Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

10 chìa khóa giúp mở cánh cửa hạnh phúc docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.76 KB, 5 trang )

10 chìa khóa giúp mở cánh cửa hạnh phúc
Đó chính là sự cung túc, lòng khát khao, trí thang minh, gen di truyền, vẻ đẹp
của chính bạn, tình bạn hữu, hôn nhân, niềm tin, lòng từ tâm và tuổi tác.
1. Sung tức
Tiền bạc không là tất cả nhưng tiền bạc có thể đem lại những khác biệt mà tất cả
đều mong muốn. Chắc chắn là vậy, trong một chừng mực nào đó thì tiền có thể
mua được một phần nào hạnh phúc tùy theo quan điểm “hạnh phúc là gì” của mỗi
cá nhân.
Nhưng một khi bạn đã đủ ăn, đủ mặc và có dư chút đỉnh phòng khi trái gió trở trời
thì mỗi triệu kiếm thêm sẽ lại tỉ lệ thuận với việc giảm đi của sự khác biệt.
Bất cứ khi nào và bất kể nơi đâu, những nhà nghiên cứu đều nhận thấy rằng, ở góc
độ nào đó, những người có đời sống sung túc đều cảm thấy hạnh phúc hơn. Song,
khi mà những nhu cầu căn bản của bạn đã được đáp ứng (và có dư đôi chút), tiền
sẽ chỉ khơi nguồn hạnh phúc nếu bên cạnh đó bạn có bạn hữu, mối quên hệ nồng
thắm với láng giềng, đồng nghiệp và một lối sống biết hưởng tụ lành mạnh. Nếu
không, đồng tiền lúc náy sẽ đi kèm theo anh bạn nối khố là Tệ hay Bạc.
2. Lòng khát khao
Bạn cần những gì để cảm thấy cuộc sống của mình “ổn”? Vào những năm 1980,
nhà khoa học về chính trị Alex Michalos, giáo sư danh dự của Đại học Northern
British Columbia ở Prince George, đã hỏi 18 ngàn sinh viên thuộc 39 quốc gia để
đánh giá mức độ hạnh phúc của họ dựa trên thang điểm số học.

Sau đó ông đã hỏi họ về mức độ khao khát những gì họ muốn. Và nhận thấy rằng,
những người có sự khao khát - không chỉ là tiền, mà còn là bạn bè, gia đình, công
việc, sức khỏe - vượt xa những gì họ đã có, thường kém hạnh phúc hơn những ai
chỉ khao khát vừa phải một số điều cần thiết. Thật vậy, “Những chỉ số về khoảng
trống (ao ước) còn thiếu đã thổi bay hoàn toàn những chỉ số về thu nhập” -
Michalos nói.
“Khoảng trống khao khát” này có thể giải thích vì sao phần lớn mọi người không
cảm thấy hạnh phúc hơn khi lương bổng của họ tăng lên. Thay vì chỉ dừng lại ở
những gì còn thiếu, chúng ta phần đông vẫn muốn rằng phải có được nhiều hơn


thế nữa. Trong một khảo sát được tiến hành bởi tổ chức Roper, người dân Hoa Kỳ
được yêu cầu liệt kê những vật dụng nào mà họ nghĩ rằng quan trọng để tạo dựng
một “cuộc sống tốt”.
Kết quả cho thấy, càng nhiều những tiện nghi được làm ra, càng nhiều món được
liệt kê vào bản danh sách. Và như vậy, khái niệm “một cuộc sống tốt” chỉ nằm
ngoài tầm với và là mục tiêu phấn đấu mà thôi; không nên đồng nghĩa với việc
phải thỏa mãn bằng được.
3. Trí thông minh
Chỉ một số ít cuộc khảo sát tìm hiểu xem liệu những người được xem là thông
minh có hạnh phúc hơn, nhưng chúng cho thấy trí thông minh không có ảnh
hưởng nào cả. Điều này thoạt tiên gây ngạc nhiên vì những cá nhân có trí thông
minh xuất sắc thường kiếm được nhiều tiền hơn, và người giàu lại có khuynh
hướng hạnh phúc hơn.
Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thông minh vượt trội thường có
những ước vọng cao hơn và vì thế sẽ khó mà thỏa mãn với những gì không phải
thành quả cao nhất. “Mặc dù bạn có điểm số IQ cao thật cao để giúp bạn dễ dàng
xoay các mặt của khối rubic trùng nhau trong vài phút chẳng hạn, nhưng nó lại
không đồng ngĩa với việc bạn có nhiều khả năng thích ứng để sống hòa hợp với
người xung quanh” - nhà tâm lý học Ed Diener, thuộc Đại học Illinois ở Urbana -
Champaign, nói. Đồg thời ông chỉ ra rằng chính “trí thông minh xã hội” mới là
chìa khóa thật sự để giúp mọi người có được hạnh phúc.
4. Di truyền học
Liệu có ai đó sinh ra đã hạnh phúc hay không hạnh phúc? David Lykken, nhà di
truyền học hành vi và là giáo sư danh dự khoa tâm lý học của Đại học Minnesota,
Minneapolis, tin rằng cảm giác hài lòng của chúng ta ở một thời điểm nào đó được
quyết định bởi một nửa những gì đang diễn ra trong khoảng thời gian đó và một
nửa bởi “điểm hạnh phúc chuẩn” đã có - do hơn 90% gen di truyền nắm giữ.
Lykken nhận thấy rằng độ biến thiên của gen nắm giữ khoảng từ 44 đến 55 phần
trăm sự khác biệt của các cấp độ hạnh phúc; trong khi đó thu nhập, tình trạng hôn
nhân, tôn giáo hay nền tảng giáo dục cũng không chiếm quá 3%.

Và những nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng khi một người đang trong tâm
trạng hưng phấn họ sẽ dễ dàng bắt chuyện hơn. Michael Cunningham thuộc Đại
học Louisville bang Kentucky đã cho thấy người ta sẽ trở nên “nhiều chuyện” và
cởi mở hơn với người khác sau khi xem một bộ phim hài so với một bộ phim có
tình tiết không được vui vẻ gì lắm. Và về mặt lý thuyết, ngay cả những người có
điểm hạnh phúc chuẩn kém cũng có thể tự cải thiện quan điểm cho tốt hơn.
5. Vẻ đẹt
Có lẽ đây là lý giải cho việc cuộc đời thường hướng đến cái đẹp chăng. Hay còn
có điều gì tinh tế hơn chưa được khám phá? Những khuôn mặt cuốn hút phần lớn
đều có sự đối xứng cao, và có bằng chứng cho thấy sự đối xứng phản ánh những
gen tốt và một hệ miễn dịch mạnh khỏe. Vì vậy, những ai xinh đẹp sẽ hạnh phúc
hơn có lẽ bởi vì họ mạnh khỏe hơn.
6. Tình bạn hữu
Thật khó tưởng tượng điều gì đáng thương hơn cuộc sống trên những đường phố
của Calcutta, ở một trong những khu ổ chuột của nó, hoặc cuộc sống của một gái
bán hoa ở cùng nơi này. Tuy nhiên mặc cho đói nghèo và tình trạng bẩn thỉu mà
người dân ở đấy phải đối mặt, hạnh phúc đối với họ vẫn nhiều hơn những gì bạn
có thể tưởng tượng.
Diener đã phỏng vấn 83 người từ những nhóm người này và đánh giá mức độ thỏa
mãn với cuộc sống của họ dựa trên một thang điểm trong đó điểm số bằng 2 được
xem như là trung tính. Toàn bộ số điểm trung bình dủa họ là 1.93, không lớn lao gì
nhưng rất đáng ca ngợi khi so sánh với những sinh viên thuộc tầng lớp trung lưu ở
thành phố có số điểm đạt được là 2.43. Với những cư dân ở khu ổ chuột, họ là
những người hạnh phúc nhất của ba nhóm người bất hạnh trên, số điểm họ đạt
được là 2.23. Hoàn toàn không tạo khúc biệt đáng kể so với điểm số ghi nhận
được từ các sinh viên.
“Chúng tôi cho rằng mối quan hệ trong xã hội có một phần khá lớn trong đó,”
Diener nói. Ông chỉ cho thấy rằng cả ba nhóm người làm khảo sát này đều có
được sự thỏa mãn cao trong những hạng mục cụ thể, ví dụ như gia đình là 2.5 và
bạn bè là 2.4. Tóm lại, phải chăng là vì họ đều cần xây dựng mối quan hệ dựa vào

nhau để nhận trợ cấp xã hội cũng như để cuộc sống của bản thân được an toàn
hơn, và điều này đem lại cho họ cảm giác hạnh phúc nhất định nào đó?
7. Hôn nhân
Trong một phân tích báo cáo từ 42 quốc gia, những nhà nghiên cứu Hoa Kỳ nhận
thấy rằng những ai đã lập gia đình luôn hạnh phúc hơn những người còn tung tẩy
đây đó một mình. Một câu hỏi được đặt ra: Hôn nhân khiến người ta hạnh phúc,
hay những người hạnh phúc thường dễ lập gia đình?
Cả hai câu có lẽ đúng cả. Trong một nghiên cứu suốt 15 năm với hơn 30 ngàn
người Đức, Diener và những cộng sự của mình đã nhận thấy rằng những người
hạnh phúc thường dễ kết hôn và chấp nhận đời sống hôn nhân sau đó. Nhưng bất
cứ ai cũng có thể cải thiện tính khí của mình thông qua việc lập gia đình. Tác động
này bắt đầu vào khoảng một năm trước “ngày hạnh phúc” và kéo dài ít nhất 1 năm
sau đó.

×