Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Phân tích quy định về thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương, tiền công và đánh giá sự phù hợp của các khoản giảm trừ gia cảnh với thực tiễn xã hội hiện hành (tailieuluatkinhte com)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.49 KB, 11 trang )

/>
Lời mở đầu......................................................................................................... 2
Nội dung..............................................................................................................2
I. Khái quát chung về thuế thu nhập cá nhân...............................................2
1. Khái niệm thuế thu nhập cá nhân...........................................................2
2. Đối tượng, đặc điểm thuế thu nhập cá nhân...........................................3
II. Thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương, tiền công và các khoản
giảm trừ gia cảnh...............................................................................................4
1. Thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương, tiền công.............................4
2. Các khoản giảm trừ gia cảnh...................................................................5
3. Đánh giá sự phù hợp của các khoản giảm trừ gia cảnh với thực tiễn xã
hội hiện nay..................................................................................................... 6
3.1. Đánh giá các quy định của mức giảm trừ gia cảnh hiện nay..........6
3.2. Giải pháp, kiến nghị khắc phục.........................................................8
Kết luận...............................................................................................................9
Tài liệu tham khảo...........................................................................................10

1


/>
Lời mở đầu
Thuế là một khoản nộp bắt buộc phải thực hiện đối với Nhà nước, phát
sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, khơng mang tính
chất đối giá và hồn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Thuế không phải là
một hiện tượng tự nhiên mà là một hiện tượng xã hội do chính con người định ra
và nó gắn liền với phạm trù Nhà nước và pháp luật. Sự ra đời và tồn tại của thuế
gắn liền với sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng và sự xuất hiện của
Nhà nước - pháp luật. Bất kỳ một quốc gia nào có nền kinh tế vận động theo cơ
chế thị trường đều coi thuế thu nhập cá nhân là một sắc thuế có tầm quan trọng
lớn trong việc huy động nguồn thu cho ngân sách và thực hiện công bằng xã hội.


Thuế thu nhập cá nhân là một bộ phận của hệ thống thuế, thuế thu nhập cá nhân
vừa mang các vai trị chủ yếu của thuế nói chung, vừa có các vai trị riêng mà
các loại thuế khác khơng có được.
Để phân tích rõ hơn về thuế thu nhập cá nhân, bài viết sẽ phân tích đề tài:
“Trình bày các quy định về Thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương, tiền
công và đánh giá sự phù hợp của các khoản giảm trừ gia cảnh với thực tiễn
xã hội hiện nay.”

2


/>
Nội dung.
I.

Khái quát chung về thuế thu nhập cá nhân.

1. Khái niệm thuế thu nhập cá nhân.
Thuế thu nhập cá nhân là hình thức thuế thu vào các khoản thu nhập
của các cá nhân kinh doanh và không kinh doanh. Hay có thể hiểu là khoản
tiền mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các
nguồn thu nhập khác vào ngân sách nhà nước. Thuế thu nhập cá nhân lần đầu
tiên ra đời ở Anh (1841) sau đến Nhật (1887), Đức (1889). Mỹ (1913) và Mỹ
trở thành quốc gia có tỷ suất thuế thu nhập cá nhân lớn nhất thế giới chiếm tới
35% - 60% tổng thu từ thuế vào ngân sách nhà nước. Trung Quốc, thuế thu
nhập cá nhân ra đời từ năm 1941 nhưng đến 1955 mới trở thành một sắc thuế
độc lập... Thuế thu nhập cá nhân trên thế giới thông thường đánh vào cả cá
nhân kinh doanh và cá nhân không kinh doanh. Thuế thu nhập cá nhân được
coi là loại thuế đặc biệt vì có lưu ý đến hồn cảnh của các cá nhân có thu
nhập phải nộp thuế thơng qua việc xác định miễn, giảm thuế hoặc khoản miễn

trừ đặc biệt.
2. Đối tượng, đặc điểm thuế thu nhập cá nhân
Theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân thì thu nhập chịu thuế là tất
cả các khoản thu nhập hợp pháp của cá nhân. Với cách quy định như vậy đồng
nghĩa với việc xác định đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân là tất cả các khoản
thu nhập tính từ đồng thu nhập đầu tiên bao gồm: thu nhập từ kinh doanh, thu
nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ đầu tư vốn, thu nhập từ chuyển
nhượng vốn, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ trúng
thưởng...
Thuế thu nhập cá nhân là một hình thức động viên mang tính bắt buộc
trên nguyên tắc theo luật định. Phân phối khoản thu nhập qua thuế thu nhập cá
nhân gắn với quyền lực, sức mạnh của Nhà nước. Thuế thu nhập cá nhân là
3


/>khoản đóng góp khơng hồn trả trực tiếp cho người nộp. Nó vận động một
chiều, khơng phải là khoản thù lao mà người nộp thuế phải trả cho Nhà nước do
được hưởng các dịch vụ Nhà nước cung cấp. Thuế thu nhập cá nhân ln gắn
với chính sách xã hội của mỗi quốc gia. Hầu hết các quốc gia đều gắn chính
sách thuế thu nhập cá nhân với một số chính sách xã hội khác (như phúc lợi
cơng cộng, chăm sóc sức khỏe…). Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu. Do
vậy, người nộp thuế cũng là người chịu thuế. Thuế thu nhập cá nhân có diện thu
thuế rất rộng, tất cả các cá nhân có thu nhập bao gồm: Cơng dân nước sở tại và
người nước ngồi cư trú thường xun hay khơng thường xun tại nước đó và
hầu như tất cả số thu nhập có được của các cá nhân đều phải tính thuế khơng kể
nguồn thu nhập phát sinh trong nước hay ngồi nước. Chính vì vậy, khả năng
tạo nguồn thu cho ngân sách của thuế thu nhập cá nhân rất cao. Việc đánh thuế
thu nhập cá nhân thường áp dụng theo nguyên tắc thuế suất lũy tiến từng phần.
Đặc điểm này xuất phát từ vai trò chủ yếu của thuế thu nhập cá nhân là điều tiết
mạnh người có thu nhập cao, góp phần thực hiện công bằng xã hội. Do vậy, việc

sử dụng thuế suất lũy tiến từng phần sẽ đáp ứng được nhu cầu đó vì phần thu
nhập tăng thêm càng cao thì sẽ phải tính thuế suất càng cao. Xét về góc độ kinh
tế, thuế thu nhập cá nhân có tính trung lập cao hơn so với các loại thuế khác vì
việc tăng hay giảm thuế thu nhập cá nhân hầu như không kéo theo những biến
đổi về cơ cấu kinh tế.
II.

Thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương, tiền công và các khoản
giảm trừ gia cảnh.

1. Thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương, tiền công.
Thu nhập từ tiền lương, tiền công bao gồm: tiền lương, tiền công và các
khoản có tính chất tiền lương, tiền cơng; các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy
định pháp luật về ưu đãi đối với người có cơng, phụ cấp quốc phịng, an ninh,
phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành nghề hoặc nơi làm việc có yếu tố độc
hại, nguy hiểm, phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định pháp luật, trợ
4


/>cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một
lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao
động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác
theo quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc
theo quy định Bộ luật lao động, trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các
khoản phụ cấp, trợ cấp khơng mang tính chất tiền lương, tiền cơng theo quy định
của Chính phủ.

 Đối với các cá nhân cư trú.
Căn cứ tính thuế thu nhập từ tiền lương, tiền công được xác định bằng
tổng số thu nhập mà đối tượng nộp thuế nhận được trong thời kì tính thuế.

Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ
chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối tượng
nộp thuế nhận được thu nhập.

 Đối với cá nhân không cư trú.
Thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú
được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân với thuế
suất 20%. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là tổng số tiền lương,
tiền công mà cá nhân không cư trú nhận được do thực hiện công việc tại Việt
Nam, không phân biệt nơi làm việc.
2. Các khoản giảm trừ gia cảnh.
Theo quy định tại Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân; khoản 4, Điều 1
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân; Điều 12 Nghị
định số 65/2013/NĐ-CP, việc giảm trừ gia cảnh được thực hiện như sau:
Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi
tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công của
người nộp thuế là cá nhân cư trú. Trường hợp cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ

5


/>kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền cơng thì tính giảm trừ gia cảnh
một lần vào tổng thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền cơng.
Trường hợp cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu
nhập từ tiền lương, tiền cơng thì tính giảm trừ gia cảnh một lần vào tổng thu
nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công.
- Đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm.
- Đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.
Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc: Người nộp thuế được tính giảm
trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được

cấp mã số thuế. Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ
thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm
tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký. Đối với người phụ thuộc đã
được đăng ký giảm trừ gia cảnh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành
thì tiếp tục được giảm trừ gia cảnh cho đến khi được cấp mã số thuế.
Trong trường hợp chỉ số tiêu dùng CPI biến động trên 20% so với thời
điểm Luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức miễn trừ gia cảnh
gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức mức
giảm trừ gia cảnh phù hợp với biến động của giá cả để
3. Đánh giá sự phù hợp của các khoản giảm trừ gia cảnh với thực tiễn
xã hội hiện nay.
3.1.

Đánh giá các quy định của mức giảm trừ gia cảnh hiện nay.

Thứ nhất, mức giảm trừ gia cảnh không được điều chỉnh kịp thời.
Tính từ khi Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1-72013 đến nay, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng hơn 25,17% và cần phải điều
chỉnh ngưỡng thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điểm b, Khoản 4, Điều 1
Luật Thuế thu nhập cá nhân (sửa đổi, bổ sung năm 2012). Thế nhưng đến nay,
ngưỡng thu nhập chịu thuế vẫn giữ nguyên. Bên cạnh đó, ngưỡng chịu thuế
6


/>cũng đã lỗi thời so với lương tối thiểu. Cụ thể, theo quy định tại Nghị định số
157/2018/NĐ-CP ngày 16-11-2018 của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 1-12019: Lương tối thiểu vùng I tăng lên 4,18 triệu đồng/tháng; vùng II là 3,71 triệu
đồng/tháng; vùng III là 3,25 triệu đồng/tháng và vùng IV là 2,92 triệu
đồng/tháng. Lấy mốc năm 2013 là năm Luật Thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực
thì mức lương tối thiểu hiện nay đã tăng 76% đến 80%.
Cũng mốc thời gian năm 2013, nếu so với thu nhập bình quân đầu người
của Việt Nam thì ngưỡng thuế thu nhập cá nhân càng trở nên lạc hậu. Theo đó,

thu nhập bình qn đầu người năm 2013 khoảng 1.960USD, nhưng đến năm
2018 lên tương đương 2.587 USD, tăng 627 USD, tương ứng 32%.
CPI tăng, lương tối thiểu tăng, thu nhập bình quân đầu người tăng nhưng
mức giảm trừ gia cảnh vẫn giữ nguyên dẫn đến tiền lương danh nghĩa của các
đối tượng chịu thuế mặc dù tăng nhưng tiền lương thực tế của họ bị giảm sút
nghiêm trọng. Ngoài ra, qua việc này cho thấy, quy định khi mức tăng lạm phát
hơn 20% mới thay đổi mức giảm trừ gia cảnh là thiếu thực tế và thiết nghĩ phải
sửa đổi, thay thế bằng những quy định mang tính ổn định lâu dài hơn. Luật
không nên đưa ra con số tuyệt đối để ngay khi vừa ban hành đã trở nên lạc hậu.
Thứ hai, bất cập trong nguồn thu nhập đánh thuế của cá nhân.
Quy định giảm trừ gia cảnh của chính sách thuế thu nhập cá nhân hiện
hành mới chỉ áp dụng đối với cá nhân có thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ
tiền lương, tiền cơng, cịn cá nhân có các loại thu nhập khác không được áp
dụng mức giảm trừ gia cảnh. Điều này làm nảy sinh sự bất bình đẳng khi có thu
nhập chịu thuế được giảm trừ gia cảnh, có thu nhập chịu thuế khơng được giảm
trừ gia cảnh.
Ngồi ra, theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân và các văn bản
hướng dẫn thi hành, đối tượng giảm trừ được xác định là người phụ thuộc, bao
gồm 3 nhóm cơ bản: Con, vợ/chồng, bố/mẹ và các cá nhân khác không nơi
nương tựa. Trong đó, nhóm đối tượng người phụ thuộc là con đang học đại học,
7


/>trung học chuyên nghiệp… không giới hạn tuổi. Như vậy, nếu con đã lập gia
đình và đang ở cùng hoặc không ở cùng bố mẹ, đồng thời vẫn đang đi học như
các trường hợp nêu trên thì vẫn được coi là người phụ thuộc. Thêm nữa, cháu
nội/cháu ngoại của người nộp thuế cũng được coi là người phụ thuộc. Cuối
cùng, nhóm đối tượng “các cá nhân khác khơng nơi nương tựa” được quy định
là người phụ thuộc khá rộng, bao gồm cả ơng bà, cơ dì, chú bác, anh chị em ruột
và các cá nhân khác.

Quy định này chỉ bảo đảm công bằng cho người nộp thuế trong điều kiện
người nộp thuế có ý thức, trung thực, trách nhiệm cao và công tác kiểm tra,
giám sát hiệu quả. Tuy nhiên, việc quy định các đối tượng được coi là người phụ
thuộc quá rộng có thể là kẽ hở dễ bị lợi dụng và tạo ra bất công bằng theo chiều
ngang cho các đối tượng nộp thuế.
Thứ ba, việc áo dụng biểu thuế lũy tiến 7 bậc.
Việc áp dụng biểu thuế lũy tiến 7 bậc đối với thu nhập từ tiền lương, tiền
công cũng bộc lộ những bất cập nhất định, như: Số lượng bậc thuế nhiều nên
mức độ giãn cách giữa các bậc thuế chưa hợp lý; mức khởi điểm nộp thuế thấp
nên đại đa số người có thu nhập từ tiền lương, tiền công thấp phải chịu thuế thu
nhập cá nhân, trong khi mức điều tiết thu nhập của người có thu nhập cao chưa
nhiều, dẫn đến khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa người có thu nhập cao
và người có thu nhập thấp ngày càng lớn.
3.2.

Giải pháp, kiến nghị khắc phục.

Trước hết, chúng ta cần tăng mức giảm trừ gia cảnh và mức giảm trừ cho
người phụ thuộc đối với người chịu thuế thu nhập cá nhân cho phù hợp với thực
tế. Bởi hiện nay, chi phí sinh hoạt ngày một đắt đỏ và không ngừng biến động,
do đó việc điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế và mức
giảm trừ cho người phụ thuộc lên mức cao hơn hiện tại là phù hợp với thực tế và
nguyện vọng của đại đa số người dân. Ngồi ra, khơng nên cào bằng ngưỡng
chịu thuế bởi ở những thành phố lớn, chi phí sinh hoạt cao hơn. Vì vậy, nên căn
8


/>cứ theo mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định hằng năm áp dụng cho
người lao động ở 4 vùng để tính mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế.
Thứ hai, mở rộng đối tượng chịu thuế và xác định rõ thu nhập chịu thuế;

sửa đổi, bổ sung phương pháp tính thuế đối với từng khoản thu nhập theo hướng
đơn giản, phù hợp với thông lệ quốc tế để nâng cao tính tuân thủ pháp luật của
người nộp thuế và tạo thuận lợi cho công tác quản lý thuế. Ngồi ra, để bảo đảm
tính cơng bằng, cần điều chỉnh số lượng thuế suất phù hợp với thu nhập chịu
thuế và đối tượng nộp thuế; cơ bản thống nhất mức thuế suất đối với thu nhập
cùng loại hoạt động hoặc hoạt động tương tự để bảo đảm công bằng về nghĩa vụ
thuế giữa thể nhân và pháp nhân (doanh nghiệp); điều chỉnh mức thuế suất hợp
lý nhằm động viên, khuyến khích cá nhân làm giàu hợp pháp.

9


/>
Kết luận.
Nền kinh tế ngày càng phát triển, trình độ dân chí được nâng cao, ý thức
tự giác xã hội cũng phổ biến hơn, thu nhập bình quân đầu người của mỗi cá
nhân ngày càng tăng cao. Và việc hoàn thành nghĩa vụ với xã hội, tăng thu cho
ngân sách nước nhà là điều hiển nhiên. Thuế thu nhập cá nhân là một phần
không thể thiếu. Tiền công, tiền lương và các mức giảm trừ gia cảnh càng có vai
trị đặc biệt ảnh hướng đến mức thuế thu nhập cá nhân mà cá nhân phải đóng.
Chính vì thế các quy định pháp luật cần có sự điều chỉnh phù hợp, kịp thời với
nền kinh tế - xã hội của đất nước hiện nay. Đảm bảo quyền lợi của công dân
cũng như sự phát triển của nền kinh tế của đất nước.

10


/>
Tài liệu tham khảo.
1. Luật thuế thu nhập, cá nhân 2007 sửa đổi, bổ sung 2012.

2. Giáo trình Luật thuế Việt Nam – Trường Đại học Luật Hà Nội.
3. Luật sư Lê Văn Lên, Giám đốc Hãng luật Capital, Đoàn Luật sư TP Hồ
Chí Minh – “Luật Thuế thu nhập cá nhân khơng cịn phù hợp với thực tế”
( />
4. Một số trang web.

11



×