Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Để tránh xa cạm bẫy chốn công sở doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.03 KB, 3 trang )

Để tránh xa cạm bẫy chốn công sở
Sơ suất hay mắc sai lầm trong công việc là điều khó tránh Và nguyên nhân dẫn
đến những sai lầm có thể do duy hiểu lầm hay nóng vội nhất thời. Hãy tránh xa
những cạm bẫy thường gặp bằng cách tham khảo một vài gợi ý sau:
Nhìn nhận mối quan hệ giữa nhân viên và công ty dưới góc độ của người
được tuyển dụng
Có người cho rằng thành quả mình đạt được trong công việc là điều đương nhiên,
và sếp là người hưởng thụ thành công qua sự bóc lột của mình. Nếu có suy nghĩ
trên, cho thấy bạn là người thiển cận và coi nhẹ bản thân.
Khi tự cho mình là giai cấp bị bóc lột thì điều bạn quan tâm nhất chính là lợi
nhuận của công việc. Bạn thể hiện mình là người có năng lực vượt trội nhưng
không có ý nghĩ khách quan, và chỉ nhìn nhận vấn đề theo một chiều.
Chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt
Vì công ty bạn làm việc hết mình, có thể không vì lợi ích cá nhân, bạn nỗ lực làm
việc vì tự thấy mình có đủ năng lực và công ty trọng dụng bạn. Nếu công ty không
nhận ra được giá trị của bạn, rất có khả năng năng lực của bạn sẽ lọt vào mắt công
ty khác và họ sẽ chủ động hợp tác với bạn.
Nhận được sự phúc đáp tức thời tất nhiên không tồi nhưng nếu chỉ là tức thời và
không thỏa mãn được sự mong đợi của bạn, đừng vội từ bỏ. Bởi cái lợi lâu dài mới
là điều quan trọng. Nếu bạn không có được sự kiên nhẫn thì lựa chọn nhảy việc là
hoàn toàn có thể xảy ra. Nếu không có sự trung thành thì khó có doanh nghiệp
muốn trọng dụng bạn lâu dài.
Không chấp nhận công việc ngoài phạm vi
Việc ngoài phạm vi làm việc có làm phí hoài thời gian và công sức của bạn?
Nhiều người không tự nguyện làm việc ngoài phận sự của mình điều này đồng
nghĩa với việc bạn bỏ qua những cơ hội và thành tích có được ngoài mong muốn.
Nếu chỉ chăm chăm làm trong phần việc của mình thì bạn chỉ có thể thành công
trong phạm vi nhỏ hẹp đó mà thôi.
Không làm những việc nhỏ nhặt, chỉ muốn làm việc lớn
Điều này thường tập trung ở những sinh viên mới tốt nghiệp và người có học vấn
tương đối. Họ cho rằng mình tài trí hơn người, với bốn năm đại học không đáng để


họ việc vặt. Nếu bạn có ý nghĩ như vậy thì không biết đến khi nào mới có thể
thành công?
Thực tế thành công thường đến với những ai biết tận dụng cơ hội và làm tốt công
việc dù đó là việc đơn giản, tạo thói quen hoàn thành cả những công việc đôi khi
chỉ rất nhỏ nhặt sẽ giúp bạn hình thành sự nỗ lực và nâng cao sức cạnh tranh.
Không dám thể hiện bản thân và nêu ý kiến
Những sinh viên mới tốt nghiệp hay nhân viên mới thường không dám đưa ra
chính kiến, suy nghĩ và kế hoạch của mình, thời gian dài sẽ khiến bạn trở thành
người ngoài cuộc. Hãy biết rằng, cơ hội chỉ thuộc về những ai biết nắm bắt chúng
và dám thử thách.
Thường xuyên đặt nặng vấn về khách quan
Khi làm việc chúng ta thường nghe thấy những điều tương tự như: do sản phẩm
của công ty không đủ tốt, đối thủ cạnh tranh quá mạnh, cách thức quản lý yếu
kém, quảng cáo chưa đủ tốt, khách hàng quá khó tính, ngành nghề cạnh tranh khốc
liệt, xã hội không công bằng…và hàng loạt lý do khác.
Thực tế là bạn cần ngừng ngay sự trách móc này, bởi lý do khách quan đó chỉ
khiến chúng ta mất đi sự tự tin cố gắng. Muốn thay đổi mọi việc, trước hết hãy tự
thay đổi mình. Hãy nhớ rằng mọi việc bắt đầu từ chính bạn, bạn không thể khống
chế được chiều gió nhưng bạn có thể điều chỉnh được buồm, bạn không thể thay
đổi thời tiết, nhưng ít nhất bạn có thể thay đổi tâm trạng của chính mình.

×