Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Bối cảnh nghiên cứu
Rừng và nghèo đói là một lĩnh vực đang được quan tâm trên toàn cầu.
Tình trạng phá rừng ngày càng trở nên phổ biến đối với mỗi quốc gia, làm
cho diện tích đất trống đồi trọc ngày càng gia tăng. Đó là lý do chính gây ra
các trận bão lụt mang tính lịch sử từ trước đến nay. Những thiên tai, bão lũ đó
luôn đe dọa đến đời sống của người dân trong đó có cả lực lượng lao động
chính và tài sản vốn có ít ỏi.
Hay đối với những người dân sống phụ thuộc rất nhiều vào rừng, thì nạn
phá rừng chính là thủ phạm làm phá vỡ lưới an toàn đảm bảo cuộc sống của
họ. Nói ngắn gọn, chính nạn phá rừng đã làm cho tình trạng nghèo đói càng
trở nên trầm trọng hơn
Những năm 1960, các tổ chức phát triển đã tuyên bố về tiềm năng sử dụng
tài nguyên rừng thúc đẩy quá trình giảm nghèo ở các nước đang phát triển.
Nhưng những dự báo này phần lớn không trở thành hiện thực, sau một thời
gian nó đã không được ưa chuộng nữa. Cho đến những năm gần đây, chủ đề
này đã bắt đầu nhận lại sự quan tâm của các cấp, các ngành.
Hiện nay, Việt Nam đang ra sức bảo vệ và khôi phục lại những cánh rừng
đã mất. Đồng thời, đẩy mạnh tốc độ giảm nghèo cho các dân tộc thiểu số ở
vùng sâu vùng xa để đảm bảo tính công bằng giữa các dân tộc. Mặc dù đã
được chính quyền nhà nước quan tâm, độ che phủ rừng đã được khôi phục,
nhưng tình trạng phá rừng vẫn đang tiếp diễn. Thảm họa thiên nhiên, bão lũ,
sạt lở đất liên tiếp diễn ra trong những năm gần đây và đời sống của đồng bào
dân tộc vùng cao sống gần rừng, điển hình ở miền núi phía Bắc, vẫn còn gặp
nhiều khó khăn, tình trạng thiếu ăn còn phổ biến. Chính vì vậy, tôi đã quyết
Trần Thị Bích Diệp Lớp: KTPT47B
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
định chọn đề tài “Ngăn chặn nạn phá rừng để giải quyết vấn đề nghèo đói
do suy thoái rừng gây ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam”.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Miền núi phía Bắc là một trong hai vùng có tỷ lệ nghèo cao nhất trong cả
nước và cũng là vùng có tỷ lệ nghèo đói do suy thoái rừng cao. Người dân ở
đây sống phụ thuộc rất nhiều vào rừng. Họ có thể lấy đất rừng làm đất nông
nghiệp, lấy gỗ làm nhà, đi chặt rừng thuê cho bọn buôn lậu hoặc các tổ chức
hợp pháp. Vậy câu hỏi đặt ra là nếu ngăn chặn nạn phá và khai thác rừng thì
liệu bà con ở đây có giảm được nghèo không? Tôi nghĩ,nếu giải quyết được
câu hỏi này thì sẽ có nhiều đề xuất giải pháp hữu hiệu trong công tác bảo vệ
rừng để giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc này. Từ đó mà có những
câu hỏi nhỏ đặt ra cho đề tài nghiên cứu của mình:
Người dân nhận được những gì từ rừng?
Thế nào là nghèo đói do suy thoái rừng gây ra?
Thực trạng con người đang làm gì đối với tài nguyên rừng?
3. Phương pháp nghiên cứu
Phạm vi xử lý đề tài: nghiên cứu ở các tỉnh miền núi phía Bắc của
Việt Nam.
Cách thức giải quyết vấn đề: thu thập các tài liệu thống kê, báo cáo và
một số nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này. Đồng thời sử dụng các
phương pháp phân tích tổng hợp số liệu thống kê, xử lý biểu đồ, bảng
biểu….
Đóng góp của đề tài: làm rõ được vấn đề nghèo đói do suy thoái rừng
và mối quan hệ giữa giảm nghèo với rừng, nghiên cứu và đề xuất các
giải pháp ngăn chặn nạn phá rừng để giảm nghèo ở các tỉnh miền núi
phía Bắc nước ta.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của thầy
Trần Thị Bích Diệp Lớp: KTPT47B
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
giáo Vũ Cương, thầy giáo Bùi Trung Hải, cùng các cán bộ Văn phòng Phát
triển bền vững để tôi hoàn thành đề tài này.
Do trình độ, điều kiện nghiên cứu và tài liệu tham khảo còn nhiều hạn
chế, nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý
kiến của các thầy cô, cán bộ Văn phòng Phát triển bền vững và các bạn đọc để
đề tài của tôi hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trần Thị Bích Diệp Lớp: KTPT47B
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA BẢO VỆ
RỪNG VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
1.1. Tài nguyên rừng
1.1.1. Khái quát về tài nguyên rừng
1.1.1.1. Khái niệm rừng
Rừng là một quần xã sinh vật. trong đó cây rừng (gỗ và tre nứa) chiếm ưu
thế. Quần xã sinh vật có diện tích đủ lớn, có mật độ cây nhất định để giữa
quần xã sinh vật với môi trường, các thành phần của quần xã sinh vật có mối
quan hệ hữu cơ hình thành nên một hệ sinh thái.
Tài nguyên rừng được biết đên là một thành phần của tài nguyên thiên
nhiên, là một trong những nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo quý giá nhất
trên toàn cầu.
1.1.1.2. Phân loại rừng
Phân loại rừng theo mục đích sử dụng chính:
Rừng của Việt Nam được phân thành 3 loại: rừng sản xuất, rừng phòng
hộ và rừng đặc dụng
Rừng sản xuất: Được xác định chủ yếu để xây dựng và phát triển rừng
cho mục đích sản xuất, kinh doanh lâm sản (trong đó đặc biệt là gỗ và
các loại đặc sản rừng), kết hợp phòng hộ môi trường, cân bằng sin
thái.
Rừng phòng hộ: Được xác định chủ yếu để xây dựng, phát triển rừng
cho mục đích bảo vệ và điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói
mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, đảm bảo cân bằng sinh thái
và an ninh môi trường.
Rừng đặc dụng: Được xác định nhằm mục đích bảo tồn thiên nhiên,
Trần Thị Bích Diệp Lớp: KTPT47B
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
mâu chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia, nguồn gen thực vật và động vật
rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam
thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, du lịch.
Phân loại rừng theo nguồn gốc hình thành, gồm có:
Rừng tự nhiên: Là rừng có nguồn gốc tự nhiên bao gồm các loại rừng
nguyên thủy, rừng thứ sinh (hệ quả của rừng nguyên sinh bi tác động),
rừng thứ sinh được làm giàu bằng tái sinh tự nhiên hay nhân tạo.
Rừng trồng: là rừng do con người tạo nên bằng cách trồng trên đất
chưa có rừng hay trồng lại trên đất trước đây đã có rừng.
1.1.2. Các loại tài nguyên rừng
1.1.2.1. Gỗ
Là gỗ của các loại cây được trồng ở rừng có giá trị kinh tế, là một nguồn
nguyên liệu không thể thiếu trong đời sống, trong các hoạt động sản xuất, chế
biến gỗ của con người. Có những cây gỗ ngắn ngày, cây gỗ lâu năm với giá
trị kinh tế khác nhau. Gỗ có tính chất mềm dẻo, cách nhiệt, cách âm tốt, dễ
phân ly bằng hóa chất. Có thể chế biến gỗ thành nhiều sản phẩm phục vụ cho
đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người. Từ gỗ có thể chế biến thành tơ
nhân tạo, đường, rượu, làm phim, đĩa hát, than, ván sàn, ván ốp tường có khả
năng cách điện, cách nhiệt tốt.
1.1.2.2. Lâm sản ngoài gỗ
Trong hội nghị tư vấn lâm nghiệp Châu Á – Thái Bình Dương tại Băng
Cốc, 5-8-1991, Lâm sản ngoài gỗ bao gồm những sản phẩm tái tạo được
ngoài gỗ, củi và than gỗ. Lâm sản ngoài gỗ được lấy từ rừng, đất rừng hoặc từ
những cây thân gỗ. Do đó, không được coi là LSNG những sản phẩm cát, đá,
nước và dịch vụ du lịch sinh thái.
Hội nghị lâm nghiệp do tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc, 6-1999,
lại đưa ra một khái niệm mới về lâm sản ngoài gỗ, đó là: “Lâm sản ngoài gỗ
Trần Thị Bích Diệp Lớp: KTPT47B
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác gỗ dược khai thác từ
rừng, đất có cây rừng và cây ở ngoài rừng”. Theo định nghĩa này, LSNG bao
gồm cả động vật, gỗ nhỏ và củi, như vậy rộng hơn định nghĩa trước. Hiện
nay, trên thế giới, hai định nghĩa về LSNG của hai tổ chức trên vẫn được
dùng.
Tuy nhiên, để hạn chế đối tượng nghiên cứu, đánh giá giá trị kinh tế của
LSNG, cũng có những tác giả như Jenne H.De Beer, thêm vào định nghĩa trên
một mệnh đề thành một định nghĩa khác như sau: “Lâm sản ngoài gỗ bao gồm
những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật không phải gỗ được người ta khai thác
từ rừng để sử dụng”. Định nghĩa hàm ý chỉ quan tâm đến sản phẩm được khai
thác để dùng.
Vậy có thể hiểu “Lâm sản ngoài gỗ là những sản phẩm không phải là gỗ
có nguồn gốc sinh vật, được khai thác từ rừng tự nhiên hay rừng trồng, có giá
trị nhiều mặt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội”.
Về cơ bản LSNG có thể được phân thành 7 nhóm:
Những sản phẩm có sợi cho nguyên liệu thủ công, mỹ nghệ: như tre,
song mây, lá…
Nhóm lương thực, thực phẩm:
- Những thự phẩm có nguồn gốc thực vật như: măng, mộc nhĩ, rau lá, hoa
quả, hạt và các loại gia vị.
- Những loại có nguồn gốc từ động vật như: mật ong, thịt thú rừng, tổ
yến, các loại côn trùng ăn được…
Nhóm cây dược liệu và chất thơm.
Các sản phẩm chiết xuất như các loại nhựa cây, dầu, tinh dầu, chất
màu.
Động vật và những sản phẩm từ động vật không dùng làm thực phẩm
như thú rừng, chim, côn trùng sống…
Trần Thị Bích Diệp Lớp: KTPT47B
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nhóm cho củi đun là những loại cây già, khô, chết hay là những cành
nhỏ được cắt tỉa từ cây gỗ lớn không có giá trị kinh tế,
Nhóm dùng làm thức ăn chăn nuôi.
1.1.3. Vai trò, chức năng của tài nguyên rừng đối với đời sống con
người
1.1.3.1. Chức năng của rừng
Chức năng kinh tế: thể hiện ở khả năng tạo ra các lâm sản (gỗ và lâm
sản ngoài gỗ) có giá trị thương mại và giá trị sử dụng vật chất.
Chức năng phòng hộ: thể hiện ở khả năng bảo vệ không gian sống,
không gian sản xuất trước nguy cơ của thiên tai như lũ lụt, hạn hán,
sạt lở…
Chức năng môi sinh: thể hiện ở khả năng tái tạo và điều hòa các nhân
tố cơ bản của sự sống như nước, không khí, khí hậu, đất đai…
Chức năng giải trí: thể hiện ở khả năng khôi phục sức khỏe, giảm
stress, thư giãn tinh thần cho con người.
Chức năng bảo tồn đa dạng sinh học: thể hiện ở khả năng bảo vệ và
duy trì đa dạng sinh học bảo đảm cho sự bền vững của quá trình tiến
hóa.
Các chức năng trên của rừng không thể thay thế lẫn nhau, tầm quan trọng
của mỗi chức năng phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng,
từng quốc gia, từng giai đoạn phát triển.
1.1.3. 2. Vai trò của tài nguyên rừng
Với các chức năng đặc biệt như đã nêu ở trên, tài nguyên rừng có vai trò
rất quan trọng đối với đời sống con người. Với sự tiến hóa bền vững của xã
hội loài người thì mối đe dọa lớn nhất là sự suy giảm đa dạng loài dẫn đến rối
loạn cơ chế điều chỉnh chức năng hệ thống của chúng, khi đó phải cần đến
chức năng bảo tồn đa dạng sinh học rừng. Tiếp đến là chức năng môi sinh của
Trần Thị Bích Diệp Lớp: KTPT47B
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
rừng đã bảo vệ sự tồn tại của con người khỏi sự mất và suy giảm các yếu tố
cơ bản của sự sống như nước, không khí, khí hậu, đất đai. Còn với chức năng
phòng hộ, rừng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự tự do, an toàn
về không gian sống của con người. Rừng còn nơi nghỉ mát, thư giãn đảm bảo
cho cuộc sống tinh thần của con người. Với chức năng kinh tế, rừng còn đảm
bảo cho mức sống của con người tránh khỏi mối đe dọa về suy giảm tiềm
năng và năng suất sản xuất dẫn đến đói nghèo.
1.2. Cách thức và hậu quả của nạn khai thác rừng bừa bãi
1.2.1. Cách thức khai thác rừng bừa bãi
1.2.1.1. Khai thác cây lấy gỗ, lâm sản khác bừa bãi, trái phép
Việc này xảy ra đối với cả các lâm trường thuộc phạm vi quản lý của nhà
nước. Khai thác cây gỗ trong các khu rừng sản xuất không có kĩ thuật, với
một cây gỗ lớn đước đốn phục vụ cho sản xuất thì rất nhiều cây con chưa đế
tuổi trưởng thành cũng bị gẫy nát, đè dẹp. Như thế việc khai thác hợp pháp
cũng góp phần vào việc tàn phá sức sống của rừng chưa cần kể đến việc khai
thác phi hợp pháp.
Đối với lâm tặc, buôn lậu gỗ, thì việc chặt được gỗ thu lợi nhuận trước
mắt là mục tiêu duy nhất của chúng, vì thế chúng thả sức đốn hạ cây rừng mà
không cần quan tâm hậu quả của những việc khai thác để lại. Từng cây gỗ
trong rừng bất kể ở độ tuổi nào đều bị đổ rạp khi những chiếc cưa máy đi qua.
Đặc biệt là đối với những người dân sống dựa vào rừng thì tình trạng khai
thác các lâm sản ngoài gỗ quá mức càng trở lên phổ biến hơn. Họ vào rừng
bắt thú, đào cây thuốc, chặt gỗ để bán, làm nhà, và mọi hoạt động của họ rất
khó kiểm soát. Vì lý do đó mà rừng cũng ngày càng cạn kiệt tài nguyên, thưa
thớt dần.
1.2.1.2. Nạn du canh du cư (đốt rừng làm nhà ở và nương rẫy)
Trần Thị Bích Diệp Lớp: KTPT47B
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DCDC là tập quán sản xuất nông nghiệp lâu đời của nhiều dân tộc ít
người, thường xuất hiện ở các vùng miền núi và cao nguyên. Đến một mùa
nhất định người dân thường vào sâu trong rừng tìm một mảnh đất rừng phù
hợp, đốt cháy một diện tích đủ lớn theo ý muốn. Tuy nhiên, phần lớn người
đốt không điều khiển được ngọn lửa vì nó còn phụ thuộc vào gió, độ ẩm và
nhiệt độ tại khoảnh rừng đó, nên đã gây ra những vụ cháy rừng trên một diện
tích rộng. Nó góp phần làm mất một diện tích từng không nhỏ. Mặt khác,
người dân canh tác theo hình thức này lại rất ít tác động đến đất đai và cây
trồng, chủ yếu là thoái mặc chúng cho tự nhiên, đến mùa thì thu hoạch. Thông
thường chỉ sau 3-4 vụ rẫy, do nước mưa rửa trôi và xói mòn, mặt khác không
được bổ sung chất dinh dưỡng nên đất rẫy rất nghèo chất dinh dưỡng, cây
trồng kém phát triển. Lúc này gười dân sẽ bỏ rẫy cũ, đi tìm một khoảnh rừng
mới và lại đốt rừng làm rẫy. Cuộc sống của họ thường gắn bó với rẫy, nên cả
gia đình và bản làng đều di cư theo rẫy. Đây là một tập tục lạc hậu với năng
suất cây trồng thấp và gây thoái hóa đất và mất rừng.
1.2.1.3. Mở rộng đất nông nghiệp từ rừng
Đây cũng là một chủ trương của nhiều quốc gia để tăng thêm thu nhập
cho nhiều người dân sống gần rừng. Tuy nhiên, việc người dân chuyển sang
sản xuất nông nghiệp mà dựa vào diện tích rừng quá nhiều hay không đúng
cách lại là một hình thức tàn phá rừng, thu hẹp diện tích và độ che phủ của
rừng. Có rất nhiều hộ dân đã tự ý chuyển đổi đất rừng để trồng cây lương
thực, cây công nghiệp hay chăn nuôi, không chỉ là những người dân tộc thiểu
số mà gồm cả người ở miền xuôi di cư lên miền núi để kiếm sống.
1.2.2. Hậu quả của suy thoái rừng
Suy thoái rừng ở đây được hiểu là sự suy giảm chất lượng của rừng, trong
đó có sự suy giảm về tính năng thể hiện chức năng của rừng, với trực quan thì
ta có thể nhận thấy sự thu hẹp độ che phủ của rừng, và sự thưa thớt của các
Trần Thị Bích Diệp Lớp: KTPT47B
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tán cây rừng một phần nào đó nó thể hiện sự suy thoái của rừng. Và giảm sự
đa dạng các loài động vật và thực vật có trong rừng. Khi đó cũng phải kể đến
sự xói mòn và bạc màu của đất rừng, vì đất rừng là nguồn nuôi dưỡng các cây
rừng, sinh vật rừng. Nếu đất tốt thì các sinh vật rừng có điều kiện sinh sôi,
phát triển, còn nếu đất xấu thiếu độ phì, hay bạc màu, cằn cỗi thì làm cho môi
trường sống của các sinh vật đó trở nên khắc nghiệt, đến một giới hạn nào đó
sẽ không thấy sự tồn tại của một số loài trên mảnh đất rừng đó nữa.
1.2.2.1. Gây ra lũ lụt, xói mòn, sạt lở đất và núi
Cây rừng bị khai thác một cách nhanh chóng không kịp tái tạo, giảm độ
che phủ rừng, làm tăng diện tích đất trống đồi trọc, đất rừng không được giữ
bởi các rễ cây như trước khi bị tàn phá. Khi diện tích của rừng bị thu hẹp, làm
giảm hiệu ứng điều tiết của cây cối và khả năng xảy ra tác động thiên nhiên sẽ
nhiều hơn. Các vụ xạt lở đất đá liên tục xảy ra ở các khu vực miền núi
Đặc biệt đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, nơi giữ đất, chắn gió bão chắn
nước lũ ở các con sông lớn. Vì vậy việc giảm diện tích và chất lượng của loại
rừng này sẽ tác động nghiêm trọng đến thời tiết, khí hậu của một vùng, một
quốc gia.
1.2.2.2. Làm giảm nhiều loại động, thực vật rừng
Việc khai thác rừng ngày càng trở nên phổ biến và đa dạng dưới nhiều
hình thức khác nhau, không có sự quản lý chặt chẽ của các tổ chức nhà nước,
đồng thời do suy thoái môi trường sống, đặc biệt là việc mất rừng. Nên các
loại thực vật, đặc biệt là các loài thảo dược quý, và các loại động vật quý ngày
càng trở nên hiếm ở các khu rừng. Việc tìm kiếm các loại này ngày nay khó
khăn hơn rất nhiều so với trước kia.
1.2.2.3. Không đảm bảo nguồn nước sạch và thải ra lượng khí CO2
khổng lồ
Do rừng có vai trò chuyển nước mặt thành nước ngầm, đảm bảo nguồn
Trần Thị Bích Diệp Lớp: KTPT47B
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nước vệ sinh cho đời sống sinh hoạt của con người, nên khi mất rừng thì một
lượng nước ngầm sẽ tự nhiên biến mất, dẫn đến tình trạng người dân thiếu
nước sạch để sinh hoạt sẽ trở nên phổ biến. Đồng thời một lượng CO2 khổng
lồ sẽ không được tiêu thụ bởi cây rừng đã mất do đó nó sẽ được trả lại cho
môi trường của con người.
1.2.2.4. Gây ra nguy cơ mất đi một số nét văn hóa của các dân tộc
thiểu số sống gấn rừng
Rừng thường gắn với một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc
thiểu số sống trong rừng. Nhưng khi rừng bị tàn phá và suy thoái dần, diện
tích rừng bị thu hẹp đồng nghĩa với việc nét văn hóa đó cũng mai một theo
diện tích rừng đã mất. Đó là một tổn thất lớn đối với nền văn hóa của nhân
loại.
1.2.3. Nguyên nhân của nạn khai thác rừng bừa bãi
Do sự phát tiển quá nóng của nền kinh tế, nhu cầu về lâm sản như gỗ
và các lâm sản ngoài gỗ tăng mạnh. Điển hình như giá đất tăng cao,
nhiều hộ đã ồ ạt phá rừng để chuyển nhượng đất trái phép
Do cuộc sống khó khăn của người dân. Đặc biệt đối với những dân tộc
thiểu số sống ở vùng cao, do đặc điểm địa hình nên đất đai để sản xuất
nông nghiệp rất hạn chế. Người dân ở đây sống chủ yếu dựa vào việc
khai thác các sản phẩm của rừng. Thêm vào đó, có nhiều dân tộc thiểu
số có tập quán du canh, du cư, phát rừng làm rẫy, và do hạn chế về
trình độ học vấn, nhận thức về mặt pháp luật nên hay bị kẻ xấu lợi
dụng, xúi giục phá rừng làm rẫy và sang nhượng đất trái phép. Đó
cũng chính là một mặt của vấn đề tăng dân số, khi dân số tăng lên đã
tạo áp lực đối với quỹ đất canh tác vì nhu cầu đất sản xuất gia tăng và
từ đó làm cho việc phá rừng diễn ra ngày càng phức tạp.
Do quan niệm của nhiều người về những tác dụng thần kỳ của các lâm
Trần Thị Bích Diệp Lớp: KTPT47B
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
sản. Mỗi loại lâm sản quý có những tác dụng nhất định đối với đời
sống con người. Tuy nhiên, có những đồn thổi sai lệch về những tác
dụng thần kỳ của một số lâm sản. Từ đó, khiến cho làn sóng tiêu thụ
những sản phẩm này diễn ra mạnh mẽ. Cầu lớn, thu được nhiều lãi, thì
chắc chắn việc đẩy mạnh khai thác những loại lâm sản này cũng
không thể tránh khỏi.
Do sự tha hóa, buông lỏng quản lý, trách nhiệm của những người có
chức năng bảo vệ rừng. Lực lượng bảo vệ rừng còn mỏng kết hợp với
những khó khăn do khách quan tạo ra nên việc bảo vệ rừng chưa có
hiệu quả. Ngoài ra, cũng có không ít những cán bộ có chức năng đã
xuống cấp. Họ mắc ngoặc, hậu thuẫnn cho những kẻ phá rừng, buôn
lậu. Thậm chí lợi dụng chức quyền, chính họ đã tự tổ chức khai thác
rừng trái với quy định của nhà nước.
1.3. Lý thuyết về nghèo đói và giảm nghèo
1.3.1. Khái niệm về nghèo đói và chỉ tiêu đánh giá đói nghèo
1.3.1.1. Khái niệm nghèo đói, giảm nghèo
Dù do nguyên nhân nào gây ra, thì nghèo đói vẫn được định nghĩa là một
cuộc sống thiếu thu nhập hay tiêu dùng, dễ bị tổn thương và độ rủi ro cao,
không có quyền và không có tiếng nói trong xã hội (Ngân hàng thế giới 2001)
Xóa đói giảm nghèo có thể được định nghĩa là làm giảm đi những thiếu
thốn trong cuộc sống của con người
1.3.1.2. Chỉ tiêu đánh giá đói nghèo – Tỷ lệ nghèo
Tỷ lệ nghèo: phản ánh quy mô đói nghèo (diện nghèo) của một quốc gia
hay một khu vực nào đó. Nó được tính theo công thức:
P=M/N
Trong đó: P – tỷ lệ nghèo đói.
Trần Thị Bích Diệp Lớp: KTPT47B
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
M – là số người nghèo của 1 vùng hay của 1 quốc gia.
N – là tổng dân số của một vùng hay của 1 quốc gia
1.3.2. Nguyên nhân của đói nghèo
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói, có thể phân ra
thành 3 nhóm chính:
1.3.2.1. Nhóm nguyên nhân điều kiện tự nhiên
Như địa hình, thời tiết, đất đai, điều kiện giao thông…
Địa hình, vị trí địa lý: với những vùng, địa phương có địa hình, điều
kiện giao thông không thuận lợi, xa xôi, hẻo lánh, người dân ở đó dễ
rơi vào thế cô lập, tách biệt với bên ngoài. Chính vì thế, họ gặp rất
nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với các nguồn lực phát triển, làm
cho cuộc sống trở nên lạc hậu, chủ yếu là tự cung tự cấp. Đây là yếu tố
khách quan tác động mạnh mẽ đến tình trạng nghèo đói của vùng.
Đất đai cũng là một yếu tố quan trọng trong đời sống sản xuất, đặc
biệt trong lĩnh vực nông nghiệp ở nông thôn. Điển hình đối với những
vùng gần rừng gánh chịu hậu quả của suy thoái rừng, đất đai bị xạt lở,
xói mòn, người dân mất đất để canh tác nông nghiệp và chăn thả. Nó
góp phần làm giảm đáng kể phần thu nhập của người dân ở đây, mạnh
hơn nưa nó có thể đẩy họ vào tình trạng nghèo đói, hoặc là nghèo hơn.
Như vậy suy thoái hay mất rừng đã gián tiếp góp phần tạo ra nghèo
đói cho những người sống gần rừng.
Điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, thiên tai thường xuyên xảy ra đặc
biệt là bão, lũ, hạn hán ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sản xuất của
con người. Theo những nghiên cứu về nguyên nhân của biến đổi khí
hậu toàn cầu, người ta đã khẳng định nguyên nhân chủ yếu gây ra bão
lũ chính là nạn phá rừng, nó đã làm giảm đi tính năng của rừng trong
Trần Thị Bích Diệp Lớp: KTPT47B
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
việc phòng hộ các thiên tai. Chính vì vậy mà số lượng và mức độ trầm
trọng của các vũ bão, lũ lụt cũng tỷ lệ thuận với số lượng và chất
lượng rừng bị thu hẹp. Trung bình 10 cơn bão, lụt một năm và một số
sự cố thời tiết khác đã là nguyên nhân cơ bản làm cho hàng triệu
người thiếu đói hàng năm. Vì bão, lũ có thể cướp trắng vụ mùa chưa
kịp thu hoạch của người nông dân, nhà cửa và cả tính mạng cũng có
thể bị cuốn trôi theo nước lũ. Chính vì vậy, vô hình chung nguyên
nhân sâu xa làm cho hàng triệu người túng thiếu ở đây chính là tình
trạng khai thác rừng bừa bãi làm suy kiệt chức năng chắn lũ lụt, gió
bão của rừng.
1.3.2.2. Nhóm nguyên nhân chủ quan
Như dân số tăng, thiếu kiến thức làm ăn, thiếu vốn, thiếu lao động, không
có việc làm…
Không có việc làm và thiếu tính đa dạng hóa nghề nghiệp.Việc làm là
nguồn tạo ra thu nhập cho cá nhân và hộ gia đình, vì vậy đặc điểm của việc đó
nó cũng quyết đinh mức và tính ổn định của thu nhập. Thông thường người dễ
rơi vào tình trạng nghèo đói là những người không có việc làm hay tính chất
của công việc không ổn định, có tính rủi ro cao. Thêm vào đó, nguồn thu duy
nhất của họ là dựa vào một nghề, một việc thì tính chất bất ổn của thu nhập
càng gia tăng.
Lại nói đến những người sống gần rừng, rừng gắn liền với cuộc sống của
họ, đặc biệt đối với những hộ không có hoặc đất canh tác nông nghiệp, thì
nguồn thu nhập chính phục vụ cho chi tiêu hàng ngày của họ phụ thuộc chủ
yếu vào việc khai thác, hái lượm lâm sản. họ có thể đi làm thuê cho các lâm
trường, các tổ chức khai thác gỗ cả hợp pháp và bất hợp pháp, hoặc tự vào
rừng thu lượm lâm sản phục vụ cho chính bản thân và gia đình. Nhưng nếu
diện tích rừng ngày càng thu hẹp, tài nguyên rừng ngày càng suy giảm do nạn
Trần Thị Bích Diệp Lớp: KTPT47B
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
phá rừng, khai thác rừng bừa bãi, thi sẽ đồng nghĩa với việc nguồn thu của
người dân không được đảm bảo do việc làm và trữ lượng lâm sản cũng biến
mất hoặc giảm dần theo những phần rừng đã mất. Tóm lại, nạn khai thác rừng
bừa bãi cũng chính là nguyên nhân gián tiếp làm giảm thu nhập của người dân
sống gần rừng, góp phần tạo ra nghèo đói cho nhóm nghèo này.
1.3.2.3. Nhóm nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách
Cơ chế chính sách thiếu hoặc không đồng bộ trong việc đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng, khuyến khích sản xuất, khuyên nông, khuyến lâm, cho vay vốn
tín dụng….Điển hình hơn nữa là các chính sách khuyến nông, khuyến lâm,
bảo vệ rừng và hỗ trợ sinh kế cho người dân không được thực hiện đồng bộ
hoặc còn bất cập không minh bạch với dân.
1.3.3. Tác động của suy thoái rừng đối với tình trạng nghèo đói
Tài nguyên rừng càng bị khai thác một cách bừa bãi (phá rừng) làm cho
rừng ngày càng suy thoái, cạn kiệt, mất đi vai trò và chức năng quan trọng của
rừng. Từ đó mà cuộc sống của con người không được đảm bảo trước những
thiên tai, hay sinh kế tại rừng. Dẫn đến người dân rơi vào tình cảnh đói nghèo
do mất rừng gây ra, đặc biệt là đối với những người dân sống gần rừng, sinh
kế phụ thuộc chủ yếu vào rừng.
Nạn phá rừng bừa bãi làm suy thoái rừng, có 3 tác động chính đến con
người, góp phần tạo ra nhóm nghèo này:
Giảm đáng kể thu nhập của nhóm người mà sinh kế của họ chủ yếu
phụ thuộc vào rừng và nguồn lợi của rừng như làm nương rẫy, thu
lượm sản phẩm phi gỗ rừng. Điển hình đối với những hộ sống gần
rừng, thu nhập của họ phần lớn được tạo ra bởi các hoạt động, việc
làm liên quan chặt chẽ với rừng. Có những bản việc làm chủ yếu là
vào rừng tìm kiếm cây thuốc, con vật để bán hoặc đổi lấy những tư
liệu sinh hoạt hàng ngày cho những người miền xuôi lên mua hay
Trần Thị Bích Diệp Lớp: KTPT47B
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
những vùng miền lân cận. Cho nên khi rừng bị mất đồng nghĩa với
việc nguồn sinh kế của họ cũng không còn được bảo đảm. Trường hợp
này gắn liền với định nghĩa tránh nghèo hoặc giảm nghèo trong 2
Phương thức giảm nghèo dựa vào rừng của FAO (trình bày ở phấn
1.4)
Thiên tai bão lũ, xạt lở đất luôn đe dọa đến tính mạng của người dân
sống gần rừng, ảnh hưởng đến lực lượng lao động chính, tài sản vốn ít
ỏi.
Do khả năng điều tiết của cây rừng cũng giảm theo lượng đã mất, nên
hiểm họa thiên nhiên luôn đe dọa đời sống của người dân không chỉ với
những người sống gần rừng mà cả những người sống xa rừng. Lũ lụt, hạn hán
làm xáo trộn cuộc sống sinh hoạt của người dân. Đặc biệt là ở nông thôn., sau
mỗi đợt bão lũ kéo về, hoa màu, vật nuôi hoặc có thể bị mất trắng hoặc là bị
thiệt hại nặng nề. Mà nông dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiêp thông qua
trồng trọt và chăn nuôi. Như vậy, ho sẽ rơi vào cảnh nghèo đói thiếu lương
thực không đảm bảo cho cuộc sống vào thời gian trước mắt.
Hay đối với những người sống gần rừng, dân tộc thiểu số, ngoài việc tạo
thu nhập bằng việc thu lượm các lâm sản thì cũng có phần đông người dân
tham gia sản xuất nông, lâm nghiệp. Họ thường sống ở các vùng cao hay
thung lũng nhưng cũng không thể tránh được các hiểm họa của thiên nhiên.
Diện tích đất canh tác nông nghiệp cũng bị thu hẹp dần do các vụ xạt lở đất
gây ra. Hay đất cát bị rửa trôi độ màu mỡ cũng gây khó khăn cho người nông
dân trong trồng trọt. từ việc thiếu đất canh tác cùng với việc đất đai bị cằn cỗi
cũng đã làm cho người dân ở đây gặp khó khăn cho việc tạo nguồn thu cho
cuôc sống.
Chưa kể đến việc những thiên tai xảy ra còn đe dọa tính mạng của người
dân. Mất mát đi người thân không chỉ để lại nỗi đau xót cho những người ở
Trần Thị Bích Diệp Lớp: KTPT47B
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
lại mà còn có thể là mối đe dọa cho cuộc sống của họ về sau, đặc biệt đối với
những hộ mất đi những lao động chính, có vai trò gánh vác gia đình. Nếu
những người còn lại của hộ đó chưa có khả năng lao động hay khả năng tạo ra
thu nhập thấp thì hậu quả của họ gặp phải sẽ là sự khó khăn, túng thiếu.
Người dân phải chi phí đáng kể cho vấn đề chăm sóc sức khỏe, học
tập, nhu cầu sống, văn hóa…do ô nhiễm môi trường từ việc tàn phá,
đốt rừng gây ra.
Những người phải gánh chịu hậu quả do viêc mất rừng gây ra lại môt lần
nữa phải đối mặt với lo ngại về sức khỏe. Mọi thay đổi của thời tiết đều có thể
ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Điển hình là những người sống chung
với bão lũ, thường bị mắc phải những căn bệnh truyền nhiễm do môi trường ô
nhiễm sau lũ gây ra. Hay khu vực gần những khu rừng bị cháy, người dân
thường bị bệnh về đường hô hấp. Như vậy người dân lại phải tốn một khoản
thu nhập của mình để chi trả cho nhu cầu chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe. Có
nhiều hộ lâm vào tình trạng nợ nần chồng chất và cảnh nghèo túng chỉ vì phải
chi trả một khoản quá lớn để chữa bệnh hay cho con cái học hành sau khi
khắc phục những hiểm họa của thiên nhiên.
1.4. Lý thuyết giảm nghèo và cải thiện sinh kế dựa vào rừng
1.4.1. Định nghĩa giảm nghèo dựa vào rừng
Theo FAO, có hai phương thức giảm nghèo dựa vào rừng được áp dụng ở
cấp hộ gia đình là:
Tránh nghèo hoặc giảm thiểu nghèo: có nghĩa là khi tài nguyên rừng
giúp người dân khỏi rơi vào cảnh đói nghèo thì nó có vai trò như một
lưới an toàn, hoặc như một nguồn lấp chỗ trống, cũng có thể coi là
một nguồn tiền mặt nhỏ đối với cuộc sống của người dân.
Xóa nghèo: đó là khi tài nguyên rừng giúp người dân thoát khỏi cảnh
đói nghèo bằng cách đóng vai trò như một nguồn tiết kiệm, đầu tư,
Trần Thị Bích Diệp Lớp: KTPT47B
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tích lũy, đa dạng sinh kế, tăng thu nhập cố định và chất lượng cuộc
sống.
1.4.2. Các phương thức giảm nghèo và cải thiện sinh kế dựa vào rừng
Chuyển đổi rừng sang sản xuất nông nghiêp: ít được coi là một trong
những đường lối chính trong công tác giảm nhèo dựa vào rừng.
Phương thức này nhằm chuyển đổi đất rừng để mở rộng hoạt động sản
xuất nông nghiệp, đồng thời tạo điều kiện tiếp cận với các sản phẩm
gỗ.
Phương thức giảm nghèo dựa vào gỗ: Giá trị gỗ thương mại hàng năm
ở các nước đang phát triển rất cao. Vì vậy giảm nghèo nên được đầu
tư nhiều hơn từ nguồn lợi này.
Các lâm sản ngoài gỗ: lâm sản ngoài gỗ có thể coi là một lưới an toàn
cho những người sống dựa vào rừng, có ghĩa là lâm sản ngoài gỗ có
thể giúp họ đối phó với những giai đoạn thiếu thốn. Nếu nguồn lợi này
được quản lý tốt thì người dân có thể dựa vào chúng mà vươn lên làm
giàu.
Dịch vụ môi trường: rừng cung cấp nhiều hình thái dịch vụ trực tiếp về
môi trường cho những người dân sống gần rừng, bao gồm: khôi phục
độ màu mỡ của đất trong nông nghiệp luân canh, duy trì lượng nước
và bảo vệ chất lượng nước, cung cấp cỏ chăn nuôi gia súc, thụ phấn
cho thực vật, kiềm chế sâu cỏ và duy trì đa dạng sinh học bao gồm cả
duy trì giống cây cho nông nghiệp. Những dịch vụ môi trường này có
liên quan trực tiếp đến định nghĩa tránh hoặc giảm thiểu nghèo của
phương thức xóa đói giảm nghèo dựa vào rừng. Những người sống
gần rừng có thể được hưởng lợi từ nguồn thu nhập có được do người
sống xa rừng chi trả cho việc duy trì các dịch vụ rừng này.
Việc làm: lĩnh vực lâm nghiệp có thể tạo công ăn việc làm, từ đó tạo
Trần Thị Bích Diệp Lớp: KTPT47B
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thêm thu nhập cho những người dân sống gần rừng.
Lợi ích gián tiếp: có hai dạng lợi ích gián tiếp từ rừng, thông qua đó
mà công tác giảm nghèo có thể thành công, đó là: hiệu quả cấp số
nhân cục bộ; hiệu quả gián tiếp.
- Hiệu quả cấp số nhân cục bộ: là kết quả của các hoạt động kinh tế dựa
vào nguồn rừng trong việc cải thiện đời sống của những người sống gần rừng.
Những kết quả đó sẽ không thể có được nếu không có hoạt động kinh tế
ngành rừng này. Ví dụ, việc cho phép khai thác gỗ tạo cơ hội tăng thu nhập
bằng cách cung cấp lương thực, chỗ ở và các dịch vụ khác cho nhóm công
nhân khai thác gỗ, hay việc các đơn vị được phép khai thác gỗ đôi khi cũng
phải đền bù cho việc gây rối loạn kinh tế địa phương bằng cách xây trường
học hay các công trình công cộng khác.
- Hiệu quả gián tiếp: là những thu nhập phát sinh do việc phát triển ngành
gỗ. những khoản này có thể được sử dụng vào các công tác giảm nghèo trong
các cộng đồng sống gần rừng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NẠN PHÁ RỪNG VÀ NGHÈO ĐÓI Ở CÁC TỈNH
MIỀN NÚI PHÍA BẮC GIAI ĐOẠN 2000 – 2008
2.1. Khái quát về các tỉnh miền núi phía Bắc
2.1.1. Đặc điểm chung của các tỉnh miền núi phía Bắc
Vùng MNPB bao gồm 15 tỉnh được chia làm 2 tiểu vùng: Tây Bắc gồm 4
tỉnh (Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình) và Đông Bắc gồm 11 tỉnh (Lào
Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên,
Phú Thọ, Lạng Sơn, Bắc Giang và Quảng Ninh)
Diện tích tự nhiên của vùng khoảng 100 nghìn km2, chiếm trên 30% diện
tích Việt Nam, với 70% diện tích tự nhiên là đất rừng
Trần Thị Bích Diệp Lớp: KTPT47B
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.1.1.1. Địa hình và khí hậu
Địa hình vùng MNPB bị chia cắt mạnh bởi ảnh hưởng của các dãy núi
lớn, đặc biệt là dãy Hoàng Liên Sơn. Đây cũng là dãy núi chia cắt MNPB
thành hai tiểu vùng Tây Bắc và Đông Bắc với đặc điểm khí hậu khác nhau.
Địa hình của Tây Bắc có nhiều núi cao, cao nguyên và nhiều thung lũng
hiểm trở. Trung tâm của vùng là một hệ thống cao nguyên núi đá vôi và núi
đất chạy từ Tây Bắc xuống Đông Nam dọc theo sông Đà. Tây Bắc nằm trong
vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, với số giờ nắng cao và ít chịu ảnh hưởng
trưc tiếp của các cơn bão mùa hè cũng như các đợt gió mùa Đông Bắc vào
mùa đông.
Đông bắc có địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, có nhiều thung lũng. Các
dãy núi có độ cao khá đồng đều khoảng từ 1000 – 1500 m được hình thành từ
các loại đá khá phổ biến như diệp thạch, sa thạch, đá vôi. Đông Bắc nằm
trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa
Đông Bắc.
2.1.1.2. Tài nguyên
MNPB là vùng giàu có tài nguyên bậc nhất cả nước. Trước hết phải kể
đến đất đai. Theo thống kê năm 2001, tổng quỹ đất nông lâm nghiệp là
5.187.400 ha, chiếm 24,4% tổng diện tích đất nông lâm nghiệp của cả nước.
Trong đó, đất nông nghiệp khoảng 1.315.000 ha, đất lâm nghiệp khoảng
3.872.400 ha. Theo đánh giá của các nhà khoa hoc, đất đai vùng miền núi
phía Bắc không xấu, có khả năng phát triển sản xuất, đặc biệt là sản xuất lâm
nghiệp
Vùng MNPB còn là vùng có tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn và
tương đối đa dạng. Bên cạnh đó, vùng còn có nguồn tài nguyên về sinh thái,
nhân văn đa dạng, giàu bản sắc cộng đồng, các dân tộc thiểu số sinh sống trên
vùng đất này.
Trần Thị Bích Diệp Lớp: KTPT47B
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.1.1.3. Dân số
Theo thống kê năm 2008, dân số MNPB là 11220,5 nghìn người, chiếm
khoảng 13,02% dân số cả nước (86160,0 nghìn người). Đặc biệt ở vùng
MNPB có tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao nhất cả nước, chiếm trên 50% tổng
số dân tộc thiểu số. Cơ cấu thành phần dân tộc đa dạng, nhiều tỉnh có trên 30
dân tộc cùng sinh sống với trình độ phát triển khác nhau. Điển hình như các
tỉnh Sơn La, Lai Châu, Lạng Sơn,Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, dân tộc
thiểu số chiếm trên 80% dân số toàn tỉnh. Hầu hết người dân tộc thiểu số cư
trú tập trung ở vùng miền núi, vùng cao, sống xen kẽ trên nhiều vùng rộng lớn
có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc
phòng và bảo vệ môi trường sinh thái. Toàn vùng có khoảng 14,5 triệu hộ
nông dân sống rải rác ở các làng bản nhỏ theo từng dân tộc gắn chặt với rừng
và đất rừng.
2.1.2. Các nguồn tài nguyên rừng chủ yếu của vùng
Do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên nên thực vật rừng ở MNPB cũng
được phân bổ và có những đặc trưng theo từng vùng. Ở miền núi Tây Bắc thì
thực vật rừng được đặc trưng bởi một số quần thể như Du Sam, Pơ mu, Vối
thuốc, Tô hạp, Chò chỉ, Táu….Ngoài ra Tây Bắc còn có diện tích đất có tre
nứa khá lớn.
Đối với điều kiện tự nhiên của Đông Bắc thì tương đối thuận lợi cho sinh
trưởng phát triển cây trồng. Vùng có phân bố các quần thể cây gỗ đặc trưng
như: Lim xanh, Dẻ, Táu mật, Nghiến, Thông ngựa, Thông đuôi ngựa, các loài
cây đặc sản như Hồi, Quế, các loại tre nứa như Trúc, Vầu…
Nếu phân loại rừng theo nguồn gốc hình thành,
Bảng 2.1: Diện tích các loại rừng ở MNPB
Đơn vị: ha
Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Trần Thị Bích Diệp Lớp: KTPT47B
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Tổng cộng
3.923.05
4
4.163.87
4
4.307.83
2
4.505.55
5
4.644.82
7 4.742.034
Rừng TN 3.190.523 3.349.705 3.449.505 3.598.715 3.660.562 3.701.235
Rừng trồng 732.531 814.169 858.327 906.840 984.310 1.040.799
Nguồn: Cục Lâm nghiệp
Qua bảng 1, cho thấy diện tích rừng ở miền núi phía Bắc chủ yếu là rừng
tự nhiên. Tuy nhiên, diện tích hai loại rừng tự nhiên và rừng trồng đều được
cải thiện qua các năm. Tuy nhiên theo các cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy
diện tích rừng tăng lên chủ yếu là do việc trồng rừng, nên chất lượng rừng vẫn
còn thấp, tính đa dạng không cao như trước kia.
Gỗ
Gỗ ở các khu rừng MNPB cho giá trị kinh tế cao với các loại gỗ quý như
trò chỉ, gỗ nghiến,…
Theo nhận định sau các cuộc khảo sát rừng của các cơ quan chức năng
cho rằng rừng ở MNPB tuy tăng về diện tích qua các năm nhưng chất lượng
rừng vẫn còn suy yếu, không đa dạng về các loài lâm sản, do việc trồng rừng
chủ yếu tập trung trồng thuần một loại cây chủ yếu là cây nhập nội. Vì thế mà
trữ lượng rừng sau khi trồng không thể bằng trữ lượng của rừng tự nhiên.
Thống kê trữ lượng gỗ năm 2002 cho thấy trữ lượng gỗ trên một đơn vị diện
tích rừng có trong các khu rừng tự nhiên lớn hơn nhiều so với rừng trồng.
Bảng 2.2: Trữ lượng gỗ tính trên một ha rừng ở MNPB
Đơn vị: m3/ha
Các tỉnh Rừng tự nhiên Rừng trồng
Hòa Bình 23.3 22,3
Lào Cai 71.23 7,09
Yên Bái 69.33 17,32
Hà Giang 58.37 20,31
Tuyên Quang 55.45 24,39
Phú Thọ 28.14 18,48
Trần Thị Bích Diệp Lớp: KTPT47B
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Cao Bằng 20.38 14,48
Bắc Kạn 31.46 10,54
Thái Nguyên 25 20,65
Quảng Ninh 24.84 22,03
Lạng Sơn 33.94 21,08
Bắc Giang 40.64 0,71
Toàn vùng 42,62 16,92
Nguồn: Cục Kiểm Lâm và Cục Lâm Nghiệp.
Với trữ lượng gỗ bình quân được thống kê ở trên cho thấy rừng giàu ở
MNPB còn lại rất ít. Trữ lượng gỗ bình quân của 8 tỉnh trong 12 tỉnh của
MNPB nhỏ hơn 50 m3/ha.
Lâm sản ngoài gỗ
LSNG ở miền núi phía Bắc rất phong phú và đa dạng. Đã có những vùng
nổi tiếng với việc chuyên canh các lâm đặc sản như rừng cánh kiến ở Lai
Châu, Sơn La; rừng quế ở Lào Cai, Yên Bái; rừng trẩu ở Cao Bằng và rừng
Hồi ở Lạng Sơn…. Cho đến nay vẫn chưa có thống kê đầy đủ về trữ lượng
LSNG ở các tỉnh MNPB. Tuy nhiên, theo thống kê năm 2004 cho thấy diện
tích rừng có thể khai thác, thu hái LSNG ở các tiểu vùng của MNPB, được thể
hiện ở bảng dưới đây.
Bảng 2.3: Diện tích rừng có khả năng khai thác, thu hái LSNG
Đơn vị: ha
LSNG
Tây Bắc Đông Bắc Cả vùng
RT RTN RT RTN RT RTN
Tre nứa, lồ
ô
51.186 74.644 125.830
Cây thuốc 6400 6400
Trám 3.663 5.000 3.663 5.000
Thông
nhựa
730 114.866 5.000 115.596 5.000
Luồng 18.735 27.000 45.735
Thảo quả 1.582 2.680 4262
Hồi, quế 80.300 80.300
Trần Thị Bích Diệp Lớp: KTPT47B
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trẩu 1500 71 1.571
Song mây 40 550 590
Tre măng 935 935
Loại khác 250 200 3.841 150 4091 350
Tổng cộng 22.837 51386 233.906 91.194 256.743 142.580
Nguồn: Kế hoạch hành động bảo tồn và phát triển LSNG 8/2007
LSNG được thống kê ở bảng trên chủ yếu thuộc loại sợi cho nguyên liệu
thủ công mỹ nghệ, dược liệu. Có thể thấy được tình trạng suy giảm trữ lượng
của rừng tự nhiên qua việc so sánh con số diện tích rừng có khả năng khai
thác LSNG ở hai loại rừng tự nhiên và rừng trồng. Trong khi, diện tích rừng
có khả năng khai thác LSNG chủ yếu là rừng trồng với toàn vùng là 256.743
ha, thì diện tích rừng tự nhiên có khả năng khai hác LSNG chỉ có 142.580 ha
bằng 55,5% của rừng trồng. Như vậy, có thể nói rằng rừng ở miền núi phía
Bắc được cải tạo và gia tăng về diện tích và độ che phủ chủ yếu là do việc
trồng rừng đem lại, còn chất lượng của rừng tự nhiên vẫn còn hạn chế về trữ
lượng của các loài LSNG, hay chứng tỏ một điều LSNG đã và đang bị khai
thác bừa bãi, gây lãng phí.
Ngoài những LSNG được thống kê ở trên, thì miền núi phía Bắc còn rất
nhiều LSNG nổi tiếng gắn với từng dân tộc và từng vùng, như nhóm cho thực
phẩm thì có măng đắng gắn bó với người Mông, đặc sản rau sắng được biết
đến và gây trồng ở vùng đệm, vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ, hay
đặc sản chè shan tuyết một thứ chè chỉ mọc ở vùng núi đá Tây Bắc, gắn bó
với bà con người Mông ở xã Pà Cò (Mai Châu, Hòa Bình)….
2.2. Thực trạng khai thác rừng và đói nghèo ở các tỉnh miền núi phía
Bắc
2.2.1. Thực trạng khai thác rừng
Khai thác và tàn phá rừng là một trong những nguyên nhân làm suy yếu
tài nguyên rừng. Trong thời gian vừa qua diện tích che phủ ở các tỉnh miền
Trần Thị Bích Diệp Lớp: KTPT47B
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
núi phía Bắc không ngừng tăng lên, nhưng chủ yếu là rừng trồng với mục
đích kinh tế, sản xuất cây gỗ ngắn ngày hay cây che phủ đất, chưa chú trọng
trồng rừng tại các khu vực đầu nguồn hay trồng cây rừng bản địa có giá trị
kinh tế và sinh thái.
Rừng tự nhiên vẫn bị khai thác một cách nhanh chóng. Hiện tại những
khu rừng còn lại đã xuống cấp, trữ lượng gỗ thấp và bị chia cắt thành những
đám rừng nhỏ, phân tán.
Dưới đây là bảng số liệu dẫn chứng về diện tích rừng bị chặt phá qua các
năm ở miền núi phía Bắc
Bảng 2.4: Diện tích rừng bị chặt phá ở MNPB
Đơn vị: ha
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Toàn vùng 332,5 218,2 239,2 199,5 208,2 238,5 239,4 204,6
Tây Bắc 266,7 156,5 194,0 98,8 123,9 143,2 208,1 170,0
Đông Bắc 65,8 61,7 45,2 100,7 84,3 95,3 31,3 34,6
Nguồn: Cục Kiểm Lâm.
Diện tích rừng bị chặt phá tăng giảm theo từng giai đoạn, xét tổng thể
toàn miền núi phía Bắc, năm 2003 là năm được cho là diện tích rừng bị tàn
phá ít nhất với 199,5 ha, còn rừng bị chặt phá nhiều nhất vào năm 2000 với
332,5 ha rừng. Các năm còn lại tuy có xu hướng giảm so với năm 2000 nhưng
vẫn giữ ở mức tương đối.
Xét ở từng tiểu vùng của miền núi phía Bắc, Tây Bắc có diện tích rừng
nhỏ hơn vùng Đông Bắc rất nhiều nhưng diện tích rừng bị mất ở vùng này lại
lớn hơn Đông Bắc. Trừ năm 2003 thì các năm còn lại có diện tích rừng bị chặt
phá ở Tây Bắc luôn gấp 3-5 lần Đông Bắc. Điều này chứng tỏ hoạt động khai
thác và tàn phá rừng ở đây diễn ra mạnh mẽ hơn cả.
Theo thống kê của Cục Kiểm Lâm năm 2008, đối tượng vi phạm chính
trong việc khai thác rừng bừa bãi ở các miền núi phía Bắc chủ yếu là hộ gia
Trần Thị Bích Diệp Lớp: KTPT47B
25