Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

4 sai lầm cần tránh trong việc ra quyết định pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.41 KB, 4 trang )

4 sai lầm cần tránh trong
việc ra quyết định
Hàng ngày bạn phải ra nhiều quyết định lớn nhỏ khác nhau. Dưới đây là
những điều cản trở bạn đưa ra các quyết định một cách tự tin hơn.

4 sai lầm cần tránh trong việc ra quyết định
Việc ra quyết định rất quan trọng đối với các doanh nhân . Hàng ngày, bạn
phải đặt ra một quá trình hành động, chọn chiến thuật, đánh giá các kết quả
nếu không thì lựa chọn trong hàng loạt phương án.

Còn nữa, ra các quyết định có thể còn phức tạp hơn nhiều so với nhiều so với
hình dung của bạn. Dưới đây là bốn lỗi thường gặp dễ khiến bạn bị bước hụt.

1. Ghi nhớ những điều tầm thường

Một bản phân tích gần đây do các chuyên gia nghiên cứu thuộc trường Đại
học Florida và Wharton thực hiện đã đưa ra lý do tại sao mọi người lại gặp
khó khăn với những việc lẽ ra là dễ dàng và những quyết định không quan
trọng. Họ coi các quyết định quan trọng là khó khăn. Nếu vì bất cứ lý do nội
tại hoặc bên ngoài nào đó, quyết định về một vấn đề không quan trọng liên
quan đến thuế thì tầm quan trọng của kết quả sẽ bị phóng đại lên. Điều đó có
phần đúng nếu lúc đầu bạn nghĩ sẽ dễ dàng đưa ra quyết định.

Khi mối liên hệ đó nảy sinh, nó sẽ tạo ra một cái vòng phản hồi luẩn quẩn làm
khuếch đại những tác động ảnh hưởng lên. Khi bạn nghĩ quyết định càng lúc
càng quan trọng thì khả năng là bạn dành nhiều thời gian và công sức cho nó,
làm tăng thêm tính phức tạp của việc ra quyết định. Một cách để giải quyết
vấn đề này là đặt ra sự hạn chế về khoảng thời gian giải quyết vấn đề. Khi
thời gian kết thúc, hãy lựa chọn và tiếp tục tiến lên.

2. Xóa bỏ các chi phí chì



Một trong những vấn đề kinh điển trong việc ra quyết định hiệu quả là không
nhận diện được các chi phí chìm. Chi phí chìm là chi phí bạn bỏ ra nhưng
không thể thu về được. Ví dụ, bạn đầu tư đặt hàng một phần mềm rồi mới
phát hiện ra rằng nó không phát huy tác dụng tốt đối với công việc kinh doanh
của bạn và thực sự đã tạo ra nhiều công việc cho các nhân viên.

Nhưng không ai thích ném tiền đi, vì vậy nếu bạn nghĩ bạn chỉ tiêu nhiều hơn
một chút, bạn có thể cứu được các khoản chi phí trước đó. Thường thì điều đó
sẽ dẫn tới tình huống gọi là một tiền gà bằng ba tiền thóc.

Khi phải đối mặt với việc dành quá nhiều tiền vào chi phí chìm (dù là tiền
bạc, thời gian hoặc cảm xúc) hãy lùi lại một bước và tạm quên chúng đi trong
chốc lát. Hãy xem quyết định đó đáng giá thế nào đối với bạn và công ty của
bạn và ước tính tổng chi phí bạn sẽ phải bỏ ra nếu tiếp tục. Nếu con số kiểm
kê cao hơn lwoij nhuận thì đó là lúc bạn phải thay đổi quyết định của mình.

3. Chết chìm trong đống dữ liệu

Các doanh nghiệp rất cần các số liệu vì mục đích tốt. Số liệu và thông tin có
thể giúp bạn đưa ra những quyết định thông minh hơn. Những có quá nhiều
số liệu tốt cũng có thể khiến bạn bị ngợp và dẫn tới việc bị tê liệt trong việc
phân tích. Tương tự như vậy, bạn có thể có các số liệu tồi hoặc dành quá
nhiều sự quan tâm tới những yếu tố khẳng định những việc bạn muốn nghĩ và
không nhất thiết phải mang tính hiện thực.

Bước đầu tiên để khắc phục tình trạng này là hãy chắc chắn rằng những số
liệu bạn có trong tay phù hợp. Nếu bạn lập biểu đồ về thị trường mới hoặc
loại sản phẩm và nhận thấy các số liệu lịch sử có thể không thể giúp ích vì nó
chỉ cho bạn biết bạn vừa ở đâu chứ không phải nơi bạn định đi. Hãy tìm kiếm

các số liệu có thể làm sáng tỏ tương lai chứ không phải quá khứ.

Tiếp theo hãy tìm hai trong bốn số liệu khiến bạn phải ngập đầu chứ không
phải những số liệu tinh vi mang tính chất bí mật nhà nghề. Có nhiều yếu tố
bạn có thể ghi nhớ trong đầu. Hãy xác định không quá 10 mảng dữ liệu có
ảnh hưởng mạnh tới hiệu quả quyết định của bạn. Sau đó hãy quên tất cả mọi
thứ khác. Nếu mọi thứ không như ý muốn, hãy xem xét lại xem liệu bạn có
chọn đúng những yếu tố thực sự quan trọng.

4. Tâm lý làm hoặc chế

Chúng ta đang sống trong một thế giới cường điệu, và người ta dễ phóng đại
quá tầm quan trọng của bất cứ thứ gì: một ngày, một vụ đầu tư hoặc một
quyết định kinh doanh. Rất hiếm khi bạn phải đưa ra hoặc phá vỡ một quyết
định và nếu bạn thấy mình đang làm như vậy, có nhiều khả năng là bạn đã
mắc nhiều lỗi trong suốt quá trình trước đó.

Bạn phải nhận thấy rằng mọi quyết định đều mang tính tạm thời. Các điều
kiện sẽ thay đổi và bạn có thể thay đổi quyết định và cách giải quyết vào ngày
sau đó. Bạn có thể mất một chút thời gian hoặc tiền bạc khi làm như vậy,
nhưng thà vậy còn hơn là phải hứng chịu các chi phí chìm và húc đầu vào đá
do tính ương bướng của bản thân. Nếu bạn muốn công ty của mình tồn tại lâu
dài, hãy sử dụng chiến lược ra quyết định tổng thể có thể trải dài theo thời
gian chứ đừng nghĩ mỗi khoảnh khắc đều là những khoảnh khắc quan trọng
nhất đối với công ty mình.

Tránh được bốn vấn đề này không đảm bảo rằng bạn sẽ tạo ra những quyết
định nhưng chúng sẽ giúp bạn giải phóng thời gian và năng lượng và cải thiện
lợi thế của mình.


×