Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Dạy con khái niệm thời gian ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.49 KB, 7 trang )




Dạy con khái niệm thời
gian
Con luôn “vâng vâng, dạ dạ” khi được dặn “Chỉ xem TV 15 phút nữa
thôi nhé!” Nhưng sau đó thì bạn vẫn cứ phải hò hét giục giã bé đứng
dậy.

Vì con bạn hư? Hay chỉ vì bé chưa hiểu được 15 phút kia thật ra là thế nào?
Phải làm sao thì con mới hiểu được? Và khi nào thì nên bắt đầu cho con làm
quen dần với giờ – phút – giây?



Nhiều đứa trẻ bắt đầu tò mò về thời gian vào khoảng 4 tuổi

Khi con biết cách xem giờ, hay ít nhất biết những khái niệm cơ bản về thời
gian, lúc đó cuộc sống của bạn sẽ dễ dàng hơn nhiều lắm. Bé sẽ biết thêm
15 xem TV nữa là nghĩa thế nào. Bé sẽ có thể nhắc bạn nhớ về sớm một chút
để đưa bé đi tập bóng đá. Bạn thậm chí cũng có thể dạy cho bé hiểu rằng dậy
vào lúc đồng hồ chỉ 6 giờ sáng thứ Bảy là sớm quá.

Nhiều đứa trẻ bắt đầu tò mò về thời gian vào khoảng 4 tuổi. Khi con của bạn
cũng như thế, hãy nắm lấy cơ hội cho bé làm quen với các khái niệm. Tuy
nhiên hãy nhớ đừng vội vàng dạy con cách xem đồng hồ vì trước đó con cần
phải nắm được nhiều kỹ năng khác đã. Hãy cho con thời gian và giúp bé một
tay nhé.

1. Giờ và phút


Giúp con cảm nhận được một phút dài bao nhiêu bằng cách cùng chơi với
một cái đồng hồ hẹn giờ. Bạn có thể bắt đầu bằng cách nói, “Mình sẽ cùng
chơi trò im lặng trong một phút cho đến khi đồng hồ báo hết giờ nhé.” Đặt
đồng hồ và để nó sang một bên rồi bảo con nhảy lên và vỗ tay khi bé nghĩ
một phút đã hết.

Nếu mới chỉ được 10 giây mà bé đã bật lên rồi, bạn biết ngay con còn cần
tập luyện nhiều. Nhưng nếu con bạn đã ước lượng được, hãy tiếp tục thử đặt
đồng hồ 5 phút và hỏi con xem liệu bé có thể thay quần áo xong trước khi
chuông báo reo hay không. Rồi dần dần, bạn có thể đặt thời gian dài hơn –
30 hay 60 phút chẳng hạn – và bảo với con rằng sau chừng đó thời gian, bạn
sẽ làm xong việc và cùng bé đi chơi công viên.

Hãy giải thích thêm với con rằng 60 phút còn được gọi là một giờ.

Hãy hỏi con xem bé nghĩ…

- 1 phút và 10 phút, cái nào gần với khoảng thời gian bé trượt xuống cầu
trượt hơn?

- Bé sẽ cần 5 phút hay 30 phút để đi mua hàng ở siêu thị?

2. Quá khứ, hiện tại và tương lai

Hãy chơi một trò chơi với tờ lịch trước khi bé lên giường đi ngủ, đây có thể
vừa là lúc tâm sự vừa là lúc cho con làm quen với các khái niệm thời gian.
Bố mẹ hãy hỏi con xem bé có nhớ được việc gì bé đã làm hôm qua, việc gì
bé muốn làm vào ngày mai, vừa hỏi hãy vừa chỉ vào những ngày đó trên lịch
cho bé có thể tập nhận diện.


Một gợi ý khác: Bạn có thể lấy vài tấm hình chụp con vào những khoảng
thời gian khác nhau trong ngày (khi đang ăn sáng, tại trường học, chơi trong
sân nhà) và bảo bé xếp lại theo đúng thứ tự thời gian. Hãy dùng những từ chỉ
thứ tự thời gian như trước hay sau thật đúng để con có thể bắt đầu hiểu được
chúng có nghĩa là gì.

Hãy hỏi con xem bé nghĩ…

- Chúng ta ăn tráng miệng trước hay sau khi ăn tối?

- Khi mặc quần áo, có phải con đi giày trước khi mặc quần không?



Hầu hết những đứa trẻ 4 – 5 tuổi có thể đếm đến 20 hoặc thậm chí nhiều
hơn

3. Con học đếm 1, 2, 3, 4, 5

Hầu hết những đứa trẻ 4 – 5 tuổi có thể đếm đến 20 hoặc thậm chí nhiều
hơn. Vấn đề là, chúng có thể chỉ đang ghi nhớ những con số đó thôi chứ
không có một khái niệm gì về ý nghĩa cả.

Để liên kết hai khái niệm đó, bạn có thể lấy hết bút màu ra khỏi hộp bút, sau
đó vừa đếm vừa đút lại từng cây bút vào trong hộp. Bạn cũng có thể cùng
con chơi trò bán hàng chẳng hạn, trong đó bạn đóng vai khách hàng đến mua
bút chì màu (2 cây, 5 cây, tùy bạn). Sau khi bé của bạn đã nắm được rồi, hãy
tiếp tục học nhận biết các con số cho đến 60 – có như vậy bé mới có thể xem
được đồng hồ kỹ thuật số.


Bố mẹ có thể dạy số cho con ở bất cứ đâu, trên bảng giá trong cửa hàng, số
nhà, trên bảng giới hạn tốc độ hay tải trọng… Đồng thời cũng hãy cho bé
nhiều cơ hội được chính tay ghi ra những con số đó, như ghi lại tỉ số của một
trò chơi, ghi số điện thoại của bố mẹ… Bé sẽ dần dần củng cố được khả
năng nhận diện và ghi nhớ con số.

Hãy hỏi con xem bé nghĩ…

Số 24 nằm ở đâu trên tờ lịch? Số 18 ở đâu và 30 ở đâu?…

4. Tập đếm nhóm 5

Tiếp tục học bằng những cây bút chì màu, hãy bảo con xếp bút chì thành
những nhóm 5 cây một. Dạy con đếm 5, 10, 15… cho đến 60, đếm ngược và
đếm xuôi cho nhuần nhuyễn.

Có thể cùng con chơi trò “Năm, mười” – một trò chơi rất quen thuộc. Đó
cũng là một cách giúp bé dễ nhớ hơn.

Hãy hỏi con xem bé nghĩ…

- Nếu con đếm theo nhóm 5 số một thì sau 20 là bao nhiêu? Sau 45 là bao
nhiêu?

5. Làm quen với chiếc đồng hồ

Một khi con bạn đã bắt đầu thành thục với những con số, bé đã sẵn sàng tiếp
tục làm quen với chiếc đồng hồ analog rồi. Có thể sử dụng chính đồng hồ
trong nhà bạn, hoặc cùng con trổ tài khéo léo làm một chiếc đồng hồ thủ
công, dù thế nào đi nữa thì cũng đều có thể cho con nhận biết kim giờ, kim

phút, kim giây, xem chúng khác nhau thế nào.

Bảo với con rằng muốn đọc kim giờ thì bé chỉ cần xem nó đang chỉ vào con
số nào. Tuy vậy, dạy về kim phút có phần khó hơn, vì lúc này bé không đọc
con số ghi trên đồng hồ nữa mà phải đếm theo nhóm 5 số một, bắt đầu từ vị
trí số 12 (tương đương 0) để biết được thật ra đấy là số bao nhiêu.

Tiếp tục luyện tập và hỏi con đọc ra một giờ-phút bất kỳ, bạn sẽ điều chỉnh
kim đồng hồ theo đó. Thay phiên nhau làm như vậy.

Hãy kiên nhẫn nếu ban đầu bé dường như bị lẫn lộn hết cả lên. Thường thì
các bé chuẩn bị vào lớp 1 đã có thể xem giờ và mỗi nửa giờ (ví dụ như 7 giờ,
7 rưỡi, 8 giờ…) bằng đồng hồ analog và đồng hồ digital. Nhưng nếu con bạn
vẫn gặp nhiều khó khăn thì cũng đừng ép con, vào lớp 1 tiếp tục học cũng
được mà.

6. Một phút dài nhất trên đời

Có bao giờ bạn nói “Chờ mẹ MỘT phút thôi,” trong khi thật sự bạn có ý là
“Chờ để mẹ phơi hết chỗ quần áo này, kiểm tra thư và cho cá ăn đã.” Trẻ
con thường nghe và hiểu ý của bố mẹ theo đúng như những giờ chúng nghe
được, vậy nên những cách diễn đạt như vậy có thể khiến bé bối rối.

Đừng nói như thế nữa nhé, đặc biệt khi bạn đang cố dạy cho con hiểu một
phút thật sự dài như thế nào.

×