Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bài học kinh doanh bổ ích từ thương hiệu bánh mỳ tươi Subway ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.96 KB, 6 trang )



Bài học kinh doanh bổ ích từ
thương hiệu bánh mỳ tươi
Subway

Câu chuyện Subway đánh bật gã khổng lồ McDonald để chiếm ngôi đầu
bảng trong trong ngành fast-food chứa đựng vô số các bài học kinh doanh
bổ ích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có 6 bài học quan trọng
dưới đây.




Có thể nhiều người ở Việt Nam còn lạ lẫm với Subway nhưng ở Mỹ, Châu
Âu và rất nhiều nước khác, đây là một thương hiệu bánh mỳ tươi cực kỳ nổi
tiếng với xấp xỉ 34.000 cửa hàng trên khắp thế giới. Thương hiệu này thậm
chí còn qua mặt McDonald về quy mô (McDonald hiện mới có 32.000 cửa
hàng).

Câu chuyện Subway đánh bật gã khổng lồ McDonald để chiếm ngôi đầu bảng
trong trong ngành fast-food chứa đựng vô số các bài học kinh doanh bổ ích
cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có 6 bài học quan trọng dưới đây.

1. Kể một câu chuyện ấn tượng:
Khi Subway tìm ra anh chàng sinh viên Jared – người đã giảm được hơn 100
ký chỉ nhờ ăn bánh mỳ Subway, công ty này đã ý thức được là phải khai thác
câu chuyện thật triệt để đồng thời thêm thắt để nó trở nên hấp dẫn hơn. Liên
tục trong nhiều năm liền, Subway đều đặn cung cấp những thông tin mới về
Jared và cả số cân nặng không thay đổi của anh kể từ vụ giảm cân đó. Trên
website của công ty thậm chí có một mục “câu chuyện về Jared”, trong đó có


cả những đoạn quảng cáo đầu tiên Jared làm với Subway.

Subway hoàn toàn có thể chỉ cần hô những câu khẩu hiệu đại loại như “Sản
phẩm của chúng tôi ít béo và có lợi hơn cho sức khỏe”. Nhưng rõ ràng để một
nhân chứng sống nói với mọi người rằng “Hãy nhìn tôi đây này. Tôi giảm
được cả tạ thịt nhờ ăn bánh mỳ ở Subway đó” thì có sức thuyết phục hơn rất
nhiều.

Bài học: nếu bạn có một câu chuyện gây ấn tượng cho khách hàng, hãy mạnh
dạn chộp lấy nó và kể nó ra, kể đi kể lại cho đến khi mọi người nhớ mãi câu
câu chuyện ấy.

2. Bắt kịp thời đại:
Sản phẩm của Subway vốn luôn ít béo nhưng lúc đầu chúng chỉ được giới
thiệu như những chiếc bánh mỳ bình thường. Đến khi trào lưu “ăn tươi” phát
triển rầm rộ và người tiêu dùng trở nên quan tâm hơn đến những sản phẩm ít
dầu mỡ, Subway mới tăng cường quảng cáo về khía cạnh “tươi” của sản
phẩm.

Bài học: Bạn có dõi theo các trào lưu trong lĩnh vực của mình? Có thể đã đến
lúc phải thay đổi thông điệp của công ty bạn rồi đó. Hãy mạnh dạn làm đi.
Đừng sợ.

3. Mềm dẻo, linh hoạt trong thương hiệu:
Subway chỉ đơn thuần là thương hiệu bánh mỳ ăn nhanh thế nhưng khi thị
hiếu người tiêu dùng thay đổi, Subway thoắt cái đã biến thành một thương
hiệu đồ ăn tốt cho sức khỏe. Các “lão làng” McDonald, Burger King cũng
thèm được bán những sản phẩm ít béo như thế lắm nhưng không thể tìm được
khách hàng vì thương hiệu của họ giờ đã gắn liền với khoai tây chiên và
những chiếc bánh mỳ béo ngậy mất rồi.


Bài học: Nếu bạn đang mở công ty, hãy nghĩ thật kỹ trước khi đặt tên. Đừng
chọn những cái tên chỉ thể hiện một ý nghĩa duy nhất. Thời thế còn có thể
thay đổi nên tên công ty cũng phải mềm dẻo để có thể bắt kịp xu hướng mới.

4. Chỗ đứng sáng tạo:
Với vị thế là nhà cung cấp đồ ăn có lợi cho sức khỏe, Subway thâm nhập
được cả những phân khúc thị trường mà các đại gia khác trong làng fast-food
chỉ bất lực đứng nhìn (bệnh viện là một ví dụ).

Bài học: Hãy hình dung thương hiệu của mình ở nhiều chỗ đứng khác nhau để
tìm ra những phân khúc mới.

5. Khách hàng được tham gia:
Subway là một trong số những cửa hàng đầu tiên thực hiện chính sách cho
khách hàng chứng kiến toàn bộ quy trình làm bánh (cắt bánh, cho thịt, rau,
phô mai, nước sốt, hạt tiêu). Điều này khiến Khách hàng an tâm hơn rất nhiều
về nguyên liệu trong chiếc bánh mình ăn. Không những thế, họ có thể thỉnh
thoảng bảo nhân viên cửa hàng thêm hoặc bớt các thành phần nhân bánh theo
ý thích của mình. Đây là điểm nhiều khách hàng “khoái” nhất khi đi ăn ở
Subway.

Bài học: Hãy cho khách hàng chứng kiến và góp tiếng nói nhiều hơn trong
công đoạn chế biến sản phẩm.

6. Quan hệ thân thiết với những cửa hàng nhượng quyền:
Quiznos cũng ra đời cùng thời điểm với Subway. Tuy nhiên, các cửa hàng
nhượng quyền của Subway có vẻ được đối xử khá tốt và mối quan hệ giữa
người nhượng quyền và người được nhượng quyền phát triển theo chiều
hướng tích cực. Trong khi đó, các đại lý của Quiznos lúc nào cũng cáu kỉnh

và nổi loạn. Các vụ kiện Quiznos đối xử bất công xảy ra liên miên trong suốt
nhiều năm kể từ khi công ty này ra đời.

Kết quả là Subway ngày càng làm ăn phát đạt trong khi Quiznos mỗi lúc lại
tụt hậu thêm. Năm ngoái, Quiznos mất tới 1.000 cửa hàng nhượng quyền. Với
con số vỏn vẹn 4.000 cửa hàng hiện nay, Quiznos khó lòng mà địch nổi
Subway trong cuộc chiến giành thị trường.

Bài học: Mối quan hệ với các bên liên quan đóng vai trò rất quan trọng. Hãy
chứng tỏ cho đối tác, bạn hàng cuả bạn thấy rằng bạn lúc nào cũng ủng hộ,
giúp đỡ họ.

×