Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Đề tài:Tác động của chính sách cấm kinh doanh vàng miếng năm 2011 đối với nền kinh tế Việt Nam ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 90 trang )











Đề tài tham dự cuộc thi
Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2011


Tác động của chính sách cấm kinh doanh vàng
miếng năm 2011 đối với nền kinh tế Việt Nam



















1

MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƢỜNG VÀNG 7
I/ TỔNG QUAN VỀ VÀNG VÀ THỊ TRƢỜNG VÀNG 7
1. Một số khái niệm 7
2. Chức năng của vàng 8
3. Vai trò của thị trƣờng vàng trong nền kinh tế 10
4. Cung cầu trên thị trƣờng vàng 11
5. Một số thị trƣờng vàng phát triển trên thế giới 17
II/ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG VÀNG 18
1. Hạn ngạch nhập khẩu vàng: 19
2. Thuế nhập khẩu: 21
3. Thuế xuất khẩu: 22
4. Đánh thuế đối với vàng nguyên liệu: 22
CHƢƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH CẤM KINH DOANH VÀNG
MIẾNG ĐỐI VỚI THỊ TRƢỜNG VÀNG 24
I. NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƢỜNG VÀNG THẾ GIỚI VÀ TRONG
NƢỚC 2005-2010 24
1. Những biến động của thị trƣờng vàng thế giới 2005-2010 24
2. Những biến động của thị trƣờng vàng trong nƣớc 2005-2010 30
II. CHÍNH SÁCH CẤM KINH DOANH VÀNG MIẾNG NĂM 2011 CỦA
CHÍNH PHỦ 38
1. Nghị định 11 38

2. Chính sách cấm kinh doanh vàng miếng 39


2

III. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH CẤM KINH DOANH VÀNG MIẾNG
41
1. Tác động đối với các doanh nghiệp kinh doanh vàng 41
2. Tác động đối với ngƣời tiêu dùng và nhà đầu tƣ 49
3. Tác động về phía Chính phủ 57
4. Đánh giá tác động của chính sách vàng miếng đối với thị trƣờng 64
CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BÌNH ỔN THỊ TRƢỜNG VÀNG
TRONG NƢỚC 67
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH CẤM KINH DOANH VÀNG
MIẾNG TRÊN THỊ TRƢỜNG TỰ DO 67
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BÌNH ỔN THỊ TRƢỜNG VÀNG TRONG
NƢỚC 74
1. Nhóm các giải pháp liên quan trực tiếp đến bình ổn thị trƣờng vàng 76
2. Nhóm các giải pháp gián tiếp bình ổn thị trƣờng vàng 81
KẾT LUẬN 86






















3





DANH MỤC BẢNG BIỂU



STT
Tên biểu đồ
Trang
1
Cung vàng thế giới 2010
10
2
Tỷ trọng trong mục đích sử dụng vàng của thế giới 2010
11

3
Nhu cầu sử dụng vàng thế giới 2010
13
4
Tác động của hạn ngạch
17
5
Tác động của thuế nhập khẩu
19
6
Biến động giá vàng thế giới 2005-2010
22
7
Biến động cầu vàng thế giới 2005-2010
23
8
Biến động cung vàng thế giới 2007-2010
25
9
Lƣợng bán ra của NHTW Châu Âu theo hiệp định CBGA
26
10
Lƣợng vàng bán ra của IMF
26
11
Biến động giá vàng trong nƣớc 2008
29
12
Biến động giá vàng 2009
31

13
Biến động giá vàng 2010
33
14
Biến động doanh thu của các doanh nghiệp vàng vừa và nhỏ
39
15
Tỷ trọng doanh thu của các doanh nghiệp vàng vừa và nhỏ
40
16
Đánh giá về chính sách của các doanh nghiệp vàng vừa và nhỏ
41
17
Định hƣớng kinh doanh của các doanh nghiệp vàng vừa và nhỏ
42
18
Tỷ trọng doanh thu của các doanh nghiệp lớn
43
19
Tỉ lệ đánh giá mức độ hiệu quả của việc dự trữ vàng
47
20
Tỉ lệ mục đích dự trữ vàng
48
21
Tỉ lệ ngƣời dân biết đến chính sách cấm kinh doanh vàng miếng
48
22
Tỉ lệ về địa điểm mua vàng
49

23
Tỉ lệ về loại hình vàng đƣợc giao dịch
50
24
Tỉ lệ chuyển hƣớng mua vàng
51
25
Tỉ lệ về các kênh đầu tƣ đƣợc lựa chọn
52
26
Đánh giá của ngƣời mua về chính sách
53
27
Diễn biến giá vàng thế giới từ 7/2010 đến 7/2011
72




4




LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài:
Năm 2010, nền kinh tế thế giới đi vào giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng.
Trong đó các nƣớc đang phát triển tiếp tục là nhóm nƣớc có mức tăng trƣởng cao nhất

(7%), gấp hơn 2 lần so với khối nƣớc phát triển (2,8%). Tuy nhiên, hệ lụy của mức
tăng trƣởng này là tình hình lạm phát tăng cao ở mức báo động. Tại Việt Nam, chỉ số
lạm phát của năm 2010 là 11,75%. Bên cạnh đó, giá vàng trong nƣớc liên tục tăng cao
và vẫn có xu hƣớng tiếp tục tăng do tâm lý ngƣời dân muốn tích trữ vàng. Để bình ổn
thị trƣởng, kiểm soát giá vàng và tránh tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế, Chính phủ đã
đƣa ra Nghị quyết 11 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định
nền kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Một trong những chính sách của Nghị quyết
này là chính sách cấm kinh doanh vàng miếng trên thị trƣờng tự do. Mặc dù chƣa chính
thức có hiệu lực, nhƣng chính sách này đã có những tác động nhất định đối với thị
trƣờng trong nƣớc. Nhận thấy sự cấp thiết của vấn đề này trong bối cảnh kinh tế Việt
Nam hiện nay, chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “Tác động của chính sách cấm
kinh doanh vàng miếng năm 2011 đối với nền kinh tế Việt Nam”.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, thị trƣờng vàng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng có nhiều biến động và nhận đƣợc sự quan tâm lớn. Đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu về đề tài này, tiêu biểu là:
- Tác động của thị trƣờng vàng 2010 đến chính sách tiền tệ và ngân hàng thƣơng
mại (24/1/2011) - TS Đỗ Thị Thủy
- Gold: the once and future money (5/2007) - Nathan Lewis and Addison Wiggin


5

- God and Gold: Britain, America, and the making of the morden world (10/2008)
– Walter Russel Mead
Có thể thấy phần lớn những công trình trên mới chỉ đề cập đến thị trƣờng vàng và một
số chính sách ổn định thị trƣờng này nói chung, tuy nhiên chƣa có công trình nào tập
trung nghiên cứu về vấn đề cấm kinh doanh vàng miếng vì ở thời điểm hiện tại của
Việt Nam, chính sách này là tƣơng đối mới. Do đó, có thể nói đề tài “Tác động của

chính sách cấm kinh doanh vàng miếng năm 2011 đối với nền kinh tế Việt Nam” là
một đề tài khá độc đáo.

3. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích tác động của chính sách cấm kinh doanh vàng miếng đến nền kinh tế Việt
Nam.
- Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nhằm bình ổn thị trƣờng vàng.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu đặt ra, bản nghiên cứu chủ yếu sử dụng các phƣơng pháp thống
kê, mô tả, phân tích định tính, các phƣơng pháp suy luận logic và diễn giải, tổng hợp,
so sánh.
Ngoài ra, bản nghiên cứu cũng lấy các quan điểm, chính sách phát triển của Đáng và
Nhà nƣớc với mục đích làm rõ nội dung về lý luận và thực tiễn.

5. Đối tƣợng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là chính sách cấm kinh doanh vàng miếng của Việt
Nam thông qua việc phân tích thực trạng tác động của chính sách đến nền kinh tế nói
chung cũng nhƣ các nhóm đối tƣợng cụ thể nhƣ doanh nghiệp, cá nhân,…
Đề tài tập trung vào việc phân tích tác động của chính sách cấm kinh doanh vàng
miếng của Chính phủ năm 2011 đối với nền kinh tế Việt Nam, đồng thời cung cấp cái


6

nhìn tổng quan về thị trƣờng vàng và những biến động kinh tế tác động đến thị trƣờng
này từ 2005-2010.

6. Kết quả nghiên cứu dự kiến
- Thấy đƣợc các tác động tích cực và tiêu cực của chính sách kinh doanh vàng miếng

đối với nền kinh tế Việt Nam.
- Đƣa ra đƣợc các phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm bình ổn thị trƣờng vàng trong
nƣớc một cách hiệu quả nhất

7. Kết cấu của đề tài
Nội dung chính của đề tài đƣợc kết cấu thành ba chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng I:Cơ sở lý thuyết về thị trƣờng vàng
Chƣơng II: Tác động của chính sách cấm kinh doanh vàng miếng đối với thị
trƣờng vàng
Chƣơng III: Một số giải pháp nhằm bình ổn thị trƣờng vàng trong nƣớc
























7


CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƢỜNG VÀNG


I/ TỔNG QUAN VỀ VÀNG VÀ THỊ TRƢỜNG VÀNG
1. Một số khái niệm
a. Vàng
Vàng là một nguyên tố hoá học (kí hiệu Au) và có số nguyên tử 79 trong bảng tuần
hoàn. Vàng là kim loại mềm, dễ uốn, dễ dát mỏng, màu vàng, chiếu sáng, và không
phản ứng với hầu hết các hoá chất.
Vàng đã đƣợc biết tới và sử dụng bởi các nghệ nhân từ thời Chalcolithic. Trong suốt
thời kỳ lịch sử, vàng đƣợc coi là kim loại đáng thèm muốn nhất trong các kim loại quý,
và giá trị của nó đã đƣợc sử dụng làm bản vị cho nhiều tiền tệ (đƣợc gọi là bản vị
vàng). Vàng đƣợc sử dụng nhƣ một biểu tƣợng cho sự thanh khiết, giá trị, sự vƣơng
giả, và đặc biệt các vai trò phối hợp cả ba đặc tính đó. Trong nhiều xã hội, vàng đƣợc
xem là một chất thần kỳ có khả năng che chở con ngƣời tránh đƣợc bệnh tật và tà ma.
Thậm chí vào thời xƣa, những tƣợng thần và các ngôi đền cũng đƣợc trang trí bằng
vàng.
b. Vàng miếng
Vàng miếng là một phƣơng thức thuận tiện trong việc cất trữ và giao dịch. Vàng miếng
đƣợc sản xuất với nhiều kích cỡ khác nhau, phù hợp với từng đối tƣợng sử dụng nó.
Các nhà đầu tƣ cá nhân mua vàng miếng với kích thƣớc nhỏ, nhờ đó họ có thể dễ dàng
cầm nắm chúng. Chính phủ cất trữ vàng miếng với kích cỡ lớn hơn. Chúng ta có thể dễ
dàng xác định giá trị của mỗi miếng vàng nhờ vào thông tin về trọng lƣợng cũng nhƣ
độ thuần khiết đƣợc viết trên chúng.

Đặc điểm nổi bật của vàng miếng đó là độ thuần khiết của chúng. Vàng miếng sản xuất
ở những nơi khác nhau sẽ có độ thuần khiết khác nhau. Ví dụ vàng miếng đƣợc sản


8

xuất tại Mỹ và các nƣớc phƣơng Tây sẽ có độ thuần khiết là 99,99%, trong khi đó tại
Iran là 99,50% và tại Thái Lan là 96.50%.
c. Thị trƣờng vàng
Trong số các kim loại quý hiếm, vàng là kênh đầu tƣ phổ biến nhất. Các nhà đầu tƣ
thƣờng mua vàng nhƣ là một cách thức an toàn đối phó với bất kỳ biến động nào của
nền kinh tế, chính trị, xã hội hay những rủi ro của thị trƣờng tài chính. Những rủi ro ở
đây có thể do đầu tƣ trong thị trƣờng giá xuống, nợ chính phủ, tài chính sụt giảm, lạm
phát, chiến tranh hay bất ổn xã hội. Đến nay, vẫn chƣa có một định nghĩa cụ thể nào về
thị trƣờng vàng, song mọi ngƣời đều hiểu rằng, thị trƣờng vàng là nơi các nhà đầu tƣ
mua bán vàng, thƣờng là mua trong thời điểm giá thấp, sau đó bán đi với giá cao hơn
để kiếm lời. Thị trƣờng vàng cũng nhƣ hầu hết các thị trƣờng khác, cơ bản là sự trao
đổi mua bán để kiếm lời, trong đó chủ thể là vàng. Song thị trƣờng vàng là một thị
trƣờng đầy rủi ro thách thức với mỗi nhà đầu tƣ, bên cạnh đó thị trƣờng vàng cũng nằm
trong sự kiểm soát của chính phủ, chịu tác động từ phía chính phủ. Bản thân thị trƣờng
vàng cũng tạo nên những ảnh hƣởng nhất định đến nền kinh tế cũng nhƣ đời sống xã
hội. Thị trƣờng vàng bao gồm các nhân tố nhƣ giá vàng, cung cầu vàng, các kênh đầu
tƣ, các công ty kinh doanh và khai thác vàng, chính sách của chính phủ và một số nhân
tố khác.

2. Chức năng của vàng
Trao đổi tiền tệ
Vàng đƣợc sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới nhƣ một phƣơng tiện chuyển đổi tiền tệ,
hoặc bằng cách phát hành và công nhận các đồng xu vàng hay các số lƣợng kim loại
khác, hoặc thông qua các công cụ tiền giấy có thể quy đổi thành vàng bằng cách lập ra

bản vị vàng theo đó tổng giá trị tiền đƣợc phát hành đƣợc đại diện bởi một lƣợng vàng
dự trữ.


9

Tuy nhiên, do số lƣợng vàng dự trữ cũng nhƣ việc sản xuất, khai thác vàng là hữu hạn,
thêm vào đó, nền kinh tế thế giới đang ngày càng phát triển, dẫn đến các tỉ lệ trao đổi
tiền tệ cố định với vàng rơi vào tình trạng không thể duy trì đƣợc. Sau chiến tranh Thế
giới thứ II, bản vị vàng và tính chuyển đổi trực tiếp của các đồng tiền sang vàng đã bị
các chính phủ trên thế giới huỷ bỏ và đƣợc thay thế bằng tiền giấy.

Đầu tƣ
Nhiều ngƣời sở hữu vàng và giữ chúng dƣới hình thức các thỏi nén hay thanh nhƣ một
công cụ để chống lại lạm phát hay những đợt khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, một số
nhà kinh tế không tin việc giữ vàng là một công cụ chống lạm phát hay mất giá tiền tệ.
Vì chỉ nhằm mục đích đầu tƣ kiếm lời hoặc cất trữ nên các thỏi vàng hiện đại không
yêu cầu các tính chất cơ khí tốt. Chúng thƣờng là vàng nguyên chất 24k.

Nữ trang
Nhờ vào tính mềm, hiếm có và thẩm mỹ cao nên vàng đƣợc coi là một trong số những
kim loại quý và đƣợc chế tác thành nữ trang nhiều nhất. Đồ trang sức đƣợc làm bằng
vàng gồm : nhẫn, bông tai, vòng cổ, vòng đeo tay, dây chuyền, thậm chí vàng đƣợc sử
dụng để trang trí trên bút máy, bật lửa, ly tách và nhiều đồ dùng khác.

Y tế
Vàng đƣợc chỉ định làm thuốc trị cho nhiều loại bệnh nhƣ ung thƣ hay viêm khớp. Nó
cũng đƣợc sử dụng rộng rãi trong ngành nha. Các hợp kim vàng đƣợc sử dụng trong
việc phục hồi nha khoa, đặc biệt là răng, nhƣ thân răng và cầu răng vĩnh viễn. Tính dễ
uốn của các hợp kim vàng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo bề mặt kết nối răng. So

với việc sử dụng sứ, vàng đem lại kết quả tốt hơn.



10

Công nghiệp
● Vàng đƣợc dùng để gắn kết các thành phần vàng trang sức bằng chất hàn cứng
nhiệt độ cao hay đồng thau.
● Vàng tạo màu đỏ sâu khi đƣợc dùng làm tác nhân màu trong ngành thuỷ tinh.
● Là một chất phản xạ tốt với bức xạ điện từ nhƣ hồng ngoại và ánh sáng nhìn
thấy đƣợc cũng nhƣ các sóng radio, vàng đƣợc dùng làm lớp phủ bảo vệ cho
nhiều vệ tinh nhân tạo, các tấm bảo vệ nhiệt hồng ngoại và mũ của các nhà du
hành vũ trụ
● Vàng đƣợc dùng nhƣ lớp phản xạ trên một số đĩa CD công nghệ cao.
● Ô tô có thể sử dụng vàng để tản nhiệt.
● Vàng đƣợc dùng trong một số cửa sổ buồng lái máy bay để làm tan băng hay
chống đóng băng bằng cách cho một dòng điện chạy qua đó.

Điện tử
Vàng có tính dẫn điện rất cao và đƣợc dùng làm dây dẫn điện trong một số thiết bị tiêu
thụ nhiều điện năng. Ví dụ, vàng đƣợc dùng làm thiết bị nối của các dây dẫn điện đắt
tiền nhƣ audio, video và cáp USB.

3. Vai trò của thị trƣờng vàng trong nền kinh tế
Chiếm một vị trí quan trọng đối với nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt
Nam nói riêng, thị trƣờng vàng đang ngày càng phát huy vai trò trọng yếu trong nền
kinh tế và ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều ngƣời.
 Thị trƣờng vàng là nơi để giao dịch, trao đổi vàng giữa các thƣơng nhân,các
doanh nghiệp hay các cá nhân với nhau. Có thể nói thị trƣờng vàng là kênh đầu tƣ ít

rủi ro hơn so với một số kênh đầu tƣ khác nhƣ thị trƣờng chứng khoán.


11

Hiện nay khối lƣợng giao dịch trên thị trƣờng vàng khá lớn và có rất nhiều nhà đầu tƣ
tham gia. Các nhà đầu tƣ bao gồm nhiều thành phần và mọi lứa tuổi. Đây là sân chơi
hấp dẫn cho tất cả mọi ngƣời.
 Thị trƣờng vàng là kênh dẫn vốn có hiệu quả, tạo môi trƣờng sinh lợi cho các
chủ thể.Trong thị trƣờng vàng, các nhà đầu tƣ có thể linh động hơn trong các vấn đề
giao dịch cũng nhƣ thu hồi vốn nhanh vì các giao dich ở đây đƣợc thực hiên trong một
thời gian ngắn. Chỉ cần một máy tính nối mạng internet và 1 cú nhấp chuột, nhà đầu tƣ
có thể mua bán ngay lập tức tùy ý. Họ cũng có thể thiết lập chế độ tự động cho sàn giao
dịch kết thúc lệnh giao dịch khi đã đạt đƣợc lợi nhuận mong muốn(định mức lãi) hoặc
đóng khi thị trƣờng dịch chuyển ngƣợc chiều mong muốn (chốt lỗ). Đây cũng là thị
trƣờng có thể kinh doanh 2 chiều. Tại thị trƣờng này khi giá lên cao chúng ta có thể
bán ra trƣớc (hình thức bán khống, trên tỉ giá) để khi giá xuống thấp mua trả, khoản
chênh lệch đó chính là khoản lợi nhuận.
 Thị trƣờng vàng là nơi đầu tƣ an toàn khi có lạm phát tăng cao cũng nhƣ khi xã
hội tồn tại nhiều bất ổn nhƣ thiên tai, chiến tranh. Khi lạm phát tăng đồng nghĩa với giá
cả hàng hóa dịch vụ tăng nhanh, đồng tiền bị mất giá, và lúc này các nhà đầu tƣ có xu
hƣớng lựa chọn thị trƣờng vàng để đầu tƣ. Nó tạo điều kiện để sử dụng vốn có hiệu quả
hơn đối với cả ngƣời có tiền đầu tƣ và ngƣời vay tiền để đầu tƣ

4. Cung cầu trên thị trƣờng vàng
a. Chủ thể tham gia vào thị trƣờng
Thị trƣờng vàng luôn là một trong số những kênh đầu tƣ hấp dẫn nhất, do đó các đối
tƣợng tham gia trên thị trƣờng này cũng rất phong phú, đa dạng. Có thể phân chia
thành 3 nhóm chính nhƣ sau:
 Nhà đầu tƣ

Các nhà đầu tƣ tham gia mua bán trên thị trƣờng vàng nhằm mục đích kiếm lời. Họ
mua vào khi giá vàng ở mức thấp, bán ra khi giá tăng cao và hƣởng khoản chênh lệch.


12

Các nhà đầu tƣ vàng trên thị trƣờng có thể chia ra thành 2 nhóm: nhóm các nhà kinh
doanh và đầu tƣ lớn – họ là những ngƣời nắm trong tay một lƣợng vàng lớn, có thể
thao túng diễn biến giá trên thị trƣờng vàng. Nhóm thứ hai là các nhà đầu tƣ nhỏ lẻ. Họ
không thể khống chế đƣợc giá vàng mà thông qua các tính toán, dự báo cũng nhƣ tâm
lý “bầy đàn” để tiến hành quyết định đầu tƣ.
 Cá nhân và ngƣời tiêu dùng
Từ xƣa đến nay, ngƣời dân Việt Nam có truyền thống cất trữ của cải bằng vàng. Ƣu
điểm nổi bật của nó là không bị mất giá theo thời gian cũng nhƣ không bị ảnh hƣởng
nhiều bởi các biến động kinh tế. Đặc tính này khiến vàng trở thành phƣơng tiện lý
tƣởng để cất trữ. Ngƣời dân cất trữ vàng để đối phó với các bất ổn về chính trị cũng
nhƣ các cuộc khủng hoảng kinh tế. Nhu cầu cất trữ vàng của ngƣời dân không những
tác động mạnh đến lƣợng cầu vàng, mà còn ảnh hƣởng lớn đến lƣợng cung của loại
hàng hóa này, bởi cất trữ chính là đƣa vàng ra khỏi hệ thống lƣu thông tiền tệ.
 Chính phủ
Chính phủ tham gia vào thị trƣờng vàng thông qua việc đƣa ra các chính sách nhằm
điều chỉnh thị trƣờng này. Tùy từng chính sách đƣa ra, mục tiêu của Chính Phủ là khác
nhau và phù hợp với điều kiện kinh tế ở mỗi giai đoạn. Bên cạnh việc điều tiết thị
trƣờng, Chính phủ nói chung hay ngân hàng nhà nƣớc nói riêng là đối tƣợng duy nhất
có khả năng xuất nhập khẩu vàng hoặc cấp phép xuất nhập khẩu vàng và cũng là đối
tƣợng nắm giữ một lƣợng không nhỏ vàng cất trữ. Do đó, Chính Phủ đã và đang có ảnh
hƣởng lớn đến sự phát triển và đảm bảo cân bằng cung cầu trên thị trƣờng vàng.
b. Cung cầu trên thị trƣờng vàng
Cung trên thị trƣờng vàng
Vàng là một thứ hàng hóa đặc biệt. Nó đƣợc khai thác từ dƣới lòng đất, qua quá trình

chế tác trở thành vàng thỏi, vàng miếng hay vàng trang sức. Vì vậy, vàng đƣợc huy
động một cách rất linh hoạt.


13

Cung vàng trên thế giới chủ yếu xuất phát từ 3 nguồn chính: khai thác mới, tái chế
vàng và lƣợng vàng bán ra từ các ngân hàng trung ƣơng.
59%
6%
35%
Khai thác mới (2209t)
Lượng vàng bán ra từ
NHTW (234t)
Tái chế vàng (1323t)

Biểu đồ 1: Cung vàng thế giới 2010
Nguồn: World Gold Council
● Khai thác mới
Vàng đƣợc khai thác tại các mỏ vàng trên tất cả các châu lục, ngoại trừ Nam Cực – nơi
việc khai thác vàng bị coi là trái phép. Hiện nay có hàng trăm mỏ vàng với trữ lƣợng
khác nhau đã và đang đƣợc khai thác trên khắp thế giới.
Ngày nay, tổng lƣợng vàng khai thác hàng năm đang ở mức khá ổn định. Trong vài
năm trở lại đây, lƣợng vàng khai thác đƣợc trung bình mỗi năm là 2.497 tấn. Trong
tổng lƣợng cung vàng, vàng do khai thác mới chiếm tỷ trọng cao nhất - 59%. Điều này
cho thấy vai trò quan trọng của khai thác vàng trong việc sản xuất vàng, đáp ứng nhu
cầu của con ngƣời.
● Tái chế vàng



14

Trong khi lƣợng vàng do khai thác mới đem lại là gần nhƣ không thay đổi thì việc tái
chế vàng lại đảm bảo một nguồn cung tiềm năng đáp ứng tốt nhu cầu của ngƣời dân
khi cần thiết. Bên cạnh lợi ích này, tái chế vàng còn có khả năng giúp ổn định giá vàng
trên thị trƣờng. Từ cuối năm 2005 đến đầu năm 2010, tái chế đã đem lại nguồn cung
chiếm 35% tổng lƣợng cung vàng.
● Ngân hàng trung ương
Các ngân hàng trung ƣơng và các tổ chức đa quốc gia, nhƣ quỹ tiền tệ IMF, đang nắm
giữ 1/5 lƣợng vàng đã đƣợc khai thác trên thế giới, ƣớc tính khoảng 30.500 tấn. Tài sản
dự trữ của Chính phủ mỗi nƣớc trung bình có khoảng 10% là vàng, tuy nhiên lƣợng dữ
trự này có thể thay đổi tùy mỗi quốc gia.
Các nƣớc có nền kinh tế phát triển ở Tây Âu và Bắc Mỹ dự trữ tài sản trung bình
khoảng 50% dƣới dạng vàng. Trong khi đó, các nền kinh tế mới nổi chỉ dự trữ tài sản
khoảng 10% là vàng. Tuy nhiên, các quốc gia này hiện đang có tốc độ phát triển kinh
tế ở mức cao, do đó họ đƣợc coi là những đối tƣợng tiềm năng cho việc tiêu thụ một
lƣợng vàng đáng kể nhằm phục vụ cho việc dự trữ.
50%
19%
17.20%
12.00%
2%
Trang sức
Đầu tư tư nhân
Sở hữu chính phủ
Thành phần khác
Không xác đinh

Biểu đồ 2: Tỷ trọng trong mục đích sử dụng vàng của thế giới 2010



15

Nguồn: World Gold Council

Qua đồ thị thứ 2, trong năm 2010, lƣợng vàng khai thác đƣợc sử dụng nhiều nhất trong
việc chế tác đồ trang sức (50.0%). Đứng vị trí thứ 2 và thứ 3 là đầu tƣ tƣ nhân (18,7%)
và sở hữu của Chính phủ (17,2%). Mặc dù không chiếm lƣợng vàng nhiều nhất nhƣng
chính hai nhân tố này lại góp phần tạo nên thị trƣờng vàng.

Cầu trên thị trƣờng vàng
Nhu cầu về vàng có ở khắp mọi nơi trên thế giới. Đông Á và Trung Đông chiếm
khoảng 70% lƣợng cầu về vàng. Ấn Độ, Trung Quốc, Hong Kong, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và
các tiểu vƣơng quốc Ả Rập cũng có nhu cầu không nhỏ, khoảng 55% tổng nhu cầu của
thế giới. Điều kiện kinh tế xã hội và văn hóa khác nhau khiến nhu cầu về vàng của mỗi
quốc gia không giống nhau. Tuy nhiên, cầu về vàng có thể tập trung vào 3 nhóm chính:
đồ trang sức, hoạt động đầu tƣ và công nghiệp.


16

31%
11%
57%
Hoạt động đầu tư (1182t)
Công nghiệp (433t)
Đồ trang sức (2151t)

Biểu đồ 3: Nhu cầu sử dụng vàng thế giới 2010
Nguồn: World Gold Council


● Đồ trang sức
Nhu cầu về đồ trang sức chiếm khoảng 2/3 lƣợng cầu về vàng. Trong năm 2009, lƣợng
vàng trang sức có giá trị lên đến 55 tỉ đô la Mỹ. Ấn Độ đƣợc coi là quốc gia tiêu dùng
vàng lớn nhất thế giới vào năm 2009, chiếm 27% tổng nhu cầu. Nhu cầu về trang sức
bằng vàng đƣợc điều chỉnh bởi khả năng chi trả cũng nhƣ ham muốn của ngƣời tiêu
dùng. Nó tăng lên khi giá vàng ở mức ổn định hoặc tăng với tốc độ vừa phải và giảm
khi giá vàng có chiều hƣớng biến động mạnh.
● Hoạt động đầu tư
Một phần đáng kể của hoạt động đầu tƣ đƣợc tiến hành trên thị trƣờng mua bán thẳng,
không qua sổ sách nên rất khó trong việc đo lƣờng. Tuy nhiên, có thể thấy rõ ràng rằng


17

nhu cầu đầu tƣ vàng đang ngày càng tăng trong những năm gần đây. Kể từ năm 2003,
đầu tƣ trở thành nhân tố phát triển mạnh nhất trong nhu cầu về vàng nói chung. Trong
vòng 5 năm tính đến cuối năm 2009, lƣợng vàng trong đầu tƣ tăng lên 119%. Riêng
năm 2009, đầu tƣ đã thu hút luồng tiền vào lên đến 41 tỉ đô la Mỹ.
Có rất nhiều nhân tố thúc đẩy các nhà đầu tƣ và các tổ chức tìm kiếm các cơ hội đầu tƣ
trên thị trƣờng vàng. Đầu tƣ vàng có rất nhiều hình thức. Các nhà đầu tƣ có thể kết hợp
hai hoặc ba hình thức để tạo sự linh hoạt.
Sự tăng lên của nhu cầu đầu tƣ đã tạo ra những cải tiến đáng kể trong việc đầu tƣ vàng.
Ngày nay, có rất nhiều sản phẩm đầu tƣ, đáp ứng đa dạng nhu cầu từ các nhà đầu tƣ tƣ
nhân cho đến các tổ chức.
● Công nghiệp
Các nhu cầu trong công nghiệp, y học, nha khoa nói chung chiếm khoảng 12% lƣợng
cầu vàng trên thế giới ( khoảng 434 tấn mỗi năm từ 2005 đến 2009).
Vàng ngày càng đƣợc sử dụng nhiều trong nhiệt và điện tử, sử dụng để làm vi mạch,
dây dẫn vì thế nên nhu cầu vàng trong công nghiệp ngày càng tăng.

Nguồn cung vàng trong tự nhiên có giới hạn, trong khi đó nhu cầu sử dụng vàng trong
đời sống, công nghiệp, hay trở thành một kênh đầu tƣ trong nền kinh tế ngày càng tăng.
Đó chính là lý do dẫn đến những biến động của giá vàng nói riêng và của thị trƣờng
vàng nói chung.

5. Một số thị trƣờng vàng phát triển trên thế giới
Hai trong số những trung tâm giao dịch vàng quan trọng và lớn nhất trên thế giới là thị
trƣờng vàng London và New York.
Thị trƣờng vàng London ( London Bullion Market ) là một trong những thị trƣờng
vàng lâu đời nhất trên thế giới và là thị trƣờng lớn nhất trong giao dịch vàng vật chất.


18

Các thành viên của Hiệp hội thị trƣờng vàng London ( London Bullion Market
Association – LBMA ) thực hiện giao dịch vàng và bạc trên thị trƣờng dƣới sự giám sát
của ngân hàng Anh. Hầu hết các thành viên đều là những ngân hàng quốc tế lớn,
thƣơng gia và những nhà chế tạo vàng. Một ngày hai lần 5 thành viên của London Gold
Pool gặp nhau lúc 10h30 sáng và 3h chiều để cùng nhau xác định mức giá cho thị
trƣờng. Phƣơng pháp xác định giá này đƣợc gọi là Gold Fixing. 5 thành viên của
LBMA là các nhà giao dịch vàng lớn nhất thời bấy giờ. Hiện nay, giá vàng đƣợc ấn
định bằng đồng đô la Mỹ (USD), Bảng Anh (GBP) và đồng Euro (EUR). Cho đến nay,
London vẫn là trung tâm lớn nhất thế giới xét về khía cạnh giao dịch OTC, xếp sau đó
là thị trƣờng New York. Zurich và Tokyo. Mặc dù các thị trƣờng giao dịch vàng vật
chất có mặt khắp nơi trên thế giới, nhƣng hầu hết các giao dịch buôn bán đều đƣợc
thanh toán qua London.
Sau thị trƣờng vàng London, thị trƣờng đứng thứ hai thế giới là thị trƣờng vàng New
York. Sàn giao dịch vàng New York mở cửa giao dịch vào năm 1872. Ban đầu, đây chỉ
là sàn giao dịch bơ và phomat New York (NYMEX). Nó đƣợc thành lập bởi một nhóm
nhà buôn. Dần dần các hàng hóa giao dịch ở đây đƣợc mở rộng ra, sàn giao dịch này

bắt đầu giao dịch các hợp đồng tƣơng lai vào ngày 31/12/1974, ngày đầu tiên các công
dân Mỹ đƣợc phép sở hữu vàng sau thời kỳ cấm đoán kéo dài trên 40 năm. Năm 1994,
NYMEX đƣợc sát nhập với sàn giao dịch hàng hóa COMEX. Các hợp đồng vàng ở
COMEX có khối lƣợng là 100 ounces vàng mỗi hợp đồng và mỗi ngày COMEX giao
dịch khonagr 75509 hợp đồng vàng tƣơng lai.
Bên cạnh hai thị trƣờng vàng lớn là London và New York, còn một số thị trƣờng vàng
quan trọng và lớn khác trên thế giới nhƣ Tokyo, Thƣợng Hải, Hongkong, Sydney,
Singapore, Dubai và Zurich.


II/ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG VÀNG


19

1. Hạn ngạch nhập khẩu vàng:
Đây là chính sách đƣợc Nhà nƣớc sử dụng để hạn chế lƣợng vàng nhập khẩu vào quốc
gia của mình trong một thời gian nhất định. Thông thƣờng, hạn ngạch nhập khẩu đƣợc
áp dụng bằng cách cấp giấy phép nhập khẩu (còn gọi là phiếu phân hạn ngạch) cho một
số công ty-thƣờng là công ty lớn, uy tín trên thị trƣờng hoặc các doanh nghiệp Nhà
nƣớc.
Mục đích:
Nhìn chung, việc quản lý nhập khẩu bằng hạn ngạch chủ yếu là nhằm bảo hộ sản xuất
trong nƣớc, sử dụng hiệu quả quỹ ngoại tệ và thực hiện các cam kết của Chính phủ với
nƣớc ngoài. Nhƣng đối với thị trƣờng vàng, chính sách này chỉ có mục đích chính là sử
dụng hiệu quả quỹ ngoại tệ. Khi cán cân thanh toán bị mất cân đối, đặc biệt là khi thâm
hụt, thì hạn ngạch là biện pháp có tác động mạnh, trực tiếp khắc phục tình trạng này
thông qua việc hạn chế nhập khẩu.
Tác động của hạn ngạch:
Lợi ích đầu tiên và lớn nhất của hạn ngạch đó là Nhà nƣớc xác định trƣớc đƣợc khối

lƣợng (hoặc giá trị) nhập khẩu. Tuy nhiên, hạn ngạch cũng mang lại một số tác động
khác.
Thứ nhất, chính phủ không có thu nhập từ hạn ngạch. Khi Chính phủ dùng hạn ngạch
để hạn chế nhập khẩu thay cho thuế quan, thì lƣợng tiền thuế lẽ ra Chính phủ thu đƣợc
sẽ rơi vào bất kì doanh nghiệp nào đƣợc cấp giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch.
Ngoài ra những doanh nghiệp đƣợc cấp hạn ngạch hoàn toàn có khả năng mua bán giấy
phép nhập khẩu trên thị trƣờng nhằm thu đƣợc lợi nhuận.
Thứ hai, hạn ngạch có thể biến một doanh nghiệp trong nƣớc trở thành nhà độc quyền.
Những doanh nghiệp đƣợc cấp hạn ngạch có thể nhập khẩu vàng rồi bán lại với giá cao
hơn thị trƣờng trong nƣớc nhằm thu đƣợc lợi nhuận siêu ngạch. Khoản lợi nhuận thu
đƣợc này gọi là tiền thuê hạn ngạch. Trong một số trƣờng hợp, việc chuyển giao tiền
thuê hạn ngạch ra nƣớc ngoài làm chi phí của một hạn ngạch thực tế sẽ cao hơn loại


20

thuế quan tƣơng ứng. Do đó, để giành lại một phần tiền thuê hạn ngạch, Nhà nƣớc có
thể áp dụng đấu giá giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch, hoặc quy định hạn ngạch kết
hợp với sử dụng thuế quan.
Thứ ba, do hạn ngạch làm tăng giá trong nƣớc, nên ngƣời tiêu dùng sẽ mất đi một phần
thặng dƣ tiêu dùng.


Biểu đồ 4: Tác động của hạn ngạch
Nguồn: Giáo trình Chính sách thương mại quốc tế







21

2. Thuế nhập khẩu:
Thuế nhập khẩu đối với vàng là một loại thuế gián thu khi vàng đi qua khu vực hải
quan của một quốc gia. Đây là một chính sách rõ ràng và ổn định, dễ tính toán, đồng
thời cũng dễ đàm phán vì đã đƣợc quy định thành luật.
Mục đích:
Thuế nhập khẩu đổi với vàng góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nƣớc, hƣớng
dẫn tiêu dùng trong nƣớc và tham gia thực hiện chính sách thanh toán quốc tế.
Tác động của thuế nhập khẩu:
Khác với hạn ngach, lƣợng vàng nhập khẩu khi áp dụng thuế quan không thể xác định
một cách chắn chắn mà phụ thuộc vào mức độ linh hoạt của cung, cầu thị trƣờng. Tuy
nhiên, tác động do chính sách đem lại đối với thị trƣờng cũng giống nhƣ hạn ngạch, đó
là làm giá vàng trong nƣớc tăng lên, các doanh nghiệp giảm nhập khẩu; nhu cầu sử
dụng của ngƣời dân cũng giảm, từ đó ngƣời dân chuyển sang tích trữ tài sản dƣới các
dạng khác.



22


Biểu đồ 5: Tác động của thuế nhập khẩu
Nguồn: Giáo trình Chính sách thương mại quốc tế
3. Thuế xuất khẩu:
Thuế xuất khẩu đƣợc nhà nƣớc sử dụng để hạn chế lƣợng vàng trong nƣớc xuất khẩu ra
thị trƣờng nƣớc ngoài. Nhìn chung, đây là chính sách ít đƣợc sử dụng rộng rãi tại các
quốc gia.


4. Đánh thuế đối với vàng nguyên liệu:
Đây là loại thuế đánh vào hoạt động khai thác vàng nguyên liệu, theo đó, tùy hàm
lƣợng vàng cũng nhƣ dạng chế biến mà Chính phủ sẽ áp mức thuế suất khác nhau. Đây
là chính sách tƣơng đối hiệu quả nhằm bình ổn thị trƣờng vàng trong nƣớc đồng thời
mang lại nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc. Tuy nhiên, chính sách này chỉ có tác động


23

lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp khai thác vàng chứ không ảnh hƣởng mấy đến
các doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Ngoài các chính sách kể trên, để quản lý thị trƣờng vàng trong nƣớc, Nhà nƣớc có thể
tùy vào tình hình thị trƣờng cũng nhƣ đặc điểm của quốc gia tại mỗi thời điểm khác
nhau mà áp dụng một số chính sách ngắn hạn nhƣ dẹp bỏ hoặc khuyến khích sàn giao
dịch vàng, cấm kinh doanh vàng miếng, vàng lá, vàng thỏi và một số chính sách khác.

Ngoài các chính sách kể trên, để quản lý thị trƣờng vàng trong nƣớc, Nhà nƣớc có thể
tùy vào tình hình thị trƣờng cũng nhƣ đặc điểm của quốc gia tại mỗi thời điểm khác
nhau mà áp dụng một số chính sách ngắn hạn nhƣ dẹp bỏ hoặc khuyến khích sàn giao
dịch vàng, cấm kinh doanh vàng miếng, vàng lá, vàng thỏi và một số chính sách khác.

























24

CHƢƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH CẤM KINH
DOANH VÀNG MIẾNG ĐỐI VỚI THỊ TRƢỜNG VÀNG

I. NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƢỜNG VÀNG THẾ
GIỚI VÀ TRONG NƢỚC 2005-2010
1. Những biến động của thị trƣờng vàng thế giới 2005-2010
a) Biến động về giá vàng
Ngày
Giá vàng (USD/oz)
12/31/2005
444.45
12/31/2006
603.77

12/31/2007
695.39
12/31/2008
871.96
12/31/2009
972.35
12/31/2010
1224.52

×