Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Nghiên cứu hoạt động của một số Tập đoàn tài chính trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.97 KB, 95 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Từ cuối thế kỷ XIX, các Tập đoàn kinh tế (TĐKT) trên thế giới đã được
hình thành và ngày càng phát triển mạnh về số lượng, tạo nên những cơ sở vật
chất quan trọng cho việc nâng cao tiềm lực kinh tế và ảnh hưởng ngày càng lớn
đến sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia và nền kinh tế thế giới. Đặc biệt, xu
thế toàn cầu hoá nền kinh tế, sự phát triển của khoa học công nghệ - thông tin và
sự nới lỏng các quy định pháp lý về tài chính - ngân hàng đã thúc đẩy các Tập
đoàn tài chính (TĐTC) ra đời.
Kể từ khi ra đời, các TĐTC đã đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế thế
giới, thúc đẩy sự phát triển kinh tế không chỉ quốc gia mẹ mà còn cả các quốc
gia mà nó có chi nhánh hoạt động. Giờ đây, TĐTC không còn quá xa lạ với các
nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, EU… Xây dựng và phát triển
thành các TĐTC là mục tiêu mà các Tổng công ty, các Ngân hàng thương mại
Việt Nam đang hướng tới. Làm thế nào để các TĐTC hiện tại và các Tập đoàn
tài chính - Ngân hàng (TĐTC - NH) tương lai của Việt Nam có thể phát huy
hiệu quả, phục vụ tốt hơn cho nền kinh tế đất nước trong giai đoạn hội nhập kinh
tế thế giới? Đó chính là lý do khiến em lựa chọn đề tài “Nghiên cứu hoạt động
của một số Tập đoàn tài chính trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam”
với mong muốn làm sáng tỏ sự phát triển của một số TĐTC trên thế giới và rút
ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm xây dựng các TĐTC của Việt Nam
thành những tập đoàn hùng mạnh, có khả năng cạnh tranh cao trên trường quốc
tế.
Mục đích nghiên cứu của khoá luận:
• Nghiên cứu sự ra đời, vai trò và điều kiện hình thành TĐTC;
• Phân tích các TĐTC trên tất cả các mặt hoạt động;
• Nghiên cứu thực trạng hình thành và phát triển của các TĐTC Việt Nam
đặc biệt trong lĩnh vực bảo hiểm và khả năng hinh thành TĐTC - NH;
• Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp phát triển TĐTC ở Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay, cụ thể là TĐTC Bảo Việt và các Ngân hàng thương
mại Việt Nam đang có xu hướng phát triển thành TĐTC – Ngân hàng.
Đối tượng nghiên cứu:


• Các lý thuyết chung về TĐKT và TĐTC;
• Hoạt động của một số TĐTC tiêu biểu trên thế giới: 2 TĐTC - NH
(Citigroup, HSBC Holdings) và 2 TĐTC - Bảo hiểm (Prudential, AIG);
• Thực trạng hoạt động của TĐTC Việt Nam trong đó có tập đoàn Bảo
Việt.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả và khái quát đối tượng
nghiên cứu; phương pháp phân tích - tổng hợp; Phương pháp so sánh và phương
pháp tư duy logic.
Kết cấu đề tài gồm 3 chương:
• Chương I: Cơ sở lý luận về TĐTC
• Chương II: Khả năng vận dụng kinh nghiệm của một số TĐTC trên thế
giới vào xây dựng và phát triển TĐTC Việt Nam
• Chương III: Một số giải pháp xây dựng và phát triển các TĐTC ở Việt
Nam
Trong thời gian nghiên cứu, do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức,
cùng với đó là quá trình hình thành các TĐTC ở Việt Nam vẫn còn trong giai
đoạn thử nghiệm, nên đề tài chắc chắn vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Em
mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô để đề tài được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em
hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH
I. Tập đoàn kinh tế
1. TĐKT và quá trình hình thành TĐKT
1.1 Các quan điểm về TĐKT
Khái niệm TĐKT đã xuất hiện từ rất sớm cùng với quá trình tích tụ và tập
trung tư bản từ nửa cuối thế kỷ 19 khi nền sản xuất hàng hoá thế giới phát triển
mạnh mẽ nhờ sự tác động trực tiếp của cuộc cách mạng công nghiệp ở các nước
Tây Âu và Bắc Mỹ. Nhiều công ty, doanh nghiệp trước sức ép cạnh tranh về
vốn, năng lực sản xuất, năng suất lao động, thị phần đã bị chèn ép, thôn tính,

hoặc tự nguyện tìm cách “chung sống hoà bình” với các công ty doanh nghiệp
khác trên cơ sở những liên minh hay tổ hợp để “phân chia” thị trường và khai
thác những tiềm năng riêng có của từng công ty, doanh nghiệp trong một vỏ bọc
vững chắc hơn bởi một liên minh rộng. Thực tế cho thấy, các TĐKT là một
trong những nhân tố thúc đẩy và góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân ở
nhiều nước.
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về TĐKT nhưng chưa có một
định nghĩa nào được xem là chuẩn mực. TĐKT tại các nước khác nhau được gắn
với những tên gọi khác nhau. Nhiều nước gọi là “Group” hay “Business Group”,
Ấn Độ gọi là “Business houses”. Nhật Bản trước chiến tranh thế giới thứ hai gọi
TĐKT là “Zaibatsu”, sau chiến tranh thế giới thứ hai gọi là “Keiretsu”. Hàn
Quốc gọi TĐKT là “Chaebol”, còn nước láng giềng Trung Quốc gọi là Tập đoàn
doanh nghiệp (Jituan Gongsi). Sự đa dạng về tên gọi hay thuật ngữ sử dụng nói
lên tính đa dạng của cách thức liên kết được khái quát chung là TĐKT, do đó,
quan niệm cũng như nhìn nhận chung về TĐKT cũng có sự khác nhau nhất định.
Tại các nước phương Tây, “Tập đoàn kinh tế” được hiểu như là một tổ
hợp các công ty hay chi nhánh góp cổ phần chịu sự kiểm soát của công ty mẹ
hoặc “Tập đoàn kinh tế và tài chính” gồm một công ty mẹ và các công ty khác mà
công ty mẹ kiểm soát hay tham gia góp vốn, mỗi công ty con cũng có thể kiểm
soát các công ty khác hay tham gia các tổ hợp khác
1
. Tại Nhật Bản, “Tập đoàn
kinh tế” (Keiretsu) là một nhóm doanh nghiệp độc lập về mặt pháp lý nắm giữ
cổ phần của nhau và thiết lập được mối quan hệ mật thiết về nguồn vốn, nguồn
nhân lực, công nghệ, cung ứng nguyên vật liêu, tiêu thụ sản phẩm hay tập đoàn
bao gồm các công ty có sự liên kết không chặt chẽ được tổ chức quanh một ngân
hàng để phục vụ lợi ích của các bên
2
. Tại Malaysia và Thái Lan, “Tập đoàn kinh
tế” được xác định là tổ hợp kinh doanh với các mối quan hệ đầu tư, liên doanh,

liên kết và hợp đồng. Nòng cốt của các tập đoàn là cơ cấu công ty mẹ - công ty
con tạo thành một hệ thống liên kết chặt chẽ trong tổ chức và trong hoạt động.
Các thành viên trong tập đoàn đều có tư cách pháp nhân độc lập và thường hoạt
động trên cùng một mặt bằng pháp lý và là đầu mối liên kết giữa các doanh
nghiệp thành viên với nhau là công ty mẹ, các doanh nghiệp thành viên tham gia
liên kết tập đoàn phải có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của một phâp nhân độc
lập. Bản thân tập đoàn không có tư cách pháp nhân.
Ở Việt Nam vẫn còn nhiều tranh cãi về “Tập đoàn kinh tế”. Theo điều
149, Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2005 thì “TĐKT là nhóm công ty có quy mô
lớn. Chính phủ quy định hướng dẫn tiêu chí, tổ chức quản lý và hoạt động của
TĐKT”. Và theo điều 146 của luật này cũng chỉ rõ:
“Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với
nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác.
Nhóm công ty bao gồm các hình thức sau đây:
• Công ty mẹ - công ty con
• TĐKT
• Các hình thức khác”.
Mặc dù còn có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng “TĐKT” có thể được
hiểu: “là tổ hợp các doanh nghiệp hoạt động trong một hay nhiều lĩnh vực
khác nhau, ở phạm vi một hay nhiều nước; trong đó có một doanh nghiệp
(công ty mẹ) nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các doanh nghiệp
khác (công ty con) về mặt tài chính và chiến lược phát triển. TĐKT là cơ cấu tổ
1
www.tapchibcvt.com.vn
2
www.tapchibcvt.com.vn
chức vừa có chức năng kinh doanh, vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm
tăng cường tích tụ, tập trung, nâng cao khả năng cạnh tranh và tối đa hoá lợi
nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh”. “TĐKT” không phải là một hình
thức pháp lý cụ thể (không có tư cách pháp nhân) mà chỉ là tổ hợp các doanh

nghiệp có tư cách pháp nhân.
1.2 Các hình thức liên kết TĐKT
TĐKT có sự liên kết bằng quan hệ tài sản và quan hệ hợp tác giữa các
doanh nghiệp thành viên. Đây là đặc trưng cơ bản, là tiền đề cần thiết để hình
thành TĐKT thể hiện xu thế tất yếu trong việc nâng cao trình độ xã hội hoá và
phát triển của lực lượng sản xuất.
- Về phạm vi liên kết, có những kiểu liên kết sau:
+ Liên kết ngang: là liên kết các doanh nghiệp trong cùng một ngành nghề
kinh doanh. Hình thức này hiện không còn phổ biến do các doanh nghiệp phải
đáp ứng nhu cầu của thị trường ngày càng phong phú, đa dạng và biến đổi nhanh
chóng. Nếu áp dụng hình thức này thì khó đem lại hiệu quả cao. Các chính phủ
thường hạn chế hình thức này vì nó dễ tạo ra xu hướng độc quyền, đi ngược
nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường.
+ Liên kết dọc: là liên kết các doanh nghiệp trong cùng một dây chuyền
công nghệ. Hình thức này hiện vẫn còn phổ biến trên thế giới vì chúng hoạt
động có hiệu quả cao và có thể mở rộng hoạt động kinh doanh sang nhiều quốc
gia khác. Tuy nhiên để phát triển theo hình thức này cần phải có một công ty có
tiềm lực về tài chính, có uy tín để quản lý, kiểm soát và đảm bảo tín dụng cho cả
tập đoàn. Không những thế, công ty đó cần có mối liên hệ nhiều mặt và vững
chắc với Nhà nước, có thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ, có hệ thống
thông tin toàn cầu đủ khả năng xử lý và tổng hợp những thông tin về thị trường.
Vì vậy, các nước đang phát triển chỉ mới có khả năng hình thành các tập đoàn
chủ yếu ở lĩnh vực sản xuất và thương mại.
+ Liên kết hỗn hợp: là liên kết các doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề,
lĩnh vực kinh doanh kể cả những ngành, lĩnh vực không có liên quan đến nhau.
Hình thức này đang ngày được ưa chuộng trên thế giới và trở thành xu hướng
phát triển các tập đoàn hiện nay. Cơ cấu tập đoàn bao gồm một ngân hàng hoặc
một công ty tài chính lớn và nhiều doanh nghiệp sản xuất, thương mại, trong đó
hoạt động tài chính, ngân hàng xuyên suốt, bao trùm mọi hoạt động kinh doanh
của tập đoàn.

- Về trình độ liên kết, có những kiểu sau:
+ Liên kết mềm xuất phát từ châu Âu, đặc biệt là ở Đức vào thế kỷ 19.
Đây là hình thức tập đoàn của các doanh nghiệp độc lập, cùng sản xuất, kinh
doanh một loại sản phẩm hoặc dịch vụ. Họ hợp tác sản xuất - kinh doanh với
nhau thông qua một Hiệp định chung nhằm hạn chế cạnh tranh bằng việc thống
nhất về giá cả, dịch vụ, hoặc thoả thuận về lượng sản phẩm tiêu thụ chung, giá
nguyên liệu cung ứng. Nguyên nhân thúc đẩy sự liên kết và liên minh giữa các
doanh nghiệp là do những thay đổi của nền kinh tế trong nước và trên thế giới,
môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các hoạt động kinh doanh không
ngừng mở rộng, đòi hỏi quy mô vốn lớn và trình độ công nghệ cao hơn. Vì vậy,
các doanh nghiệp liên kết lại để lợi dụng được ưu thế của quy mô tập đoàn.
+ Liên kết cứng: Trong tập đoàn loại này, các doanh nghiệp thành viên
kết hợp trong tổ chức thống nhất và mất tính độc lập về tài chính, sản xuất và
thương mại. Tập đoàn được cấu tạo dưới hình thức đa sở hữu theo kiểu công ty
cổ phần với sự góp vốn của nhiều chủ sở hữu khác nhau. Các doanh nghiệp
thành viên hoạt động trong cùng một ngành nghề hoặc có liên quan với nhau về
chu kỳ công nghệ sản xuất, bổ sung cho nhau trong quá trình sản xuất, kinh
doanh liên tục, thống nhất theo chiến lược chung của tập đoàn. Trong đó, công
ty mẹ có lợi thế nắm giữ cổ phần chi phối các công ty để giữ quyền lãnh đạo, ra
quyết định cho các doanh nghiệp khác.
+ Liên kết hỗn hợp: là sự liên kết của cả hai loại liên kết trên. Đây là hình
thức phát triển cao nhất của TĐKT. Tập đoàn được hình thành trên cơ sở xác lập
và kiểm soát thống nhất về tài chính. Các doanh nghiệp thành viên chịu sự chi
phối về tài chính của một công ty gọi là công ty mẹ (Holding Company) thông
qua quyền sở hữu cổ phiếu. Hoạt động của cả tập đoàn và các công ty con được
mở rộng ra rất nhiều lĩnh vực từ tài chính đến hoạt động sản xuất, thương mại,
dịch vụ khác nhau và giữa các công ty con trong tập đoàn không nhất thiết phải
có mối liên hệ về sản phẩm, công nghệ hay kỹ thuật. Hình thức liên kết này
đang trở nên phổ biến.
- Về hình thức biểu hiện có các kiểu sau

3
:
+ Cartel là một nhóm các nhà sản xuất độc lập về sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm nhưng có chung mục đích là tăng lợi nhuận chung bằng cách thoả thuận
thống nhất về giá cả, phân chia thị trường tiêu thụ, nguyên liệu và các hạn chế
khác nhằm hạn chế sự cạnh tranh. Đây là hình thức liên kết theo chiều ngang.
Cartel thường có mặt tại những thị trường bị chi phối mạnh bởi một số loại hàng
hoá nhất định, nơi có ít người bán và thường đòi hỏi những sản phẩm có tính
đồng nhất cao. Nhược điểm của hình thức này là dễ bị tan vỡ do sản xuất và tiêu
thụ vẫn tiến hành độc lập nên một số thành viên có thể phá bỏ hợp đồng.
+ Syndicate là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản độc lập về pháp lý
nhưng không độc lập về thương mại mà có một ban quản trị chung quản lý việc
tiêu thụ sản phẩm. Đây là loại liên minh độc quyền cao hơn, ổn định hơn so với
Cartel.
+ Trust có quy mô lớn hơn Cartel và Syndicate. Các thành viên tham gia
hoàn toàn mất tính độc lập, họ chỉ là những công ty cổ phần.
+ Consortium là liên minh giữa các nhà tư bản độc quyền đa ngành. Các
thành viên tham gia có mối liên hệ với nhau về mặt kinh tế, kỹ thuật. Công ty
mẹ đầu tư vào các công ty khác thành công ty con nhằm tạo thế lực tài chính
mạnh để kinh doanh. Hình thức này gồm cả liên kết dọc và liên kết ngang giữa
các doanh nghiệp sản xuất cùng loại sản phẩm.
+ Conglomerate là tập đoàn kinh doanh đa ngành, các công ty thành viên
có ít mối quan hệ hoặc không có mối quan hệ về công nghệ nhưng có quan hệ
chặt chẽ về tài chính. Tập đoàn này thực chất là một tổ chức tài chính đầu tư vào
các công ty kinh doanh để tạo ra một tổ hợp doanh nghiệp tài chính - công
nghiệp để hỗ trợ vốn đầu tư cho các công ty thành viên hoạt động có hiệu quả.
3
Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư
+ Concern là một tổ chức TĐKT tồn tại dưới hình thức công ty mẹ đầu tư
vào các công ty con và điều hành hoạt động của tập đoàn. Mục tiêu hình thành

tập đoàn là tạo sức mạnh tài chính để phát triển kinh doanh, hạn chế rủi ro, hỗ
trợ mạnh mẽ nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới, áp dụng phương
pháp quản lý hiện đại. Các công ty con hoạt động trong nhiều lĩnh vực như sản
xuất, thương mại, ngoại thương, dịch vụ có liên quan; chịu trách nhiệm hữu hạn
trong phạm hoạt động nhằm thực hiện lợi ích chung của tập đoàn thông qua các
hợp đồng kinh tế, các khoản vay tín dụng hoặc đầu tư. Mô hình này được áp
dụng phổ biến hiện nay do nó có nhiều tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy sự
phát triển và liên kết giữa các thành viên.
+ Tập đoàn đa quốc gia (MNC) là sự liên kết giữa các đơn vị sản xuất
khác nhau trên quy mô quốc tế, theo chiều dọc thay theo chiều ngang, dưới hình
thức trực tiếp trong sản xuất hay gián tiếp qua lĩnh vực lưu thông. Đó là biểu
hiện của quá trình phân công lao động và xã hội hoá nền sản xuất trên quy mô
quốc tế. Về hình thức, chúng có một công tymẹ đặt trụ sở ở một quốc gia tư bản
phát triển và thường mang quốc tịch của nước đó và có nhiều công ty chi nhánh
phụ thuộc vào công ty mẹ ở nước ngoài.
+ Tập đoàn xuyên quốc gia (TNC): Trong những thập kỷ gần đây, việc
hợp nhất hay liên kết các doanh nghiệp đã vượt ra khỏi biên giới một quốc gia
dẫn đến việc hình thành tập đoàn xuyên quốc gia. Cơ cấu tổ chức của tập đoàn
này gồm có công ty mẹ thuộc sở hữu của các nhà tư bản nước chủ nhà và hệ
thống các công ty con ở nước ngoài và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau chủ yếu về
tài chính, công nghệ, kỹ thuật. Các công ty con ở nước ngoài có thể mang hình
thức công ty 100% vốn nước ngoài, cũng có thể mang hình thức công ty hỗn
hợp, công ty liên doanh với hình thức công ty cổ phần. Tuy nhiên, dù dưới hình
thức nào thì các công ty con đó thực chất cũng là những bộ phận của một tổ hợp,
quyền kiểm soát chủ yếu về đầu tư, sản xuất kinh doanh vẫn thuộc về những nhà
tư bản nước mẹ.
- Về kiểu liên kết và tổ chức: tổ chức liên kết trong hầu hết các TĐKT đều
thông qua mối liên kết chính yếu là liên kết công ty mẹ - công ty con. Công ty
mẹ đầu tư toàn bộ hoặc một phần vốn chi phối vào các công ty con. Công ty con
có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập với công ty mẹ. Mối liên kết được duy

trì hoặc chấm dứt qua việc công ty mẹ tiếp tục duy trì hay rút vốn đầu tư vào
công ty con. Hầu hết các công ty mẹ thường nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt
động của các công ty con về mặt tài chính và chiến lược phát triển.
Dù là liên minh như thế nào thì khi các doanh nghiệp liên kết lại với nhau
đều mang lại lợi ích cơ bản như: tăng vốn đầu tư cho nghiên cứu và phát triển
sản phẩm; giảm thời gian thâm nhập thị trường và chu kỳ sống của sản phẩm;
khả năng đóng góp các kỹ năng và tài sản bổ sung mà không một công ty nào có
thể dễ dàng tự mình phát triển; tiếp cận với kiến thức và kinh nghiệm từ bên
ngoài; nhanh chóng đạt được quy mô, khối lượng và tạo đà phát triển; mở rộng
kênh phân phối và thị trường quốc tế.
2. Nguyên tắc tạo lập TĐKT
Việc phát triển TĐKT dựa trên nguyên tắc hiệu quả, tư nguyện và theo
quy luật của thị trường. Các nguyên tắc đó là:
• Phù hợp với chính sách và chiến lược phát triển kinh tế của Nhà nước. Việc
hình thành TĐKT phải có tác động tích cực tới điều chỉnh cơ cấu sản xuất và
cơ cấu sản phẩm. Trước hết cần hình thành tập đoàn trọng điểm có khả năng
thúc đẩy các ngành sản xuất khác phát triển, tác động tích cực tới việc nghiên
cứu và triển khai sản xuất các mặt hàng chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị
trường.
• Khuyến khích cạnh tranh, hạn chế độc quyền: đảm bảo cạnh tranh lành
mạnh, nghiêm cấm các hoạt động lũng đoạn thị trường hoặc phong toả theo
khu vực.
• Phân định rõ chức năng quản lý kinh doanh với các chức năng quản lý hành
chính. Công ty mẹ của tập đoàn không thể thực hiện cả hai chức năng quản
lý kinh doanh và quản lý hành chính. Tập đoàn cần xác định không phải là cơ
quan quản lý nhà nước cũng không phải là hiệp hội ngành nghề mà là một tổ
chức kinh tế. Mối quan hệ giữa công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên
được thiết lập trên cơ sở giữ cổ phần hoặc quan hệ kỹ thuật sản xuất, không
phải là quan hệ hành chính.
• Thực hiện nguyên tắc đầu tư tự nguyện. Việc hình thành TĐKT phải tuân

theo các quy luật kinh tế, không thể lắp ghép bằng mệnh lệnh hành chính,
phải tuân theo phương thức tự nguyện đóng góp cổ phần, tham gia cổ phần
của người đầu tư, với sợi dây liên kết giữa các doanh nghiệp chủ yếu là vốn.
Như vậy mới đảm bảo các mối quan hệ rõ ràng trong nội bộ tập đoàn và ổn
định cơ cấu tổ chức của tập đoàn.
Tóm lại, nguyên tắc hình thành TĐKT là cùng có lợi, tự do tham gia và
rút khỏi tập đoàn, chống độc quyền trong hoạt động.
3. Một số mô hình TĐKT của các nước trên thế giới
3.1 Mô hình Keiretsu của Nhật Bản
Trước Chiến tranh Thế giới thứ II, nền công nghiệp Nhật Bản bị kiểm
soát bởi các tập đoàn lớn gọi là Zaibatsu. Đến những năm 40 của thế kỷ XX, các
liên minh (Alliance) đã phá bỏ các Zaibatsu, nhưng các công ty được thành lập
đã phá bỏ các Zaibatsu lại liên kết với nhau thông qua việc mua cổ phần để hình
thành nên các liên minh liên kết theo chiều ngang giữa nhiều ngành nghề khác
nhau. Từ đây Keiretsu ra đời. Do sở hữu cổ phần lẫn nhau và chịu ảnh hưởng
của một ngân hàng và công ty thương mại chung, nên các doanh nghiệp trong
Keiretsu thường có chiến lược kinh doanh giống nhau, phát huy khả năng hợp
tác, tương trợ, đặc biệt là khi gặp khó khăn về tài chính. Bên cạnh đó, các công
ty thành viên còn chia sẻ với nhau những bí quyết kinh doanh, kinh nghiệm
quản lý và các cách thức tiếp thị, thâm nhập thị trường.
Mỗi Keiretsu lớn thường lấy một ngân hàng làm trung tâm. Ngân hàng
này cung cấp tín dụng cho các công ty thành viên của Keiretsu và nắm giữ vị thế
về vốn trong các công ty. Mỗi một ngân hàng trung tâm có vai trò kiểm soát rất
lớn đối với các công ty trong Keiretsu và hành động với tư cách là một tổ chức
giám sát và hỗ trợ tài chính trong các trường hợp khẩn cấp. Một trong những tác
động của cơ cấu này là giảm thiểu sự hiện diện của những người tiếp quản đối
lập ở Nhật Bản, bởi vì không một thực thể kinh doanh nào muốn đối đầu với sức
mạnh kinh tế của các ngân hàng.
Trên thực tế có hai loại Keiretsu: Keiretsu liên kết dọc và Keiretsu liên
kết ngang. Keiretsu liên kết dọc là điển hình của tổ chức và mối quan hệ như

trong một công ty (từ khâu sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu đến tiêu thụ sản
phẩm trong một ngành nghề nhất định). Các doanh nghiệp cung cấp nguyên vật
liệu hoạt động như là những vệ tinh xoay quanh các nhà máy sản xuất lớn trên
cơ sở chia sẻ về công nghệ, thương hiệu và quy trình tổ chức kinh doanh. Mối
liên kết giữa các doanh nghiệp này được thiết lập dựa trên lợi ích kinh tế, đồng
thời là sự ràng buộc về niềm tin và sự trung thành nên rất bền chặt.
Trong khi đó, Keiretsu liên kết ngang thể hiện mối quan hệ giữa các thực
thể, thông thường xoay quanh một ngân hàng và một công ty thương mại
(thường gồm nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề khác nhau).
Sau chiến tranh, Nhật Bản có 6 Keiretsu liên kết ngang khổng lồ trong ngành
công nghiệp gồm: Mitsubishi, Mitsu, Sumitomo, Dai – Ichi Kangyo, Fuyo và
Sanwa. Thời kỳ suy thoái của Nhật Bản vào những năm 1990 đã có ảnh hưởng
sâu sắc đến các Keiretsu. Nhiều ngân hàng lớn đã chịu sự tác động mạnh mẽ bởi
các khoản nợ xấu và buộc phải sáp nhập hoặc đi đến phá sản. Từ đó mà có sự ra
đời của Sumitomo Mitsui Banking Corporation vào năm 2001 là sự kết hợp của
Ngân hàng Sumitomo và Ngân hàng Mitsui. Trong khi đó, Ngân hàng Sanwa
(Ngân hàng thuộc Hankyu – Toho Group) trở thành một phần của Ngân hàng
Tokyo – Mitsubishi UFJ.
Các Keiretsu ở Nhật Bản rất chú ý đến việc lựa chọn đội ngũ các nhà
quản trị. Các TĐKT thường thích bổ nhiệm các nhà quản trị là người ngay tại
địa phương bởi nhà quản trị địa phương thông hiểu những điều kiện hoạt động
và môi trường kinh doanh ở địa phương. Hơn nữa, người địa phương có thể tập
trung vào các hoạt động nhằm phục vụ cho mục tiêu dài hạn của tập đoàn mình
sao cho phù hợp với địa phương. Với cách thức này, các tập đoàn Nhật Bản chỉ
cần điều động một số ít chuyên gia ra nước ngoài để truyền đạt những kỹ năng
chuyên môn cần thiết và cách thức tiến hành các hoạt động kinh doanh chính
yếu, đồng thời kiểm soát các hoạt động ở nước ngoài và phát triển năng lực cho
nhà quản trị.
3.2 Mô hình Cheabol ở Hàn Quốc
Vào những năm 80 của thế kỷ XX, nền kinh tế Hàn Quốc đã có bước phát

triển vượt bậc. Một trong những nhân tố làm nên những kỳ tích về kinh tế của
Hàn Quốc chính là các doanh nghiệp nói chung và các Cheabol nói riêng với
những chiến lược kinh doanh táo bạo và đầy tham vọng. Các Cheabol bắt đầu
phát triển mạnh từ những năm 1950 -1960 theo mô hình công ty mẹ là công ty
sở hữu thương hiệu (Brand name) và thực hiện chức năng đầu tư tài chính. Các
công ty con có mối quan hệ liên kết về tài chính, chiến lược kinh doanh và sự
điều phối chung trong hoạt động với công ty mẹ, ví dụ như Samsung, Daewoo
hay LG.
Đặc trưng của Cheabol là toàn bộ các công ty thành viên thường do một
hoặc một số ít gia đình sáng lập và nắm giữ cổ phần chi phối. Vì vậy việc quản
lý điều hành trong các Cheabol mang đậm màu sắc gia tộc. Đó cũng là điều khác
biệt cơ bản của tập đoàn Hàn Quốc với các nước công nghiệp phát triển khác.
Chủ tịch hội đồng quản trị là người có quyền lãnh đạo tối cao và thường là cổ
đông lớn nhất của tập đoàn. Mỗi tập đoàn đều có câu lạc bộ chủ tịch (Presidents
Club) bao gồm các chủ tịch là đại diện công ty mà chủ tịch đó nắm vốn. Về mặt
pháp lý, Cheabol không phải là một pháp nhân và không phải là một thực thể
hữu hình. Các hoạt động kinh doanh đều thực hiện thông qua các công ty thành
viên. Tuy nhiên cái bóng vô hình của Cheabol bao trùm lên mọi hoạt động giao
dịch kinh doanh của công ty thành viên chính là sự thống nhất về chiến lược
kinh doanh, sự tập trung và phân bổ các nguồn lực một cách linh hoạt, phù hợp
với từng trường hợp cụ thể.
Các tập đoàn ở Hàn Quốc và Nhật Bản đều xuất phát điểm từ lĩnh vực sản
xuất công nghiệp và mở rộng dần ra các lĩnh vực khác. Từ sản xuất điện tử, ôtô
đến các sản phẩm công nghiệp nặng như khai thác mỏ, tàu biển, hoạt động
thương mại, dịch vụ, các sản phẩm tiêu dùng và cuối cùng là lĩnh vực ngân
hàng, bảo hiểm.
3.3 Mô hình Jituan Gongsi ở Trung Quốc
Trung Quốc có kế hoạch chuẩn bị thành lập TĐKT từ những năm 80 của
thế kỷ XX với hai đợt thí điểm thành lập 120 tập đoàn doanh nghiệp vào các
năm 1991 và 1997. Nhà nước Trung Quốc đã tạo ra khung pháp lý cho tập đoàn

doanh nghiệp ra đời và phát triển. Quá trình này bắt đầu bằng việc sáp nhập các
doanh nghiệp nhà nước thành những tổng công ty lớn. Cho đến khi đạt đến một
quy mô nhất định nào đó, Tổng công ty sẽ phân quyền kinh doanh cho các
doanh nghiệp thành viên nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành. Tiếp theo
là giai đoạn đa dạng hóa sở hữu và hình thức nắm giữ cổ phần đan chéo giữa các
doanh nghiệp thành viên thông qua việc cổ phần hoá và giảm tỷ lệ cổ phần của
Nhà nước. Và cuối cùng là thực hiện các biện pháp thu hút đầu tư vốn và chuyển
giao công nghệ từ các đối tác nước ngoài nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh.
Các TĐKT của Trung Quốc tồn tại chủ yếu trên cơ sở các hình thức sau:
Hình thức thứ nhất là TĐKT tổng hợp nhiều cấp. Đây là loại tập đoàn
doanh nghiệp nắm trong tay nhiều lĩnh vực như khoa học công nghệ, thương
mại, tài chính, dịch vụ và lấy vốn làm nút liên kết chủ yếu. Chúng được tổ chức
thành bốn cấp, thực hiện nhất thể hoá kinh doanh bằng cách thôn tính, sáp nhập,
xoá bỏ tư cách pháp nhân của các doanh nghiệp cũ lập ra Tập đoàn doanh
nghiệp trong đó công ty có tư cách pháp nhân làm nòng cốt (công ty mẹ) bằng
cách nắm giữ cổ phần khống chế, thầu khoán, thuê các doanh nghiệp có liên
quan. Doanh nghiệp nòng cốt sẽ nắm quyền lãnh đạo đối với các doanh nghiệp
này trong việc đưa ra các quyết sách về nhân lực, vật lực, sản xuất, cung ứng,
tiêu thụ… biến chúng thành những doanh nghiệp cấp dưới trực tiếp (tức là công
con) của tập đoàn. Các doanh nghiệp này vẫn bảo lưu tư cách pháp nhân của
chúng, tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách độc lập tương đối.
Tóm lại, tập đoàn doanh nghiệp này phần nhiều là các tổ chức liên hiệp giữa các
pháp nhân doanh nghiệp. Nó giúp điều chỉnh kết cấu tổ chức doanh nghiệp, bổ
sung lợi thế cho nhau, sử dụng hiệu quả, hợp lý các yếu tố sản xuất, kinh doanh
đa dạng, cùng có lợi.
Hình thức thứ hai là Tập đoàn theo mô hình liên kết dây chuyền. Loại này
chủ yếu là tổ chức liên hiệp lỏng lẻo, lấy sản xuất làm nút liên kết. Chúng
thường lấy một doanh nghiệp lớn làm nòng cốt của Tập đoàn, lấy sản phẩm nổi
tiếng độc đáo của Tập đoàn này làm đặc trưng, áp dụng hình thức chuyên môn
hoá, hiệp tác sản xuất, kinh doanh thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

Hình thức thứ ba là Tập đoàn phối hợp đồng bộ. Loại tập đoàn này lấy
hợp đồng nhận thầu công trình làm nút liên kết. Chúng hình thành chủ yếu dựa
vào một số doanh nghiệp công nghiệp lớn, đơn vị nghiên cứu, thiết kế, lấy việc
liên doanh nhận thầu đồng bộ hạng mục công trình lớn làm hình thức chủ yếu.
Dưới sự lãnh đạo của hội đồng giám đốc, doanh nghiệp đầu đàn loại lớn tổ chức
thành công ty liên doanh thống nhất, mạnh, lập ra các đơn vị thành viên có tư
cách pháp nhân nhằm đạt được mục tiêu và lợi ích chung.
Hình thức thứ tư là Tập đoàn hoà nhập nghiên cứu khoa học với sản xuất
kinh doanh, lấy liên kết phát triển kỹ thuật làm nút liên kết. Loại tập đoàn này
lấy những đơn vị nghiên cứu khoa học trong cùng ngành hoặc xí nghiệp công
nghiệp lớn làm chủ thể, bổ sung cho nhau lợi thế khoa học - kỹ thuật và vốn
nhằm phát triển sản phẩm kỹ thuật cao từ đó chế tạo sản phẩm có giá trị cao,
nâng cao năng lực cạnh tranh.
Hình thức thứ năm là Tập đoàn liên kết mạng lưới cùng ngành: Đây là
hình thức biến tướng của những liên hiệp xí nghiệp đặc biệt lớn có cùng ngành
nghề.
Hình thức thứ sáu là Tập đoàn theo mô hình cổ phần: Loại tập đoàn này
lấy công ty của Nhà nước có thực lực rất mạnh nắm giữ cổ phần khống chế làm
doanh nghiệp nòng cốt. Toàn bộ tập đoàn lấy tài sản dưới hình thức cổ phần làm
nút liên kết, hình thành thể liên hợp các pháp nhân, triển khai hoạt động sản xuất
kinh doanh theo hình thức cổ phần.
Chiến lược hoạt động tác nghiệp của các Tập đoàn doanh nghiệp Trung
Quốc là đa dạng hoá, sản xuất kinh doanh theo chiều sâu và tiến tới quốc tế hoá.
Các Tập đoàn doanh nghiệp không chỉ là những Tập đoàn xuyên vùng, xuyên
ngành gồm nhiều hình thức sở hữu mà còn nhiều hình thức, nhiều chức năng sản
xuất, thương mại, nghiên cứu khoa học, vận tải, tài chính, dịch vụ…Những năm
gần đây, với ảnh hưởng mạnh mẽ của xu hướng mở cửa, hội nhập, các Tập đoàn
doanh nghiệp Trung Quốc nhanh chóng vươn ra thị trường thế giới. Ví dụ: Công
ty Gang thép Bắc Kinh đã mua 70% cổ phần của Công ty công trình Mácta (Mỹ)
– một xí nghiệp luyện kim nổi tiếng thế giới, tạo nên một ưu thế mới trong cạnh

tranh quốc tế; Công ty đầu tư tín dụng quốc tế của Trung Quốc hợp tác với ba
công ty của Nhật Bản lập ra Công ty thương mại tại Tokyo; Ngân hàng Trung
Quốc bắt tay với Ngân hàng nước ngoài lập ra Doanh nghiệp tài chính ở Hồng
Kông.
Cùng với chính sách mở cửa, cải cách rất thông thoáng như hiện nay,
đồng thời với việc Trung Quốc ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO),
chắc chắn các Tập đoàn doanh nghiệp Trung Quốc sẽ còn tiến nhanh, tiến mạnh
và vững chắc trên con đường hội nhập quốc tế của mình.
II. Tập đoàn tài chính và sự hình thành Tập đoàn tài chính
1. Tập đoàn tài chính và xu thế hình thành, phát triển Tập đoàn tài
chính
Cũng như TĐKT, TĐTC hiện chưa được đĩnh nghĩa một cách chính
thống. Tuy nhiên, qua thực tế và qua những nghiên cứu, chúng ta có thể hiểu:
TĐTC là một thực thể kinh tế gồm một số doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh
vực tài chính (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và các hoạt động khác có
liên quan đến hoạt động tài chính); mỗi thành viên tập đoàn là những pháp
nhân độc lập, trong đó có một doanh nghiệp làm nòng cốt. Các tập đoàn đều
được thành lập một cách tự nguyện trên cơ sở các liên kết về vốn và hoạt động
kinh doanh nhằm cung cấp trọn gói các sản phẩm, dịch vụ tài chính cho khách
hàng và tăng cường khả năng cạnh tranh trước xu thế toàn cầu hoá.
Xu thế hội nhập và sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc
biệt là công nghệ thông tin và sự nới lỏng các quy định pháp lý về tài chính -
ngân hàng là nguyên nhân chính thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển của
các TĐTC. Khi phát triển đến mức độ nhất định và do nhu cầu của nền kinh tế,
các ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán hay các thể chế tài chính
đều vươn ra hoạt động đa năng và hướng ra toàn cầu thông qua những hình thức
khác nhau như liên kết, hợp nhất, sáp nhập, thành lập các công ty trực thuộc.
Mục tiêu của việc hình thành TĐTC là mở rộng quy mô hoạt động và đổi mới
công nghệ, giảm chi phí để có thể tồn tại trong cạnh tranh, từ đó đem lại lợi
nhuận tối đa cho tập đoàn.

Tại Mỹ, đạo luật Gramm - Leach - Bliley được Quốc hội Hoa Kỳ thông
qua năm 1999 là kết quả của một quá trình hợp nhất các quy định pháp lý đối
với thị trường dịch vụ tài chính trong nhiều thập kỷ. Với việc dỡ bỏ sự phân
đoạn do Đạo luật Glass - Steagall quy định từ năm 1993, trong đó hạn chế sự
sáp nhập giữa các ngân hàng và các công ty chứng khoán; và sự phân đoạn do
Đạo luật Bank Holding Company ban hành năm 1956, trong đó hạn chế sự sáp
nhập giữa các ngân hàng và các công ty bảo hiểm, Đạo luật Gramm - Leach -
Bliley đã tạo điều kiện cho các ngân hàng đăng ký thành lập các TĐTC đa năng
tại Hoa Kỳ thông qua việc mở thêm hoạt động môi giới bảo hiểm. Mặt khác, các
công ty chứng khoán và các công ty bảo hiểm cũng có thể chuyển đổi thành các
TĐTC nếu họ mua lại các ngân hàng trong trường hợp họ thoả mãn các điều
kiện nhất định.
Các TĐTC ở Hoa Kỳ thường được xây dựng theo mô hình một công ty
mẹ nắm giữ vốn cổ phần của các công ty con hoạt động trong các lĩnh vực ngân
hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Hoạt động kinh doanh của các đơn vị thành viên
trực thuộc TĐTC được giám sát và điều chỉnh bởi các cấp có thẩm quyền riêng
biệt. Hoạt động của các Ngân hàng chịu sự giám sát điều chỉnh của Cơ quan
Giám sát tiền tệ (OCC), Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và Công ty Bảo hiểm tiền
gửi liên bang (FDIC); hoạt động của các công ty chứng khoán chịu sự giám sát
và điều chỉnh của Uỷ ban Chứng khoán và Hối đoái (SEC); hoạt động của các
công ty bảo hiểm do Uỷ ban Bảo hiểm Quốc gia (SIC) giám sát và điều chỉnh.
Một TĐTC phải đảm bảo các yêu cầu sau: Các yêu cầu về vốn và khả năng quản
lý, yêu cầu về việc tài trợ vốn cho cộng đồng và những yêu cầu trong quản lý
TĐTC.
Ở Đài Loan (Trung Quốc), cũng giống như ở Mỹ, Đài Loan đã ban hành
Đạo luật về TĐTC (Financial Holding Company Act) vào năm 2001 để hỗ trợ
việc tập trung vốn trong khu vực dịch vụ tài chính - ngân hàng, đa dạng hoá các
dịch vụ tài chính và tăng cường sức cạnh tranh khi Đài Loan gia nhập WTO.
Đạo luật nói trên cho phép một tập đoàn có thể đầu tư và sở hữu 100% các đơn
vị thành viên, bao gồm ngân hàng, công ty chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ và

phi nhân thọ. Năm 2005, Đài Loan cũng đã công bố quy định về đảm bảo an
toàn vốn cho các TĐTC dựa trên nguyên tắc đánh giá tách bạch từng chi nhánh
của ngân hàng. Đạo luật về TĐTC và các quy định pháp lý về tập đoàn đã tạo
điều kiện cho thị trường tài chính Đài Loan củng cố, hợp nhất và hình thành các
TĐTC có quy mô tài sản lớn và mức độ đa dạng dịch vụ rất cao thông qua sáp
nhập, thôn tính hoặc liên kết chiến lược. Đến cuối năm 2005, Đài Loan đã có 14
TĐTC - NH lớn hoạt động đa năng trên các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán,
bảo hiểm.
Trung Quốc: Trước đây, Luật ngân hàng thương mại quy định các ngân
hàng thương mại Trung Quốc không được phép thực hiện các giao dịch chứng
khoán và bảo chứng, không được đầu tư vào những doanh nghiệp phi ngân
hàng. Nhưng trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc trong hai
thập kỷ qua, Trung Quốc đang phải sửa đổi Luật Ngân hàng thương mại theo
hướng cho phép các Ngân hàng thương mại (công ty mẹ) sở hữu các công ty tài
chính (công ty con) theo mô hình TĐTC khi thiết lập đầy đủ những cơ chế pháp
lý thận trọng cần thiết. Bên cạnh đó, Luật Chứng khoán và Luật Bảo hiểm cũng
đã điều chỉnh theo hướng cho phép một cách có điều kiện sự kết hợp cung cấp
các sản phẩm tại các Ngân hàng thương mại thay vì cô lập các lĩnh vực này như
trước kia.
Tóm lại, mô hình TĐTC với sự phát triển độc lập của hệ thống các ngân
hàng thương mại, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm đang được áp dụng
rộng rãi trên thế giới.
2. Đặc điểm cơ bản của TĐTC
Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều TĐTC nổi tiếng: Citigroup,
Deutsche Bank AG, ING - Hà Lan, HSBC Holdings, May Bank… Mặc dù, các
tập đoàn này có mô hình kinh doanh phức tạp, có chiến lược kinh doanh khác
nhau nhưng nhìn chung các TĐTC đều có những nét đặc trưng sau:
2.1 TĐTC có phạm vi hoạt động rộng lớn
Tập đoàn không chỉ hoạt động trong lãnh thổ một quốc gia mà còn mở
rộng sang nhiều quốc gia khác. Để chiếm lĩnh thị trường, giảm áp lực cạnh

tranh, TĐTC bành trướng thị trường bằng cách tăng cường hợp tác, liên doanh,
liên kết, thực hiện phân công quốc tế, do đó phạm vi hoạt động của tập đoàn
ngày càng được mở rộng. Năm 2006, HSBC Holdings sở hữu 9,500 văn phòng,
260,000 nhân viên tại 76 quốc gia và vùng lãnh thổ; tập đoàn Deutsche Bank
AG phục vụ khách hàng tại 74 quốc gia trên toàn thế giới. Tập đoàn Citi có 200
triệu tài khoản khách hàng tại hơn 100 nước.
Tại các thị trường các Tập đoàn đã thực hiện phân công lao động một
cách hợp lý trong nội bộ tập đoàn, xây dựng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm và
kênh bán hàng rộng rãi.
2.2 TĐTC có quy mô lớn về vốn, nhân lực và doanh số hoạt động
• Về vốn: Do TĐTC vừa có sự tích tụ của bản thân doanh nghiệp, lại vừa có sự
tập trung giữa các doanh nghiệp nên tiềm lực tài chính và quy mô về vốn của
tập đoàn là rất mạnh. Trong tập đoàn, vốn được tập trung từ nhiều nguồn
khác nhau, được bảo toàn và phát triển, đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập trung
vốn cho tập đoàn. Điều này tạo ra năng lực cạnh tranh mạnh hơn từng doanh
nghiệp đơn lẻ, nâng cao được trình độ xã hội hoá sản xuất và trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất. Vào năm 2006 trị giá vốn cổ phiếu của
Citigroup (Mỹ) là 112,537 tỷ USD, tập đoàn JPMorgan Chase (Mỹ) là
107,211 tỷ USD, Bank of America (Mỹ) là 101,224 tỷ USD, tập đoàn HSBC
Holdings (Anh) là 98,226 tỷ USD
4
.
• Về lao động: do quá trình tập trung của các doanh nghiệp thành viên, hoạt
động trong nhiều lĩnh vực khác nhau và phạm vi hoạt động lớn nên tập đoàn
có một khối lượng lao động rất lớn, được tuyển chọn và đào tạo một cách
nghiêm ngặt nên chất lượng lao động cao. Tính đến tháng 7/2007, Citigroup
có 332.000 nhân viên. Năm 2006, Bank of America có 203.425 nhân viên,
tập đoàn HSBC Holdings có khoảng 284.000 nhân viên.
• Về doanh thu: Do có vốn lớn, phạm vi hoạt động rộng, tập đoàn có khả năng
nhanh chóng mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao năng

suất lao động và chất lượng sản phẩm, củng cố và mở rộng chiếm lĩnh thị
trường mới nên đạt được doanh thu rất lớn. Năm 2006, doanh thu của
Citigroup là 146,56 tỷ USD, HSBC là 121,51 tỷ USD và Bank of America là
116,57 tỷ USD.
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của một số Tập đoàn tài chính lớn nhất
thế giới năm 2006
Đơn vị: Tỷ USD
STT Tên Quốc gia Doanh thu Lợi nhuận Tài sản
1. Citi Mỹ 146,56 21,54 1.884,32
2. Bank of America Mỹ 116,57 21,13 1.459,74
3. HSBC Anh 121,51 16,63 1.860,76
4. JP Morgan Chase Mỹ 99,3 14,44 1.351,52
5. AIG Mỹ 113,19 14,01 979,41
4
Nguồn: Wikipedia
6. UBS Thuỵ Sĩ 105,59 9,78 1.776,89
7. ING Hà Lan 153,44 9,65 1.615,05
(Nguồn: Theo Forbes)
2.3 TĐTC có hình thức sở hữu hỗn hợp
Các công ty thành viên trong TĐTC nắm giữ cổ phiếu đan chéo nhau và
đây là những mối quan hệ rất phức tạp. Có thể xem đây là một quá trình liên kết
vốn dưới nhiều hình thức và cấp độ khác nhau. Như vậy, sở hữu vốn của tập
đoàn là sở hữu hỗn hợp (nhiều chủ), nhưng có một chủ sở hữu lớn, đó là công ty
mẹ đóng vai trò khống chế, chi phối về mặt tài chính. Tuỳ theo quy định pháp
luật của từng nước, các ngân hàng có thể tham gia vào các TĐTC dưới nhiều
hình thức như: cổ đông, chủ nợ, cơ quan phát hành chứng khoán cho TĐTC và
thậm chí có thể là con nợ. Đây cũng là lý do giải thích tại sao ngân hàng (cùng
với công ty thương mại) thường được xem là hạt nhân của TĐTC.
2.4 TĐTC có cơ cấu tổ chức phức tạp
Cơ cấu tổ chức của TĐKT rất đa dạng: có loại tập đoàn trong đó các công

ty con độc lập về tính pháp lý, việc huy động vốn và các hoạt động kinh tế trong
tập đoàn được duy trì bằng các hợp đồng kinh tế; có loại tập đoàn các công ty
con mất quyền độc lập về tính thương mại và sản xuất, các chủ sở hữu trở thành
cổ đông của công ty mẹ. Tuy nhiên, nhìn chung, cơ cấu của TĐTC thường bao
gồm có bộ phận kinh doanh và bộ phận hỗ trợ. Bộ phận kinh doanh được phân
tán làm 4 mảng chuyên môn chính: (1) Ngân hàng bán lẻ phục vụ khách hàng cá
nhân đại trà; (2) Ngân hàng bán buôn bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ và
các công ty lớn; (3) Ngân hàng phục vụ khách hàng giàu có; (4) Ngân hàng đầu
tư kinh doanh trên thị trường tài chính. Bộ phận hỗ trợ gồm có quản lý rủi ro; tài
chính; tác nghiệp và IT.
2.5 TĐTC hoạt động kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực
Hầu hết các TĐTC trên thế giới hiện nay đều hoạt động kinh doanh đa
ngành, đa lĩnh vực, có chiến lược sản phẩm và định hướng đầu tư luôn thay đổi
phù hợp với yêu cầu của thị trường, môi trường kinh doanh và sự phát triển của
nền kinh tế. Tuy nhiên, mỗi tập đoàn đều có ngành và lĩnh vực chủ đạo với
những sản phẩm có thương hiệu của tập đoàn. Sản phẩm cung ứng bao gồm tất
cả các loại hình sản phẩm tài chính: cấp tín dụng, tư vấn, dịch vụ, bảo hiểm,
quản lý tài sản, quản lý tài chính, dịch vụ ngân hàng điện tử (e-banking)…
Hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực giúp cho tập đoàn phân tán được rủi ro
cho nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau, khai thác triệt để thị trường và khách
hàng, bảo đảm cho hoạt động của tập đoàn luôn được an toàn và hiệu quả, đồng
thời tận dụng cơ sở vật chất và khả năng lao động phong phú của tập đoàn.
2.6 TĐTC có khả năng tập trung, điều hoà vốn, khắc phục sự hạn chế và
thiếu vốn của từng đơn vị riêng lẻ
Nguồn vốn của tập đoàn được huy động từ các công ty thành viên và theo
các hình thức được phấp luật cho phép sẽ được tập trung đầu tư vào những lĩnh
vực, những dự án có hiệu quả nhất, tránh tình trạng vốn bị phân tán trong những
đơn vị nhỏ hoặc đầu tư không có hiệu quả. Như vậy, vốn của các đơn vị thành
viên nhỏ cũng được sử dụng vào những lĩnh vực, dự án hiệu quả nhất, tạo ra sức
mạnh quyết định cho sự phát triển của tập đoàn. Đồng thời, do có việc huy động

vốn giữa các đơn vị thành viên với nhau, vốn của đơn vị thành viên với nhau,
vốn của đơn vị này được huy động đầu tư vào đơn vị khác và ngược lại đã giúp
cho các đơn vị liên kết với nhau chặt chẽ hơn, từ đó mà phát huy được hiệu quả
nguồn vốn của từng đơn vị thành viên và của cả tập đoàn.
2.7 Về quản lý điều hành TĐTC
Tất cả các bộ phận được quản trị thống nhất và tập trung theo ngành dọc.
Đã là một tập đoàn thì nhất thiết phải có một số thiết chế quản trị chung của tập
đoàn như hội đồng chiến lược, ban kiểm soát, hội đồng quản trị, uỷ ban bầu cử.
Các thành viên trong hội đồng hay uỷ ban hoạt động theo tôn chỉ và mục đích
chung đã được các bên thống nhất từ trước và đa số theo cơ chế kiêm nhiệm.
Trong đó, chủ tịch tập đoàn thường là người có ảnh hưởng và uy tín lớn nhất
thuộc công ty xuất phát hay công ty chính của tập đoàn. Sau chủ tích tập đoàn sẽ
có các giám đốc phụ trách từng mảng hoạt động, ví dụ: Giám đốc phụ trách rủi
ro, Giám đốc phụ trách tài chính, Giám đốc phụ trách khách hàng,…
3. Vai trò của TĐTC đối với sự phát triển nền kinh tế các nước trong
giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế
Xu hướng hình thành TĐTC là xu thế tất yếu của quá trình đa năng hoá
trong phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập. Đồng thời, nó là kết quả tất
yếu của quá trình tích tụ, tập trung tư bản và tạo ra thị trường tài chính hoàn hảo
hơn, cạnh tranh hơn. Vì vậy, TĐTC có vai trò hết sức to lớn đối với nền kinh tế
các quốc gia trong quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế. Vai trò được thể hiện ở
một số điểm sau:
• Thành lập TĐTC cho phép các doanh nghiệp huy động nguồn lực vật chất,
lao động và vốn trong xã hội vào quá trình kinh doanh.
Việc hình thành các TĐTC đã hạn chế tối đa sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp thành viên. Mô hình tập đoàn cũng có lợi cho việc huy động tài sản, thu
hút ngày càng đông khách hàng thông qua việc đa dạng hoá nhiều lĩnh vực kinh
doanh vơi chi phí thấp hơn.
Với phạm vi và quy mô tổ chức sản xuất - kinh doanh rất lớn, TĐTC có
khả năng tập trung được nguồn vốn đầu tư vào những lĩnh vực đòi hỏi đầu tư

lớn, nhất là những ngành công nghệ hiện đại. Với tiềm lực kinh tế mạnh, có sự
phân công, phối hợp của các doanh nghiệp thành viên hoạt động trong nhiều
lĩnh vực và phạm vi rộng lớn, tập đoàn có khả năng liên tục chiếm lĩnh, củng cố
thị trường; nâng cao khả năng cạnh tranh của tập đoàn; đồng thời giảm bớt và
phân tán rủi ro. Thông qua vai trò điều hoà vốn của tập đoàn, vốn của các doanh
nghiệp thành viên được sử dụng vào những dự án tốt nhất, tránh tình trạng vốn
bị phân tán đầu tư tràn lan, trùng lặp, hiệu quả không cao.
• Với tiềm lực mạnh, tập đoàn có khả năng tổ chức nghiên cứu các đề tài khoa
học - công nghệ đòi hỏi vốn đầu tư lớn và cần sự phối hợp của nhiều nhà
khoa học, phòng thí nghiệm, thiết bị nghiên cứu mà từng doanh nghiệp đơn
lẻ không thể thực hiện được. Mặt khác, qui mô và phạm vi hoạt động rộng
lớn của tập đoàn sẽ làm cho việc triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu
khoa học vào kinh doanh có hiệu quả cao hơn với chi phí giảm. Tập đoàn có
tác dụng lớn trong việc cung cấp, trao đổi thông tin và những kinh nghiệm tốt
trong các hoạt động kinh doanh, nghiên cứu, triển khai kết quả nghiên cứu
vào thực tiễn giữa các doanh nghiệp thành viên.
Bảng 2: Quy mô TĐTC so với các TĐKT khác trong 10 tập đoàn lớn nhất thế
giới năm 2006
Tập đoàn
Số lượng Doanh thu Lợi nhuận Tài sản
SL
Tỷ lệ
(%)
SL (Tỷ
USD)
Tỷ
lệ
(%)
SL (Tỷ
USD)

Tỷ
lệ
(%)
SL (Tỷ
USD)
Tỷ
lệ
(%)
TĐTC 7 70 856,16 51,
2
107,18 55,
5
10927,69 90,5
TĐKT 3 30 817,33 48,
8
85,77 44,
5
1153,5 9,5
Tổng 10 100 1673,49 100 192,95 100 12081.19 100
(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ Forbes)
• Với các nước phát triển, sự thống nhất trong tập đoàn sẽ góp phần thúc đẩy
chuyển giao công nghệ ra nước ngoài một cách có hiệu quả nhất. Với các
nước đang phát triển, các TĐTC mạnh là cầu nối để tiếp thu nhanh chóng các
thành tựu khoa học công nghệ trên thế giới, làm thu hẹp khoảng cách về trình
độ với các nước phát triển, thúc đẩy công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh
tế. Đồng thời, TĐTC là công cụ hữu hiệu để chống sự thâm nhập một cách ồ
ạt của các công ty khổng lồ trên thế giới, giúp cho sản xuất trong nước có thể
đứng vững và từng bước vươn ra thị trường các nước.
• Hiệu quả hoạt động từ các TĐTC góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế - xã hội
của đất nước

Việc hình thành các TĐTC làm thay đổi bộ mặt xã hội cho từng địa
phương hay trong một quốc gia, giải quyết việc làm cho một phần dân cư tại các
khu vực, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyên môn hoá các ngành nghề.
Hoạt động sôi động của các TĐTC góp phần làm cho cơ cấu sản xuất có
sự chuyển dịch từ hàng hoá sử dụng sức lao động sang hàng hoá cần nhiều vốn
và công nghệ, tập trung vào những sản phẩm có giá trị bổ sung cao. Cơ cấu
ngành cũng có sự thay đổi, chuyển từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp
chế tạo – dịch vụ. Khu vực dịch vụ ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền
kinh tế.
Như vậy, đối với thị trường thế giới, các tập đoàn có vai trò chi phối ngày
càng lớn không chỉ đối với quốc gia mà còn đối với cả nền kinh tế quốc tế.
4. Điều kiện hình thành TĐTC
4.1 Điều kiện khách quan
Môi trường pháp lý có thể cản trở hoặc thúc đẩy sự hình thành và phát
triển các TĐTC nhất là những quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động tài chính,
ngân hàng, chứng khoán. Nói cách khác, quá trình hình thành và phát triển
TĐTC diễn ra theo quy luật khách quan, nhưng các chính phủ cũng đóng vai trò
quan trọng trong việc đưa ra các quy định và chính sách phát triển dịch vụ tài
chính.
Trình độ phát triển của thị trường dịch vụ tài chính tác động đến khả năng
mở rộng quy mô hoạt động của TĐTC như thông qua các công ty con hay công
ty trực thuộc. Trên thực tế, sự hình thành các TĐTC thường bắt nguồn từ việc
mở rộng các loại hình kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ của ngân hàng mẹ, từ
chỗ chỉ kinh doanh dịch vụ ngân hàng, mở rộng sang dịch vụ bảo hiểm, chứng
khoán, v.v. Mặt khác, thị trường tài chính càng phát triển, khách hàng càng đòi
hỏi cao hơn về chất lượng và tiện ích của dịch vụ tài chính - ngân hàng.
Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin cũng là yếu tố và điều kiện
để một tổ chức tài chính phát triển thành TĐTC. Các tập đoàn này phải kịp thời
nắm bắt thông tin, nhất là công nghệ mới có liên quan đến hoạt động tài chính
để có thể khai thác và ứng dụng các thành tựu công nghệ mới vào hoạt động

kinh doanh, mang lại nhiều lợi nhuận cho tập đoàn và tiện ích cho khách hàng.
4.2 Điều kiện về vốn
Tiềm lực tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động và
khả năng phát triển lâu dài của tập đoàn. Trong đó, nguồn vốn có tác dụng hỗ trợ
cho tập đoàn đổi mới công nghệ, mở rộng lĩnh vực kinh doanh, phát triển dịch
vụ mới, tăng cường năng lực cạnh tranh và mở rộng thị phần. Các ngân hàng
tiên tiến và TĐTC mạnh thường cung cấp dịch vụ đa dạng và đạt chất lượng cao
với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
4.3 Điều kiện về con người
Hiệu quả hoạt động của TĐTC phụ thuộc rất lớn vào trình độ, năng lực
của đội ngũ nhân viên, nhất là đội ngũ lãnh đạo. TĐTC có quy mô lớn và độ
phức tạp càng cao càng đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành thực
sự có năng lực, trình độ cao, phong cách lãnh đạo và phẩm chất đạo đức tốt để
quản lý điều hành bộ máy của tập đoàn hoạt động có hiệu quả. Không chỉ đội
ngũ cán bộ lãnh đạo, đội ngũ nhân viên không ngừng được trau dồi nghiệp vụ,
có điều kiện phát huy năng lực cá nhân và nếu được tạo mọi điều kiện tốt nhất
thì đây là lực lượng lớn đóng góp vào thành công của tập đoàn.

×