Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Báo cáo " THỰC TRẠNG SỬ DỤNG HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO SẢN XUẤT RAU Ở VIỆT NAM " doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (570.46 KB, 6 trang )

Kỷ yếu hội nghị Khoa học Môi trường và Công nghệ sinh học năm 2011
143

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ GIẢI PHÁP
ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO SẢN XUẤT RAU Ở
VIỆT NAM

Nguyễn Thị Hai
Khoa Môi trường & Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp. HCM

TÓM TẮT
Rau là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn của ngƣời Việt Nam. Sản xuất rau
ở nƣớc ta, trong thời gian qua đã có những bƣớc tiến đáng kể về năng suất và chất
lƣợng. Nhiều vùng sản xuất rau chuyên canh, tập trung đã đƣợc hình thành, góp phần
vào việc giải quyết nhu cầu trong nƣớc cũng nhƣ xuất khẩu. Tuy nhiên, diện tích sản
xuất rau thực hiện theo tiêu chí rau an toàn vẫn còn khá khiêm tốn (chỉ chiếm khoảng
10%). Đa phần các vùng sản xuất rau chuyên canh hiện nay đều quản lý sản xuất theo
kinh nghiệm. Phân bón vô cơ và hóa chất bảo vệ thực vật đƣợc đƣợc tăng cƣờng cho
việc thâm canh rau. Chƣa kể với việc xã thải các tàn dƣ thực vật và chất thải rắn từ bao
bì, chai lọ phân, thuốc trừ sâu… đã gây ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng đất và nƣớc
trong vùng. Vấn đề ô nhiễm môi trƣờng trong các vùng sản xuất nông nghiệp nói chung
và chuyên canh rau nói riêng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, đang là vấn đề bức xúc
hiện nay. Bài viết nhằm tổng kết thực trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV)
và vấn đề ô nhiễm môi trƣờng trong quá trình sản xuất rau đồng thời đƣa ra một số giải
pháp cho vấn đề này.

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG SẢN XUẤT RAU
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, diện tích trồng rau cả nƣớc đến năm 2005 là 644 nghìn ha,
năng suất đạt 150 tạ/ha và sản lƣợng trên 9,5 triệu tấn. Đã hình thành nên các vùng chuyên canh rau
lớn ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Trong đó, diện tích sản
xuất rau an toàn mới chỉ chiếm khoảng 10%.


Nƣớc ta là nƣớc có khí hậu nhiệt đới ẩm nên sâu, bệnh và cỏ dại xuất hiện quanh năm. Để
phòng trừ sâu, bệnh hại, nông dân chủ yếu dựa vào biện pháp hóa học. Kết quả điều tra tại vùng rau
chuyên canh của tỉnh Tiền Giang cho thấy, tất cả nông dân đều sử dụng các hóa chất bảo vệ thực
vật trong quá trình sản xuất rau (Cục Trồng trọt, 2010). Nguyên tắc phun thuốc ― 4 đúng‖ gần nhƣ
không đƣợc áp dụng trong sản xuất rau. Hầu hết nông dân đều phun thuốc theo kinh nghiệm; phun
thuốc theo tâm lý phòng ngừa và sử dụng thuốc cao hơn nhiều so với liều lƣợng khuyến cáo. Chẳng
hạn, đậu que khi đã có trái sẽ đƣợc phun thuốc đều đặn chu kỳ 2 ngày/lần. Nhiều vùng, thời gian
cách ly sau khi phun thuốc hầu nhƣ không có. Vì vậy, dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật trên rau khá
cao. Theo kết quả kiểm tra của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2009, trong 25 mẫu
rau tại các tỉnh phía Bắc, có tới 44% mẫu rau có dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật, trong đó 4% có
hoạt chất độc hại vƣợt quá giới hạn cho phép. Kiểm tra 35 mẫu rau tại các tỉnh phía Nam, Cục
BVTV phát hiện tới 54% mẫu có dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật, trong đó 8,6% mẫu đƣợc phát
hiện có hàm lƣợng thuốc bảo vệ thực vật đủ khả năng gây ngộ độc cho ngƣời sử dụng. Số mẫu rau
kiểm tra ở Hà Nội và Hà Tây có hàm lƣợng Arsen cao hơn giới hạn cho phép chiếm từ 22-33%, số
mẫu rau có hàm lƣợng Nitrat (NO3) cao ở mức báo động (100% mẫu đậu đỗ ở Hà Nội và Hà Tây,
66,6% mẫu rau cải tại Tp. Hồ Chí Minh và Đồng Nai có dƣ lƣợng vƣợt giới hạn tối đa cho phép)
(theo báo Nông nghiệp Nông thôn, Việt Nam, 20/8/2009). Mới đây, trong số 24 mẫu rau xanh lấy
tại các cơ sở sản xuất rau Hà Nội, có mẫu rau cải xanh, dƣ lƣợng hoạt chất thuốc Fipronil vƣợt 12,5
lần mức dƣ lƣợng tối đa cho phép (theo Kinh tế Nông thôn, 2010).
Một số hóa chất bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng nhƣ Methamidophos vẫn còn dƣ lƣợng trong
rau (theo báo thƣơng mại, 29/10/2010). Các loại thuốc thuộc nhóm Endosulfan, cũng còn đƣợc sử
dụng để phun trừ sâu hại trên rau. Sai phạm này cũng còn tồn tại ngay cả ở nhiều hộ nông dân thuộc
các hợp tác xã sản xuất rau an toàn. Kết quả kiểm tra 6 tháng đầu năm 2009 tại Vĩnh Long cho biết,
vẫn còn một số nông dân ở các HTX sản xuất rau an toàn sử dụng thuốc trừ sâu gốc lân hữu cơ gốc
Kỷ yếu hội nghị Khoa học Môi trường và Công nghệ sinh học năm 2011
144

Carbofuran, Chlorpyrifos Ethyl, Diazinon, Dimethoate, Profenofos,… để trừ sâu hại trên rau (Lê
Văn Liêm, 2009).
Ảnh hưởng của thuốc đối với con người và động vật máu nóng

Hầu hết thuốc BVTV đều độc với ngƣời và động vật máu nóng. Tuy nhiên, mức độ gây độc của
các loại hoạt chất khác nhau. Thuốc BVTV đƣợc chia làm 2 loại: chất độc nồng độ (concentrative
poison) và chất độc tích lũy (cumulative poison). Mức độ gây độc của nhóm chất độc nồng độ phụ
thuộc vào lƣợng thuốc xâm nhập vào cơ thể. Nếu thuốc xâm nhập vào cơ thể ở dƣới liều gây chết,
cơ thể không bị tử vong và dần dần thuốc sẽ đƣợc phân giải và bài tiết ra khỏi cơ thể. Thuộc nhóm
này gồm các hợp chất Pyrethroid, một số hợp chất lân hữu cơ, cacbamat, thuốc có nguồn gốc sinh
vật… các nhóm thuộc nhóm độc tích lũy nhƣ các hợp chất Chlor, các hợp chất chứa Arsen, Chì,
Thủy ngân…có khả năng tích lũy lâu trong cơ thể gây nên biến đổi sinh lý có hại, thậm chí có loại
gây rối loạn di truyền và các chứng bệnh nguy hiểm khác. Báo cáo của Dasgupta 2007 qua xét
nghiệm máu ngẫu nhiên của 190 nông dân ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long cho thấy, hơn 35%
mẫu bị nhiễm thuốc BVTV cao và 21% nhiễm thƣờng xuyên.
Ngộ độc thuốc trừ sâu biểu hiện ở 2 dạng: ngộ độc cấp tích và ngộ độc mãn tính:
- Ngộ độc cấp tính (acute poisoning): Xảy ra khi chất độc xâm nhập vào cơ thể với liều
lƣợng lớn, phá huỷ mạnh các chức năng sống, đƣợc thể hiện bằng các triệu chứng rõ ràng, quyết
liệt, đặc trƣng của mỗi loại chất độc (bồn chồn, lo âu, hồi hộp, sợ sệt do rối loạn thần kinh. Ngoài
ra, ngƣời ngộ độc còn bị đau bụng, chóng mặt, nhức đầu, nôn ói), thậm chí gây chết.
- Ngộ độc mãn tính (chronic poisoning): Xảy ra khi chất độc xâm nhập vào cơ thể với liều
lƣợng nhỏ, nhiều lần, trong thời gian dài, đƣợc tích luỹ lại trong cơ thể sinh vật (tích luỹ hoá học
hay chức năng). Những triệu chứng thể hiện chậm, lâu dài, gây tổn thƣơng cho các cơ quan của cơ
thể, làm cho sinh vật bị ốm, yếu (ảnh hƣởng đến sức khoẻ của sinh vật, gây đột biến, ung thƣ, quái
thai, thậm chí ảnh hƣởng đến sự phát triển của thế hệ sau) và có thể dẫn đến tử vong.
Theo thống kê của Bộ Y tế, từ năm 1999 đến tháng 8/2004, trên toàn quốc đã xảy ra 1.245 vụ
ngộ độc thực phầm với số bệnh nhân 28.014 ngƣời, trong đó 333 trƣờng hợp tử vong. Phân tích
nguyên nhân xảy ra ngộ độc trong thời gian trên cho thấy, một trong những nguyên nhân cơ bản là
ngộ độc hoá chất (11-25%).
Ảnh hưởng của thuốc hóa học đến môi trường và hệ sinh thái
Thuốc BVTV luôn có tính độc đối với sinh vật, có khả năng vận chuyển, tồn dƣ nên có ảnh
hƣởng rất lớn đến môi trƣờng và hệ sinh thái.
Gây hại cho động vật có ích: Trong quần thể côn trùng trên rau, côn trùng có hại chỉ chiếm
khoảng 10%. Số còn lại là các côn trùng có ích và các côn trùng khác, đóng vai trò trong quan hệ

hữu ích, góp phần tạo nên sự bền vững của hệ sinh thái. Các hóa chất BVTV không chỉ tiêu diệt các
loài côn trùng và bệnh hại mà còn tiêu diệt cả các loài côn trùng có ích. Các nghiên cứu cho thấy,
việc phun thuốc trừ sâu, bệnh trên các cây dƣa leo, bầu bí đã làm giảm đáng kể số lƣợng các loài
côn trùng thụ phấn và vì vậy, năng suất các loài rau ở ruộng phun thuốc bị giảm hơn 60% so với
ruộng sản xuất theo hƣớng an toàn.
Ngoài ra, các hóa chất bảo vệ thực vật bị rửa trôi xuống các thủy vực làm hại các loài động vật
thủy sinh (cá, ếch, nhái, ) đó là các loài có ích, thiên địch của sâu, hại. Nhƣ vậy, vô tình chúng ta đã
làm tăng thêm số lƣợng sâu hại và làm mất cân bằng hệ sinh thái.
Ảnh hƣởng đến môi trƣờng đất, nƣớc: Khi phun thuốc trên cây trồng, có hơn 50% thuốc bị rơi
vãi xuống đất. Đó là chƣa kể biện pháp bón trực tiếp vào đất. Ƣớc tính có tới 90% thuốc sử dụng
không tham gia diệt sâu, bệnh mà gây nhiễm độc cho đất, nƣớc, không khí và nông sản (Phạm Văn
Biên và CTV, 2000).
Sự tồn tại và vận chuyển của thuốc BVTV trong đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: cấu trúc
hóa học của hợp chất, loại thuốc, loại đất, điều kiện thời tiết, phƣơng thức tƣới tiêu và các vi sinh
vật có trong đất. Tốc độ phân giải của thuốc BVTV trong đất diễn ra chậm. Thời gian phân hủy
hoàn toàn của thuốc có thể trên 10 năm. Thuốc xâm nhập vào đất làm thay đổi lý tính của đất, ―chai
hóa‖ đất và tiêu diệt các sinh vật có ích của đất. Lê Huy Bá, Lê Thanh Hải (1999) khi nghiên cứu
ảnh hƣởng của thuốc BVTV trên cây cà chua và cải bắp tại Hóc Môn, Củ Chi trên 6 động vật không
xƣơng sống có trong đất đã đƣa ra kết luận: Thuốc BVTV có tác động mạnh mẽ, làm giảm số lƣợng
Kỷ yếu hội nghị Khoa học Môi trường và Công nghệ sinh học năm 2011
145

các loài động vật sống trong đất, đặc biệt là bộ giun đất. Ở tầng đất 0 - 10 cm, trên ruộng phun
thuốc theo quy trình an toàn, sau phun thuốc 15 ngày, số lƣợng giun đất giảm 46- 90%.
Thuốc rửa trôi vào môi trƣờng nƣớc, gây ô nhiễm nƣớc mặt và nƣớc ngầm. Ngoài ra, nguồn
nƣớc còn bị ô nhiễm bởi: đổ thuốc thừa sau khi sử dụng, đổ nƣớc rửa dụng cụ xuống ao, hồ, cây
trồng cạnh mép sông, hồ, ao suối đƣợc phun thuốc BVTV Qua phân tích 17 mẫu nƣớc mặt mới
đây trên sông Tiền, sông Hậu và các sông, rạch gần các vùng sản xuất rau, màu, các tiểu vùng sản
xuất lúa, các khu vực nuôi thả thuỷ sản, Chi cục Bảo vệ môi trƣờng tỉnh Vĩnh Long đã phát hiện dƣ
lƣợng hoá chất bảo vệ thực vật trong nƣớc khá cao với nồng độ từ 0,11 đến 0,19 micrôgam/lít. Mặt

khác, độc tính của các loại hóa chất BVTV tích tụ trong cơ thể các sinh vật thủy sinh và đƣợc tích
lũy dần qua các mắt xích trong chuỗi thức ăn và có thể dẫn đến cái chết.

Hình 1. Nông dân phun thuốc
BVTV trên rau tại Củ Chi (Nguồn:
Báo NN VN)
Hình 2. Bao bì thuốc BVTV đƣợc
bỏ trên đồng (Nguồn: Báo NN VN)

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHÂN BÓN TRONG SẢN XUẤT RAU
Kết quả điều tra tại vùng rau chuyên canh ở Tiền Giang cho thấy, nông dân sử dụng rất nhiều
chủng loại và số lƣợng phân bón trong sản xuất rau. Trong đó, chủ yếu là phân vô cơ. Số liệu cũng
cho biết, 62,5% nông dân có sử dụng thêm phân hữu cơ và 37,5% chỉ sử dụng hoàn toàn phân vô cơ
(Cục Trồng trọt, 2010). Lƣợng phân vô cơ sử dụng thƣờng cao hơn so với khuyến cáo, đặc biệt là tỷ
lệ phân đạm sử dụng rất cao để có mẫu mã rau đẹp (tỷ lệ N:P:K tƣơng ứng 2,5:1,5:1). Một kết quả
điều tra khác tại vùng sản xuất rau ở Đà Lạt cũng cho thấy, phân khoáng cũng đƣợc sử dụng rất nhiều
(Bảng 1). Lƣợng sử dụng cao hơn từ 30 – 60% so với mức khuyến cáo. Ngoài phân bón gốc, phân
bón lá với rất nhiều chủng loại cũng đƣợc phun xịt bổ sung từ 3-5 ngày một lần (Nguyễn Bích Thu và
ctv, 2010). Tƣơng tự, kết quả điều tra tại Vĩnh Long cho biết, phần lớn nông dân sử dụng rất phổ biến
và rộng rãi các loại phân bón lá trên tất cả các loại rau vào tất cả các giai đoạn sinh trƣởng của cây
trồng (Cục trồng trọt, 2010). Đây là một trong những nguyên nhân làm sản phẩm rau xanh không an
toàn về hàm lƣợng nitrat.
Bảng 1. Kết quả điều tra mức độ sử dụng phân khoáng cho rau tại Đà Lạt
STT
Nhóm cây trồng
Hàm lƣợng N-P-K (kg nguyên chất/1000m
2
)
Lƣợng phân bón thực tế qua khảo sát
N

P
2
O
5
K
2
O
1
Rau ăn lá
38,3
28,5
27,2
2
Rau ăn củ
44,6
36,3
45,5
3
Rau ăn quả
54,4
58,4
52,6
Khuyến cáo



1
Rau ăn lá
25,0
15,0

20,0
2
Rau ăn củ
15,0
18,0
10,0
3
Rau ăn quả
20,0
12,0
15,0
(Nguồn: Nguyễn Bích Thu và CTV, 2010 )

Tác hại của phân bón đối với người
Kỷ yếu hội nghị Khoa học Môi trường và Công nghệ sinh học năm 2011
146

Việc sử dụng phân bón có lợi cho sinh trƣởng, phát trƣởng của cây trồng nói chung và cây rau
nói riêng. Tuy nhiên, sử dụng phân bón không hợp lý sẽ gây tác hại đến sức khỏe con ngƣời và làm
ô nhiễm môi trƣờng.
Bón đạm quá cao, nhất là vào thời kỳ thu hoạch rau sẽ làm cho sản phẩm khó bảo quản, mau hƣ
thối, khó chế biến trong công nghệ và đặc biệt là ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời tiêu dùng. Hàm
lƣợng đạm cao trong rau, củ có khả năng gây ung thƣ và chết ngƣời. Trƣờng hợp mới đây, một cháu
bé ở TP. HCM ngộ độc nặng vì bị methemoglobine máu do hàm lƣợng nitrat cao trong cà rốt. Sử
dụng phân hữu cơ chƣa hoai, phân gia súc gia cầm chƣa qua ủ… cũng là nguồn lây nhiễm mầm
bệnh cho ngƣời tiêu dùng và cho môi trƣờng sống.
Tác hại của phân bón đến môi trường và hệ sinh thái
Nhƣ đã trình bày, nông dân ở hầu hết các vùng chuyên canh rau đều sử dụng lƣợng phân bón
cao hơn so với quy trình khuyến cáo. Điều này không những gây lãng phí mà còn ảnh hƣởng đáng
kể đến môi trƣờng đất và nguồn nƣớc. Kết quả kiểm tra đất ở vùng rau Đà Lạt cho thấy, hàm lƣợng

kali và lân đều rất cao và cao từ 10 – 20 lần, cá biệt có mẫu cao hơn cả trăm lần (hàm lƣợng lân) so
với mẫu đối chứng (Nguyễn Bích Thu và CTV, 2010). Lân là nguyên tố dễ rửa trôi khi bón dƣ thừa
và đây là nguyên nhân gây phú dƣỡng hóa (tảo nở hoa) ở các ao, hồ, sông suối.
Chua hóa môi trƣờng đất: Phân đạm dƣ thừa đƣợc giữ lại trong đất dƣới dạng HNO
3
, phân
super lân thƣờng có 5% acid tự do, các dạng phân hóa học đều là các muối của các acid (muối đơn
hoặc muối kép)… khi hòa tan thƣờng gây chua cho môi trƣờng đất. Việc tăng độ chua của đất sẽ
dẫn đến sự mất cân đối về vi lƣợng trong đất. Ví dụ, đất quá chua sẽ tích tụ nhiều Mn
2+
gây độc đối
với cây. Một số vùng nhƣ ở Đà Lạt, nông dân lại bón lót quá nhiều vôi để trung hòa đƣợc pH đất
lại làm đất bị kiềm hóa, dẫn đến thay đổi hàng loạt các tính chất của đất (Nguyễn Bích Thu và ctv,
2010). Mặt khác, sự tích lũy cao các hóa chất dạng phân hóa học cũng gây hại cho môi trƣờng sinh
thái đất về mặt cơ, lý tính. Đất nén chặt, độ trƣơng co kém, kết cấu kém, không tơi xốp, tính thông
khí kém, vi sinh vật có ích giảm (Lê Huy bá và CTV, 2000). Mặt khác, việc thay đổi các đặc tính lý
hóa của đất cũng tạo điều kiện cho các loài vi sinh vật có hại phát triển, gây ảnh hƣởng xấu đến
năng suất cây trồng. Để hạn chế mầm bệnh, nông dân nhiều vùng đã sử dụng Methyl Bromide để
xử lý đất, lợi bất cập hại vì đây là khí làm suy giảm tầng ozon.
Thời gian gần đây, phân hữu cơ đƣợc sử dụng khá phổ biến ở các vùng chuyên canh rau là một
tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, sử dụng các loại phân hữu cơ, đặc biệt là các loại phân ủ chƣa hoai và
rác thải chƣa đƣợc chế biến, có thể gây ô nhiễm môi trƣờng. Nếu trong phân có sự tồn tại của mầm
gây bệnh, khi bón vào đất, chúng có điều kiện sinh sôi nẩy nở, lan truyền qua nƣớc mặt, nƣớc ngầm
… làm ô nhiễm các môi trƣờng thành phần này, tiêu diệt động vật, vi sinh vật có ích và làm chậm quá
trình sinh trƣởng của cây trồng, thậm chí ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời tiêu dùng. Khi bón phân hữu
cơ chƣa hoai vào đất (tỷ lệ C/N cao) làm cho các vi sinh vật phân giải cellulose phát triển mạnh, hút
nhiều đạm trong đất, nên làm cho cây trồng bị thiếu đạm.
Ngoài ra, lƣợng oxit nitơ (từ phân vô cơ) và mêtan (từ phân hữu cơ), cũng là những loại khí nhà
kính, gây hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu toàn cầu.


VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI HỮU CƠ, XÁC BÃ THỰC VẬT
TRONG VÙNG CHUYÊN CANH RAU
Trong quá trính sản xuất rau, một lƣợng lớn thuốc BVTV và phân bón đã đựợc sử dụng và
tƣơng ứng một lƣợng lớn chai, lọ, bao bì chứa đựng hóa chất BVTV và phân bón cũng đƣợc thải ra.
Kết quả điều tra tại vùng chuyên canh rau ở huyện Châu Thành và Chợ Gạo (Tiền Giang) cho thấy,
chỉ trên diện tích 8,9ha sản xuất rau vụ Hè Thu đã thải ra 226 bao bì phân bón và trên 1.200 vỏ chai,
bao bì thuốc BVTV. Có đến 22,5% số nông dân vứt bao bì thuốc BVTV này ở tại nơi pha thuốc
(Cục Trồng trọt, 2011). Chƣa kể, nhiều vùng nông dân còn sử dụng màng PE để phủ mặt luống, sau
một vài vụ gieo trồng, một lƣợng lớn nilon cũng đƣợc thải ra. Đây là loại chất thải rắn, thời gian
phân hủy rất lâu, gây ngộ độc cho cây và làm đất bị chai, xấu. Ngoài các hộ bỏ vƣơng vãi trên đồng,
Nhiều hộ gia đình không vứt bỏ rác thải này khắp nơi mà chứa vào một góc vƣờn rồi đốt. Việc đốt
bỏ các bao bì này sẽ gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng vì mùi khét của PVC và đặc biệt là tạo ra các
dioxin rất độc cho môi trƣờng. Vì vậy, nếu không quản lý tốt, lƣợng chất thải rắn này cộng với dƣ
Kỷ yếu hội nghị Khoa học Môi trường và Công nghệ sinh học năm 2011
147

lƣợng hóa chất còn sót (lƣợng thuốc BVTV và phân bón) dƣ thừa sẽ ảnh hƣởng đáng kể đến môi
trƣờng.

Hình 3. Một điểm ô nhiễm môi
trƣờng ở khu dân cƣ thuộc tỉnh An
Giang, trong đó có rất nhiều vỏ lon,
túi đựng thuốc BVTV (Nguồn: báo
NN VN)
Hình 4. Sau khi thu hoạch, một lƣợng
tàn dƣ thực vật thải ra (Nguồn: báo
NN VN)

Ngoài ra, trong quá trình canh tác và thu hoạch một lƣợng lớn tàn dƣ thực vật cũng đƣợc thải
ra. Kết quả điều tra tại vùng chuyên canh rau của tỉnh Tiền Giang cho biết, chỉ khoảng 67,5% nông

dân đồng ý đốt và cày vùi tàn dƣ thực vật trên đồng ruộng. Nông dân nhiều nơi vẫn còn vứt bỏ tàn
dƣ trên đồng cho đến vụ sản xuất sau. Đây là nơi trú ẩn của các mầm dịch bệnh và là nguồn lây
truyền sâu, bệnh cho vụ sau. Mặt khác, nguồn rác thải hữu cơ này bị phân hủy cũng sẽ gây ảnh
hƣởng đến môi trƣờng đất, nƣớc, không khí và ảnh hƣởng đến sức khỏe của cộng đồng. Việc
nghiên cứu tận dụng nguồn phế liệu này để ủ compost, dùng vi sinh vật để phân hủy làm thức ăn gia
súc sử dụng làm cơ chất để nuôi trùng quế…Nhƣ vậy, vừa tận dụng đƣợc nguồn hữu cơ vừa giảm ô
nhiễm môi trƣờng và hạn chế đƣợc sự tồn lƣu của dịch bệnh trên đồng ruộng là rất cần thiết.

GIẢI PHÁP CHO SẢN XUẤT RAU AN TOÀN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Ở CÁC VÙNG
CHUYÊN CANH RAU
Quản lý sâu, bệnh và cỏ dại:
- Thực hiện quản lý sâu, bệnh theo hƣớng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).
- Sử dụng hóa chất BVTV theo nguyên tắc 4 đúng.
- Sử dụng phân bón hợp lý, cân đối. Tăng cƣờng tỷ lệ phân vi sinh và phân hữu cơ.
- Thu gom và tiêu hủy tàn dƣ cây trồng sau mỗi vụ thu hoạch để cắt cầu nối của dịch hại
giữa các vụ gieo trồng.
Sử dụng an toàn phân bón và hóa chất BVTV
- Không sử dụng phân gia súc, gia cầm tƣơi hoặc phân rác chƣa ủ hoai để bón cho rau.
- Tăng cƣờng sử dụng các chế phẩm sinh học, ít độc cho môi trƣờng và côn trùng có ích.
- Duy trì và bổ sung hệ vi sinh vật có lợi trong đất bằng các chế phẩm vi sinh.
- Hạn chế sử dụng thuốc trừ cỏ, đặc biệt là các loại thuốc có độ tồn dƣ cao.
- Chỉ sử dụng các loại thuốc BVTV đƣợc phép sử dụng trên cây rau
Quản lý chất thải
- Rắc mùn cƣa, tro, đất bột, cát lên trên mặt nơi phun thuốc.
- Hình thành khu xử lý chất thải rắn tập trung cho vùng.
- Đối với chai lọ, bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng phải đƣợc thu gom, phân loại và xử lý
sơ bộ (đối với chai lọ đựng thuốc BVTV) trƣớc khi đƣa đi xử lý tập trung.
- Tái sử dụng các loại bao bì đựng phân bón hoặc thu gom cho tái chế thay vì đem đi đốt.
- Sử dụng các tàn dƣ thực vật để ủ compost.




Kỷ yếu hội nghị Khoa học Môi trường và Công nghệ sinh học năm 2011
148

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cục Trồng trọt, 2010. Xây dựng hƣớng dẫn bảo vệ môi trƣờng tại các vùng chuyên canh (lúa, rau)
tại các tỉnh phía Nam. Tài liệu lƣu hành nội bộ.
Lê Huy Bá, Lâm Minh Triết, 2000. Sinh thái môi trƣờng ứng dụng. Nhà xuất bản KHKT.
Nguyễn Bích Thu, Lê Minh Châu, Lê Hữu Quang, Nghiệp Quốc Vƣơng, 2011. Thực trạng ô nhiễm
môi truờng đất nông nghiệp vùng chuyên canh rau, hoa tỉnh Lâm Đồng và đề xuất các giải pháp
xử lý. Báo điện tử Lâm Đồng.
Nguyễn Văn Liêm, 2009. Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại các hợp tác xã sản xuất rau
an toàn. Bản tin nông nghiệp và nông thôn Vĩnh Long Số 9.GHIỆP VÀ NÔNG THÔN NH 9
Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Mạnh Chinh, 2000. Cẩm nang thuốc bảo vệ thực vật.
Nhà xuất bản Nông nghiệp.



×