Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.71 KB, 3 trang )
Ứng xử khi bị “ăn mắng”
Bị “ăn mắng” trong công việc khiến nhân viên cảm thấy xấu hổ và giá trị bản thân
giảm sút trầm trọng. Không ai mong muốn như vậy nhưng theo các chuyên gia
nhân sự, trong môi trường làm việc căng thẳng như hiện nay, tình huống thiếu
chuyên nghiệp đó lại khá phổ biến.
“Có hàng đống lí do khiến mọi người quát mắng nơi công sở, như do tức giận,
căng thẳng, thất vọng, tính sĩ diện cá nhân, thiếu ngôn từ chuyên nghiệp…”, Chris
Posti, chủ tịch của công ty tư vấn nhân sự Posti và Cộng sự, giải thích. Và ông đưa
ra lời khuyên cho những người rơi vào tình huống này: “ Nếu không may rơi vào
trường hợp như vậy, cái giá cho những phản ứng của bạn có thể phụ thuộc vào
người lớn tiếng với bạn. Nhưng cho dù vấn đề là gì, bước đầu tiên cần làm là luôn
duy trì sự bình tĩnh.”
Cụ thể hơn, các chuyên gia nghề nghiệp đã đưa ra một số lời khuyên giúp bạn ứng
xử khi bị khách hàng, đồng nghiệp và sếp mắng:
Đối với khách hàng
Nếu khách hàng lớn tiếng trong khi bạn đang cố gắng giúp đỡ anh/ cô ấy, bạn có
thể chần chừ không biết cách phản ứng và thấy khó chịu. Nhưng điều cần làm là
chú ý lắng nghe những điều khách hàng muốn nói, như lắng nghe một người góp ý
về sản phẩm hay công ty bạn. Posti đưa ra lời khuyên: “ Hãy cố gắng thấu hiểu
tình huống từ quan điểm của khách hàng dù bạn bị đối xử tồi tệ ra sao bởi đó là
cách thể hiện sự chuyên nghiệp.”
Jonar Nader, tác giả cuốn sách “ How to lose friends and Infuriate your boss”, góp
ý thêm: “ Phản ứng lại là điều không nên. Một khách hàng nóng tính sẽ không
lắng nghe những gì bạn nói nên tốt nhất hãy để họ trút hết cơn giận của mình”.
Nếu phản ứng lại một cách tiêu cực, khách hàng sẽ càng giận dữ hơn và có nguy
cơ dẫn tới một cuộc cãi vã lớn. Điều đó sẽ ảnh hưởng xấu tới bạn và công ty. Còn
nếu khách hàng vẫn không hài lòng, có lẽ đã đến lúc người quản lí của bạn vào