Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Tăng cường liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ quả vải thiều nhằm tăng thu nhập và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện lục ngạn – tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (636.47 KB, 102 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tên em là: Nguyễn Thị Thùy Dương
Mã sinh viên: 11120791
Sinh viên lớp: Kinh tế Tài Nguyên 54
Em xin cam đoan nội dung chuyên đề thực tập : “Tăng cường liên kết sản

xuất, chế biến, tiêu thụ quả vải thiều nhằm tăng thu nhập và nâng cao
hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lục Ngạn – Tỉnh
Bắc Giang’’ là kết quả nghiên cứu của cá nhân, thu thập thơng tin thực tế từ Phịng
Tài Ngun và Môi Trường huyện Lục Ngạn và một số tài liệu tham khảo khác về
các lĩnh vực chuyên ngành dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Vũ Thị Minh, khơng có
sự sao chép từ bất cứ chuyên đề thực tập nào khác.
Nếu vi phạm em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Thùy Dương


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.........................1
1.1. Khái quát chung về đề tài nghiên cứu................................................1
1.1.1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................1
1.1.2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................2
1.1.3. Đối tượng nghiên cứu......................................................................3
1.1.4. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................3
1.1.5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................4
1.2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.........................................7
1.2.1. Cơ sở lý luận của đề tài..................................................................7


1.2.1.1. Cơ sở lý luận về liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ
vải quả.................................................................................................7
1.2.1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.............22
1.2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp....29
1.2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài..............................................................31
1.2.2.1. Cơ sở thực tiễn về liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu
thụ vải quả.........................................................................................31
1.2.2.2. Cơ sở thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.........36
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG LIÊN KẾT SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN,
TIÊU THỤ QUẢ VẢI THIỀU VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NGẠN – TỈNH BẮC GIANG............................39
2.1. Đánh giá các yếu tố liên quan đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ vải
thiều............................................................................................................39
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................39
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..............................................................43


2.2. Thực trạng liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ quả vải thiều
trên địa bàn huyện Lục Ngạn – tỉnh Bắc Giang.....................................47
2.2.1. Thực trạng liên kết trong sản xuất vải quả....................................47
2.2.2. Thực trạng liên kết trong chế biến................................................65
2.2.3. Liên kết trong tiêu thụ vải thiều....................................................70
2.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra trong liên kết sản xuất, chế biến và tiêu
thụ vải thiều.............................................................................................74
2.3. Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp gắn với sản xuất vải thiều trên
địa bàn huyện Lục Ngạn – tỉnh Bắc Giang.............................................76
2.3.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp.............................................76
2.3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.................................80
2.3.3. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp:..........................................83
CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP

TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ
QUẢ VẢI THIỀU NHẰM TĂNG THU NHẬP VÀ NÂNG CAO HIỆU
QUA SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC
NGẠN – TỈNH BẮC GIANG.......................................................................85
3.1. Định hướng.........................................................................................85
3.2. Mục tiêu...............................................................................................85
3.3. Giải pháp.............................................................................................85
3.3.1. Giải pháp thúc đẩy liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ vải
quả...........................................................................................................85
3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.................89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................91
4.1. Kết luận...............................................................................................91
4.2. Kiến nghị.............................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................95


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2006 - 2015 (Giá cố định)...43
Bảng 2. Cơ cấu giá trị sản xuất các nhóm ngành 2006 – 2015 (Giá hiện hành).......44
Bảng 3. Tình hình sản xuất vải huyện Lục Ngạn – tỉnh Bắc Giang 2015................49
Bảng 4. Diện tích, sản lượng vải một số xã huyện Lục Ngạn – tỉnh Bắc Giang.....50
Bảng 5: Tình hình liên kết sản xuất của nhóm hộ điều tra.......................................55
Bảng 6: Tình hình lao động trong nhóm hộ điều tra..............................................56
Bảng 7: Tình hình đất đai và nguồn vốn của nhóm hộ điều tra (đơn vị: sào/hộ)...57
Bảng 8: Tình hình vay vốn của các hộ điều tra........................................................58
Bảng 9: Thực trạng cung ứng đầu vào của hộ điều tra.............................................60
(đơn vị %)................................................................................................................ 60
Bảng 10: Kết quả, hiệu quả sản xuất 1 ha vải thiều/năm.........................................63
Bảng 11: Phân tích lợi ích giữa các hộ sản xuất vải.................................................64
Bảng 12. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2015 huyện Lục Ngạn............77

Bảng 13. Diện tích và tỷ lệ các loại đất theo kết quả bản đồ loại đất đỏ vàng trồng
vải............................................................................................................................ 78
Bảng 14: Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất huyện Lục Ngạn...................79
Bảng 15. Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính............................................80
Bảng 16. Mức đầu tư phân bón cho các cây trồng...................................................82

Biểu đồ 1: Diễn biến diện tích vải nước ta từ năm 2006-2015 48

Sơ đồ 2: Các tác nhân tham gia liên kết trong sản xuất vải trên địa bàn................52
Sơ đồ 3: Tác nhân tham gia liên kết trong tiêu thụ vải thiều trên địa bàn................71


MỞ ĐẦU
Bắc Giang là một tỉnh miền núi Việt Nam thuộc vùng đơng bắc Bắc Bộ, phía
đơng giáp tỉnh Quảng Ninh, phía bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây giáp tỉnh Thái
Ngun và huyện Sóc Sơn (Hà Nội), phía nam giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải
Dương. Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.823 km², chiếm 1,2% diện tích tự nhiên
của Việt Nam. Theo số liệu nghiên cứu năm 2014, trong tổng diện tích tự nhiên của
Bắc Giang, có 32,4% là đất nông nghiệp; 28,9% là đất lâm nghiệp có rừng; diện tích
cịn lại bao gồm đồi núi, sơng suối chưa được khai thác và các loại đất khác. Với
diện tích đất nơng nghiệp chiếm phầm lớn và những điều kiện tự nhiên thuân lợi,
tỉnh Bắc Giang đã tập trung phát triển nông nghiệp và tạo ra những nông sản nổi
tiếng, tiêu biểu phải kể đến Vải thiều Lục Ngạn. Doanh thu từ vải thiều những năm
gần đây chiếm phần lớn trong tổng thu nhập của người dân huyện Lục Ngạn, giúp
kinh tế huyện đạt được những tăng trưởng nhanh chóng.
Tuy vải thiều là loại cây ăn quả có nguồn gốc từ Thanh Hà - Hải Dương, còn
Bắc Giang là địa phương đi sau trong việc trồng cây vải thiều, nhưng nhờ được
thiên nhiên ưu đãi nên trong những năm gần đây vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang
luôn chiếm vị trí cao nhất cả về chất lượng lẫn giá cả. Huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc
Giang có diện tích đất nơng nghiệp rộng lớn, có khí hậu khơng gay gắt tạo nên

những thế mạnh về phát triển các loại cây ăn quả. Bởi vậy Lục Ngạn là huyện có
diện tích cũng như sản lượng vải thiều lớn nhất cả nước. Năm 2015, tổng diện tích
vải thiều của tỉnh Bắc Giang gần 32.000 ha, sản lượng đạt khoảng 160.000 tấn quả
tươi, trong đó diện tích vải sản xuất theo tiêu chuẩn VIETGAP là 12200 ha, sản
lượng trên 80000 tấn. Đất đá sỏi ở đây rất phù hợp với vải thiều nên cây được nuôi
dưỡng tươi tốt, lá xanh thẫm, tán cây trịn như những mâm xơi. Vải thiều là một loại
cây ăn quả chủ lực trong chương trình của huyện góp phần thúc đẩy sản xuất nơng
nghiệp của tỉnh Bắc Giang phát triển nhanh chóng và vượt bậc trong những năm
qua. Cũng nhờ có cây vải thiều mà diện tích đất chưa được sử dụng đã được đưa
vào quy hoạch để góp phần nâng cao sản lượng vải thiều. Nhiều khu đất trống bỏ
hoang lâu năm nay đã được đưa vào sử dụng, được xử lý và canh tác để nâng cao
1


chất lượng đất phục vụ cho nhu cầu phát triển cây trồng, phát triển kinh tế cho
người dân và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện.
Bên cạnh những kết quả đáng mừng mà cây vải thiều đã đem lại cho huyện
Lục Ngạn, thì cũng có khơng ít những khó khăn và thiếu sót cần khắc phục để kinh
tế huyện ngày một phát triển vững mạnh hơn nữa. Để phát triển bền vững cây vải
thiều và mang lại hiệu quả kinh tế cao cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng đất
nơng nghiệp của huyện, thì ngồi các yếu tố tự nhiên mà thiên nhiên ban tặng, cịn
phụ thuộc rất nhiều vào trình độ kỹ thuật, nguồn vốn trong sản xuất, công nghệ chế
biến và đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định và các chính sách hỗ trợ
phát triển quả vải thiều của cả nước. Chính vì vậy, để giúp nhân dân sản xuất và tiêu
thụ vải thiều thuận lợi, những năm gần đây Uỷ Ban Nhân Dân huyện đã thành lập
Ban Chỉ đạo hỗ trợ nhân dân thu hoạch, chế biến và tiêu thụ vải thiều.
Qua thời gian nghiên cứu tài liệu và thực tập tìm hiểu thơng tin tại Phịng Tài
Ngun và Môi Trường huyện Lục Ngạn, em đã chọn nghiên cứu chuyên đề tốt
nghiệp “Tăng cường liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ quả vải thiều nhằm
tăng thu nhập và nâng cao hiệu qua sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn

huyện Lục Ngạn – tỉnh Bắc Giang”
Nội dung của chuyên đề gồm ba chương:
- Chương I: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
- Chương II: Thực trạng liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ quả vải thiều
và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lục Ngạn – Tỉnh Bắc
Giang
- Chương III: Một số định hướng, mục tiêu và giải pháp tăng cường liên
kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ quả vải thiều nhằm tăng thu nhập và nâng cao hiệu
quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lục Ngạn – tỉnh Bắc Giang
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Vũ Thị Minh - Trưởng Khoa Bất Động
Sản và Kinh Tế Tài Nguyên, các thầy cô, các cô chú, anh chị Phịng Tài Ngun và
Mơi Trường huyện Lục Ngạn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hồn thành
chun đề thực tập này. Em rất mong nhận được sự góp ý và đánh giá của thầy cơ
để hồn thiện hơn nữa những phần kiến thức và sự nghiên cứu của mình!

2


CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát chung về đề tài nghiên cứu
1.1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Bắc Giang là một tỉnh miền núi Việt Nam thuộc vùng đơng bắc Bắc Bộ, phía
đơng giáp tỉnh Quảng Ninh, phía bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây giáp tỉnh Thái
Ngun và huyện Sóc Sơn (Hà Nội), phía nam giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải
Dương. Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.823 km², chiếm 1,2% diện tích tự nhiên
của Việt Nam. Theo số liệu nghiên cứu năm 2014, trong tổng diện tích tự nhiên của
Bắc Giang, có 32,4% là đất nông nghiệp; 28,9% là đất lâm nghiệp có rừng; diện tích
cịn lại bao gồm đồi núi, sơng suối chưa được khai thác và các loại đất khác. Với
diện tích đất nơng nghiệp chiếm phầm lớn và những điều kiện tự nhiên thuân lợi,

tỉnh Bắc Giang đã tập trung phát triển nông nghiệp và tạo ra những nông sản nổi
tiếng, tiêu biểu phải kể đến Vải thiều Lục Ngạn. Doanh thu từ vải thiều những năm
gần đây chiếm phần lớn trong tổng thu nhập của người dân huyện Lục Ngạn, giúp
kinh tế huyện đạt được những tăng trưởng nhanh chóng.
Tuy vải thiều là loại cây ăn quả có nguồn gốc từ Thanh Hà - Hải Dương, còn
Bắc Giang là địa phương đi sau trong việc trồng cây vải thiều, nhưng nhờ được
thiên nhiên ưu đãi nên trong những năm gần đây vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang
luôn chiếm vị trí cao nhất cả về chất lượng lẫn giá cả. Huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc
Giang có diện tích đất nơng nghiệp rộng lớn, có khí hậu khơng gay gắt tạo nên
những thế mạnh về phát triển các loại cây ăn quả. Bởi vậy Lục Ngạn là huyện có
diện tích cũng như sản lượng vải thiều lớn nhất cả nước. Năm 2015, tổng diện tích
vải thiều của tỉnh Bắc Giang gần 32.000 ha, sản lượng đạt khoảng 160.000 tấn quả
tươi, trong đó diện tích vải sản xuất theo tiêu chuẩn VIETGAP là 12200 ha, sản
lượng trên 80000 tấn. Đất đá sỏi ở đây rất phù hợp với vải thiều nên cây được nuôi
dưỡng tươi tốt, lá xanh thẫm, tán cây trịn như những mâm xơi. Vải thiều là một loại
cây ăn quả chủ lực trong chương trình của huyện góp phần thúc đẩy sản xuất nơng
nghiệp của tỉnh Bắc Giang phát triển nhanh chóng và vượt bậc trong những năm
3


qua. Cũng nhờ có cây vải thiều mà diện tích đất chưa được sử dụng đã được đưa
vào quy hoạch để góp phần nâng cao sản lượng vải thiều. Nhiều khu đất trống bỏ
hoang lâu năm nay đã được đưa vào sử dụng, được xử lý và canh tác để nâng cao
chất lượng đất phục vụ cho nhu cầu phát triển cây trồng, phát triển kinh tế cho
người dân và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện.
Bên cạnh những kết quả đáng mừng mà cây vải thiều đã đem lại cho huyện
Lục Ngạn, thì cũng có khơng ít những khó khăn và thiếu sót cần khắc phục để kinh
tế huyện ngày một phát triển vững mạnh hơn nữa. Để phát triển bền vững cây vải
thiều và mang lại hiệu quả kinh tế cao cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng đất
nơng nghiệp của huyện, thì ngoài các yếu tố tự nhiên mà thiên nhiên ban tặng, cịn

phụ thuộc rất nhiều vào trình độ kỹ thuật, nguồn vốn trong sản xuất, công nghệ chế
biến và đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định và các chính sách hỗ trợ
phát triển quả vải thiều của cả nước. Chính vì vậy, để giúp nhân dân sản xuất và tiêu
thụ vải thiều thuận lợi, những năm gần đây Uỷ Ban Nhân Dân huyện đã thành lập
Ban Chỉ đạo hỗ trợ nhân dân thu hoạch, chế biến và tiêu thụ vải thiều.
Qua thời gian nghiên cứu tài liệu và thực tập tìm hiểu thơng tin tại Phịng Tài
Nguyên và Môi Trường huyện Lục Ngạn, em đã chọn nghiên cứu chuyên đề tốt
nghiệp “Tăng cường liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ quả vải thiều nhằm
tăng thu nhập và nâng cao hiệu qua sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Lục Ngạn – tỉnh Bắc Giang”

1.1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực
trạng liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ quả vải thiều nhằm tăng thu nhập và
nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lục Ngạn – tỉnh Bắc
Giang. Giúp mọi người nhận thức được sự cần thiết về cách làm thống nhất, đồng
bộ từ huyện đến cơ sở để tạo được các liên kết bền vững và phối hợp hiệu quả trong
việc tiêu thụ sản phẩm khi chính vụ, cung cấp đủ nguyên liệu phục vụ công nghiệp
chế biến vải quả, đáp ứng nhu cầu sản xuất của các nhà máy chế biến nông sản; góp
phần nâng cao hiệu quả sản xuất trên đơn vị canh tác, giúp nơng dân gắn bó với cây

4


trồng; tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Từ đó đề xuất được các biện pháp giúp
thúc đẩy các liên kết trong sản xuất kinh doanh, chế biến, tiêu thụ vải thiều giúp
tăng năng suất và giảm thiểu thời gian, chi phí, cơng sức, giúp nâng cao thu nhập,
nâng cao đời sống nhân dân cũng như góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp của địa bàn huyện Lục Ngạn.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tôi thực hiện theo hướng tìm hiểu và nghiên

cứu các nội dung chính sau đây
- Tổng quan về liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ vải thiều và hiệu quả
sử dụng đất nông nghiệp
- Thực trạng liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ quả vải thiều và hiệu quả sử
dụng đất trên địa bàn huyện Lục Ngạn – tỉnh Bắc Giang; từ đó nêu ra những nguyên
nhân chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình phát triển liên kết trong sản xuất, chế biến,
tiêu thụ và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
- Đề xuất một số định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy liên kết
trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ vải quả đến năm 2020 và những năm tiếp theo,
từ đó nâng cao kết quả và hiệu quả liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ vải
quả trên địa bàn huyện Lục Ngạn, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp

1.1.3. Đối tượng nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu và khai thác thông tin về các liên kết được sử dụng giữa
các hộ nông dân trồng vải và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện; những hộ
nông dân tham gia sản xuất, doanh nghiệp thu mua và chế biến quả vải thành các
thành phẩm khác nhau để xuất ra thị trường; các đơn vị kinh doanh, tư thương kinh
doanh quả vải trên địa bàn huyện Lục Ngạn; một số các doanh nghiệp tham gia chế
biến nông sản để xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

1.1.4. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn sử dụng đất nông nghiệp
trồng cây vải thiều của huyện Lục Ngạn – Tỉnh Bắc Giang

5


Về nội dung: Tìm hiểu, phân tích và tổng kết lại những nghiên cứu về hiện
trạng của các liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ vải thiều và hiệu quả sử

dụng đất nông nghiệp của huyện Lục Ngạn. Từ đó tìm ra ngun nhân, đưa ra
những bài học nhận được và đề ra phương hướng giải quyết các vấn đề cịn tồn tại
để góp phần nâng cao chất lượng và cải thiện các liên kết trong sản xuất, chế biến,
tiêu thụ vải thiều và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Giúp thúc đẩy nâng suất cây
vải thiều cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đưa kinh tế huyện ngày càng
phát triển vững mạnh hơn.
Về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện và tổng hợp lại trong q trình thực
tập tại Phịng Tài Ngun và Mơi Trường huyện Lục Ngạn, từ tháng 2/2016 đến hết
tháng 5/2016
Số liệu thu thập: Số liệu đã được công bố trong giai đoạn 2010 - 2015; số
liệu sơ cấp được điều tra trực tiếp từ một số hộ nông dân, tư thương và doanh
nghiệp trong tháng 3, tháng 4 năm 2016;

1.1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.1.5.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu và thông tin
Nội dung và mục tiêu nghiên cứu đề tài sử dụng cả nguồn số liệu thứ cấp và số
liệu sơ cấp
Số liệu thứ cấp: Tài liệu từ các sách, báo, tạp chí, cơng trình nghiên cứu, tư
liệu có liên quan; Các báo cáo của UBND huyện Lục Ngạn về tình hình kinh tế - xã
hội (tài liệu trình HĐND tỉnh) các năm 2010- 2015; Các báo cáo về tình hình sản
xuất, chế biến và tiêu thụ rau, quả phục vụ công nghiệp chế biến của Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang qua các năm 2010- 2015; Các tạp chí
NN&PTNT, Nghiên cứu kinh tế, Kinh tế & Dự báo, Website của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn…; Các nghị quyết của Đảng, Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ về phát triển nơng nghiệp, nông dân và nông thôn và lĩnh vực rau, quả;
Các báo cáo về tình hình liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ vải quả; các
báo cáo kinh tế kỹ thuật, kế hoạch, phương hướng phát triển của của tỉnh, huyện
liên quan về sản xuất nông nghiệp; Các báo cáo về tình hình sản xuất, kinh doanh

6



của các đơn vị kinh doanh, tư thương và doanh nghiệp chế biến vải xuất khẩu trên
địa bàn…
Số liệu sơ cấp: Lựa chọn địa điểm thực hiện các điều tra: Để phục vụ cho mục
tiêu nghiên cứu đề tài, cùng với sự giúp đỡ của Phịng Tài ngun mơi trường và
Phịng nơng nghiệp, UBND xã Hồng Giang, Thi trấn Chũ, tôi đã tiến hành điều tra
20 hộ thuộc xã Hồng Giang, là xã có vùng nguyên liệu lớn nhất tỉnh năm 2015.
Cách thu thập: sử dụng phiếu điều tra trực tiếp tập trung vào các nội dung sau:
Đối với việc điều tra các hộ nông dân trồng vải sử dụng đất nông nghiệp
+ Thông tin chung về hộ: tên, tuổi, trình độ văn hố, số nhân khẩu, số lao
động, loại hình sản xuất của hộ?
+ Tình hình sản xuất vải của hộ: Thời gian tham gia trồng vải? Diện tích sử
dụng đất nông nghiệp để trồng vải? Những thuận lợi, khó khăn gặp phải trong thời
gian đó?
+ Mối quan hệ giữa hộ với đơn vị kinh doanh, HTX chế biến quả vải xuất
khẩu?
+ Phương hướng sản xuất, kinh doanh của hộ trong thời gian tới?
+ Kiến nghị với doanh nghiệp, với nhà nước, địa phương?
Đối với việc điều tra các doanh nghiệp:
+ Thông tin chung về doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp, địa chỉ; ngành nghề
sản xuất - kinh doanh chính?
+ Cơng suất của dây truyền sản xuất?
+ Tình hình sản xuất của nhà máy giai đoạn 2010 – 2015?
+ Thị trường xuất khẩu?
+ Nhu cầu nguyên liệu phục vụ nhà máy thời gian tới?
+ Nhu cầu tham gia hiệp hội doanh nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu?
+ Kiến nghị với nông dân, với địa phương và nhà nước?
Đối với cán bộ quản lý của UBND xã, chủ nhiệm HTX.
+ Tình hình chung về việc sản xuất vải của xã.

+ Mối liên kết của hộ sản xuất vải – thương lái – cơ sở chế biến vải?

7


+ Hiện tại xã đã triển khai cơng tác gì để thúc đẩy mối liên kết trên?
Những câu hỏi trên được liệt kê trên phiếu điều tra, thu thập được bằng cách
đặt câu hỏi và người dân, nhân viên doanh nghiệp và các cán bộ trực tiếp trả lời
phỏng vấn.

1.1.5.2. Phương pháp tính tốn và tổng hợp số liệu
- Kiểm tra phiếu điều tra: sau khi thu thập số liệu tại địa bàn nghiên cứu, sắp
xếp và tổng hợp phân loại, tính tốn các chỉ tiêu thống kê mơ tả đặc trưng của từng
nhóm.
- Xử lý thơng tin: tổng hợp kết quả điều tra theo các chỉ tiêu phân tích.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu và vào số liệu: sử dụng excel và các phần mềm khác
để tổng hợp tính tốn các chỉ tiêu như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình; tốc
độ phát triển bình quân

1.1.5.3. Phương pháp phân tích số liệu
Sau khi đã tổng hợp và phân loại số liệu từng, sử dụng các chỉ tiêu bình quân,
số tương đối để so sánh, đánh giá mức độ biến động, đánh giá kết quả liên kết trong
sản xuất, chế biến và tiêu thụ vải quả trên địa bàn qua các năm từ 2010 - 2015.

1.1.5.4. Phương pháp phân tích thống kê so sánh
Sử dụng các bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ, đồ thị để phân tích, so sánh trong sản
xuất, chế biến và tiêu thụ vải quả theo từng chủng loại sản phẩm, theo thời gian và
không gian.

1.1.5.5. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Thu thập thông tin từ các chuyên gia và những người có kinh nghiệm trong
việc liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ vải và sử dụng đất nông nghiệp đối với
địa bàn huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang.

8


1.2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.2.1.1. Cơ sở lý luận về liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ vải quả
1.2.1.1.1. Các khái niệm có liên quan
 Khái niệm về liên kết kinh tế: Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học của viện
nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa thì “Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác
phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy sản
xuất kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất trong khn khổ pháp luật của
Nhà nước. Mục tiêu của liên kết kinh tế là tạo ra sự ổn định của các hoạt động kinh
tế thông qua các quy chế hoạt động để tiến hành phân công sản xuất, khai thác tốt
các tiềm năng của các đơn vị tham gia liên kết để tạo ra thị trường chung, bảo vệ lợi
ích cho nhau”.
Trong các văn bản Nhà nước mà cụ thể là trong quy định ban hành theo quyết
định số 38 - HĐBT ngày 10/4/1989 thì ‘’liên kết kinh tế là những hình thức phối hợp
hoạt động do các đơn vị kinh tế tiến hành để cùng nhau bàn bạc và đề ra các chủ
trương, biện pháp có liên quan đến cơng việc sản xuất kinh doanh của mình nhằm
thúc đẩy sản xuất theo hướng có lợi nhất. Sau khi bàn bạc thống nhất, các đơn vị
thành viên trong tổ chức liên kết kinh tế cùng nhau ký hợp đồng về những vấn đề có
liên quan đến phần hoạt động của mình để thực hiện.’’
Tổng hợp lại, liên kết kinh tế có nghĩa là các quan hệ kinh tế giữa hai hay
nhiều chủ thể kinh tế với mục đích đạt được lợi ích kinh tế xã hội của các bên, dựa
trên những hợp đồng đã ký kết với những thỏa thuận nhất định, những giấy tờ bằng
chứng có tính ràng buộc bằng pháp luật, những cam kết trong hoạt động sản xuất

kinh doanh.
Liên kết kinh tế bao gồm:
- Liên kết trong hoạt động cung ứng đầu vào trong sản xuất
- Liên kết trong hoạt động ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
- Liên kết trong hoạt động vay vốn phát triển sản xuất
- Liên kết trong chế biến sản phẩm vải

9


- Liên kết trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm

 Khái niệm về sản xuất: Sản xuất là quá trình tạo ra của cải, vật chất và dịch
vụ. Trong sản xuất con người đấu tranh với thiên nhiên làm thay đổi những vật chất
có sẵn nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và những của cải khác
phục vụ cuộc sống. Sản xuất là điều kiện tồn tại của mỗi xã hội, việc khai thác và tận
dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong sản xuất, con người là lực lượng sản xuất
chủ yếu đóng vai trị quyết định (theo từ điển thuật ngữ kinh tế học; Viện nghiên cứu
và phổ biến tri thức bách khoa)
Có 2 quan niệm về sản xuất, nên dẫn đến xã hội có 2 hướng khác nhau:
Theo hệ thống xã hội chủ nghĩa xã hội trước đây, quan niệm sản xuất có nghĩa
là tạo ra của cải vật chất, nên trong xã hội các ngành sản xuất chỉ có nơng nghiệp và
cơng nghiệp, các chỉ tiêu đánh giá theo hệ thống MPS
Theo hệ thống của Liên hợp quốc, quan niệm về sản xuất nghĩa là tạo ra của cải
vật chất và dịch vụ, nên trong xã hội chia ra 3 ngành sản xuất là Nông nghiệp, Công
nghiệp và Dịch vụ. Các chỉ tiêu được đánh giá theo hệ thống SNA.
Quá trình sản xuất bắt đầu từ các khâu chuẩn bị yếu tố đầu vào để tiến hành sản
xuất ra những sản phẩm đủ tiêu chuẩn được phép tiêu thụ trên thị trường, sau đó
nhập kho chế biến. Sản xuất theo 2 phương thức:

- Phương thức thứ nhất: Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, thể hiện trình độ
cịn thấp của các chủ thể sản xuất, những sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích
đảm bảo cho các tiêu dùng của chính họ, khơng có sản phẩm dư thừa để cung cấp
cho thị trường.
- Phương thức thứ hai: Sản xuất phục vụ thị trường tức là sản xuất phát triển
theo kiểu sản xuất hàng hóa, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường,
thường được sản xuất trên quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Hình thức sản
xuất này mang tính tập chung chuyên canh cao và có tỷ lệ hàng hóa cao.
Việt Nam đang bước từng bước phát triển nền kinh tế thị trường theo định
hướng XHCN và phải phát triển theo phương thức thứ 2. Nhưng dù phát triển sản

10


xuất theo phương thức nào, người sản xuất cũng phải trả lời được 3 câu hỏi cơ bản:
Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào?
Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm
Theo nghĩa hẹp, tiêu thụ sản phẩm chính là q trình chuyển từ sản xuất hàng
hóa sang hình thái giá trị của hàng hóa. Sản phẩm coi là được tiêu thụ khi khách
hàng chấp nhận thanh tốn để có thể sở hữu sản phẩm ấy. Theo quan điểm này, quá
trình tiêu thụ sản phẩm được bắt đầu từ khi đưa sản phẩm vào buôn bán trao đổi và
kết thúc khi thanh tốn xong.
Cịn theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm lại là quá trình bao gồm rất nhiều khâu
từ các việc tổ chức nghiên cứu thị trường, việc định hướng tổ chức sản xuất ra sản
phẩm, việc tạo ra sản phẩm hàng hóa và đưa ra thị trường để tiêu thụ.
Tiêu thụ là bước rất quan trọng trong q trình trao đổi bn bán kinh doanh
của các chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bởi tiêu thụ hàng
hóa là khâu cuối cùng của q trình sản xuất kinh doanh, có tiêu thụ được sản phẩm
thì doanh nghiệp mới có thể thu hồi vốn để tái sản xuất và mở rộng sản xuất. Hơn
nữa, trong cơ chế thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm cịn quyết định tồn bộ q trình

sản xuất kinh doanh của một cơ sở kể từ khi bắt đầu quá trình sản xuất cho đến khi
đưa sản phẩm ra thị trường bắt đầu kinh doanh để thu hồi vốn.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm được cấu thành nên bởi các yếu tố khác nhau: chủ
thể tham gia; đối tượng gồm hàng hóa và tiền tệ; thị trường gặp gỡ của người mua và
người bán. Các cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện chức năng cơ bản là đảm
bảo sản xuất và luôn đảm bảo cung cấp một khối lượng sản phẩm ổn định với những
yêu cầu về chất lượng và chủng loại… đảm bảo cho sự tiêu dùng của xã hội. Chức
năng này được biểu hiện cụ thể thơng qua q trình tiêu thụ sản phẩm.
Việc tiêu thụ vải là bước cuối cùng của quá trình sản xuất, nó đóng vai trị
quyết định đến sự tồn tại và phát triển của quá trình sản xuất, nhờ có việc tiêu thụ thì
giá trị sử dụng sản phẩm hàng hóa được cơng nhận thực hiện.

1.2.1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động liên kết
 Đặc điểm sản phẩm quả vải

11


Vải thiều được trồng ở Lục Ngạn vào khoảng những năm 90 của thế kỷ trước
từ những người nông dân quê gốc ở Hải Dương. Với sự cần cù chăm chỉ hay lam
hay làm, người dân Lục Ngạn đã biến những vùng đồi sỏi đá khô cằn trước đây
thành những đồi xanh bạt ngàn cây vải mang lại sự no ấm cho những người trồng
vải. Quả vải thiều ở Thanh Hà vốn đã thơm ngon nổi tiếng, nay lại được trồng ở
vùng đồi núi đất đỏ pha lẫn sỏi đá kết hợp khí hậu ơn hồ của Lục Ngạn đã tạo thành
thứ quả ngon ngọt làm hài lòng những người thưởng thức. Có thể nói, mức độ thơm
ngon của vải thiều Lục Ngạn đã vượt qua vải Thanh Hà và dành được rất nhiều tình
cảm của người sành hoa quả trong và ngồi nước. Vải thiều Lục Ngạn có đặc điểm
khi chín màu đỏ, vỏ mỏng, hạt nhỏ cùi dày, khi ăn có vị ngọt đậm. Hiện tồn huyện
Lục Ngạn có khoảng 32.000 ha trồng vải thiều, mỗi năm cho sản lượng khoảng 160
nghìn tấn. Vải thiều Lục Ngạn được ưa chuộng trong cả nước, cứ đến mùa vải các

thương lái từ nhiều tỉnh như Hà Nội, Quảng Ninh và các tỉnh phía Nam như thành
phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… lại đến thu mua. Vải thiều còn được xuất khẩu sang
một số nước khác như Trung Quốc, các nước ASEAN với nhiều dạng thành phẩm
khác nhau. Vải thiều được chế biến thành vải thiều sấy khơ, đóng hộp để xuất khẩu
và phục vụ người u thích vải thiều có thể được thưởng thức quanh năm Tháng 102014, Mỹ chính thức đã đồng ý cho quả vải thiều Việt Nam được xuất khẩu vào thị
trường nước này. Tháng 4-2015, Australia cũng cho phép nhập vải tươi từ Việt Nam,
những thông tin này đã mở ra cơ hội mới cho người trồng vải. 
Vải thiều chín khi đến mùa đc hái từ cây xuống và được xuất ra ngoài thị
trường dưới nhiều dạng thành phẩm khác nhau. Khoảng 55,54% sản lượng vải của
Lục Ngạn được tiêu thụ dưới dạng quả tươi, trong số đó 32,31% tiêu thụ ở thị trường
trong nước và 67,69% tiêu thụ ở thị trường nước ngồi. Phần cịn lại được sơ chế
hoặc chế biến các dạng sản phẩm vải sấy khô, vải đông lạnh, vải nước đường và pure
vải.
Từ 10 tuổi trở lên, cây vải ra hoa đều và năng suất ổn định hơn. Trồng trên đất
đồi vùng trung du, nếu chăm bón tốt, nhất là bón thêm lân và phân hữu cơ, có thể
cho năng suất cao. Vải ra hoa vào tháng 3 dương lịch và chín vào tháng 6. Khoảng

12


thời gian thu hoạch vải thiều thường ngắn (khoảng 30 ngày trong tháng 6), vì vậy
với sản lượng lớn, mà quả vải là loại quả rất khó bảo quản tươi, nên đã gây khó khăn
về tổ chức lao động thu hái. Thị trường tiêu thụ quả tươi và cung cấp nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến, đang làm sản xuất vải gặp nhiều khó khăn, hiệu quả giảm
thấp. Bên cạnh đó, hiện tượng năng suất giảm và cách niên xảy ra phố biến đối với
tất cả các vùng trồng vải là những nguyên nhân khiến cho sản xuất vải chưa bền
vững.

13



Trong những năm gần đây, những giống vải chín sớm đang được quan tâm
phát triển để bổ sung vào cơ cấu giống vải của huyện. Việc thu hái, lựa chọn, bảo
quản quả vải vẫn đang được tiến hành tại hộ nông dân bằng những phương pháp thủ
công theo công nghệ truyền thống. Tuy nhiên, vải là loại quả khó bảo quản, thời gian
thu hoạch và lưu trữ ngắn nên được các cơ quan tập trung áp dụng các phương pháp
bảo quản hiện đại như: bảo quản bằng các hoạt chất sinh học; sử dụng chế phẩm
KIVIVA làm chậm quả chín tới 12 ngày ở nhiệt độ thường và 30 ngày ở chế độ lạnh;
xơng khí SO2, nhúng trong dung dịch Sulfite, HCl; bảo quản bằng hóa chất, bằng
khí ơzơn và bảo quản lạnh… Nhưng nhìn chung, việc áp dụng các phương pháp
công nghệ để bảo quản quả vải trên diện rộng chưa có hiệu quả vì làm giá thành cao
và hiệu quả kinh tế giảm thấp.
 Đặc điểm thị trường
Theo báo cáo về tình hình tiêu thụ vải thiều năm 2015 của tỉnh Bắc Giang tại
Hội nghị Xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2015, tổng diện tích vải thiều của tỉnh Bắc
Giang gần 32.000 ha, sản lượng đạt khoảng 160.000 tấn quả tươi. Trong đó diện tích
vải sản xuất theo tiêu chuẩn VIETGAP là 12200 ha, sản lượng trên 80.000 tấn. Tại
thị trường nội địa, vải thiều được tiêu thụ rộng khắp cả nước nhưng số lượng lớn là
được tiêu thụ tại các tỉnh lân cận phía Bắc, các thành phố lớn như Hà Nội, Huế, Đà
Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Vải thiều cũng đã được xuất
khẩu sang một số quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, các nước ASEAN như Lào,
Campuchia, Thái Lan… Trong những năm qua, sản lượng vải thiều được tiêu thụ tại
thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam chiếm khoảng 65% tiêu thụ nội địa.
Đây là thị trường tiềm năng, quan trọng trong tiêu thụ vải thiều của các tỉnh Bắc
Giang. Thị trường vải tươi chủ yếu tiêu thụ ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Vải sấy
khô chủ yếu bán sang Trung Quốc và một phần sang Lào, Campuchia. Hầu hết sản
phẩm vải thiều đều do đơn vị kinh doanh vải quả và tư thương tiêu thụ, hiện có rất ít
tổ chức đứng ra thu mua vải cho người sản xuất. Tuy nhiên, những năm qua, việc
tiêu thụ vải thiều vẫn gặp nhiều khó khăn về nhiều mặt như về giá, về bảo quản sau
thu hoạch, về thương hiệu, thiếu sự phối hợp kịp thời giữa vùng trồng vải và các nhà


14


phân phối, các doanh nghiệp...
Xuất khẩu quả vải tươi chiếm tỷ lệ nhỏ không đáng kể. Thị trường xuất khẩu
quả vải tươi cịn ít do nhiều ngun nhân như thời gian bảo quản ngắn, chất lượng
VSATTP chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường tiêu thụ. Các dạng sản phẩm vải thiều
được sơ chế hoặc được chế biến chủ yếu tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc, Hồng
Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Sỹ, Mỹ, thị trường Châu Âu và một số
quốc gia trong khu vực. Theo dự báo của các nhà xuất khẩu vải Úc, nhu cầu tiêu thụ
vải quả trên thế giới sẽ tiếp tục có xu hướng gia tăng trong thời gian tới. Vải quả tươi
sẽ vẫn được ưa chuộng nhưng xu hướng đa dạng hóa các sản phẩm vải quả sẽ vẫn
diễn ra mạnh mẽ. Các sản phẩm bánh kẹo, mứt, bột và nước ép sẽ xuất hiện nhiều
hơn ở các phân khúc bán bn thay vì chỉ có sản phẩm vải tươi thống trị phân khúc
này như trước kia. Đồng thời người tiêu dùng sẽ ngày càng khó tính hơn khi lựa
chọn các sản phẩm vải quả do họ có nhiều lựa chọn hơn từ các nước khác nhau trên
thế giới song xu hướng rõ ràng là những sản phẩm an toàn và giữ được hương vị tự
nhiên sẽ được ưu tiên hơn.
 Đặc điểm sản xuất, chế biến, tiêu thụ
 Đặc điểm trong sản xuất vải
Trở thành cây trồng thế mạnh của vùng, vải thiều Lục Ngạn ngày càng khẳng
định được giá trị kinh tế bởi mẫu mã đẹp và chất lượng sản phẩm thơm ngon. Ngày
28/10/2014 UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Kế hoạch số 3110/KH-UBND nhằm
định hướng công tác sản xuất, xúc tiến tiêu thụ, xuất khẩu vải thiều năm 2015 và
những năm tiếp theo. Trong đó tồn bộ diện tích vải thiều của tỉnh được chỉ đạo
hướng dẫn sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGAP, quy hoạch và có cơ chế hỗ trợ
vùng sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GlobaGAP, tìm hiều và lựa chọn các cơng
nghệ bảo quản tiên tiến, mở rộng thị trường nội địa, giữ vững thị trường xuất khẩu
truyền thống và bước đầu thâm nhập đến các thị trường mới, khó tính trên thế giới.

Tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giới
thiệu sản phẩm; quản lý kiểm soát chặt chẽ thị trường, chống các hành vi gian lận
thương mại; đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp trong và ngoài nước

15


tham gia thu mua, tiêu thụ vải thiều; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội
và an tồn giao thơng trong vụ vải thiều...
Tuy vậy, nơng dân Việt Nam nói chung cịn chịu nhiều ảnh hưởng của tập quán
sản xuất nhỏ, lẻ, manh mún, tự cung tự cấp. Liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu
thụ vải thiều quả phục vụ công nghiệp chế biến để đáp ứng được tính chuyên nghiệp
khi ký kết hợp đồng tiêu thụ của các DN, HTX chế biến, các đơn vị kinh doanh vải
hay tư thương với khối lượng sản phẩm lớn, đòi hỏi cần phải sản xuất trên địa bàn
rộng lớn, tính đồng đều của sản phẩm cao, sản phẩm của người nông dân phải được
đảm bảo VSATTP... đây là một trong những trở ngại khá lớn của việc phát triển mối
liên kết này. Vì vậy, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn, chuyển giao tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để được đi trước một bước, trong đó việc xây
dựng các mơ hình trình diễn, tham quan học hỏi, tổ chức các hội nghị “đầu bờ” là rất
quan trọng, có tác động trực tiếp tới việc giúp nông dân thay đổi tập quán sản xuất.
 Đặc điểm các cơ sở chế biến vải thiều
Đặc điểm cơ bản của sản phẩm vải thiều là sản xuất có tính mùa vụ, khối lượng
sản phẩm thu hoạch lớn thường hay tập trung trong một thời gian ngắn, rất khó trong
cơng tác bảo quản và vận chuyển đi xa để tiêu thụ, trong khi đó thời tiết khí hậu
nước ta là nóng và ẩm, nên chất lượng sản phẩm bị xuống cấp rất nhanh là điều khó
thể tránh khỏi. Vì vậy, cơng tác chế biến vải khơng những góp phần nâng cao chất
lượng của quả vải nhờ cho thêm các gia vị, có thể kéo dài thời gian sử dụng và các
sản phẩm quả vải chế biến thường được đóng hộp để có thể vận chuyển đi xa, nhờ
đó sẽ tiêu thụ được khối lượng sản phẩm lớn với giá trị sử dụng cao hơn. Các nhà
máy chế biến nông sản là cơ sở chế biến các sản phẩm vải, vì thế nên nếu địa

phương nào có nhiều các nhà máy chế biến rau, củ, quả (tức là vùng nguyên liệu gần
các nhà máy chế biến) thì sẽ thuận lợi cho việc phát triển vùng nguyên liệu phục vụ
công nghiệp chế biến và ngược lại, nếu vùng nguyên liệu ở xa các nhà máy chế biến
thì sẽ làm tăng chi phí, tăng giá thành sản xuất, chế biến và tiêu thụ nơng sản, do đó
hiệu quả kinh tế sẽ không cao bằng.

16



×