Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giảm lãi suất, để không chỉ là hô hào pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.86 KB, 3 trang )

Giảm lãi suất, để không chỉ là hô hào
Lãi suất vay vốn mới đã được các ngân hàng nước ngoài áp dụng từ hơn một tuần
nay, nhưng tại hầu hết ngân hàng trong nước, doanh nghiệp vẫn chưa nhận được
thông báo điều chỉnh lãi suất cho vay.
Lãi suất vay vốn mới đã được các ngân hàng nước ngoài áp dụng từ hơn một tuần
nay, nhưng tại hầu hết ngân hàng trong nước, doanh nghiệp vẫn chưa nhận được
thông báo điều chỉnh lãi suất cho vay, kể từ khi có thông tin giảm lãi suất huy
động và sau đó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước công bố chính thức áp dụng trần
lãi suất tiền gửi 13%/năm.
Theo khảo sát của ĐTCK, hiện nay, lãi suất cho vay của HSBC và ANZ chào đến
các doanh nghiệp là 15,5%/năm, thấp nhất trong các ngân hàng. Ngân hàng nước
ngoài luôn có mức lãi suất cho vay ưu đãi nhất và đi trước khoảng 1 tháng trong
việc giảm lãi suất huy động. Tuy nhiên, tiếp cận được tín dụng của các ngân hàng
nước ngoài không dễ. Ngay cả khi không bị khống chế chỉ tiêu tăng trưởng tín
dụng, thì các ngân hàng này cũng có sự sàng lọc chặt chẽ khách hàng vay vốn.
Trong nhóm ngân hàng quốc doanh lớn, chỉ có một ngân hàng đã chào lãi suất cho
vay 15,5%/năm. Một doanh nghiệp được xếp loại tín dụng cao nhất của BIDV cho
biết, mức lãi suất vay tại ngân hàng này vẫn là 17,5%/năm, duy trì từ tháng 2 đến
nay. Kể từ sau thông tin giảm lãi suất huy động, doanh nghiệp chưa nhận được
thông báo điều chỉnh lãi suất cho vay từ BIDV. Còn nhóm ngân hàng cổ phần lớn
đang chào lãi suất cho doanh nghiệp sản xuất phổ biến ở mức 17,5%/năm trở lên.
Nhưng mức lãi suất cho vay nói trên là đối với các doanh nghiệp sản xuất quy mô
lớn. Còn các doanh nghiệp ở các ngành nghề như thương mại, sản xuất quy mô
vừa, bất động sản, thì mức lãi suất cho vay cao hơn khoảng 1,5%.
Theo ghi nhận của ĐTCK, mặc dù đã có chủ trương giảm lãi suất huy động, nhưng
khó có thể hy vọng một đợt giảm lãi suất cho vay mạnh mẽ từ các ngân hàng lớn.
Độ trễ từ chủ trương đến thực tế nhiều khả năng sẽ được các ngân hàng kéo giãn
ra cho phù hợp với thực tế là đang có mối lo ngại về lạm phát cao từ việc tăng giá
các nguyên liệu đầu vào. Nhìn lại thời điểm sau Tết, lãi suất của các ngân hàng
giảm, sau đó lại tăng thêm 0,5%.
Một số doanh nghiệp cho biết, khi làm việc với ngân hàng thì họ được thông báo


lãi suất cho vay sẽ giảm, nhưng phải chờ đến cuối tháng 3. Với lãi suất tiền gửi là
13%/năm, thì mức lãi suất cho vay phổ biến có lẽ sẽ là 16%/năm.
Các tháng cuối năm 2011, nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp không thể
chuyển chi phí tăng giá đầu vào, trong đó có chi phí lãi vay tăng, vào giá bán. Tỷ
suất lợi nhuận của các doanh nghiệp giai đoạn đó giảm rõ rệt.
Sang những tháng đầu năm nay, dù cho có thông điệp giảm lãi suất từ Ngân hàng
Nhà nước, nhưng tâm lý chung của doanh nghiệp là còn nghi ngại tình hình kinh
tế vĩ mô biến động sau động thái tăng giá xăng, dầu và tiếp đến là áp lực tăng giá
điện.
Tuy nhiên, có vẻ như gánh nặng kiềm chế lạm phát không còn dồn lên tín dụng và
lãi suất như trước. Việc giảm lãi suất cho vay ở thời điểm này được kỳ vọng giúp
doanh nghiệp giảm gánh nặng chi phí tài chính, chứ chưa đủ để cải thiện sức cầu
tiêu thụ hàng hóa.
Lợi nhuận của Tập đoàn Hoa Sen trong tháng 2/2012 chỉ đạt một nửa kế hoạch lợi
nhuận tính bình quân theo tháng là 20 tỷ đồng và còn thấp hơn nếu so với thực
hiện của quý IV/2011. Tháng 2 và tháng 3 là các tháng cao điểm của ngành thép,
nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp ngành thép không mấy khả quan, do sức tiêu
thụ thấp.
Nhiều ý kiến cho rằng, khó khăn của các doanh nghiệp năm nay không chỉ nằm ở
lãi suất cao, mà còn là sự suy giảm của nhu cầu tiêu thụ dịch vụ, hàng hóa trong
nước, nhất là khi tăng trưởng tín dụng bị kiềm chế thấp hơn năm ngoái.

×