnh lặng đến câu cuối mới xuất hiện tiếng động:
+ Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” → sự chăm chú quan sát của nhà thơ trong
không gian yên tĩnh của mùa thu, nghệ thuật “lấy động tả tĩnh”
=> Tiếng động rất khẽ, rất nhẹ trong không gian rộng lớn càng làm tăng vẻ tĩnh
vắng, “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”.
=> Không gian của mùa thu làng cảnh Việt Nam được mở rộng lên cao rồi lại
hướng trực tiếp vào chiều sâu, không gian tĩnh lặng và thanh vắng.
* Đánh giá đặc sắc nghệ thuật miêu tả
- Bút pháp chấm phá lấy động tả tĩnh tài tình
- Ngơn ngữ giản dị, tinh tế, giàu sức gợi hình biểu cảm
- Cách sử dụng tử vận "eo" thần tình

- Sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng
- Khai thác tối đa vỏ ngữ âm của ngôn ngữ
c) Kết bài
- Khái quát lại vẻ đẹp bức tranh mùa thu trong bài thơ.


- Nêu cảm nhận của em về cảnh thiên nhiên ấy.
Phân tích bức tranh mùa thu qua bài thơ Câu cá mùa thu - Mẫu 1
Nhà thơ Xuân Diệu đã từng khẳng định bài thơ “Câu cá mùa thu” (Thu điếu) là
“điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”. “Thu điếu” là bài thơ tả
cảnh ngụ tình đặc sắc: cảnh đẹp mùa thu quê hương, tình yêu thiên nhiên, yêu mùa
thu đẹp gắn liền với tình yêu quê hương tha thiết.
“Thu điếu” được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, ngôn ngữ tinh tế,
hình tượng và biểu cảm. Cảnh thu, trời thu đặc trưng của làng quê Việt Nam như
hiện lên trong dáng vẻ và màu sắc tuyệt vời dưới ngọn bút thần tình của Nguyễn
Khuyến.
Hai câu đầu nói về ao thu và chiếc thuyền câu. Nước ao “trong veo” toả hơi thu
“lạnh lẽo”. Sương khói mùa thu như bao trùm cảnh vật. Nước ao thu đã trong lại
trong thêm, khí thu lành lạnh lại trở nên “lạnh lẽo”. Trên mặt nước hiện lên thấp
thoáng một chiếc thuyền câu rất bé nhỏ - “bé tẻo teo”. Cái ao và chiếc thuyền câu
là hình ảnh trung tâm của bài thơ, cũng là hình ảnh bình dị, thân thuộc, đáng yêu
của quê nhà. Theo Xuân Diệu cho biết vùng đồng chiêm trũng Bình Lục, Hà Nam
có cơ man nào là ao, nhiều ao cho nên ao nhỏ, ao nhỏ thì thuyền câu cũng theo đó
mà “bé tẻo teo”.
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Các từ ngữ: “lạnh lẽo”, “trong veo”, “bé tẻo teo” gợi tả đường nét, dáng hình, màu
sắc của cảnh vật, sắc nước mùa thu; âm vang lời thơ như tiếng thu, hồn thu vọng
về.
Hai câu thơ tiếp theo trong phần thực là những nét vẽ tài ba làm rõ thêm cái hồn

của cảnh thu:
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Màu “biếc” của sóng hịa hợp với sắc “vàng” của lá vẽ nên bức tranh quê đơn sơ
mà lộng lẫy. Nghệ thuật đối trong phần thực rất điêu luyện, “lá vàng ” với “sóng


biếc ”, tốc độ “vèo” của lá bay tương ứng với mức độ “tí” của gợn sóng. Nhà thơ
Tản Đà đã hết lời ca ngợi chữ “vèo” trong thơ của Nguyễn Khuyến. Ơng đã nói
một đời thơ của mình may ra mới có được một câu thơ vừa ý trong bài “Cảm thu,
tiễn thu”: “Vèo trông lá rụng đầy sân”.
Hai câu luận mở rộng không gian miêu tả. Bức tranh thu có thêm chiều cao của
bầu Trời “xanh ngắt” với những tầng mây “lơ lửng” trơi theo chiều gió nhẹ. Trong
chùm thơ thu, Nguyễn Khuyến nhận diện sắc Trời thu là “xanh ngắt”.
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao
(Thu vịnh)
Da Trời ai nhuộm mà xanh ngắt
(Thu ẩm)
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
(Thu điếu)
“Xanh ngắt” là xanh mà có chiều sâu. Trời thu không mây (mây xám), mà xanh
ngắt một màu thăm thẳm. Xanh ngắt đã gợi ra cái sâu, cái lắng của khơng gian, cái
nhìn vời vợi của nhà thơ, của ông lão đang câu cá. Thế rồi, ông lơ đãng đưa mắt
nhìn về bốn phía làng q. Hình như người dân q đã ra đồng hết. Xóm thơn vắng
lặng, vắng teo. Mọi con đường quanh co, hun hút, khơng một bóng người qua lại:
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Cảnh vật êm đềm, thống một nỗi buồn cơ tịch, hiu hắt. Người câu cá như đang
chìm trong một giấc mộng mùa thu. Tất cả cảnh vật từ mặt nước “ao thu lạnh lẽo”
đến “chiếc thuyền câu bé tẻo teo”, từ “sóng biếc” đến “lá vàng”, từ “tầng mây lơ
lửng” đến “ngõ trúc quanh co” hiện lên với đường nét, màu sắc, âm thanh... có khi

thống chút bâng khng, man mác, nhưng rất gần gũi, thân thiết với mỗi con
người Việt Nam. Phong cảnh thiên nhiên của mùa thu quê hương sao đáng yêu thế!
Cái ý vị của bài thơ “Thu điếu” là ở hai câu kết:
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo


“Tựa gối ôm cần” là tư thế của người câu cá cũng là một tâm thế nhàn của một nhà
thơ đã thốt vịng danh lợi. Cái âm thanh “cá đâu đớp động”, nhất là từ “đâu” gợi
lên sự mơ hồ, xa vắng và chợt tỉnh. Người câu cá ở đây chính là nhà thơ, một ơng
quan to triều Nguyễn, u nước thương dân nhưng bất lực trước thời cuộc, không
cam tâm làm tay sai cho thực dân Pháp đã cáo bệnh, từ quan. Đằng sau câu chữ
hiện lên một nhà nho thanh sạch trốn đời đi ở ẩn.
Đang ôm cần đi câu cá nhưng tâm hồn nhà thơ như đang đắm chìm trong giấc
mộng mùa thu, bỗng chợt tỉnh trở về thực tại khi “cá đâu đớp động dưới chân bèo”.
Cho nên cảnh vật ao thu, trời thu êm đềm, vắng lặng như chính nỗi lịng của nhà
thơ vậy: “buồn, cô đơn và trống vắng”.
Âm thanh tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” đã làm nổi bật khung cảnh tịch mịch
của chiếc ao thu. Cảnh vật như luôn luôn quấn quýt với tình người. Thiên nhiên đối
với Nguyễn Khuyến như một bầu bạn tri kỷ. Ơng đã trang trải tình cảm, gửi gắm
tâm hồn, tìm lời an ủi ở thiên nhiên, ở sắc vàng của lá thu, ở màu “xanh ngắt” của
bầu trời thu, ở làn “sóng biếc ” trên mặt ao thu “lạnh lẽo”…
Thật vậy, bài thơ “Câu cá mùa thu” là một bài thơ tả cảnh ngụ tình rất đặc sắc của
Nguyễn Khuyến. Cảnh sắc mùa thu quê hương được miêu tả bằng những gam màu
đậm nhạt, những nét vẽ xa gần, tinh tế gợi cảm. Âm thanh của tiếng lá rơi đưa
“vèo” trong làn gió thu, tiếng cá “đớp động” chân bèo - đó là tiếng thu dân dã, thân
thuộc của đồng quê đã khơi gợi trong lịng chúng ta bao hồi niệm đẹp về q
hương đất nước.
Nghệ thuật gieo vần của Nguyễn Khuyến rất độc đáo. Vần “eo” đi vào bài thơ rất
tự nhiên thoải mái, để lại ấn tượng khó quên cho người đọc; âm hưởng của những

vần thơ như cuốn hút chúng ta: trong veo - bé tẻo teo - đưa vèo - vắng teo - chân
bèo. Thi sĩ Xuân Diệu đã từng viết: “Cái thú vị của bài Thu điếu ở các điệu xanh,
xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh Trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm
ngang của chiếc lá thu rơi”…
Thơ là sự cách điệu tâm hồn. Nguyễn Khuyến yêu thiên nhiên mùa thu, yêu cảnh
sắc đồng quê với tất cả tình q nồng hậu. Ơng là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam.
Đọc “Thu điếu”, “Thu vịnh”, “Thu ẩm”, chúng ta yêu thêm mùa thu quê hương,


u thêm xóm thơn đồng nội, đất nước. Với Nguyễn Khuyến tả mùa thu, yêu mùa
thu đẹp cũng là yêu quê hương đất nước. Nguyễn Khuyến là nhà thơ kiệt xuất đã
chiếm một địa vị vẻ vang trong nền thơ ca cổ điển Việt Nam.
Phân tích bức tranh mùa thu qua bài thơ Câu cá mùa thu - Mẫu 2
Trời vào thu với màu sắc thê lương ảm đạm, với gió heo may se sắt lạnh lùng và
những chiếc lá vàng nhẹ rơi bỏ lại thân cây trơ trọi, não nề. Mùa thu có lẽ làm cho
người ta bâng khuâng hoài cảm nhiều nhất và là nguồn cảm hứng bất tận cho người
nghệ sĩ. Quay ngược bánh xe lịch sử ta sẽ bắt gặp những mùa thu tuyệt vời ngập
tràn trong những trang thơ của bao thế hệ. Nhắc đến mùa thu không thể không
nhắc đến “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến – một bức tranh mùa thu mà Xuân
Diệu đã từng nhận xét: “Là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Tiếp xúc với bài thơ điều đầu tiên cho ta ấn tượng là mật độ xuất hiện vần “eo”
trong bài thơ. Chúng ta hãy đếm xem: có tất cả bảy tiếng sử dụng vần “eo”. Nếu để

ý khảo sát trong tiếng Việt thì ta sẽ phát hiện ra một điều thú vị là vần “eo” trong
ngôn ngữ của ta thường làm cho không gian, sự vật bị dồn nén, co lại, kết tinh lại
trong cái khn khổ nhỏ nhất của nó. Trời thu đã mang sẵn cái khí lạnh trong nó
lại càng lạnh thêm trong cái từ “lạnh lẽo” ấy. Nước hồ thu đã trong rồi nay lại càng
trong thêm nữa bởi từ “trong veo”. Khoảng trống rộng lớn làm cho chiếc thuyền
câu nhỏ bé lại càng nhỏ bé thêm khi nó được tác giả thấy rằng “bé tẻo teo”. Hình
ảnh “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” làm chúng ta chợt nhớ đến hai câu thơ của
Trần Đăng Khoa:


Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
Trở về câu thơ của Nguyễn Khuyến động từ “vèo” gợi cảm giác rơi nghiêng của lá.
“Khẽ đưa vèo” câu thơ có cấu trúc động từ thật là lạ, làm cho ta thấy dường như
tiếng rơi ấy nó khơng là hiện thực mà nó đang diễn ra trong tâm thức của nhà thơ.
Chiếc lá ấy của nhà thơ làng Yên Đỗ và Trần Đăng Khoa như là ảo ảnh. Trong cái
ảo ảnh đó, người đọc và cả tác giả dường như khơng kiểm sốt kịp nó có thật hay
không nữa. Bức tranh mùa thu đến đây khẽ lay động dưới nét phác họa của nhà
thơ.
Qua hai câu đề của bài thơ bức tranh mùa thu không được đặt trong khơng gian
rộng lớn như ở “Thu vịnh” mà nó bị giới hạn lại trong cái phạm vi nhỏ bé của “ao
thu”. “Ao thu” hai tiếng ấy có vẻ gì đó là lạ, đặc thù. Hình ảnh “ao thu” như muốn
chứng minh sự nhỏ bé khác thường của nó.
Tồn bộ khung ảnh được vẽ lên như một bức tranh tí hon có thể đặt trọn trong lịng
bàn tay ta vậy. Nó có một cái gì đó ngồ ngộ, dễ thương và cuốn hút lạ thường. Nó
thu tóm tồn bộ khơng gian, làng cảnh Việt Nam im lìm, vắng lặng nhưng lại ẩn
chứa một sức sống mãnh liệt.
Đến đây không gian được mở rộng ra, nhà thơ đã di chuyển điểm nhìn từ khoảng
gian nhỏ bé của “ao thu” hướng về không gian lớn của bầu trời. Ở đấy nhà thơ bắt
gặp:

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Cái động từ “lơ lửng” như gợi cho ta một cảm giác về một chuyển động mà ngỡ
như là đứng yên. Những đám mây mùa thu như khẽ nhích từng tí một, bồng bềnh
trong bầu trời thu xanh ngắt. Cái chuyển động của chiếc thuyền câu cũng vậy, nó
như hơi khẽ lắc trong sóng nước mùa thu.
Trở lại câu thơ:
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Ta thấy nó có một cái gì đó dễ gây ấn tượng. Chữ “làn” xuất hiện làm cho cảnh vật
nó như mơ hồ, khó mà nắm bắt được. “Hơi gợn tí” nó gợi lên trước mắt chúng ta


một hình dáng của sóng. Nó khơng ồn ào dữ dội như sóng biển mà có nó lăn tăn
lan ra trên mặt hồ. Bức tranh mùa thu như trầm mình trong cái yên ả, tĩnh mịch ấy.
Có một câu châm ngơn cho rằng: khơng có một vẻ đẹp xuất sắc nào mà khơng
mang đơi nét kì quặc. Cho nên câu thơ:
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tuy gợi cho ta cảm giác rờn rợn da thịt nhưng bức tranh mùa thu ở đây vẫn có một
nét đẹp rất nên thơ, bình yên và trong sáng. Con người nhà thơ ở đây có phần nào
lộ diện hơn:
Tựa gối bng cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
Thế câu “Tựa gối ơm cần” thật lạ. Nó như thú nhận rằng nhà thơ đang lo nghĩ về
một việc gì đó rất dữ dội, nó như đang giằng xé lấy ơng. Phải chăng đó chính là nỗi
buồn thời cuộc, nỗi buồn mà đến cuối đời nhà thơ vẫn không nguôi ngoai được
phần nào. Kết thúc bài thơ cảnh vật mùa thu im lìm như bị đánh thức dậy trước cái
âm thanh bật hơi thật mạnh của cụm từ “đâu đớp động”. Tạo ra một nét đối nghịch
trong bài thơ: Cảnh vật ở trên được miêu tả là một bức tranh tĩnh lặng đến hoang
vắng thì đến cuối bài thơ nó như bắt đầu tiếp nhận được sức sống, bức tranh như
sinh động hẳn lên. Nhưng nó lại cũng khiến cho bài thơ im ắng vô cùng. Ba tiếng
“đâu đớp động” chõi lên một chút rồi lại đè xuống dưới sự áp chế mãnh liệt của

vần “eo”. Cách sử dụng nghệ thuật, dùng cái động để diễn tả cái tĩnh làm cho cảnh
vật trong bài thơ càng vắng lặng hơn, nỗi buồn như bao trùm cả một khung cảnh
rộng lớn.
Bài thơ còn mang trong nó một sắc điệu xanh sắc xanh của mây trời, của lá cây,
của nước mùa thu. Tất cả như hòa quyện vào nhau làm cho bài thơ tạo nên một bức
tranh hài hịa cân đối, có một màu sắc rất riêng của Việt Nam. Một chiếc lá vàng
đâm ngang tô thêm cho bức tranh mùa thu một vẻ đẹp mới lạ.
Đọc “Câu cá mùa thu” ta càng yêu thêm non sông xứ sở đất Việt này. Bức tranh
mùa thu đậm chất vẻ đẹp thiên nhiên của Việt Nam trong bao biến động xơ bồ của
cuộc đời này. Có cần chăng nhiều lúc lòng chúng ta nên lắng lại để thưởng thức


“Thu điếu” để thanh lọc lại hồn mình, để yêu quê hương đất nước, yêu tiếng Việt
trong sáng và giàu đẹp này hơn nữa ...
Phân tích bức tranh mùa thu qua bài thơ Câu cá mùa thu - Mẫu 3
Đi câu là một cái thú thanh tao của các bậc trí giả. Có bậc hiền nhân có tài, bất đắc
chi đi câu để chờ thời. Ngồi trên bờ ai mà nghĩ đến chuyện năm châu bốn biển,
nghĩ đến thế sự đảo điên. “Cá ăn đứt nhợ vểnh râu ngồi bờ” (có người cịn dùng
lưỡi câu thẳng như Khương Tử Nha - Trung Quốc). Có bậc đại nhân vác cần đi câu
để hương thú nhàn tản, hòa hợp với thiên nhiên, suy tư trong trạng thái thư giãn.
Nguyễn Khuyến đi câu theo kiểu này. Ông đã mở hết các giác quan để cảm nhận
mùa thu, cũng là mùa câu của xứ Bắc. Như những đứa trẻ trong xóm, ơng câu cá
cũng chăm chú, cũng hồi hộp, cũng say mê. Kết quả của cuộc chơi ấy là ông đã
được một bài thơ “Thu điếu” vào loại kiệt tác của nền văn học nước nhà:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt.
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Hình ảnh mùa thu hiện lên trong bài thơ với một không gian hẹp ở chốn làng quê
của tác giả, trong một cái ao nhỏ với chiếc thuyền câu nhẹ thênh thênh:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Cái tơi trữ tình lặn phía sau ngơn từ. Cảm giác của thi nhân thì hiện lên sắc sảo và
tinh tế. Mùa thu đã vào chiều sâu, “ao thu lạnh lẽo” với mặt nước “trong veo” rất
muốn nhìn, ao thu như là chiếc gương tròn của làng quê. Làng Bùi của nhà thơ là
đồng chiêm trũng rất nhiều ao, ao nhỏ. Ao nhỏ thì thuyền câu cũng nhỏ theo “bé
tẻo teo”, vần eo là thử vận hiểm hóc, vậy mà câu thơ trôi chảy tự nhiên như không,
như khơng có chút gì là kỹ xảo cả.


Thuyền câu đã hiện ra đấy mà người câu đâu chẳng thấy. Người đi câu còn mải mê
với trời nước của mùa thu:
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng, trước gió khẽ đưa vèo.
Ao thu khơng cịn tĩnh lặng nữa mà đã nổi sóng với hai thanh trắc ở đầu câu (sóng
biếc) và hai thanh trắc ở cuối câu (gợn tí). Sóng nhỏ vì ao nhỏ, lại là trong chỗ
khuất. Gió nhẹ, gió heo may mùa thu. Sóng lại có màu sắc, “sóng biếc” thật đẹp.
Ngịi bút của tác giả tinh tế đến từng chi tiết nhỏ. Hai câu thực đối rất chỉnh “sóng
biếc" đối với “lá vàng”, đều là màu sắc đặc trưng của mùa thu. “Hơi gợn tí” đối với
“khẽ đưa vèo”, vận động của chiều dọc tương xứng với vận động của chiều ngang
thật tài tình.
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Nhà thơ đã thả hồn theo chiếc lá vàng “khẽ đưa vèo" trên mặt ao trong veo. Cái
màu vàng của mùa thu mà bao nhiêu thi nhân đã ngợi ca:
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô

(Lưu Trọng Lư)
Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mơng.
(Bích Khê)
Và đây là chiếc lá vàng của Nguyễn Khuyến trong bài thơ “Thu điếu” dưới ánh
mắt của Xuân Diệu: “Cái thú vị của bài Thu Điếu ở các điệu xanh, xanh ao, xanh
bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của
chiếc lá thu rơi...”. Lời bình của Xuân Diệu thật là tâm đắc.
Nhà thơ mở không gian lên chiều cao tạo nên khơng khí khống đạt và khơng gian
được mở rộng nên bức tranh “Thu điếu” thêm đường nét, thêm màu sắc:
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.


Màu da trời “xanh ngắt” thật là đẹp, màu xanh xao mà tha thiết. Trong màu “xanh
ngắt” có cái thăm thẳm của chiều cao. Mây không trôi mà “lơ lửng” những áng
mây trắng “lơ lửng” trên bầu trời “xanh ngắt” thật là thanh bình. Rồi tác giả lại trở
về cận cảnh với hình ảnh của làng quê. “Ngõ trúc quanh co”, đường làng quanh co
thân thuộc với bóng tre trùm mát rượi. Nhưng bao giờ trong thơ Nguyễn Khuyến
tre cũng nói là trúc, “Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu” (Thu vịnh), “Ngõ trúc quanh co
khách vắng teo”. Nguyễn Khuyến thích cái hình thể loại cây chí khí ấy “Trúc dẫu
cháy đốt ngay vẫn thẳng”. Những nét trúc thẳng đối lập với những nét quanh co
của đường làng thật là gợi cảm. Trời lạnh, đường quê vắng vẻ, “khách vắng teo”.
Bức tranh thu đượm buồn. Các thi sĩ thích miêu tả cảnh thu trong tĩnh lặng, đẹp,
nhưng buồn. Sau Nguyễn Khuyến, nhà thơ lãng mạn Xuân Diệu cũng viết:
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đị
(Đây mùa thu tới)
Bài thơ kết thúc với hình ảnh của người đi câu như một nét tự họa:
Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Nhà thơ thu mình lại “tựa gối ơm cần”, dường như để tương xứng với khung ao
nhỏ, với chiếc thuyền “bé tẻo teo”. Người đi câu đang đắm chìm trong suy tư thì
một cử động đã làm cho nhà thơ sực tỉnh:
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Ba chữ cái “đ” (đâu, đớp, động) miêu tả một chút xao động trong làn ao và rất
nhiều xao động trong lòng thật là tài tình.
Có ý kiến cho rằng cử chỉ đi câu của Nguyễn Khuyến giống với Khương Tử Nha
và nhà bình luận đó hết lời ngợi ca cả hai ơng. Khơng! Nguyễn Khuyến đâu có cịn
chờ thời. Nhà thơ chỉ muốn tan hịa vào thiên nhiên, vào non nước. Tồn bộ hình
tượng thơ “Thu điếu” đã sửa soạn cho thái độ này. Khung cảnh hẹp, làn ao nhỏ,
chiếc thuyền “bé tẻo teo”. Nhà thơ thu mình lại “tựa gối ơm cần” hòa điệu với
thiên nhiên, tan hòa với non nước. Thế thì làm sao thái độ đi câu của Nguyễn


Khuyến lại giống với thái độ đi câu của Khương Tử Nha được? Cịn đồng tình với
ai đó là chuyện riêng. Tơi đồng tình với Nguyễn Khuyến.
Trong chùm thơ bài viết về mùa thu của Nguyễn Khuyến, nếu được chọn một bài
thì đó là bài “Thu điếu”. Bài thơ "Thu điếu” là kiệt tác trong nền thơ cổ điển nước
nhà. Bức tranh mùa thu được miêu tả bằng những hòa sắc tinh tế, những đường nét
gợi cảm. Nhạc điệu cũng độc đáo. vần gieo hiểm hóc mà tự nhiên, hồn nhiên. Theo
Xn Diệu, cả bài thơ khơng cịn lép chữ nào. Thật là một nghệ sĩ cao tay. Cái tình
của nhà thơ cũng theo kịp cái tài. Cái tình của nhà thơ đối với quê hương làng
cảnh, với non sông đất nước thấm trong mỗi chữ mỗi lời làm xúc động hết thảy
mỗi tâm hồn Việt Nam.
Phân tích bức tranh mùa thu qua bài thơ Câu cá mùa thu - Mẫu 4
“Thu điếu” nằm trong chùm thơ thu gồm ba bài nức danh nhất về thơ Nôm của
Nguyễn Khuyến. Bài thơ nói lên một nét thu đẹp tĩnh lặng nơi làng q xưa, biểu
lộ mối tình thu đẹp mà cơ đơn, buồn của một nhà Nho nặng tình với quê hương đất
nước. “Thu điếu” cũng như “Thu ẩm, Thu vịnh” chỉ có thể được Nguyễn Khuyến
viết vào thời gian sau khi ông đã từ quan về sống ở quê nhà (1884).

Hai câu thơ: “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo - Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”
mở ra một không gian nghệ thuật, một cảnh sắc mùa thu đồng q. Chiếc ao thu
nước trong veo có thể nhìn được rong rêu tận đáy, tỏa ra khí thu lạnh lẽo như bao
trùm khơng gian. Khơng cịn cái se lạnh đầu thu nữa mà là đã thu phân, thu mạt rồi
nên mới lạnh lẽo như vậy. Trên mặt ao thu đã có một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
từ bao giờ. Một chiếc gợi tả sự cô đơn của thuyền câu. Bé tẻo teo nghĩa là rất bé
nhỏ; âm điệu của vần thơ cũng gợi ra sự hun hút của cảnh vật (trong veo - bé tẻo
teo). Đó là một nét thu đẹp và êm đềm.
Hai câu thực: “Sóng nước theo làn hơi gợn tí - Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” tả
khơng gian hai chiều. Màu sắc hịa hợp, có sóng biếc với lá vàng. Gió thổi nhẹ
cũng đủ làm cho chiếc lá thu màu vàng khẽ đưa vèo, làm cho sóng biếc lăn tăn
từng làn từng làn hơi gợn tí. Phép đối tài tình làm nổi bật một nét thu, tơ đậm cái
nhìn thấy và cái nghe thấy. Ngòi bút của Nguyễn Khuyến rất tinh tế trong dùng từ
và cảm nhận, lấy cái lăn tăn của sóng hơi gợn tí phối cảnh với độ bay xoay xoay


khẽ đưa vèo của chiếc lá thu. Chữ vèo là một nhân tự mà sau này thi sĩ Tản Đà vừa
khâm phục, vừa tâm đắc. Ông thổ lộ một đời thơ mới có được một câu vừa ý: vèo
trơng lá rụng đầy sân (cảm thu, tiễn thu).
Bức tranh thu được mở rộng dần ra qua hai câu thơ:
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Bầu trời thu xanh ngắt thăm thẳm, bao la. Áng mây, tầng mây (trắng hay hồng?) lơ
lửng nhè nhẹ trơi. Thống đãng, êm đềm, tĩnh lặng và nhẹ nhàng. Không một bóng
người lại qua trên con đường làng đi về các ngõ xóm: Ngõ trúc quanh co khách
vắng teo. Vắng teo nghĩa là vô cùng vắng lặng không một tiếng động nhỏ nào,
cũng gợi tả sự cô đơn, trống vắng. Ngõ trúc trong thơ Tam nguyên Yên Đổ lúc nào
cũng gợi tả một tình quê nhiều bâng khuâng, man mác:
Dặm thế, ngõ đâu từng trúc ấy
Thuyền ai khách đợi bến đâu đây?

(Nhớ núi Đọi)
Ngõ trúc và tầng mây cũng là một nét thu đẹp và thân thuộc của làng quê. Thi sĩ
như đang lặng ngắm và mơ màng đắm chìm vào cảnh vật.
Đến hai câu kết thì bức tranh thu mới xuất hiện một đối tượng khác:
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Thu điếu nghĩa là mùa thu câu cá. Sáu câu đầu mới chỉ có cảnh vật: ao thu, chiếc
thuyền câu, sóng biếc, lá vàng, tầng mây, ngõ trúc.. Mãi đến phần kết mới xuất
hiện người câu cá. Một tư thế nhàn: tựa gối ôm cần. Một sự đợi chờ: lâu chẳng
được. Một cái chợt tỉnh khi mơ hồ nghe cá đâu đớp động dưới chân bèo. Người
câu cá như đang ru hồn mình trong giấc mộng mùa thu. Người đọc nghĩ về một Lã
Vọng câu cá chờ thời bên bờ sông Vị hơn mấy nghìn năm về trước. Chỉ có một
tiếng cá đớp động sau tiếng lá thu đưa vèo, đó là tiếng thu của làng quê xưa. Âm
thanh ấy hòa quyện với một tiếng trên không ngỗng nước nào, như đưa hồn ta về


với mùa thu quê hương. Người câu cá đang sống trong một tâm trạng cô đơn và
lặng lẽ buồn. Một cuộc đời thanh bạch, một tâm hồn thanh cao đáng trọng.
Xuân Diệu đã hết lời ca ngợi cái diệu xanh trong Thu điếu. Có xanh ao, xanh sóng,
xanh trời, xanh tre, xanh bèo.. và chỉ có một màu vàng của chiếc lá thu đưa vèo.
Cảnh đẹp êm đềm, tĩnh lặng mà man mác buồn. Một tâm thế an nhàn và thanh cao
gắn bó với mùa thu q hương, với tình yêu tha thiết. Mỗi nét thu là một sắc thu,
tiếng thu gợi tả cái hồn thu đồng quê thân thiết, vần thơ: veo - teo - vèo - teo - bèo,
phép đối tạo nên sự hài hòa cân xứng, điệu thơ nhẹ nhàng bâng khuâng... cho thấy
một bút pháp nghệ thuật vô cùng điêu luyện, hồn nhiên - đúng là xuất khẩu thành
chương. Thu điếu là một bài thơ thu, tả cảnh ngụ tình tuyệt bút.
Phân tích bức tranh mùa thu qua bài thơ Câu cá mùa thu - Mẫu 5
Nhắc đến mùa thu, thường gợi cho ta nghĩ đến vẻ đẹp dịu dàng, êm ả mà bàng bạc
một nỗi sầu khắc khoải, mà man mác một nỗi niềm tha thiết. Bởi vậy, thu đi vào
những trang thơ của người nghệ sĩ vừa đẹp cảnh lại vừa đẹp tình. Trong kho tàng

văn thơ trung đại Việt Nam, đã nhắc đến mùa thu thì khơng thể khơng kể đến chùm
thơ thu của “ơng hồng mùa thu” - Nguyễn Khuyến. Qua bức tranh “Thu điếu”
(Câu cá mùa thu) , cùng đến với cái tình của Nguyễn - một bầu tâm sự nói mấy
cũng khơng vơi, nhìn vào đâu cũng thấy thơ, cũng có thể bắt vào thơ.
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Chỉ bằng một vài đường nét, một vài sắc màu điểm tô, ta thấy được qua bức tranh
“câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến chan chứa mênh mang những cái tình của
thi nhân. Mà có lẽ trước hết, “tình” ở đây chính là cái tình gắn bó, cái tình quyện


hịa, cái tình tha thiết với thiên nhiên non nước. Đọc “Thu điếu”, ta như được đắm
mình vào một khơng gian thu rất riêng của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
Nếu qua “Thu hứng”, Đỗ Phủ vẽ ra một bức tranh mùa thu đặc trưng của miền Bắc
Trung Quốc, kết hợp giữa cái xác xơ, tiêu điều với cái dữ dội , chao đảo; nếu qua
“Thu vịnh”, mùa thu được Nguyễn Khuyến đón nhận từ khơng gian thống đãng
mênh mơng với cặp mắt hướng thượng, khám phá dần các tầng cao của khơng
gian, thì đến “thu điếu” - mùa thu được tạo nên bằng tất cả những thi liệu “đượm
chất thu” và hết mực cổ điển. Hình ảnh “thu thủy”- làn nước mùa thu sóng đơi với
“thu thiên”- bầu trời thu, kết hợp cùng “thu diệp” - lá thu và hình ảnh “ngư ơng” người câu cá. Ao thu - vốn là một khơng gian chẳng cịn xa lạ của vùng quê Bắc
Bộ. Trung tâm của bức tranh thu là một chiếc thuyền câu “bé tẻo teo”. Từ chính
chiếc thuyền con giữa lòng ao nhỏ ấy, ánh mắt của thi nhân bao quát ra xung quanh
và cảm nhận mặt nước ao thu lạnh lẽo và trong veo đến hết độ. Rồi mùa thu hiện
lên với nào sóng biếc “gợn tí”, xa hơn một chút là hình ảnh lá vàng “khẽ đưa vèo”

trong gió, cao hơn là khoảng khơng gian vời vợi của bầu trời “xanh ngắt”, men
theo lối đi của chiếc ao nhỏ là ngõ trúc “quanh co” uốn lượn… và đến cuối cùng,
tầm mắt của thi nhân lại quay về với chiếc thuyền câu bởi âm thanh của tiếng cá
“đớp động” dưới chân bèo. Khung cảnh hiện lên đẹp tựa tiên cảnh, nhưng lại là vẻ
đẹp vô cùng giản dị thân thuộc, gắn liền với đồng đất quê hương.
Xuân Diệu từng nhận xét: “…Thu điếu (Câu cá mùa thu) là điển hình hơn cả cho
mùa thu của làng cảnh Việt Nam”. Mùa thu của thi nhân không chỉ gây ấn tượng ở
màu sắc, không những đẹp trong từng nét họa mà còn vang động những thanh âm
rất riêng. Ao thu hiện ra qua hai tính từ: “lạnh lẽo” và “trong veo” - ao lạnh, nước
yên và trong đến tận đáy. Ở đây, cái trong đã song hành cùng cái tĩnh: càng trong
lại càng tĩnh, càng tĩnh lại càng trong. Cịn bầu trời, Nguyễn lựa chọn điểm tơ màu
“xanh ngắt” - là sợi chỉ xuyên suốt kết nối chùm thơ thu ba bài của thi nhân, cũng
bởi vậy mà trở thành gam màu đặc trưng cho hồn thơ thu Nguyễn Khuyến. “Xanh
ngắt” là xanh trong tuyệt đối không chút pha trộn, khơng chút gợn tạp. Nguyễn
Khuyến đã mở lịng để đón nhận cái thần thái rất riêng của bầu trời thu như thế.
Cịn với “gió thu” tác giả khơng miêu tả trực tiếp mà sử dụng bút pháp cổ điển “vẽ
mây nẩy trăng”. Tả sóng nước “gợn tí”, tả lá vàng “khẽ đưa vèo” chính là nhà thơ
đang họa nên gió. Với hình ảnh “ngõ trúc quanh co - vắng teo” khơng một bóng


người qua gợi lên một không gian thu yên tĩnh đến êm ả. Câu thơ cuối đã được tác
giả khéo léo lồng vào bút pháp thi ca cổ điển “lấy động đánh tĩnh”. Phải là một
không gian tĩnh lặng tuyệt đối thì cả con người với thiên nhiên mới có thể giật
mình trước âm thanh rất nhỏ - “cá đớp động”. Cái động của tiếng cá đớp càng làm
nổi bật cái tĩnh chung của cảnh. Bức tranh thu hiện lên với vẻ đẹp thanh vắng,
quạnh hiu, chỉ có duy nhất thi nhân đang trong vai của một ngư ông đối diện với
thiên nhiên mà như đang chìm vào cõi suy tư trầm ngâm. Không gian tĩnh lặng,
vắng người, vắng tiếng, cảnh hẹp và thu nhỏ trong khn ao làng xóm.
Bức tranh thu của Nguyễn Khuyến còn là sự hòa quyện tinh tế giữa muôn vàn cung
bậc của các “điệu xanh” (Xuân Diệu): xanh ao, xanh sóng, xanh bèo, xanh bờ,

xanh trời và xanh trúc. Rồi điểm xuyết giữa những sắc xanh ấy, người ta thấy nổi
bật một màu “lá vàng” đã tạo nên sự hòa sắc nhẹ nhàng cho cả bức tranh. “Lá
vàng” thường gợi sự tàn phai, tiêu điều, vốn là biểu tượng cho mùa thu phương
Bắc. Nguyễn Khuyến gợi chứ không tả, chỉ với ba từ “khẽ đưa vèo” mà gợi được
cả cái thanh sơ nơi màu vàng của chiếc lá trên nền trời xanh đang chao nghiêng,
trên sóng biếc gợn nhẹ. Đây chính là khoảnh khắc bất ngờ mà đầy chất thơ của tạo
vật cho thấy đôi mắt với ánh nhìn chủ động của người nghệ sĩ. Tác giả như đang
nghiêng lịng mình, lắng nghe mọi tàn phai trong sự chuyển động khẽ khàng của
cảnh. Cả bức tranh thu là sự hòa điệu về đường nét chuyển động mảnh mai, nhẹ
nhàng đến tinh tế thông qua chuỗi các động từ: “khơi gợn tí”, “lơ lửng”, “khẽ đưa
vèo”… Ao thu nhỏ nên thuyền câu bé, trời xanh ngắt nên nước thêm trong, khách
vắng teo nên người ngồi câu cũng trầm ngâm, yên lặng. Bức tranh thiên nhiên
được hòa sắc vào nét, bỗng trở nên hài hòa xứng hợp, xinh xắn đến lạ kỳ.
Như vậy, để làm sống dậy hồn của cảnh trên trang viết, Nguyễn Khuyến đã sử
dụng một hệ thống ngôn từ vô cùng tài hoa – thứ ngôn ngữ gợi cảm, giàu nhạc điệu
và được biến hoa qua nhiều sắc thái bất ngờ. Trước hết là hệ thống các từ láy vừa
gợi hình, vừa gợi cảm, những tính từ chỉ mức độ được kết hợp hết sức tinh tế:
“lạnh lẽo, trong veo, bé tẻo teo, gợn tí, vèo, lơ lửng, xanh ngắt, quanh co, vắng
teo”. Việc lựa chọn vần “eo” – vốn được coi là vần chết trong thi ca, dưới ngịi bút
tài tình của tác giả đã thành công bất ngờ, gợi cho ta cảm giác không gian mỗi lúc
một thu hẹp, bức tranh càng gợi cảm giác xinh xắn, bé nhỏ rất phù hợp với quan


điểm thẩm mĩ truyền thống của người Việt xưa. Cảnh thanh đạm, đơn xơ, không
lộng lẫy nhưng vẫn hết sức gợi cảm; cảnh đẹp nhưng lại đượm buồn.
Nguyễn Du đã từng đúc kết một quy luật: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu”, bức
tranh thu của Nguyễn Khuyến cũng vậy, cũng mang nặng những nỗi niềm tâm sự u
hoài của tác giả trước thời cuộc đổi thay. Bài thơ, có thể nói, đã được hình thành từ
sự cộng hưởng giữa nỗi sầu ủ sẵn trong cảnh và niềm cô đơn ẩn sâu trong lòng
người. Với nhan đề: “Câu cá mùa thu” nhưng nhân vật trữ tình lại chẳng mấy bận

tâm đến chuyện câu cá, mà nói “câu cá” thực ra là để đón nhận cảnh thu vào lịng
mà gửi gắm tâm sự. Bức tranh thu tĩnh lặng hay chính là một cõi lòng tĩnh lặng
tuyệt đối. Cái se lạnh của cảnh thu đang thấm vào tâm hồn của nhà thơ hay cái lạnh
của lòng thi nhân đang tỏa lan ra cảnh vật? Ở Nguyễn, ta thấy một nỗi buồn u hoài
thăm thẳm cơ đơn của một nhà nho lánh đời thốt tục, nhưng trong lòng vẫn canh
cánh nỗi niềm dân nước. Cũng giống như Nguyễn Trãi năm xưa về Côn Sơn ở ẩn,
Nguyễn Khuyến nhàn thân nhưng không nhàn tâm. Khi ông đạt đến đỉnh cao sự
nghiệp thì cũng là lúc dân tộc bước vào một giai đoạn lịch sử đầy bi thương. Chế
độ phong kiến bấy giờ trở thành một gánh nặng của lịch sử, khơng cịn đủ khả năng
để đưa đất nước thốt khỏi họa ngoại xâm và nơ dịch. Hệ tư tưởng Nho giáo mà
nhà thơ từng tôn thờ đã trở nên lạc hậu, lỗi thời. Nguyễn Khuyến ý thức sâu sắc sự
bất lực của bản thân. Ông ln cảm thấy băn khoăn, bứt rứt vì khơng thể làm gì
hơn cho đất nước, cho nhân dân. Điều duy nhất ơng có thể làm là bất hợp tác với
kẻ thù, lui về quê ở ẩn, giữ gìn tiết tháo nhân cách, quên đi những dằn vặt sự đời
nhưng muốn quên mà chẳng thể quên được. Tại nơi thôn quê thanh sơ, Nguyễn vẫn
đau đáu một nỗi quan hoài thường trực - ơng là một con người nặng tình với đất
nước, với quê hương.
Hai câu thơ cuối kết lại mạch cảm xúc, gợi ra lòng người thanh thản với tư thế thu
mình ngồi đến lặng lẽ của một ngư ơng “lánh đục về trong”:
Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Nhà thơ chăm chú dõi nhìn cảnh sắc mùa thu, cho đến khi nghe tiếng cá đớp động
dưới chân bèo mới giật mình sực tỉnh. Vừa trở về với thực tại, nhà thơ đã đưa mình
vào trạng thái lửng lơ… Một chữ “đâu” mà khơng thể phân biệt được đâu là hư,


đâu mới là thực. “Đâu” là đâu có hay “đâu” là đâu đó? Bức tranh thu liệu thực có
tiếng cá đớp động hay không? Người đọc không biết, thi nhân cũng không tài nào
lý giải nổi. Người ngồi câu mà như hóa thạch giữa khơng gian, thời gian, đi câu mà
cái chí lại khơng đặt ở việc đi câu.

Mỗi thi sĩ làm thơ, trước hết là phải thổi được cái hồn mình vào đó, phải biết biến
hóa những con chữ thô cứng ngập tràn thi vị và “nhảy múa” trong cảm xúc. “Đọc
một câu thơ hay tức là ta gặp gỡ một tâm hồn con người” (A-tô-ni Phơ-răng). Qua
“Thu điếu”, ta thấy được ở Nguyễn Khuyến một tâm hồn gắn bó với thiên nhiên,
một tấm lịng u nước thuần hậu, thầm kín. Đó phải là cái nhìn đầy tinh tế của bậc
thầy thơ Nơm trung đại mới có thể họa nên bức tranh đẹp nhường ấy. Nỗi buồn
trong cảnh không bị đẩy tới mức độ u uất mà lan tỏa nhẹ nhàng ra xung quanh, vừa
đủ để tạo ra một khoảng lặng trong tâm hồn. Chính nỗi u hồi ấy của tác giả mới
làm nên lưu luyến trong tâm trí người đọc, làm nên nỗi day dứt với đời và tạo
thành giá trị trường tồn, sức sống lâu bền cho tác phẩm.
Với “Thu điếu” - Nguyễn Khuyến đã tạo nên cho mình một chỗ đứng quan trọng
trong nền thơ ca trung đại Việt Nam nói chung và trong những thi phẩm lựa chọn
đề tài mùa thu nói riêng. Đong đầy trong từng vần thơ con chữ, ta thấy được mênh
mang cái tình của thi nhân. Nguyễn Khuyến, hơn một nhà họa sĩ là một nhà thi sĩ.
Thơ ông hơn một bức tranh tả cảnh là những ngơn từ gợi tình.
Phân tích bức tranh mùa thu qua bài thơ Câu cá mùa thu- Mẫu 6
“Mùa thu” vốn là một đề tài quen thuộc của thi ca Việt Nam. Mỗi người nghệ sĩ
đều có những cảm nhận riêng biệt về mùa thu. Trong số những bài thơ hay viết về
mùa thu, chúng ta không thể không nhắc đến chùm ba bài thơ thu của Nguyễn
Khuyến (Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh). Và đặc biệt là bài thơ Câu cá mùa thu (Thu
điếu) - tác phẩm điển hình cho phong cảnh làng quê Bắc Bộ.
Trước hết, bức tranh mùa thu hiện lên với vẻ đẹp cổ điển - vẻ đẹp vốn có của thi ca
với cái tĩnh lặng trong cảnh và tâm của người nghệ sĩ. Bài thơ mở ra bằng không
gian gần:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo


Mùa thu đối với Nguyễn Khuyến không chỉ được cảm nhận ở những cơn gió se
lạnh đặc trưng mà cịn được cảm nhận ở làn “nước trong veo” gợi ra một sự lạnh
lẽo. Những cảm nhận của nhà thơ thật tinh tế. Ông đã vận dụng mọi giác quan để

cảm mùa thu. Cái lạnh lẽo đã thấm vào da thịt. Trong cái trong veo của nước,
Nguyễn Khuyến còn nhận ra một màu sắc thật đặc biệt “sóng biếc theo làn hơi gợn
tí”. Cái tĩnh lặng của khơng gian được hiện ra qua một làn sóng nhỏ.
Nhưng khơng gian đó, khơng chỉ thu hẹp trong làng quê mà còn được mở rộng khi
hình ảnh thu thiên được tác giả nắm trọn từng vẻ đẹp:
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt.
Câu thơ cho thấy độ cao thẳm thăm của không gian, màu xanh không chỉ gợi nên
cái êm dịu của bầu trời, mà nó cịn khiến cho vịm trời trở nên rộng rãi khống đạt
hơn. Khơng dừng lại ở đó, thi nhân còn nhận ra những chiếc lá mùa thu khẽ đưa
vèo trong gió: “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”. Nếu như ở những bài thơ khác,
hình ảnh chiếc lá rơi gợi đến sự chia lìa, xa cách:
Người lên ngựa kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san
(Nguyễn Du)
Thì trong câu thơ của Nguyễn Khuyến tuyệt nhiên không gợi lên cảm giác đó.
Chiếc lá vàng rơi như một lẽ rất tự nhiên của tạo hóa. Động từ “vèo” khiến cho gợi
ra một chuyển động thật tinh tế. Câu thơ như ôm trọn khoảnh khắc, thần thái của
mùa thu êm dịu, thanh bình. Những hình ảnh trong thơ Nguyễn Khuyến thật bình
dị, thân thuộc, những câu thơ khơng chỉ cho người đọc cảm nhận đầy đủ, trọn vẹn
cái hồn thu mà còn cảm được cái hồn của cuộc sống ngày xưa, đó là cuộc sống êm
đềm, bình dị, thanh thản.
Trong không gian thu đầy tĩnh lặng ấy con người xuất hiện chỉ là một nét vẽ rất
nhỏ, rất khẽ: “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”.
Đặc biệt cuối bài thơ, trong không gian đầy chất thu ấy hiện lên dáng người ung
dung bất động: Tựa gối buông cần lâu chẳng được. Không gian ao nhỏ hẹp, kết
hợp với dáng dáng ngồi “tựa gối” thu mình trong chiếc thuyền bé tạo nên sự hòa




×