Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Làm gì khi trẻ bị vàng da bệnh lý? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (675.17 KB, 5 trang )




Làm gì khi trẻ bị vàng
da bệnh lý?
Theo Khu Thị Khánh Dung – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung
ương, với trường hợp nhẹ, có thể điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng.

Đặt trẻ gần cửa sổ, nơi có ánh nắng dịu của mặt trời (vào khoảng 8 – 8h30
mỗi sáng, lúc trời không quá nóng hay quá lạnh). Cho trẻ bú nhiều lần trong
ngày vì sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất bilirubin qua đường tiêu hóa.



Đối với các trẻ mới chớm vàng da thì có thể tắm nắng ấm mỗi sáng

Cần theo dõi diễn tiến của chứng vàng da mỗi ngày trong vòng 7 – 10 ngày
sau sinh.

Cho đến nay, tại các khoa Sơ sinh được điều trị bởi ba phương pháp chính là
cung cấp đầy đủ nước và năng lượng (qua cho bú hoặc truyền dịch), truyền
Albumine và dùng một số loại thuốc để gia tăng tốc độ chuyển hóa bilirubin
gián tiếp; Chiếu đèn là phương pháp điều trị vàng da sơ sinh hiệu quả nhất,
an toàn, đơn giản và kinh tế nhất; Thay máu khi bé có triệu chứng đe dọa
nhiễm độc thần kinh do bilirubin trong máu tăng cao.


Các bác sĩ có thể sử dụng một, hai hay ba phương pháp cùng lúc tùy theo
từng trường hợp. Bác sĩ sơ sinh khuyến cáo ánh sáng mặt trời chỉ có thể giúp
trẻ bị vàng da nhẹ, nhưng không thể điều trị kịp các trường hợp vàng da sơ
sinh nặng.



Đối với các trẻ mới chớm vàng da thì có thể tắm nắng ấm mỗi sáng, nhưng
nếu trẻ đã vàng da nhiều thì phải sớm đưa trẻ đi khám ở bác sĩ chuyên khoa
để được điều trị ngay.


Các nguy cơ của hiện tượng vàng da bệnh lý

Nếu em bé sơ sinh của bạn có bất kỳ dấu hiệu nguy cơ sau đây, hãy đưa bé
đến thăm khám bác sĩ ngay để có thể theo dõi được mức độ bilirubin chặt
chẽ:

- Trẻ đã có anh chị em bị vàng da trước đó.

- Trẻ tiểu tiện không ướt tã và làm tã bẩn.

- Bị bầm tím khi sinh.

- Đẻ non.

- Có hiện tượng vàng da sớm (trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh).

- Mẹ có nhóm máu O hoặc Rh.

×