Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Đề tài:Tìm hiểu về hoạt động rửa tiền trên thế giới và đề xuất cho Việt Nam docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (905.71 KB, 103 trang )











Đề tài tham dự cuộc thi
Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2011


Tìm hiểu về hoạt động rửa tiền trên thế
giới và đề xuất cho Việt Nam




















DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADB
Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asian Development Bank)
AML/CFT
Chống hoạt ñộng rửa tiền và tài trợ cho khủng bố
(Anti-Money Laundering/Counter-Financing of Terrorism)
AMLC
Hội ñồng chống rửa tiền (Anti Money laundeing Council)
APG
Nhóm châu Á Thái Bình Dương (Asia Pacific Group)
BSA
ðạo luật Bảo mật Ngân hàng (Bank Secrecy Act)
BSAAG
Nhóm Tư vấn BSA(Bank Secrecy Act Advisory Group)
EFT
Chuyển tiền ñiện tử (Electronic Fund Transfer)
FATF
Lực lượng ñặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền
(Financial Action Task Force on Money Laundering)
FIU
Cơ quan tình báo tài chính (Financial Intelligence Unit)
FSAP
Chương trình ðánh giá Khu vực Tài chính
(Financial Sector Assessment Program)
GPML
Chương trình Chống Rửa Tiền Toàn Cầu

(The Global Programme against Money Laundering)
ILEAS
Hệ thống ñào tạo áp dụng luật quốc tế
( Illinois Law Enforcement Alarm System)
IMF
Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)









INCSR
Cơ quan chống các chất gây nghiện quốc tế
(International Narcotics Control Strategy Report)
UNODC
Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm Liên Hợp Quốc
(United Nations Office on Drugs and Crime )
WB
Ngân hàng thế giới ( World Bank )
WTO
Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)
BðS
Bất ñộng sản
LHQ
Liên hợp quốc
NðT

Nhà ñầu tư
NHCP
Ngân hàng cổ phần
NHNNVN
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
NHTM
Ngân hàng thương mại
NHVN
Hệ thống ngân hàng Việt Nam
PCRT
Phòng chống rửa tiền
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
TTCK
Thị trường chứng khoán


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Hình 1.1: Mô tả khái quát chu trình rửa tiền………………………………………11
Bảng 1.2: Báo cáo về các hành vi ñáng ngờ (Suspicious Activity Report-SAR)
trong các hoạt ñộng giải trí ở Mỹ (1/3/1996 – 31/12/2004)………… 19
Bảng 1.3: Tổng số tiền phạm tội ñược “sạch hóa” ở Mỹ năm 2006………………20
Biểu 2.1: Tăng trưởng tín dụng 10 năm trở lại ñây, từ 2001 – 2010…………… 45
Bảng 2.2: Top 10 nước ñầu tư (FDI) nhiều nhất vào Việt Nam năm 2009 50





MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ðẦU 1
Chương I: NHỮNG VẤN ðỀ CƠ BẢN VỀ “RỬA TIỀN” 4
1.
Tóm tắt lịch sử của các hoạt ñộng rửa tiền 4
2.
Cơ sở lý thuyết- ñịnh nghĩa về các hoạt ñộng rửa tiền 6
2.1. ðịnh nghĩa theo quan ñiểm các nhà tội phạm học 6
2.2. ðịnh nghĩa theo quan ñiểm kinh tế học 6
2.3. ðịnh nghĩa theo cơ sở pháp luật 7
3.
Quy trình rửa tiền 10
4.
Phương thức, thủ ñoạn rửa tiền 12
5.
Hậu quả chung của “rửa tiền 14
6.
Thông tin chung về nạn rửa tiền tại một số quốc gia trên thế giới 17
6.1. Mỹ- quốc gia có nạn rửa tiền xuất hiện sớm nhất trên thế giới 17
6.2. Rửa tiền – Hiện tượng toàn cầu 29
Chương II: TÌM HIỂU HOẠT ðỘNG RỬA TIỀN TẠI VIỆT NAM 32
1. Khái quát chung 32
2. Các phương thức, thủ ñoạn rửa tiền ñiển hình diễn ra tại Việt Nam 33
2.1. Phương thức rửa tiền của bọn tội phạm qua hệ thống ngân hàng
Việt Nam 33
2.2. Phương thức rửa tiền của bọn tội phạm thông qua thị trường bất ñộng



sản 36
2.3. Phương thức rửa tiền của bọn tội phạm thông qua các hình thức tài trợ thương
mại 38
3. Các vụ án rửa tiền và nghi ngờ có dấu hiệu rửa tiền ñược phát hiện ở
Việt Nam 41
3.1. Vụ án tội phạm nước ngoài vào Việt Nam ñể lừa ñảo tín dụng 41
3.2. Hành vi rửa tiền trong vụ tham ô xăng dầu tại Công ty Chế biến kinh doanh
các sản phẩm dầu mỏ (ñơn vị chủ quản của Xí nghiệp xăng dầu dầu
khí Vũng Tàu) 41
3.3. Vụ án tội phạm nước ngoài dùng chứng từ giả mở tài khoản tại các NHVN ñể
thực hiện các giao dịch chuyển tiền 42
3.4. Vụ án rửa tiền xuyên quốc gia ñầu tiên tại Việt Nam 42
4. Nguyên nhân 43
4.1. Do ñặc ñiểm nền kinh tế Việt Nam 43
4.2. Do cơ chế hoạt ñộng của thị trường chứng khoán còn lỏng lẻo 48
4.3. Do hệ thống pháp luật tài chính, ngân hàng còn chưa ñược hoàn
thiện 48
4.4. Do một số quỹ ñầu tư nước ngoài vào Việt Nam còn mờ ám, chưa ñược công
khai, minh bạch 43
5. Luật áp dụng trong cuộc chiến chống nạn rửa tiền tại Việt Nam 51
5.1. Bối cảnh ra ñời nghị ñịnh 74 về phòng chống rửa tiền 52
5.2. Một số nhận xét về nghị ñịnh 74 53
6. Tổng kết 57


Chương III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM
RỬA TIỀN HIỆN NAY ðANG ðƯỢC ÁP DỤNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ
NHỮNG KIẾN NGHỊ VỚI VIỆT NAM 58
1. Một số biện pháp góp phần chống tội phạm rửa tiền hiện nay ñang ñược áp

dụng trên thế giới 58
1.1. Các biện pháp kĩ thuật và ñào tạo 58
1.2. Các sáng tạo hỗ trợ ña phương 60
1.3. Xây dựng các tổ chức quốc tế về phòng chống rửa tiền 62
2. Sự cần thiết của luật pháp về chống rửa tiền ở Việt Nam và ñịnh hướng
phát triển chống rửa tiền 63
2.1. Sự cần thiết của luật pháp về chống rửa tiền ở Việt Nam 63
2.2. ðịnh hướng phát triển 66
3. Các kiến nghị với Việt Nam 70
3.1. Với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 70
3.2. Với hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam 71
KẾT LUẬN 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC





1



LỜI MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
Bất kì sự phát triển nào cũng ñều có mặt trái của nó và quá trình toàn cầu hóa
cũng vậy. Một trong những vấn ñề tiêu cực ñó là hoạt ñộng rửa tiền – một vấn nạn mới
ñang ñục khoét và ngày càng trở nên nhức nhối ñối với hầu hết các nền kinh tế trên
toàn cầu.
Rửa tiền từ những nguồn thu nhập phi pháp là hành vi ñã xuất hiện từ lâu,

nhưng trong vòng 40 năm gần ñây vấn ñề này mới ñược nghiên cứu, xem xét và quy
ñịnh trong Luật ở một số quốc gia trên thế giới. Với vụ rửa tiền ñầu tiên xuất hiện ở
Mỹ năm 1920, cùng với quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển liên tục của công nghệ
thông tin, hành vi rửa tiền diễn ra ngày càng lớn về mặt quy mô, ña dạng, tinh vi về
cách tiến hành và mang ñậm tính quốc tế hơn bao giờ hết. Hành vi rửa tiền ñược xem
là một tội phạm “không biên giới” – một tội phạm quốc tế ñiển hình. Trên thế giới,
hoạt ñộng của tội phạm rửa tiền ñược tìm hiểu, nghiên cứu khá sớm. Bằng chứng là có
khá nhiều các bài báo, các tạp chí kinh tế hay các báo cáo nghiên cứu của các tổ chức
tài chính về vấn ñề rửa tiền ñã xuất hiện khá sớm như tác phẩm “Money

Laundering
:
Muddying

the

Macroeconomy” của Peter

J.

Quirk

ñăng

trên

website

h
ttp

://
www
.
imolin
.
org

vào

năm

1997 Nhiều tác phẩm trong số ñó ñã ñược dịch và xuất
bản tại Việt Nam. Ví dụ cụ thể như từ các báo cáo nghiên cứu của các tổ chức tài chính
thế giới về tội phạm rửa tiền như của Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ thế giới, hay của
một số ñịnh chế tài chính khác. Tiêu biểu là tác phẩm “Toàn cảnh thế giới- Ramses
2001”- một công trình nghiên cứu thị trường tài chính thế giới do Thierry de Montbrial
và Pierre Jacquet chủ biên ñã phân tích và giải thích nguồn gốc của tội phạm rửa tiền
theo quan niệm kinh tế cũng như tác hại của hoạt ñộng rửa tiền tới nền kinh tế các quốc
gia mà nó xâm nhập. Thêm vào ñó là một số lượng lớn các văn bản, bộ luật của các
quốc gia phát triển (tiêu biểu là Mỹ- nơi xuất hiện các vụ án liên quan tới tội phạm rửa
tiền ñầu tiên trên thế giới) là cơ sở cho sự phát triển hệ thống luật pháp về phòng chống
2



rửa tiền ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Tại Việt Nam, tuy mới tiếp cận
với loại hình tội phạm rửa tiền trong thời gian gần ñây nhưng ñã có một số các bài
nghiên cứu về vấn ñề này, ví dụ như :“Sự cần thiết phải ban hành nghị ñịnh chống rửa
tiền ở Việt Nam” của Thạc sĩ Nguyễn Thị Phụng ñăng trên Tạp chí Ngân hàng số
7/2002 hay như bài “Chính sách nhận biết khách hàng, một chính sách chống rửa tiền

hiệu quả ở Mỹ” của Minh Nghĩa ñăng trên Tạp chí Ngân hàng số 11/02, bài “Rửa tiền-
mối hiểm họa dấu mặt” của thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hằng ñăng trên tạp chí Kinh tế ñối
ngoại số 8 (6/2004) … Khi nghiên cứu các công trình trên, có thể nhận thấy ña số các
quan ñiểm của các tác giả ñều dựa trên quan ñiểm pháp luật ñể tiến hành tìm hiểu vấn
ñề và thường chỉ dừng lại ở dạng bài nghiên cứu ngắn (bài báo ñăng trên tạp chí khoa
học, hoặc các bài luân văn, …). Mặt khác, thông qua các tác phẩm - công trình nghiên
cứu trong nước và ngoài nước về hoạt ñộng rửa tiền, có thể nhận thấy rằng hoạt ñộng
rửa tiền ñã và ñang bùng nổ trên toàn cầu, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng về kinh tế
và xã hội, ñặc biệt ở các nước ñang trong quá trình phát triển. Với các tác hại mà nó
mang lại, nếu không khống chế ñược, nạn rửa tiền có thể ăn mòn tình hình tài chính
của mỗi quốc gia do gây ra những ảnh hưởng bất lợi tới tỉ giá, lãi suất và tác ñộng tiêu
cực ñến hệ thống tài chính toàn cầu. Nó không chỉ gây thiệt hại nghiêm trọng cho các
nền kinh tế mà còn có những ảnh hưởng ñến an ninh từng quốc gia, tác ñộng nghiêm
trọng ñến sự trong sạch và hoàn chỉnh của hệ thống tài chính toàn thế giới.
Vì những lí do này mà việc tập trung nghiên cứu về hoạt ñộng rửa tiền và
chống rửa tiền ñang là một yêu cầu cấp bách ñược ñặt ra ñối với hầu hết các quốc gia
trên thế giới trong ñó có Việt Nam. Cũng vì lẽ ñó, nhóm tác giả quyết ñịnh chọn ñề tài
“Tìm hiểu về hoạt ñộng rửa tiền trên thế giới và những ñề xuất cho Việt Nam” làm
ñề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Thông qua tác phẩm, nhóm muốn cung cấp cái nhìn toàn diện nhất cho người
ñọc về hoạt ñộng rửa tiền trên thế giới với cơ sở lý luận bao hàm cả về khía cạnh kinh
3



tế và pháp luật của vấn ñề. Từ ñó, phát triển lên các ñề xuất áp dụng cho Việt Nam
trong cuộc chiến chống lại tội phạm rửa tiền ñể dành ñược thắng lợi trong thời gian
sớm nhất.
3. ðối tượng nghiên cứu

+ ðối tượng nghiên cứu là thực trạng hoạt ñộng rửa tiền và chống rửa tiền trên
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
+ Phạm vi nghiên cứu: tập trung nghiên cứu theo ñặc ñiểm của hai nhóm quốc
gia là các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong ñó nhóm các
quốc gia trên thế giới ñi sâu phân tích hoạt ñộng của Mỹ - quốc gia xuất hiện tội phạm
rửa tiền sớm nhất.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh sử
dụng các số liệu nghiên cứu thứ cấp. Kết hợp cùng phương pháp mô hình hóa sử dụng
bảng biểu, ñồ thị, sơ ñồ ñể khái quát và làm rõ vấn ñề.
5. Cấu trúc
Ngoài lời mở ñầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và
các phụ lục, nội dung chính của bài nghiên cứu gồm 3 chương
►Chương 1: Những vấn ñề cơ bản về “rửa tiền”.
►Chương 2: Tìm hiểu hoạt ñộng rửa tiền tại Việt Nam.
►Chương 3: Một số biện pháp góp phần phòng chống tội phạm rửa tiền hiện nay ñang ñược
áp dụng trên thế giới và những kiến nghị với Việt Nam .

4



CHƯƠNG I:
NHỮNG VẤN ðỀ CƠ BẢN VỀ “RỬA TIỀN”
1. Tóm tắt lịch sử của các hoạt ñộng rửa tiền
Các vụ án liên quan tới rửa tiền xuất hiện từ những năm 1920 tại Mỹ. Khi ñó,
trường ñua ngựa và trò chơi xổ số là hai trong số các hình thức rửa tiền sơ khai nhất.
Tội phạm bỏ tiền mua lại vé trúng thưởng của người thắng cuộc khi tham gia chơi xổ
số hay cược ñua ngựa với giá cao rồi lấy vé ñó ñi lĩnh tiền thưởng. Tuy nhiên, theo
Billy Steel, một chuyên gia nghiên cứu rửa tiền của Anh, phải ñến năm 1973,cụm từ

“money laundering” (rửa tiền) lần ñầu tiên mới xuất hiện trên báo chí Mỹ trong vụ bê
bối Watergate và ñến năm 1982 thì chính thức ñược sử dụng trong một số văn bản
pháp luật.
Vào năm 1994, theo số liệu của Financial Times ra ngày 18/10/1994, số tiền
ñược rửa hàng năm trên thế giới ñược thống kê với con số xấp xỉ khoảng 500 tỷ USD.
Dựa trên báo cáo năm 2000 của Cơ quan chống các chất gây nghiện quốc tế
(International Narcotics Control Strategy Report- INCSR) cho tới thời ñiểm này số các
nước có tình trạng rửa tiền ở mức ñộ ñáng lo ngại ñã lên tới mức hai con số. Cụ thể,
chia mức ñộ hoạt ñộng rửa tiền ở các quốc gia thành 3 mức chủ yếu: Nhóm mức ñộ lo
ngại cao; Nhóm mức ñộ lo ngại trung bình và Nhóm ñược theo dõi. Sự phân chia này
dựa trên các tiêu chí:
(1) có hay không có những cơ quan tài chính của quốc gia tiến hành các giao dịch có
liên quan trực tiếp ñến lượng tiền thu ñược từ những tội phạm nghiêm trọng;
(2) phạm vi của hoạt ñộng xét xử hay bất cập ảnh hưởng ñến rửa tiền;
(3) bản chất và qui mô của tình trạng rửa tiền tại quốc gia (ví dụ: ở ñó có hay không có
dính dáng ñến ma tuý hay những hoạt ñộng buôn lậu);
5



(4) những cách thức mà mỗi quốc gia quan tâm ñến tình hình cụ thể khi có chi nhánh
quốc tế;
(5) Những tác ñộng hiện tại mà mỗi quốc gia quan tâm;
(6) Có hay không việc giới hạn các hành vi bảo vệ pháp luật ñược phép chỉ ra những
vấn ñề cụ thể;
(7) Có hay không có việc thiếu thủ tục cho phép hoạt ñộng và bỏ sót các trung tâm
buôn bán và tài chính nước ngoài;
(8) Có hay không giới hạn của pháp luật ñang thực thi ngày càng có hiệu quả; và sự
hợp tác quốc tế trong việc chống rửa tiền ở các quốc gia.
Dựa trên các tiêu chí này, INCSR ñã ñưa ra bảng danh sách các quốc gia/ nhóm

mức ñộ lo ngại về rửa tiền năm 2000 (xem bảng 1– phụ lục).
Tới năm 2001, theo số liệu của Qũy Tiền tệ Quốc tế (International Monetary
Fund- IMF), con số ước tính về lượng tiền tham gia quá trình “rửa tiền” nằm trong
khoảng 2-5% tổng GDP toàn cầu.
Tới năm 2002, theo tính toán của Ngân hàng Thế giới thì trong năm 2002,
lượng tiền ñược rửa ñã nằm trong khoảng 645 ñến 1612,63 tỷ USD (cao hơn cả GDP
của quốc gia ñứng thứ 10 trên thế giới là Mexico với 637,2 tỷ USD) và gấp 18 lần GDP
Việt Nam năm 2002 (35,11 tỷ USD). ðặc biệt, lượng tiền ñược rửa qua các năm ngày
càng cao theo sự phát triển của kinh tế thế giới nói chung và kinh tế từng khu vực riêng
lẻ nói riêng.
Có thể nói, vấn ñề rửa tiền không phải là một vấn ñề mới mà nó ñã tồn tại rất
lâu trên thế giới và có rất nhiều vấn ñề phức tạp cần phải nghiên cứu.


6



2. Cơ sở lý thuyết- ñịnh nghĩa về các hoạt ñộng rửa tiền
2.1. ðịnh nghĩa theo quan ñiểm các nhà tội phạm học
Theo quan ñiểm của các nhà tội phạm học, rửa tiền là hoạt ñộng mà bọn tội
phạm tiến hành ñể che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của những ñồng tiền tội lỗi. Hoạt
ñộng rửa tiền là hành vi hợp thức hoá những khoản tiền thu ñược từ hoạt ñộng phạm
tội. Mục ñích của hoạt ñộng rửa tiền là tạo ra một khoảng cách xa nhất giữa tài sản bất
hợp pháp và chủ sở hữu những tài sản ñó. Hình thức biểu hiện lợi nhuận có ñược ban
ñầu thông thường là tiền, nhưng sau các giai ñoạn chuyển ñổi ñể hợp pháp hoá tiền ñã
có các hình thức biểu hiện khác như: Ngân phiếu, thẻ tín dụng, bất ñộng sản Nhìn
chung các hình thức biểu hiện lợi nhuận của hoạt ñộng rửa tiền bao gồm những lợi ích
kinh tế của hoạt ñộng rửa tiền mang lại ñược quy là “sản phẩm của tội phạm”
1

.
Hệ thống luật pháp phòng chống rửa tiền ở những nước khác nhau có những quy
ñịnh khác nhau. Có quốc gia chỉ rõ những hành vi phạm tội cụ thể như: Pháp luật
Malaysia liệt kê 18 tội danh, Thái Lan 24 tội danh, Australia 180 tội danh, Có quốc
gia (như ở Việt Nam) không xác ñịnh rõ nguồn tiền ñược sinh ra từ hành vi phạm tội
nào cụ thể, miễn ñó là thu nhập từ hành vi phạm tội.
2.2. ðịnh nghĩa theo quan ñiểm kinh tế học
Hoạt ñộng rửa tiền ñược xem là một hành ñộng kinh tế và nội dung khái quát
nhất của các hoạt ñộng rửa tiền chính là “hoạt ñộng kinh tế siêu vĩ mô”.
Nghiên cứu “hoạt ñộng kinh tế siêu vĩ mô” chính là nghiên cứu về “tiền ảo”,
bao gồm: sản xuất tiền ảo và biến tiền ảo thành tư bản; từ ñó vạch ra ñược hình thái của
Học thuyết mới về phát triển. ðể hiểu rõ “tiền ảo” là gì có thể sử dụng ví dụ sau: Nếu
một cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức nào ñó tham gia trong một tổ chức kinh tế
tuyên bố rằng mình có một khoản tiền nào ñó gửi ở chi nhánh nước ngoài của một ngân
hàng nào ñó mà ñược những cá nhân, doanh nghiệp hay các tổ chức chịu sự chi phối

1

Theo Công ước Strasbong 1990 của Hội ñồng Châu Âu

7



của chủ thể ñều chấp nhận, thì khoản tiền ñó, dù là không có, là ảo, cũng trở thành tiền
thật. Tiền thu về ñược hợp pháp hoá hoàn toàn, có giá trị như các ñồng tiền thật. Từ
ñây có thể nhận thấy “rửa tiền” cũng chính là một bộ phận của hoạt ñộng kinh tế siêu
vĩ mô, trong ñó tội phạm thông qua quá trình tạo tiền ảo tại các trung tâm tài chính
nước ngoài ñể thực hiện hoạt ñộng rửa tiền của mình. Trong tác phẩm “Thế giới toàn
cảnh - Ramses 2001” có ñề cập tới vấn ñề này thông qua ví dụ sau:

“Ngân hàng Hawala: ñược thành lập dựa trên sự phối hợp giữa một số nhóm dân
tộc. Một người sử dụng một khoản tiền có nguồn gốc không rõ ràng do người khác trao
cho ñể ñầu tư. Người gửi tiền bảo ñảm là có ñược một khoản tiền tương ñương trong
tài khoản một ngân hàng nước ngoài. Tiền thù lao sẽ trả dần thông qua các giao dịch
thông thường”.
2

ðây có thể coi là một trong số rất nhiều cách ñể tội phạm lợi dụng nhằm rửa tiền
“bẩn” trên cơ sở kinh tế học. Ở ñây, không tập trung áp ñặt các ñịnh nghĩa kinh tế học
vào cho quá trình rửa tiền bởi lẽ rửa tiền chỉ là một phần rất nhỏ của kinh tế học siêu vĩ
mô mà quan trọng nhất, các công cụ kinh tế không ñủ sức mạnh kiểm soát nó. Bởi vậy,
ñể có thể ñịnh nghĩa ñúng hơn vấn ñề, cần xem xét trên quan ñiểm pháp luật về vấn ñề
rửa tiền.
2.3. ðịnh nghĩa theo cơ sở pháp luật
2.3.1. Theo các quy ñịnh của ðạo luật Bảo mật Ngân hàng (Bank Secrecy Act-
BSA) của Mĩ
Mục ñích của rửa tiền là ñể che giấu hành vi bất hợp pháp, bao gồm các hành vi
phạm tội ñể thu ñược số tiền ñó, chẳng hạn như buôn lậu ma túy. Từ ñó che ñậy nguồn
gốc của các khoản tiền bất hợp pháp ñể tiền có thể sử dụng mà không bị phát hiện
nguồn gốc tội phạm. Trên các tài liệu liên quan tới pháp luật, có các ñịnh nghĩa khác

2

Thierry de Montbrial, Pierre Jacquet (chủ biên) (2001); Thế giới toàn cảnh Ramses 2001 ;
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Hà Nội, trang 205
8



nhau về rửa tiền, trong ñó cách hiểu phổ biến nhất là: rửa tiền là hành ñộng chuyển lợi

nhuận thu ñược từ những hoạt ñộng phạm pháp thành lợi nhuận hợp pháp thông qua
các giao dịch tài chính bất hợp pháp. Hoạt ñộng kiếm tiền do buôn bán ma tuý thường
ñược coi là kiếm ñược rất nhiều lợi nhuận bất hợp pháp, một số hoạt ñộng khác như
buôn lậu vũ khí, buôn lậu những tác phẩm nghệ thuật bị ñánh cắp.
Còn một thuật ngữ khác về khái niệm rửa tiền, ñó là “chuyển vốn tư bản” hay
còn gọi là “vốn bay” (flight capital). ðây là vốn ñược rút một cách cấp tốc khỏi một
nước do sự mất lòng tin vào Chính phủ khi tại nước ñó, xảy ra những biến ñộng về
kinh tế, chính trị; một khái niệm khác ñược hiểu là “tiền nóng”, tiền ñược chuyển từ
một ñịa ñiểm này ñến một ñịa ñiểm khác do sự lo ngại về các chính sách của Chính
phủ. Trong nhiều trường hợp, rất khó có thể phân biệt tiền hợp pháp và tiền bất hợp
pháp. Những bộ phận hợp pháp của “vốn bay” thường là những dòng tiền sau thuế từ
một quốc gia này sang một quốc gia khác, và nó thường ñược ghi vào trong sổ sách và
ñược lưu giữ ñể báo cáo. Trong khi những bộ phận hợp pháp này thường ñược chuyển
ñi một cách an toàn, công khai thì những bộ phận bất hợp pháp của “vốn bay” thường
ñược che giấu ñi.
Ngoài ra, còn một thuật ngữ khác thường liên quan trực tiếp tới ba giai ñoạn của
quá trình rửa tiền, ñó là Smurfing (ñược ñặt tên theo những nhân vật hoạt hình luôn
luôn hành ñộng một cách lén lút). Smurf là những nhân vật giúp chuyển tiền từ một tổ
chức này sang một tổ chức khác, hoặc từ quốc gia này sang quốc gia khác. Hoạt ñộng
của các smurf thường liên quan ñến người cầm ñầu, gọi là papa smurf, người trực tiếp
chỉ ñạo các smurf gửi tiền thu ñược từ buôn bán ma tuý tại nhiều các ngân hàng với số
lượng nhỏ hơn số lượng tối thiểu mà các tổ chức tín dụng ñược yêu cầu phải báo cáo.
Hoạt ñộng rửa tiền thường ñược thực hiện tại các ñịa ñiểm có luật bí mật ngân
hàng, có những quy ñịnh về tài chính, luật pháp lỏng lẻo và các quan chức, nhân viên
các tổ chức tín dụng dễ bị mua chuộc. Tuy nhiên, hoạt ñộng rửa tiền xảy ra tại tất cả
9



các nơi trên thế giới, bao gồm cả Mỹ và Anh, nơi có luật phòng, chống rửa tiền nghiêm

ngặt nhất.
Các tổ chức tài chính - bao gồm hệ thống các công ty cung cấp dịch vụ tài chính
ñang ngày càng mở rộng - ñã và ñang là những thành phần vô tình hoặc cố ý tham gia
vào các hoạt ñộng rửa tiền. Các ngân hàng thường là ñối tượng chính của hoạt ñộng
rửa tiền bởi vì ngân hàng cung cấp nhiều loại hình dịch vụ và phương tiện tiền tệ ña
dạng, bao gồm séc bảo chi, séc du lịch và chuyển tiền ngân hàng. Những dịch vụ này
có thể bị lợi dụng ñể che giấu nguồn gốc của các khoản tiền bất hợp pháp. Tương tự,
bọn tội phạm thường lợi dụng những công ty cung cấp các dịch vụ về thư chuyển tiền,
chi phiếu du lịch, séc bảo chi, trả tiền mặt lấy séc, ñổi tiền và thẻ mang giá trị - ñể che
giấu hoặc ngụy trang nguồn gốc của các khoản tiền có từ hoạt ñộng bất hợp pháp.
2.3.2. Theo Nghị ñịnh số 74/CP về phòng chống rửa tiền có hiệu lực từ ngày
1/8/2005 của chính phủ Việt Nam
Ngày 7/6/2005, Chính phủ ban hành Nghị ñịnh số 74/2005/Nð-CP về phòng,
chống rửa tiền. Trong ñiều 3, khoản 1 của Nghị ñịnh này, lần ñầu tiên thuật ngữ rửa
tiền ñược sử dụng và giải thích như sau:
Rửa tiền là hành vi của cá nhân, tổ chức tìm cách hợp pháp hóa tiền, tài sản do
phạm tội mà có thông qua các hoạt ñộng cụ thể sau ñây:
a. Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào một giao dịch liên quan ñến tiền, tài sản
do phạm tội mà có;
b. Thu nhận, chiếm giữ, chuyển dịch, chuyển ñổi, chuyển nhượng, vận chuyển,
sử dụng, vận chuyển qua biên giới tiền, tài sản do phạm tội mà có;
c. ðầu tư vào một dự án, một công trình, góp vốn vào một doanh nghiệp hoặc
tìm cách khác che ñậy, ngụy trang hoặc cản trở việc xác minh nguồn gốc, bản chất thật
sự hoặc vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu ñối với tiền, tài sản do phạm tội
mà có.
10



Như vậy, thông qua các quan ñiểm kinh tế, pháp luật trên thế giới và tại Việt

Nam, có thể tổng quát khái niệm về rửa tiền như sau:
Rửa tiền bản chất là quá trình chuyển ñổi các nguồn tiền bất hợp pháp (kiếm
ñược do từ các hoạt ñộng bất hợp pháp: buôn bán thuốc phiện, ma túy,…) thông qua
các kênh tài chính ñể che giấu nguồn gốc, khiến chúng có thể tái tham gia thị trường
một cách hợp pháp . Thông qua các số liệu và báo cáo qua các năm của các tổ chức
kinh tế lớn trên thế giới, có thể khẳng ñịnh hoạt ñộng rửa tiền ñã vượt qua giới hạn
kiểm soát của các chính sách kinh tế và trở thành một hoạt ñộng phạm tội thực sự, cần
thông qua các biện pháp pháp luật ñể phòng chống.
3. Quy trình rửa tiền
ðề cập tới quy trình rửa tiền, trên các tài liệu, có thể bắt gặp rất nhiều cách chia
giai ñoạn như: sắp xếp - chia nhỏ - pha trộn,… nhưng xét trên cơ sở tổng quát, có thể
chia một chu trình rửa tiền cơ bản bao gồm 3 giai ñoạn: phân phối, dàn trải, hội nhập.
- Giai ñoạn phân phối (placement): Phân phối nguồn tiền từ các hoạt ñộng phi
pháp vào các ñịnh chế tài chính mà không bị phát hiện bởi các cơ quan luật pháp. Các
tội phạm rửa tiền thực hiện ñầu tư phân tán bằng cách chia các khoản “tiền bẩn” thành
nhiều khoản tiền nhỏ dưới mức quy ñịnh (cụ thể hiện nay theo Nghị ñịnh 74/CP, các
ngân hàng tại Việt Nam ñang áp dụng là 200 triệu Việt Nam ñồng (với giao dịch tiền
mặt) hay 500 triệu Việt Nam ñồng (với giao dịch tiền gửi tiết kiệm), tức là với các giao
dịch có số tiền dưới mức trên thì không cần có giấy tờ chứng minh nguồn gốc khoản
tiền tham gia giao dịch).
- Giai ñoạn dàn trải (layering): Tiền ñược chuyển từ tổ chức tài chính này sang
tổ chức tài chính khác ñể che giấu nguồn gốc và chủ sở hữu của tiền. Thực chất ñây là
quy trình tạo ra một chuỗi các giao dịch nhằm mục ñích che ñậy các nguồn tiền từ các
hoạt ñộng phi pháp và làm cho chúng ngày càng xa nguồn gốc ban ñầu.
11



- Giai ñoạn hội nhập (integration): Tiền ñược ñầu tư vào những hoạt ñộng kinh
doanh hợp pháp.

Bằng những quá trình này, tội phạm chuyển nguồn tiền có ñược từ những hoạt
ñộng bất hợp pháp thành tiền với nguồn gốc có vẻ hợp pháp.
Quan niệm này có vẻ chưa phản ảnh ñầy ñủ khái niệm "rửa tiền " bởi mới chỉ ñề
cập chủ yếu tới hoạt ñộng "rửa tiền " liên quan tới hệ thống tài chính. Tuy nhiên, cũng
giống như quan niệm ban ñầu, nó cũng phản ánh ñược bản chất của "rửa tiền" là biến
các nguồn tiền thu nhập bất hợp pháp thành nguồn thu có vẻ hợp pháp .
Một mô hình khái quát về chu trình rửa tiền ñược mô tả tại hình sau.
Hình 1.1: Mô tả khái quát chu trình rửa tiền



12



4. Phương thức, thủ ñoạn rửa tiền
a) Thông qua lợi dụng các giao dịch bằng tiền mặt
Qua các giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt: ðây là phương thức rửa tiền truyền
thống và chủ yếu của bọn tội phạm. Năm 1999, một quầy ñổi tiền ở Pari ñã phát hiện
hành vi khả nghi của một người Pháp trong thời gian ngắn ñã ñổi 1,7 triệu Frăng Pháp
sang Mác ðức. Kết quả ñiều tra cho thấy, kẻ tình nghi có quan hệ với một nhóm tội
phạm buôn bán ma tuý ở Tây Ban Nha, ðức, Pháp, và ñang tìm cách ñổi tiền sang Mác
ðức ñể tiêu thụ.
Cơ cấu lại: ðây là hình thức tẩy rửa tiền liên quan ñến nhiều cá nhân, mỗi người
giữ với một lượng tiền nhỏ hoặc mua hối phiếu ngân hàng dưới 10.000 USD. Phương
pháp này thông dụng ở Mỹ và Canada.
ðổi tiền: ðây là dịch vụ của ngân hàng mà khách hàng có thể mua ngoại tệ và
chuyển nó vào tài khoản nước ngoài hay thông qua bưu ñiện. Mặc dù mỗi ngân hàng
ñều có giới hạn mua ngoại tệ tại mỗi phiên giao dịch nhưng có rất nhiều cách mà tội
phạm có thể sử dụng ñể rửa tiền bằng con ñường này.

Mua tài sản: Bọn chuyên rửa tiền thường mua những ñồ vật ñắt tiền như ô tô,
tàu thuyền, máy bay hoặc bất ñộng sản do chúng không yêu cầu nêu nguồn gốc nguồn
tiền giao dịch, thủ tục ñơn giản và ñặc biệt là có thể nhanh chóng bán ñi ñể thu lại tiền
một cách hợp pháp. Trong nhiều trường hợp bọn tội phạm có thể sử dụng bất ñộng sản
trên, nhưng thường ñăng ký bất ñộng sản này dưới tên người khác. ðặc biệt hơn, bọn
rửa tiền có thể thoả thuận với người bán tài sản ghi trên hoá ñơn giá trị thấp hơn giá trị
thực tế và hối lộ khoản chênh lệch cho người bán. Bằng cách này bọn tội phạm rửa tiền
có thể mua một tài sản có giá trị lớn với giá thấp. Sau khi giữ tài sản trên một thời gian
thì bọn rửa tiền bán ra với giá trị thực của tài sản ñó hoặc cao hơn.
Rửa tiền trong các sòng bạc: Thông qua hình thức cá cược, ñánh bạc, tiền thắng
bạc có thể ñược coi như có nguồn gốc hợp pháp.
13



Kinh doanh hợp pháp: ðây là cách mà tội phạm ngày càng hay áp dụng. Dưới
hình thức này, bọn tội phạm mua những nhà hàng, quán bar, hộp ñêm, khách sạn, quầy
thu ñổi tiền, các hãng máy móc, ñiểm rửa xe Trong quá trình hoạt ñộng, những công
ty ngụy trang này có thể tiếp cận với những nguồn tiền bất chính và những nguồn tiền
này bao cấp toàn bộ sản phẩm và dịch vụ của công ty ở mức ñộ thấp hơn tỷ giá thị
trường, tăng doanh thu mà thực chất chính là tiền ñược rửa.
b) Thông qua các công cụ tài chính như: ñầu tư gửi tiết kiệm, mua tín phiếu, trái
phiếu…
Tội phạm sẽ gửi tiết kiệm vào ngân hàng hoặc mua tín phiếu, trái phiếu l àm
cho ñồng tiền nằm im trong một thời gian phù hợp với quy ñịnh của mỗi nước. Sau ñó,
người gửi tiền có thể rút ra toàn bộ gốc và lãi hoặc rút một phần, biến số tiền ñó thành
tiền hợp pháp.
Qua thị trường cổ phiếu: Là hình thức mà bọn rửa tiền thông qua người môi
giới cổ phiếu dùng tiền mặt ñể mua một số lượng cổ phiếu lớn và sau ñó chúng trở
thành cổ ñông của các công ty cổ phần - chủ sở hữu hợp pháp.

Chuyển tiền bằng ñiện tín hoặc thư chuyển tiền: Phương thức này cho phép
chuyển tiền từ nơi này sang nơi khác hoặc sang quốc gia khác mà không phải mang
tiền ñi. Cụ thể, sau khi tội phạm rửa tiền sử dụng tiền phạm pháp ñể ñổi tiền hay mua
giấy tờ có giá (chứng từ, cổ phiếu, trái phiếu,…), tội phạm rửa tiền sẽ thông qua các
dịch vụ chuyển phát gửi số tiền hoặc giấy tờ có giá này tới ñịa ñiểm khác và khi số tiền
hay giấy tờ có giá này tới ñó, chúng trở thành hoàn toàn hợp pháp.
Qua hệ thống ngân hàng “ngầm”: Tại một số nước, hệ thống ngân hàng hoạt
ñộng kém hiệu quả, ñắt ñỏ mà lại quan liêu. Do ñó, trong cộng ñồng những người nước
ngoài tại các quốc gia này tồn tại hệ thống ngân hàng không chính thức gọi là ngân
hàng “ngầm”. Hệ thống ngân hàng ngầm này hoạt ñộng và luân chuyển tài chính như
các ngân hàng chính thức nhưng với chi phí dịch vụ rẻ hơn, bí mật hơn các ngân hàng
14



hợp pháp. Các ngân hàng ngầm có ñại diện ở nhiều nước khác nhau ñể thực hiện dịch
vụ chuyển tiền từ nước này sang nước khác hoặc từ thành phố này sang thành phố khác
trong cùng một quốc gia. Sự hoạt ñộng của ngân hàng này chủ yếu dựa trên niềm tin
giữa ngân hàng và khách hàng nên thủ tục giấy tờ gọn nhẹ. Bọn tội phạm lợi dụng
nguyên tắc giữ bí mật ñã ñem tiền ñến gửi và yêu cầu nhận lại ở một thành phố khác.
Những ñịa chỉ cần nhận tiền tẩy rửa thông thường là những quốc gia khao khát ñầu tư
tài chính nhưng ít quan tâm ñến nguồn gốc ñồng tiền, việc thanh toán qua ngân hàng
chưa phải là yêu cầu bắt buộc và phổ biến, hệ thống pháp luật về phòng chống rửa tiền
chưa nghiêm.
5. Hậu quả chung của “rửa tiền
Tội phạm rửa tiền tác ñộng tới mọi mặt của một quốc gia nhưng nghiêm trọng
nhất là tác hại về kinh tế và xã hội.
ðầu tiên là tác hại của tội phạm rửa tiền tới xã hội của quốc gia nó xâm nhập.
Trong cuộc họp giữa các chuyên gia của Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asian
Development Bank - ADB) và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) cùng ñại

diện các Bộ ngành và một số tổ chức tại Việt Nam vào ngày 2/3/2005, theo báo cáo từ
ADB, mối nguy hiểm của tội phạm rửa tiền xâm nhập vào mỗi quốc gia là gây bất ổn
an ninh và gây những hậu quả xấu cho xã hội do tội phạm rửa tiền có mối quan hệ với
tất cả các loại hình tội phạm nghiêm trọng, ví dụ : nó khuyến khích mua bán ma tuý,
khủng bố, buôn bán vũ khí trái phép, quan chức Nhà nước tham nhũng và những hoạt
ñộng tội phạm khác. Với sự phát triển của tội phạm rửa tiền, nó còn không chỉ khuyến
khích các loại tội phạm cũ mà còn là cơ sở của các loại tội phạm mới, chủ yếu là thể
loại tội phạm tài chính như các ñối tượng chuyên làm giả sổ sách, chi phiếu, hóa ñơn –
chứng từ khống ñể hợp thức hóa các khoản tiền bẩn …
Trên khía cạnh kinh tế, tội phạm rửa tiền có thể phá huỷ nền kinh tế của quốc
gia. Các khoản tiền bẩn ñều là cá khoản tiền rất lớn và có thể lớn hơn cả ngân sách của
15



một quốc gia dành ñể hỗ trợ các chính sách hiệu quả. Chính bởi ñiều ñó, tội phạm rửa
tiền khi xâm nhập một quốc gia có thể gây mấy tăng ñộ trễ cua chính sách. Ngoài ra tỷ
giá hối ñoái cũng bị ảnh hưởng do ngân hàng không kiểm soát ñược luồng ngoại tệ
thực tế trên thị trường.
Với các thủ ñoạn tinh vi, tội phạm rửa tiền có thể thao túng thị trường tài chính.
Tội phạm rửa tiền lợi dụng sự phát triển của hệ thống tài chính ñiện tử trên thế giới hay
các chính sách khuyến khích ñầu tư, khuyến khích gửi tiền và bảo mật của các ngân
hàng ñể lập tài khoản vãng lai với số tiền lớn mà không cần giấy tờ chứng minh nguồn
gốc khoản tiền cũng như không có các thủ tục khắt khe về xác nhận nhận thân chủ tài
khoản. Bản chất số tiền gửi trong tải khoản chính là tiền bẩn của bọn tội phạm và một
khi khoản tiền bẩn ñó ñược gửi và rút ra từ các chi nhánh của ngân hàng trên, chúng ñã
mặc ñịnh trở thành tiền sạch và có thể ñưa vào thị trường tài chính mà các cơ quan
chính phủ không ñược can thiệp. Những khoản tiền bẩn khổng lồ, lớn hơn tất cả các
dòng tiền mà mỗi quốc gia có thể ñưa vào thị trường với mục ñích tạo hiệu qủa cho các
chính sách kinh tế vĩ mô, sau khi ñược tội phạm rửa tiền tung vào thị trường sẽ tạo sự

mất kiểm soát trong của chính phủ ñối với thị trường tài chính. Nghiêm trọng hơn, từ
sự liên kết của hệ thống tài chính thế giới, tác ñộng xấu của rửa tiền không dừng lại chỉ
ở một quốc gia mà sẽ lây lan sang các quốc gia khác một cách nhanh chóng nếu các
quốc gia không có chính sách và biện pháp phòng chống, từ ñó gây lung lay hệ thống
tài chính thế giới mà một trong các bằng chứng chính là các cuộc khủng hoảng kinh tế
tại Indonesia và Thái Lan vào cuối thế kỉ 20.
Sau ñây là một số tác ñộng tổng quát mà rửa tiền gây hại tới nền kinh tế thế
giới, ñặc biệt là với các nền kinh tế ñang phát triển (trong ñó có Việt Nam).
- Gây tổn thương cho các nền kinh tế mới nổi do gây nên sự thiếu hiệu quả của các
chính sách kinh tế do tác ñộng xấu của rửa tiền (ñặc biệt tại các quốc gia có nền kinh tế
“tiền mặt” như Việt Nam).
16



- Làm suy yếu khu vực kinh tế tư nhân do hoạt ñộng rửa tiền gây ra hiện tượng cạnh
tranh không lành mạnh, ảnh hưởng tới thị trường khu vực tư nhân.
- Làm suy yếu toàn bộ thị trường tài chính do các tổ chức tài chính sẽ gặp rất nhiều khó
khăn trong việc quản lý một cách thích ñáng tài sản, tiền nợ và sự hoạt ñộng của thị
trường do các khoản tiền ñược rửa.
- Gây nên rủi ro cho những nỗ lực tư nhân hoá do ñây chính là hệ lụy từ ảnh hưởng làm
suy yếu khu vực kinh tế tư nhân của tội phạm rửa tiền.
- Làm mất sự kiểm soát chính sách kinh tế do tội phạm rửa tiền có thể gây ra những
thay ñổi khôn lường trong nhu cầu về tiền tệ và sự biến ñổi gia tăng của luồng vốn
quốc tế, tỷ lệ lãi suất và tỷ giá hối ñoái.
- Sự sai lệch và mất ổn ñịnh về kinh tế do tội phạm rửa tiền trong quá trình ñầu tư
không nhằm mục ñích sinh lợi từ khoản tiền ñầu tư của chúng mà chủ yếu là hợp pháp
hóa nguồn tiền. Vì vậy ñiều ñó sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế mà biểu hiện chính là sự
sai lệch và mất ổn ñịnh về kinh tế.
- Gây tổn hại Ngân khố quốc gia do tội phạm rửa tiền gây hại tới các chủ thể kinh tế, từ

ñó làm giảm nguồn thu từ thuế của chính phủ.
- Nguy cơ tổn hại danh tiếng.
Như vậy, nạn rửa tiền không phải chỉ là vấn ñề của các cơ quan thực thi pháp
luật mà còn ñe doạ nghiêm trọng nền an ninh quốc gia và quốc tế. Nhìn chung nạn rửa
tiền ñặt ra cho cộng ñồng chung thế giới những thử thách khó khăn và phức tạp. Thật
vậy, tính chất toàn cầu của nạn rửa tiền ñòi hỏi phải có sự hợp tác và những chuẩn mực
quốc tế nếu muốn giảm khả năng "rửa tiền” của những tên tội phạm và việc thực hiện
những hành vi tội phạm của chúng.
17




6. Thông tin chung về nạn rửa tiền tại một số quốc gia trên thế giới
6.1. Mỹ- quốc gia có nạn rửa tiền xuất hiện sớm nhất trên thế giới
6.1.1. Tổng quan
Như ñã ñề cập ở phần trước, rửa tiền chính là việc “tẩy rửa” những ñồng tiền
thu nhập bất chính thành những ñồng “tiền sạch”. Nhiều năm liền là quốc gia có nền
kinh tế ñứng ñầu thế giới, Mỹ ñược ñánh giá là một trong những nước có công nghệ
rửa tiền “phát triển” nhất toàn cầu. ða phần những kẻ rửa tiền ở Mỹ có vai vế như các
nhà thầu phụ cho các băng ñảng chính, chúng phải ñấu thầu ñể có ñược công việc và
lợi nhuận kèm theo, thế nhưng ñó cũng là công việc cực kỳ nguy hiểm.
Từ những năm 1920, ở Mỹ ñã xuất hiện những vụ án rửa tiền ñầu tiên. Hai vụ
án nổi tiếng nhất liên quan ñến vấn ñề này ở Mỹ vào thế kỷ 20 ñã không thể buộc tội
tội phạm do không tìm ñược dấu vết tài chính. “Bố già” Al Capone là một tên trùm
buôn lậu rượu, kinh doanh sòng bạc, gái mại dâm và sở hữu các trường ñua ngựa, hắn
sử dụng những khoản lợi nhuận kếch xù ñó ñầu tư cho các doanh nghiệp làm ăn hợp
pháp. Tuy nhiên ñến cuối cùng, hắn cũng chỉ bị vào tù vì tội trốn thuế với mức án là 11
năm tù giam. Vụ bắt cóc nổi tiếng của tên tội phạm Bruno Richard Haupdman năm
1935, hắn ñã bắt cóc em bé Charles A. Lindbergh Jr- con trai của người anh hùng

Charles Lindbergh (người ñầu tiên trên thế giới lái máy bay vượt ðại Tây Dương vào
năm 1927) ñể ñòi một khoản tiền chuộc khá lớn. Cuối cùng, hắn bị bắt vì không rửa
ñược số tiền chuộc một cách kín ñáo.
Cụm từ “rửa tiền” lần ñầu tiên ñược ñưa ra trong vụ bê bối Watergate ở Mỹ năm
1973 dẫn ñến sự sụp ñổ của chế ñộ Richard Nixon. Các tên tội phạm khét tiếng thời ñó
ñều ñầu tư cho cuộc vận ñộng tranh cử và tái tranh cử của ông ta. Có thể nói, Nixon
18



thắng cử ñược là nhờ những ñồng tiền ‘bẩn” của các “bố già”. Trong suốt thời gian
cầm quyền của mình, Nixon ñã bao che cho rất nhiều tội phạm mafia, và giúp chúng
“rửa” những ñồng tiền “bẩn” ñó. Cuối cùng với những bằng chứng tại vụ xì-căng-ñan
Watergate, Nixon buộc phải từ chức.
Càng về sau, hoạt ñộng rửa tiền càng có xu hướng ngày càng gia tăng, và ngày
một tinh vi, khó phát hiện hơn.
Có một sự ñồng thuận giữa các nhà ñiều tra của Quốc hội Mỹ, cựu chủ ngân
hàng và các chuyên gia ngân hàng quốc tế rằng các ngân hàng Mỹ và châu Âu “rửa”
khoảng 500 tỷ tới 1 ngàn tỷ USD “tiền bẩn” mỗi năm, một nửa trong số ñó là rửa tiền
tại các ngân hàng Mỹ. Thượng nghị sĩ Carl Levin ñã tóm tắt: “Ước tính khoảng 500 tỷ
tới 1 ngàn tỷ USD từ các vụ án hình sự quốc tế ñược lưu thông quốc tế và gửi vào tài
khoản ngân hàng hàng năm, và một nửa số tiền ñó ñến với Hoa Kỳ”.
Hơn một thập kỷ sau ñó, trong những năm 90 của thế kỷ 20, từ 2,5 cho ñến 5
ngàn tỷ USD ñã ñược rửa tại các ngân hàng Mỹ và lưu hành trong mạng lưới tài chính
Mỹ. ðây không phải là bức tranh hoàn chỉnh nhưng nó cho biết cơ sở ñể ước tính tầm
quan trọng của yếu tố “tiền bẩn” trong việc ñánh giá nền kinh tế Mỹ. Trước hết, rõ ràng
là dòng chảy tiền bẩn ñóng góp không nhỏ vào việc hạn chế thâm hụt cán cân thương
mại hàng hóa của Mỹ, lên ñến hàng trăm tỷ mỗi năm. Cụ thể, thâm hụt thương mại của
Mỹ là gần 300 tỷ USD. Nếu không có "tiền bẩn", tài khoản vãng lai của Mỹ sẽ không
hoàn toàn bền vững, mức sống sẽ giảm, ñồng USD sẽ suy yếu, hoạt ñộng ñầu tư bị thu

hẹp, nguồn vốn vay giảm sút và Washington sẽ không thể duy trì ñế chế toàn cầu của
mình. Tầm quan trọng của rửa tiền ñược dự báo sẽ tăng lên. Cựu nhân viên ngân hàng
tư nhân Antonio Geraldi, trong lời khai trước Tiểu ban Thượng viện dự án về tăng
trưởng ñáng kể trong hoạt ñộng rửa tiền của ngân hàng Mỹ: “Các nhà dự báo cũng dự
ñoán số tiền ñược “rửa” lên ñến hàng nghìn tỷ USD và ñang phát triển không tương
xứng với kinh phí hợp pháp”. 500 ngàn tỷ USD tiền bẩn chảy vào và thông qua các

×