Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tổng hợp về ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam ( VPBANK)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.53 KB, 29 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp
Lời mở đầu:
Hiện nay tình hình kinh tế - tài chính có rất nhiều biến động theo hướng
tăng trưởng cao, hội nhập kinh tế quốc tế và kinh tế đối ngoại có bước đột phá
quan trọng. Nền kinh tế tiếp tục chuyển biến theo hướng công nghiệp hóa
hiện đại hóa. Trong đó, sự hoạt động và định hướng phát triển của các tổ chức
tín dụng đang là mối quan tâm của các chuyên gia kinh tế. Với hàng loạt
Ngân hàng đang mọc lên, tham gia vào nền kinh tế và thu hiệu quả tương đối
cao. Đã kích thích trí tò mò của những sinh viên chuẩn bị ra trường và có nhu
cầu tìm việc. Không ngoại lệ, Tôi đã chọn địa điểm thưc tập tại Chi nhánh
ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh(VPBANK) 97 Trần Hưng
Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội để biết được quy mô cũng như cơ
cấu tổ chức và ngành nghề kinh doanh của tổ chức tín dụng này.
1
Chương I:
Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ
phần các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh Việt Nam ( VPBANK).
1.VPBANK – Sự hình thành và phát triển.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh
Việt Nam (VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-
GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm
1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày
04 tháng 9 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04
tháng 09 năm 1993.
Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu
cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Đến
tháng 8/2006, vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng. Tháng 9/2006,
VPBank nhận được chấp thuận của NHNN cho phép bán 10% vốn cổ phần
cho cổ đông chiến lược nước ngoài là Ngân hàng OCBC - một Ngân hàng lớn
nhất Singapore, theo đó vốn điều lệ sẽ được nâng lên trên 750 tỷ đồng. Tiếp


theo, đến cuối năm 2006, vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng lên trên 1.000 tỷ
đồng. Và hiện nay vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên 1.500 tỷ đồng vào
tháng 7/2007.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến
việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố
lớn. Cuối năm 1993, Thống đốc NHNN chấp thuận cho VPBank mở Chi
2
nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 11/1994, VPBank được phép mở
thêm Chi nhánh Hải Phòng và tháng 7/1995, được mở thêm Chi nhánh Đà
Nẵng. Trong năm 2004, NHNN đã có văn bản chấp thuận cho VPBank được
mở thêm 3 Chi nhánh mới đó là Chi nhánh Hà Nội trên cơ sở tách bộ phận
trực tiếp kinh doanh trên địa bàn Hà Nội ra khỏi Hội sở; Chi nhánh Huế; Chi
nhánh Sài Gòn. Trong năm 2005, VPBank tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước
chấp thuận cho mở thêm một số Chi nhánh nữa đó là Chi nhánh Cần Thơ; Chi
nhánh Quảng Ninh; Chi nhánh Vĩnh Phúc; Chi nhánh Thanh Xuân; Chi nhánh
Thăng Long; Chi nhánh Tân Phú; Chi nhánh Cầu Giấy; Chi nhánh Bắc Giang.
Cũng trong năm 2005, NHNN đã chấp thuận cho VPBank được nâng cấp một
số phòng giao dịch thành chi nhánh đó là Phòng Giao dịch Cát Linh, Phòng
giao dịch Trần Hưng Đạo, Phòng giao dịch Giảng Võ, Phòng giao dịch Hai
Bà Trưng, Phòng Giao dịch Chương Dương. Trong năm 2006, VPBank tiếp
tục được NHNN cho mở thêm Phòng Giao dịch Hồ Gươm (đặt tại Hội sở
chính của Ngân hàng) và Phòng Giao dịch Vĩ Dạ, phòng giao dịch Đông Ba
(trực thuộc Chi nhánh Huế), Phòng giao dịch Bách Khoa, phòng Giao dịch
Tràng An (trực thuộc Chi nhánh Hà Nội), Phòng giao dịch Tân Bình (trực
thuộc Chi Nhánh Sài Gòn), Phòng Giao dịch Khánh Hội (trực thuộc Chi
nhánh Hồ Chí Minh), phòng giao dịch Cẩm Phả (trực thuộc CN Quảng Ninh),
phòng giao dịch Phạm văn Đồng (trực thuộc CN Thăng long), phòng giao
dịch Hưng Lợi (trực thộc CN Cần Thơ). Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới
giao dịch trên đây, trong năm 2006, VPBank cũng đã mở thêm hai Công ty
trực thuộc đó là Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản; Công ty Chứng

Khoán.
Tính đến tháng 8 năm 2006, Hệ thống VPBank có tổng cộng 37 điểm
giao dịch gồm có: Hội sở chính tại Hà Nội, 21 Chi nhánh và 16 phòng giao
dịch tại các Tỉnh, Thành phố lớn của đất nước là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh
3
Phúc; Bắc Giang và 2 Công ty trực thuộc. Năm 2006, VPBank sẽ mở thêm các
Chi nhánh mới tại Vinh (Nghệ An); Thanh Hóa, Nam Định, Nha Trang, Bình
Dương; Đồng Nai, Kiên Giang và các phòng giao dịch, nâng tổng số điểm giao
dịch trên toàn Hệ thống của VPBank lên 50 chi nhánh và phòng giao dịch. Hiện
tại VPBank đã có 90 Chi nhánh và Phòng giao dịch hoạt động tại 34 tỉnh, thành
trên cả nước.
Số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến nay có trên
2.600 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và
trên đại học (chiếm 87%). Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính
là sức mạnh của ngân hàng, giúp VPBank sẵn sàng đương đầu được với cạnh
tranh, nhất là trong giai đoạn đầy thử thách sắp tới khi Việt Nam bước vào hội
nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, những năm vừa qua VPBank luôn quan tâm
nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự.
Đại hội cổ đông năm 2005 được tổ chức vào cuối tháng 3/2006, một lần
nữa, VPBank khẳng định kiên trì thực hiện chiến lược ngân hàng bán lẻ. Phấn
đấu trong một vài năm tới trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực phía
Bắc và nằm trong nhóm 5 Ngân hàng dẫn đầu các Ngân hàng TMCP trong cả
nước.
2.Cơ cấu tổ chức.
2.1. Hội đồng Quản trị:
Hội đồng Quản trị được bầu tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2005,
ngày 31/3/2006, với nhiệm kỳ 4 năm (2006 - 2009), gồm 6 thành viên:
4
Ông Phạm Hà Trung (Cử nhân Kinh tế) Chủ tịch Hội đồng Quản trị

Ông Lâm Hoàng Lộc
(Cử nhân Kinh tế, Cử nhân tâm lý)
Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị
Ông Nguyễn Quang A (Tiến sĩ Khoa học) Ủy viên
Ông Lê Đắc Sơn
(Tiến sĩ Xã hội học, Kỹ sư Kinh tế)
Ủy viên
Ông Bùi Hải Quân (Cử nhân Kinh tế) Ủy viên
Ông Linus Goh (Cử nhân Nhân văn) Ủy viên
2.2. Ban Kiểm soát:
Do Đại hội Cổ đông bầu, gồm 3 thành viên
Ông Vũ Hải Bằng (Cử nhân Luật) Trưởng ban
Bà Phan Thị Thu Hà (Cử nhân Kinh tế) Thành viên chuyên trách tại Hội sở
Ông Trần Đức Hạ (Cử nhân Kinh tế) Thành viên chuyên trách tại TP Hồ Chí
Minh
5
2.3. Hội đồng tín dụng: Là tổ chức do HĐQT thành lập ra.
Tại khu vực phía Bắc gồm các thành viên sau:
Ông Lê Đắc Sơn
(Ủy viên HĐQT - Tổng Giám đốc)
Chủ tịch
Ông Nguyễn Thanh Bình (Phó Tổng Giám đốc) Phó Chủ tịch Hội đồng
Ông Nguyễn Quang A (Ủy viên HĐQT) Thành viên
Ông Trần Văn Hải (Phó Tổng Giám đốc) Thành viên
Ồng Đinh Như Tuynh
(Phụ trách phòng Thu hồi nợ)
Thành viên
Tại khu vực phía Nam gồm các thành viên sau:
Ông Lâm Hoàng Lộc
(Phó Chủ tịch HĐQT)

Chủ tịch
Ông Nguyễn Đình Long
(Giám đốc Chi nhánh Sài Gòn)
Phó Chủ tịch
Ông Nguyễn Trí Dũng
(Giám đốc Chi nhánh Hồ Chí Minh)
Thành viên
Ngoài ra, HĐQT cũng thành lập các Ban Tín dụng tại tất cả các chi nhánh cấp
I. Hội đồng tín dụng và Ban tín dụng đều có nhiệm vụ xem xét phê duyệt các
quyết định cấp tín dụng cho khách hàng với các giới hạn tín dụng khác nhau.
6
2.4. Hội đồng Quản lý Tài sản nợ - tài sản có: gồm các thành viên sau:
Ông Lê Đắc Sơn
(Tiến sĩ Xã hội học, Kỹ sư Kinh tế)
Chủ tịch
Ông Nguyễn Thanh Bình
(Cử nhân Kinh tế Ngân hàng)
Phó Chủ tịch
Ông Trần Văn Hải
(Cử nhân Kinh tế Ngân hàng)
Thành viên
Ông Vũ Minh Quỳnh
(Cử nhân Kinh tế Ngân hàng)
Thành viên
Bà Hoàng Mai Thảo
(Cử nhân Kinh tế Ngân hàng)
Thành viên
7
2.5. Ban Điều hành:
Ông Lê Đắc Sơn

(Tiến sĩ Xã hội học, Kỹ sư Kinh tế)
Tổng Giám đốc
Ông Trần Văn Hải
(Cử nhân Kinh tế ngân hàng)
Phó Tổng Giám đốc
Ông Nguyễn Thanh Bình
(Cử nhân Kinh tế Ngân hàng)
Phó Tổng Giám đốc
Ông Nguyễn Đình Long
(Cử nhân Kinh tế Ngân hàng)
Phó Tổng Giám đốc
Ông Vũ Minh Quỳnh
(Cử nhân Kinh tế Ngân hàng)
Kế toán Trưởng
3.Chức năng.
Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm: Huy động vốn
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư; Cho vay vốn
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả
năng nguồn vốn của ngân hàng; Kinh doanh ngoại hối; chiết khấu thương
phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác; Cung cấp các dịch vụ giao dịch
giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN
Việt Nam.
8
4.Lĩnh vực hoạt động.
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức và cá nhân
- Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước
- Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân
- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá
- Hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành

- Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng
- Thực hiện kinh doanh ngoại tệ
- Huy động nguồn vốn từ nước ngoài
- Thanh toán quốc tế và thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến thanh toán
quốc tế
Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức,
đặc biệt chuyển tiền nhanh Western Union
Chương II.
Tình hình hoạt động của VPBANK
Là một ngân hàng thương mại đô thị đa năng, hoạt động với phương châm:
lợi ích của khách hàng là trên hết; lợi ích của người lao động được quan tâm; lợi
ích của cổ đông được chú trọng; đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển của cộng
đồng. Đối với Khách hàng VPBank cam kết thoả mãn tối đa lợi ích của khách
9
hàng trên cơ sở cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ phong phú,
đa dạng, đồng bộ, nhiều tiện ích, chi phí có tính cạnh tranh. Đối với nhân viên
VPBank quan tâm đến cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người lao
động. VPBank đảm bảo mức thu nhập ổn định và có tính cạnh tranh cao trong thị
trường lao động ngành tài chính ngân hàng. Đảm bảo người lao động thường
xuyên được chăm lo nâng cao trình độ nghiệp vụ, đảm bảo được phát triển cả
quyền lợi chính trị và văn hoá...
Đối với cổ đông VPBank quan tâm và nâng cao giá trị cổ phiếu, duy trì
mức cổ tức cao hàng năm ... Đối với cộng đồng VPBank cam kết thực hiện tốt
nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách Nhà nước; Luôn quan tâm chăm lo đến công
tác xã hội, từ thiện để chia sẻ khó khăn của cộng đồng.
Với định hướng khách hàng là nền tảng hoạt động , kết hợp hài hòa lợi ích
khách hàng, nhân viên, cổ đông và cộng đồng là sợi chỉ xuyên suốt mọi hành
động. Xây dựng nền văn hóa ngân hàng theo phương châm tạo dựng một tập
thể đoàn kết, tương trợ, văn minh, không ngừng học hỏi để hoàn thiện, luôn trao
đổi thông tin để cùng tiến bộ …Công nghệ tiên tiến và quản trị thông tin có

khoa học là cơ sở để tăng tốc và duy trì sức mạnh.Luôn phấn đấu có đội ngũ
nhân viên minh bạch và có tinh thần trách nhiệm, thể hiện tính chuyên nghiệp
và sáng tạo cùng với sự nỗ lực cả trong hoạt động kinh doanh cũng như các
hoạt động xã hội, tập thể lãnh đạo và nhân viên VPBank đã đạt được nhiều
thành tích đáng chú ý và được xã hội công nhận :
- Cúp vàng “Doanh nghiệp vì tiến bộ xã hội và Phát triển bền vững”
- Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước dành cho Tập thể lao động
xuất sắc năm 2005
- Giấy chứng nhận Ngân hàng thanh toán xuất sắc năm 2004 do Ngân hàng
UNION BANK – Mỹ trao tặng
10
- Giấy chứng nhận Ngân hàng thanh toán xuất sắc năm 2005 do Ngân hàng
THE BANK OF NEWYORK – Mỹ trao tặng
- Giấy khen: đối với Tập thể lãnh đạo và nhân viên Hội sở VPBank “ Đã có
thành tích góp phần chấn chỉnh, củng cố hoạt động của VPBank” của Ngân
hàng Nhà nước thành phố Hà Nội (23/7/2004)
- Công nhận danh hiệu Công đoàn cơ sở vững mạnh năm 2005 của Công
đoàn Ngân hàng Việt Nam (27/4/2006)
- Giấy khen: “ Đã có thành tích trong công tác Đoàn và phong trào Thanh
thiếu nhi Thủ đô năm 2005” của Ban chấp hành TNCS Hồ Chí Minh TP Hà
Nội trao tặng.
- Chứng nhận “Doanh nhân văn hóa” của Trung tâm Văn hóa doanh nhân
Việt Nam đối với Tổng Giám đốc Lê Đắc Sơn (năm 2006)
- Giải thưởng : “ Vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền vững” của Tổng liên
đoàn Lao động Việt Nam.
- Công nhận Cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh của Đảng bộ thành phố Hà
Nội.
- Giấy chứng nhận của hội sở hữu trí tuệ Việt Nam công nhận VPBank đạt
Nhãn hiệu nổi tiếng 2007.
- Giấy chứng nhận Ngân hàng Thanh toán xuất sắc năm 2006 do Ngân hàng

Citibank trao tặng
- Chứng nhận"Doanh nhân Văn hóa" của Trung tâm Văn hóa Doanh nhân
Việt Nam đối với TGĐ Lê Đắc Sơn năm 2007
11

×