Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới việc mua sắm trực tuyến của giới trẻ trong thời kì covid 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 32 trang )

Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân

BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN:
ĐỀ TÀI:

Giảng viên:
Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên:
Lớp:

Hà Nội, …/…


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 4
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 4
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 5
2.1. Mục tiêu ................................................................................................................. 5
2.2. Nhiệm vụ................................................................................................................ 5
2.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 5
3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................... 5
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 5
5. Tổng quan tài liệu ...................................................................................................... 6
a.

Trong nước ............................................................................................................. 6

b. Quốc tế ................................................................................................................... 8
B. PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 12


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN....................................................................................... 12
1.1.

Khái niệm.......................................................................................................... 12

1.2.

So sánh mua sắm trực tuyến và mua sắm truyền thống ................................... 13

1.3.

Ưu và nhược điểm của mua sắm trực tuyến ..................................................... 14

1.4.

Thực trạng việc mua sắm trực tuyến của giới trẻ trong đại dịch covid-19....... 16

CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC
MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA GIỚI TRẺ TRONG THỜI KÌ COVID-19 ................ 20
2.1. Các nhân tố động đến việc mua sắm trực tuyến của giới trẻ trong thời gian dịch
bệnh covid-19 ............................................................................................................. 20
2.2. Những ảnh hưởng của việc mua sắm trực tuyến của giới trẻ trong thời kì covid19................................................................................................................................. 23
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN MUA SẮM TRỰC TUYẾN
TRONG GIAI ĐOẠN DỊCH BỆNH COVID-19.............................................................. 25
C. PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................... 29
1. Đóng góp của đề tài: ................................................................................................ 29
2. Khoảng trống của đề tài: ......................................................................................... 29
3. Hướng phát triển của đề tài: .................................................................................... 29
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 30
1. Trong nước .............................................................................................................. 30

2. Quốc tế..................................................................................................................... 31

2


MỤC BẢNG BIỂU
Hình A: Tỷ lệ người mua sắm trực tuyến tại Việt Nam và các nước trong khu vực .......... 4
Hình 1.1: Biểu đồ tỷ lệ người dùng internet tham gia mua sắm trực tuyến tại Việt Nam 16
Hình 1.2: Các mặt hàng chủ yếu được mua trực tuyến ..................................................... 17
Hình 1.3: Mức độ mua sắm trực tuyến trong thời gian covid-19 ...................................... 18
Hình 1.4: Chi phí tối đa bỏ ra trong 1 tháng cho việc mua sắm trực tuyến ...................... 18
Hình 1.5: Tỉ lệ người trẻ tham gia các trang mạng mua sắm trực tuyến ........................... 19
Hình 1.6: Các sản phẩm thường được chọn mua sắm trực tuyến...................................... 19
Hình 1.7: Câu hỏi về mức độ hài lịng về mua sắm trực tuyến ......................................... 20
Hình 1.8: Mức độ hài lịng mua sắm trực tuyến của giới trẻ ............................................. 20
Hình 2.1: Những lý do chọn mua sắm trực tuyến trong mùa dịch .................................... 21
Hình 2.2: Những lý do khơng chọn mua sắm trực tuyến trong mùa dịch ......................... 21

3


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mua sắm trực tuyến đang là xu hướng tất yếu toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng, đặc biệt trong thời gian dịch bệnh covid-19 bùng nổ thì tỷ lệ mua sắm trực tuyến
tăng mạnh mẽ. Tiêu dùng trực tuyến đang ngày càng trở nên phổ biến và thu hút nhiều
người tham gia sử dụng ở Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ. Đại dịch covid-19 diễn ra cùng
với các yêu cầu về giãn cách xã hội, phong tỏa, quy định hạn chế tiếp xúc trực tiếp đã
làm cho doanh nghiệp và người tiêu dùng quan tâm hơn đến hình thức mua sắm này.
Dịch covid-19 đã làm thay đổi hành vi mua sắm so với thời điểm trước khi đại dịch

covid-19 diễn ra trên toàn thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Các hoạt động
diễn ra trực tiếp trước đây phần lớn được thực hiện trên môi trường trực tuyến trong đó
có mua hàng và thanh tốn trực tuyến trên các nền tảng thiết bị điện tử.
Theo hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom), đại dịch Covid-19 đang thay
đổi thói quen tiêu dùng và mua sắm. Kể từ thời điểm dịch bệnh bùng phát đến nơi, các
trang web, thương mại điện tử đã tăng ít nhất 20% so với những tháng cuối của năm
2019, một số trang web tăng tới 150% so với ngày thường. Số lượng người tham gia
mua sắm trực tuyến đang tăng nhanh chóng trong nửa đầu năm 2021- khi dịch bệnh
diễn ra phức tạp và lan rộng. Việt Nam là một trong quốc gia có tỷ lệ người mua sắm
trực tuyến cao nhất khu vực Đông Nam Á với khoảng 49,3 triệu người tham gia vào
hình thức mua sắm này. Theo đánh giá của cục thương mại điện tử và kinh tế số, Việt
Nam có nhiều chuyển biến tích cực từ việc mua sắm và kinh doanh trực tuyến của người
tiêu dùng, doanh nghiệp cả nước trong giai đoạn 2020-2021.

Hình A: Tỷ lệ người mua sắm trực tuyến tại Việt Nam và các nước trong khu vực
4


(Nguồn: Sách trắng, TMĐT)
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
-

Mục tiêu tổng quát: Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới việc mua sắm trực tuyến
của giới trẻ trong thời kỳ dịch bệnh covid-19.

-

Mục tiêu cụ thể:


+ Tìm hiểu thực trạng việc mua sắm trực tuyến của giới trẻ trong dịch covid-19.
+ Phân tích các nhân tố tác động và những ảnh hưởng đến việc mua sắm trực tuyến của
giới trẻ trong thời gian covid-19.
+ Đề xuất giải pháp phát triển mua sắm trực tuyến trong giai đoạn covid-19.
2.2. Nhiệm vụ
-

Nêu tổng quan về việc mua sắm trực tuyến.

-

Đưa ra thực trạng và phân tích các nhân tố tác động đến việc mua sắm trực tuyến
của giới trẻ trong thời kì covid-19.

-

Đưa ra một số ảnh hưởng của mua sắm trực tuyến trong giai đoạn covid-19.

-

Đề ra một số giải pháp để giải quyết mặt hạn chế của vấn đề: đối với doanh nghiệp
và người tiêu dùng.

2.3.Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về mặt không gian: Việt Nam- một trong quốc gia có tỷ lệ số người trẻ tham gia vào
mua sắm trực tuyến cao.
+ Về mặt thời gian: từ 2019 đến nay ( trong thời kì covid)- đây là giai đoạn mua sắm
trực tuyến tăng mạnh mẽ từ trước đến nay.
-


Đối tượng nghiên cứu: nhóm người trẻ trong độ tuổi từ 16 đến 25 tuổi.

3. Câu hỏi nghiên cứu
-

Thực trạng về mức độ mua sắm trực tuyến của giới trẻ tại Việt Nam?

-

Những nhân tố nào tác động đến việc mua sắm trực tuyến trong thời kì covid-19 ?

-

Các ảnh hưởng của việc mua sắm trực tuyến trong thời gian dịch covid-19?

-

Một số giải pháp có thể đưa ra nhằm phát triển mua sắm trực tuyến trong thời gian
dịch covid-19?

4. Phương pháp nghiên cứu
5


-

Phương pháp thu thập thông tin: tiến hành thu thập các thơng tin, dữ liệu đã có sẵn
từ các nguồn tài liệu uy tín ( trong nước và nước ngồi ): Bộ công thương Việt Nam,
Thông tấn xã Việt Nam, ,...và các cơng trình nghiên cứu trước.


-

Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý thông tin: thông qua các số liệu, thơng
tin tìm được, phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua sắm trực
tuyến của giới trẻ trong thời gian covid-19.

-

Bảng hỏi :

+ Bài nghiên cứu đã tiến hành khảo sát nhóm người trẻ độ tuổi từ 16 đến 25 ở phạm vi
khu vực Hà Nội. Những người được khảo sát là học sinh, sinh viên có thói quen mua
sắm trực tuyến. Bảng hỏi được gửi qua email và các nhóm học sinh, sinh viên với cách
thức chọn phương án phù hợp.
+ Bài nghiên cứu khảo sát trong thời gian một tuần từ ngày 9/12/2021 đến 16/12/2021.
Sau một tuần tổng hợp, bảng khảo sát nhận được 103 câu trả lời.
5. Tổng quan tài liệu
a. Trong nước
1. La Thị Tuyết (2021) “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến của
người tiêu dùng thế hệ Z thành phố Hà Nội”: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định mua sắm trực tuyến của thế hệ Z trong phạm vi thành phố Hà Nội. Tác
giả sử dụng phương pháp định tính và định lượng thông qua phiếu khảo sát để đưa
ra kết quả có bốn yếu tố ảnh hưởng tích cực là tính dễ sử dụng, trải nghiệm mua
sắm trực tuyến, chất lượng và tính hữu ích . Qua đó đưa ra giái pháp thiết thực để
đẩy mạnh hoạt động mua sắm trực tuyến của thế hệ này cho các doanh nghiệp Việt
Nam.
2. Ths. Phạm Thị Thùy Miên (2021) “ Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm
trực tuyến của người dân trong giai đoạn Covid-19”: Nghiên cứu làm rõ các nhân
tố và mức độ ảnh hưởng của những nhân tố này đến hành vi mua sắm trực tuyến

trong thời kì dịch Covid-19 tại thành phố Đà Nẵng. Kết quả cho thấy yếu tố tác động
mạnh nhất đến việc quyết định mua sắm trực tuyến là nhận thức tính hữu ích, tiếp
đến là chất lượng dịch vụ và cuối cùng là nhận thức rủi ro tác động ngược chiều với
mức độ thấp nhất.
3. Ths.Nguyễn Thị Tiểu Loan (2021) “Phân tích hành vi mua sắm trực tuyến của người
tiêu dùng: Trường hợp trên địa bàn tỉnh An Giang”: Bài viết phân tích hành vi mua
6


sắm trực tuyến trong phạm vi địa bàn tỉnh An Giang. Kết quả cho thấy các tiêu chí
mà người tiêu dùng quan tâm nhiều nhất khi lựa chọn mua sắm trực tuyến là chất
lượng sản phẩm, dịch vụ; giá cả hàng hóa và mức độ uy tín của người bán. Ngoài
ra, bài nghiên cứu đưa ra được mối tương quan cao giữa tần suất mua hàng, tiêu chí
mua hàng trực tuyến với thu nhập và độ tuổi của người tiêu dùng và khơng có mối
liên hệ giữa giới tính, trình độ học vấn với hành vi mua sắm trực tuyến.
4. Ths.Từ Thị Hải Yến ( 2015) “ Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định mua sắm
trực tuyến (online shopping) của người tiêu dùng”: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng
đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam. Tác giả thông qua
việc khảo sát trực tuyến với khách hàng từng mua sắm trực tuyến trên phạm vi trong
nước và kết luận ý định mua sắm trực tuyến của người dân bị ảnh hưởng lớn từ lợi
ích tiêu dùng cảm nhận và qui chuẩn chủ quan. Bài nghiên cứu đưa ra cái nhìn cụ
thể hơn về hành vi mua sắm online của người dân; qua đó giúp doanh nghiệp có
hướng phát triển kinh doanh phù hợp.
5. Tạ Văn Thành và Đặng Xuân Ơn (2021) “ Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua
sắm trực tuyến của người tiêu dùng thế hệ Z tại Việt Nam”: Bài nghiên cứu cho thấy
sự phát triển của thương mại điện tử đang thay đổi thói quen tiêu dùng của khách
hàng đặc biệt là thế hệ Z. Bài viết đánh giá tác động của nhân tố then chốt ảnh hưởng
đến việc mua sắm trực tuyến của thế hệ Z. Kết quả đưa ra có bốn nhân tố chính là
nhận thức tính hữu ích, niềm tin, cảm nhận rủi ro và tâm lý an toàn.
6. Đặng Ánh (2021) “ Dịch covid-19 làm tăng nhu cầu mua sắm trực tuyến nhiều thế

hệ tại Mỹ” : Nghiên cứu cho thấy dịch bệnh làm cho người dân hạn chế mua sắm
truyền thống và thay vào đó việc mua sắm trực tuyến tăng mạnh ở các nhóm tuổi.
Thế hệ Millennials chi nhiều tiền nhất còn về thế hệ Z mua sắm trực tuyến nhiều
vào đồ ăn hay các sản phẩm mới vì thích trải nghiệm.
7. Hà Ngọc Thắng (2015) “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực
tuyến ở Việt Nam”: Tác giả tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
mua sắm trực tuyến và phân tích mức độ tác động của yếu tố đến ý định mua sắm
trực tuyến của khách hàng cá nhận dưa trên cảm nhận của họ. Ngồi ra cịn kiểm
định lại một số giả thuyết mà các cơng trình nghiên cứu trước chưa thống nhất- đó
là những ảnh hưởng của cảm nhận rủi ro và đặc điểm người tiêu dùng đến ý định
mua trực tuyến của họ.
7


8. Nguyễn Thu Hà và Hoàng Đàm Lương Thúy (2020) “ Hành vi mua sắm trực tuyến
của người tiêu dùng trên các website doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh dịch
Covid-19”: Bài nghiên cứu sử dụng lý thuyết hành vi hoạch định nhằm đánh giá ảnh
hưởng của các yếu tố: thái độ, chuẩn mực chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi
đến ý định và hành vi mua hàng trực tuyến trên website doanh nghiệp Việt Nam.
Kết quả cho thấy cả ba yếu tố thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm sốt
hành vi có ảnh hưởng lớn đến hành vi tiêu dùng trực tuyến trong thời kì dịch covid.
9. Ths. Nguyễn Thị Bích Liên và Ths. Nguyễn Thị Xuân Trang (2021) “ Các yếu tố
ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng thành phố Hồ Chí
Minh trong giai đoạn Covid-19”: Nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến ý định mua sắm trực tuyến của người dân ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
trong giai đoạn Covid-19. Kết quả nghiên cứu chỉ ra có năm yếu tố ảnh hưởng bao
gồm nhận thức tính hữu ích, nhóm tham khảo, tính an tồn, bảo mật, uy tín và mức
độ rủi ro. Tác giả cịn đề xuất chính sách phù hợp giúp doanh nghiệp ở Hồ Chí Minh
có thể vượt qua và phát triển trong thời kỳ dịch bệnh.
10. Nguyễn Phú Quý, Nguyễn Hồng Đức và Trịnh Thúy Ngân (2012) “ Xu hướng mua

sắm trực tuyến của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” : Đưa ra mơ hình
nghiên cứu gồm sáu yếu tố và kết quả chỉ ra có năm yếu tố có tác động mạnh mẽ
đến mức độ hài lịng của sinh viên ở Hồ Chí Minh khi mua sắm trực tuyến là tính
đáp ứng của các trang bán hàng trực tuyến, sự tin tưởng, tính tiện lợi, chất lượng và
giá cả.
b. Quốc tế
1. Aspitman Avesta, Karacsonyi Beata Valeria và Uthman Dalia (2021) “ Changes in
online shopping activities of Generation Z students”: Nghiên cứu tác động của đại
dịch ảnh hưởng tới ý định mua hàng trực tuyến của sinh viên vùng Malardalen ở
Thụy Điển. Việc mua hàng trực tuyến trong thời kì Covid-19 tăng lên và lý do chủ
yếu là hạn chế ra ngoài cũng như nhận thức của người tiêu dùng về sự thích ứng của
các doanh nghiệm kinh doanh trực tuyến. Sinh viên thế hệ Z có xu hướng tiết kiệm
hơn và có những lựa chọn chiến lược khi mua hàng trực tuyến.
2. Farha Fatema và Md. Ashraf Siddiqui (2021) “Factors affecting customers’ online
shopping behavior during covid-19 pandemic in Bangladesh” : Xác định các yếu tố
ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của khách hàng trong giai đoạn dịch
8


bệnh ở Bangladesh. Kết quả chi ra rằng các tính năng và chất lượng, hiệu suất và độ
bền, sự tin cậy, chất lượng dịch vụ, tính dễ sử dụng và các yếu tố thời gian ảnh
hưởng đến hành vi mua trực tuyến của khách hàng trong thời gian đại dịch.
3. Shengyu Gu, Beata Slusarczyk, Sevda Hajizada, Irina Kpvalyova và Amina
Sakhbieva (2021) “ Impact of the Covid-19 pandemic on online consumer
purchasing behavior”: Sử dụng bộ công cụ phương pháp luận để đánh giá hành vi
mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng. Yếu tố ảnh hưởng nhất tác động đến hành
vi mua hàng là sự cố định của hành vi mua hàng trực tuyến, khả năng thích ứng,
nhận thức và kinh nghiệm của người tiêu dùng, việc đưa ra quyết định nhanh chóng.
Cách tiếp cận đề xuất sử dụng để xác định xu hướng mua sắm tại các khu vực và
giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược để tăng doanh số bán hàng.

4. Bharti Aggarwal, Deepa Kapoor (2020) “ A study on influence of Covid-19
pandemic on customer’s online buying behavior”: Tìm ra các yếu tố thúc đẩy mua
sắm điện tử trong tình hình dịch bệnh và các sản phẩm được khách hàng ưa chuộng
khi mua sắm trực tuyến ở Ấn Độ. Nghiên cứu cho thấy hành vi của người mua dần
chuyển từ trực tiếp sang trực tuyến do sự lây lan dịch bệnh và từ đó giúp các doanh
nghiệp dịch vụ mua sắm trực tuyến cải thiện chiến lược kinh doanh.
5. Rini Handayani, Irma Nilasari (2021) “ Effect of online shopping on consumtive
behavior in pandemic time covid-19”: Bài nghiên cứu về sự thay đổi trong hành vi
mua sắm của người Indonesia từ mua sắm ngoại tuyến dần chuyển sang trực tuyến
đặc biệt là trong thời gian covid-19. Tác giả sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu
thông qua phỏng vấn những người tiêu dùng chủ yếu là thế hệ millennial đã mua
sắm trực tuyến qua trang thương mại điện tử. Nhân tố tác động đến hành vi tiêu
dùng trực tuyến mà nhận được nhiều nhất là sản phẩm phù hợp với xu hướng mới
nhất.
6. Asmaa Ait Youssef, Mouna Jaafari và Lhacen Belhcen (2020) “ Factors affecting
the online purchase intention during covid-19 crisis: The case of Morocco”: Nhằm
thực hiện các biện pháp an toàn ngăn chặn sự lây lan của covid-19, điều này dẫn
đến sự thay đổi trong hành vi của khách hàng đối với hoạt động mua sắm hàng ngày
và tạo cơ hội cho doanh nghiệp trực tuyến phát triển ở Morocco. Việc nghiên cứu
các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến trong thời kỳ khủng hoảng

9


dịch bệnh kết quả cho thấy tất cả yếu tố đều có tác động đáng kể đến việc sử dụng
mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng trong giai đoạn covid-19.
7. Kimberly L.Jensen, Jackie Yenerall, Xuqi Chen và T.Edward Yu (2021) “ US
consumers’ online shopping behaviors and intentions during and after the covid-19
pandemic”: Những ảnh hưởng đến khả năng và tần suất mua sắm trực tuyến của
người dân tại Hoa Kỳ bao gồm nhân khẩu học, việc làm và những lần mua sắm trực

tuyến trước đó. Lo ngại về dịch bệnh bùng phát làm cho khả năng mua sắm tăng
trong khi lo ngại vì tình trạng thiếu lương thực làm tăng tần suất mua.
8. Chen Yan, Guang-Wen Zheng, Qian Li Dong và Chang Dou (2021) “Factors
affecting the consumers online shopping during the covid-19 pandemic in China”:
Xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc người tiêu dùng mua sắm trực tuyến
trong đại dịch covid-19 ở Trung Quốc. Các yếu tố chính là chất lượng dịch vụ, giá
cả và trải nghiệm mua sắm trực tuyến khơng có ảnh hưởng lớn đến mua sắm trực
tuyến trền nền tảng xã hội bình thường. Thay vào đó, dịch vụ mua sắm khơng tiếp
xúc, thông tin về đại dịch và sự hoang mang của dân chúng về đại dịch trở thành
yếu tố chính ảnh hưởng đến mua sắm trực tuyến tại Trung Quốc.
9. Julia Koch, Britta Frommeyer và Gerhard Schewe (2020) “ Online shopping
motives during the covid-19 pandemic-Lessons from the crisis”: Nghiên cứu động
cơ mua sắm trực tuyến của thế hệ Y và Z trong thời gian covid-19. Kết quả cho thấy
các yếu tố quyết định mang tính chuẩn mực như báo cáo trên phương tiện truyền
thơng về tình hình kinh tế có liên quan đến ý định mua hàng trực tuyến của người
tiêu dùng, trong khi đó ảnh hưởng của các mạng xã hội thì khơng. Hơn nữa, động
cơ khối lạc là yếu tố dự đoán ý định mua hàng tốt hơn động cơ thực dụng, thế hệ
Z có mức độ động cơ khoái lạc cao.
10. Emigdio Larios-Gomez, Laura Fischer, Monica Penalosa và Mayra Ortega (2021)
“ Purchase behavior in covid-19: A cross study in Mexico, Colombia and Ecuador”:
Nghiên cứu các yếu tố quan trọng của tiêu dùng ở Mexico, Ecuador và Colombia.
Kết quả cho thấy thời gian, không gian và địa điểm trong quá trình tiêu dùng thể
hiện rõ ràng hơn trong hành vi mua hàng với khoảng cách xã hội, khoảng cách lành
mạnh và hạn chế thương mại do dịch bệnh. Ngoài ra, đưa ra những tác động thiết
thực đối với các công ty trong việc áp dụng các kênh trực tuyến và tạo ra các chiến
lược bán hàng khi đối mặt với đại dịch.
10


c. Nhận xét

-

Hướng nghiên cứu chính về vấn đề của đề tài được thực hiện: Đề tài về mua sắm
trực tuyến, đặc biệt là các nhân tố ảnh hưởng đến mua sắm trực tuyến của người tiêu
dùng là đề tài phổ biến, được nhiều tác giả sử dụng để làm bài nghiên cứu.

-

Các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước đề cập đến những vấn đề:

+ Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc mua sắm trực tuyến của người dân tại các
tỉnh ở Việt Nam và một số quốc gia khác.
+ Các bài nghiên cứu thường sử dụng phương pháp định tính và định lượng thơng qua
phiếu khảo sát để nghiên cứu.
+ Đưa ra những giải pháp, phương hướng thiết thực để đẩy mạnh phát triển mua sắm
trực tuyến cho các doanh nghiệp trong thời kì dịch covid-19.
-

Hạn chế của các nghiên cứu trước: chưa có nhiều bài phân tích sâu về nhân tố tác
động đến việc mua sắm của giới trẻ trong thời gian dịch covid-19 mà hầu như chỉ
nghiên cứu về người tiêu dùng trong giai đoạn covid-19 hoặc của giới trẻ nhưng
chưa đề cập trong thời gian dịch covid-19.

-

Vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mua sắm trực tuyến
của nhóm người trẻ trong thời gian covid-19.

11



B. PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.

Khái niệm

a. Mua sắm trực tuyến là gì ?
Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về mua sắm trực tuyến.
-

Theo nghiên cứu của (Li & Zang, 2002), mua sắm trực tuyến (còn được gọi là hành
vi mua hàng qua mạng, hành vi mua sắm qua Internet) là quá trình người tiêu dùng
mua sản phẩm dịch vụ qua Internet.

-

Theo từ điển kinh doanh trực tuyến Businessdictionary.com: Mua sắm trực tuyến là
hoạt động mua sắm hàng hóa, dịch vụ qua mạng Internet.

-

Tờ Thời báo kinh tế trực tuyến (economictimes.com) đưa ra “Khi bạn mua một sản
phẩm hay dịch vụ thông qua mạng Internet thay vì đến mua hàng truyền thống ở các
cửa hàng thì đó gọi là mua sắm trực tuyến”

-

Theo định nghĩa trong nghiên cứu của Monsuwe et al. (2004) thì mua sắm trực tuyến
là hành vi của người tiêu dùng trong việc mua sắm thông qua các cửa hàng trên

mạng Internet hoặc website sử dụng các giao dịch mua sắm trực tuyến.

 Các khái niệm đều nói đến điểm chung mua sắm trực tuyến là hành vi mua sắm
hàng hóa, dịch vụ qua mạng Internet.
Mua sắm trực tuyến là một hình thức thương mại điện tử cho phép người tiêu dùng trực
tiếp mua hàng hóa hoặc các dịch vụ từ người bán thơng qua mạng internet bằng trình
duyệt web. “Mua sắm trực tuyến” còn các tên gọi khác như : cửa hàng điện tử, cửa hàng
trực tuyến, cửa hàng internet, cửa hàng ảo.
Quá trình mua sắm trực tuyến được thực hiện với các cửa hàng bán hàng trực tuyến trên
các trang thương mạng điện tử, website. Trong cả quá trình, người bán và người mua
khơng tiếp xúc trực tiếp với nhau, mọi giao dịch được thực hiện thông qua trang mạng...
Khi muốn mua một sản phẩm, khách hàng chỉ việc lựa chọn món hàng cho vào giỏ
hàng và điền thơng tin cá nhân để có thể vận chuyển đến tận nơi địa chỉ được ghi rồi
tiến hành thanh toán. Mua sắm trực tiếp cung cấp nhiều hình thức thanh toán cho người
tiêu dùng như thẻ ngân hàng, tiền mặt,qua ví điện tử,.. Sản phẩm trên các cửa hàng trực
tuyến thường được mơ tả qua hình ảnh, văn bản, video vậy nên khách hàng có thể đánh
giá sản phẩm thơng qua những gì người bán đăng tải lên. Việc mua sắm trên mạng giúp
người mua tìm được sản phẩm và cửa hàng ưng ý nhất với nhu cầu của mình.
12


b. Dịch bệnh Covid-19 là gì?
Dịch bệnh covid-19 là bệnh đường hơ hấp cấp tính truyền nhiễm gây ra bởi chủng virus
corona SARS-CoV-2 và các biến thể của nó, được phát hiện lần đầu vào tháng 12 năm
2019 tại Vũ Hán, Trung Quốc. Bệnh lây truyền giữa con người chủ yếu qua khơng khí.
Căn bệnh này dễ lây lan và đã nhanh chóng lan ra tồn thế giới.
1.2.

So sánh mua sắm trực tuyến và mua sắm truyền thống


*Giống nhau: Quá trình mua sắm của hai hình thức mua sắm này bao gồm sáu bước:
-

Nhận thức nhu cầu: xuất phát từ các vấn đề trong cuộc sống. Những vấn đề do yếu
tố chủ quan như cảm giác người mua hay do yếu tố khách quan như thời tiết,xã hội,..

-

Nhu cầu được xúc tác: những nhu cầu gặp các yếu tố xúc tác phù hợp mới được ưu
tiên giải quyết trước.

-

Tìm hiểu thơng tin sản phẩm: người tiêu dùng tìm những thơng tin qua các nguồn
như lời giới thiệu của bạn bè, gia đình, bài quảng cáo trên mạng,..

-

So sánh: để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu thì người tiêu dùng so
sánh các yếu tố của sản phẩm, dịch vụ như giá cả, chức năng, mẫu mã,... với các sản
phẩm khác

-

Quyết định mua: Sau khi có sự lựa chọn, người tiêu dùng sẽ liên hệ với người bán
để được tư vấn về sản phẩm,dịch vụ. Sau khi được tư vấn, người mua có thể quyết
định chọn mua hoặc đổi sang sản phẩm khác hoặc không mua nữa.

-


Sử dụng và đánh giá: Sau khi mua, người tiêu dùng sẽ sử dụng sản phẩm, dịch vụ
và có đánh giá về chất lượng qua những lần trải nghiệm.

*Khác nhau:
Thứ nhất, cách thức người mua tiếp cận sản phẩm. Việc mua sắm trực tuyến được thực
hiện qua mạng Internet vì thế khách hàng sẽ không phải xếp hàng hoặc đi ra ngồi để
mua sản phẩm mà chỉ cần thơng qua thiết bị có kết nối Internet. Trong khi đó, mua
sắm truyền thống nếu muốn mua khách hàng phải đi đến cửa hàng.
Thứ hai, trong mua sắm trực tuyến, khách hàng có thể xem nhiều sản phẩm và quá
nhiều lần mà khơng mua chúng và do đó, nó cung cấp rất nhiều tính linh hoạt trong khi
trong mua sắm truyền thống thì khơng có q nhiều lựa chọn vì khách hàng chỉ được
mua sản phẩm có sẵn tại cửa hàng và nếu sản phẩm đó khơng có sẵn thì đợi sản phẩm
đó về lại hàng và sau đó mua.

13


Thứ ba, cách thức đánh giá sản phẩm. Khi mua các sản phẩm như giày dép hoặc quần
áo, khách hàng mua sắm trực tuyến không thể thử sản phẩm trước đó vì vậy, khách
hàng chỉ có thể đánh giá qua qua lời mơ tả, hình ảnh, video từ người bán. Vậy nên khả
năng sản phẩm thực tế khác với sản phẩm trên thơng tin người bán là cao. Trong khi
đó, mua sắm truyền thống không gặp rủi ro như vậy vì người tiêu dùng thử trước rồi
mới quyết định mua.
Thứ tư, mua sắm trực tuyến minh bạch vì có thể so sánh giá của sản phẩm với các sản
phẩm khác nhau để đảm bảo rằng người tiêu dùng mua sản phẩm với giá rẻ nhất, tuy
nhiên trong trường hợp mua hàng truyền thống, lại khơng có được sự so sánh này bởi
vì người mua phải mua sản phẩm với giá được niêm yết tại cửa hàng. Tuy nhiên người
mua có thể mặc cả, thỏa thuận với người bán cho đến khi đạt được thỏa thuận giữa hai
bên còn giá bán trên trang web bán trực tuyến đã có sẵn giá nên người mua không thể
mặc cả.

Thứ năm,khả năng truy cập các cửa hàng bán trong một thời điểm.Việc truy cập được
nhiều cửa hàng trực tuyến khác nhau cùng một lúc giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời
gian khi tìm kiếm sản phẩm khi mua trực tuyến còn mua truyền thống thì phải đến các
cửa hàng khác nhau và do đó dẫn đến việc lãng phí thời gian.
1.3.

Ưu và nhược điểm của mua sắm trực tuyến

Hiện nay, việc mua sắm trực tuyến đang ngày càng phát triển mạnh mẽ đặc biệt trong
giai đoạn dịch bệnh bởi những ưu điểm của mua trực tuyến mà mua sắm truyền thống
khơng có.
1.3.1. Ưu điểm của mua sắm trực tuyến
-

Sự thuận tiện: việc mua sắm trực tuyến có thể thực hiện ở bất kì nơi nào chỉ với thiết
bị kết nối internet mà không cần phải ra ngồi và đi đến cửa hàng. Vì thế, người tiêu
dùng có thể tránh được những phiền tối gặp phải khi ra đường như tắc đường, khói
bụi, xếp hàng,... và có thêm thời gian tìm hiểu kĩ sản phẩm trước khi chọn mua.
Ngoài ra, các cửa hàng trực tuyến hoạt động 24 giờ: Khách hàng có thể mua sắm ở
bất kì thời điểm nào.

-

Tiết kiệm thời gian: Khách hàng khơng phải chờ đợi thanh tốn như mua sắm truyền
thống vì có thể dễ dàng tìm kiếm sản phẩm với đầy đủ thơng tin trên website. Khách
hàng cịn có thể tiếp cận nhiều cửa hàng và sản phẩm tại cùng một thời điểm giúp
họ không phải tốn quá nhiều thời gian.
14



-

Mua sắm trực tuyến với giá thành rẻ hơn. Nhờ việc truy cập nhiều cửa hàng cùng
một lúc, khách hàng có thể dễ dàng so sánh đặc điểm của sản phẩm giữa các nhà
cung cấp khác nhau để có thể lựa chọn được nhà cung cấp giá thành phù hợp.

-

Khách hàng có thể tìm được nhiều sự lựa chọn về hàng hóa khi mua sắm trực tuyến.
Trong q trình tìm kiếm sản phẩm, khách hàng tìm được nhiều sản phẩm thay thế
vẫn đáp ứng được nhu cầu của mình.

-

Người mua khơng chịu áp lực từ phía người bán. Vì khơng phải tiếp xúc trực tiếp
nên mua sắm trực tuyến giúp cho người mua cảm thấy thoải mái hơn trong việc lựa
chọn sản phẩm cũng như bảo vệ quyền riêng tư khi mua những sản phẩm nhạy cảm.

-

Khách hàng tham khảo những đánh giá của người mua trước. Các trang mạng mua
sắm trực tuyến cho phép người mua để lại đánh giá, cảm nhận về sản phẩm, dịch vụ
của họ sau khi trải nghiệm. Khách hàng đọc những bình luận này để có cái nhìn thực
tế hơn về sản phẩm trước khi quyết định mua. Hiện nay, tỉ lệ khách hàng tham khảo
nguồn đánh giá này trước khi đưa ra quyết định chiếm tỉ lệ cao bởi nguồn thông tin
này đáng tin cậy và thực tế hơn nguồn thông tin từ nhà cung cấp.

1.3.2. Nhược điểm của mua sắm trực tuyến
Tuy nhiên, mua sắm trực tuyến vẫn còn tồn tại một số hạn chế so với việc mua truyền
thống.

-

Một trong những nhược điểm lớn của mua sắm trực tuyến là khách hàng khơng thể
nhìn thấy và thử sản phẩm trước khi mua. Khách hàng chỉ có thể đánh giá sản phẩm
qua những thơng tin người bán cung cấp vì vậy đơi lúc sản phẩm thực tế sẽ khác so
với trên mạng.. Việc mua sắm trực tuyến khi chọn kích cỡ cũng là sự khó khăn do
người tiêu dùng chỉ có thể chọn kích thước phù hợp thơng qua thơng tin sản phẩm
mà người bán cung cấp.

-

Việc mua sắm trực tuyến có thể gặp rủi ro cao. Các rủi ro có thể là lộ thông tin cá
nhân của khách hàng, về sản phẩm, về nhà cung cấp,... Lí do là từ việc khách hàng
khơng được kiểm tra sản phẩm ở ngồi trước khi mua vì vậy việc thực hiện giao
dịch thơng qua một trang mạng mà không biết rõ thông tin người bán sẽ gây ra việc
nhiều người bị lừa đảo tiền và thông tin cá nhân.

-

Giao hàng chậm: Khi mua sắm trực tuyến, người mua phải chờ khoảng thời gian
nhất định để hàng được giao đến tận nơi trong khi mua truyền thống, khách hàng có
thể nhận sản phẩm ngay sau khi thanh tốn. Hơn nữa, mặc dù có thể chọn tốc độ
15


vận chuyển nhưng trong q trình vận chuyển có thể xảy ra những việc ngồi ý
muốn như hàng hóa bị hư hỏng hay do thời tiết xấu nên lùi thời gian giao hàng chậm
hơn so với dự kiến. Khi muốn đổi trả hàng cũng phải mất vài ngày và gặp nhiều rắc
rối.
-


Khách hàng trả thêm tiền vận chuyển nếu muốn giao hàng đến địa chỉ được chỉ định
trong khi mua sắm truyền thống không phải tốn tiền giao hàng. Khoản tiền vận
chuyển này sẽ cao nếu sản phẩm được mua từ nước ngoài về. Đây cũng là lý do
nhiều khách hàng không chọn mua sắm trực tuyến.

1.4.

Thực trạng việc mua sắm trực tuyến của giới trẻ trong đại dịch covid-19

Mua sắm trực tuyến ngày càng phát triển mạnh mẽ trong thời đại công nghệ 4.0, đặc
biệt trong giai đoạn đại dịch Covid-19 cùng với những yêu cầu giãn cách xã hội, phong
tỏa, quy định hạn chế tiếp xúc thì người tiêu dùng càng dành nhiều sự quan tâm hơn
đến việc mua sắm trực tuyến.
Theo báo cáo Kinh tế số Đông Nam Á do Google, Temasek và Bain& Company công
bố vào đầu năm 2021, số người dùng mới ở Việt Nam chiếm 41%, là một trong các
nước có tỷ lệ người dùng Internet mới cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Theo Sách trắng Thương mại điện tử năm 2021, tỷ lệ số người sử dụng Internet tham
gia vào mua sắm trực tuyến đã tăng một cách nhanh chóng: từ 77% năm 2019 lên 88%
vào năm 2020. Năm 2020, có tới 49,3 triệu người dùng tham gia mua sắm trực tuyến
và Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ người mua sắm trực tuyến cao nhất trong khu vực.

Hình 1.1: Biểu đồ tỷ lệ người dùng internet tham gia mua sắm trực tuyến tại Việt Nam
(Nguồn: Bộ công thương Việt Nam)
16


Đại dịch Covid-19 cũng là nguyên nhân làm thay đổi thói quen tiêu dùng của nhiều
người tiêu dùng chuyển dịch từ mua sắm truyền thống sang mua sắm trực tuyến.


Hình 1.2: Các mặt hàng chủ yếu được mua trực tuyến
(Nguồn: Sách trắng TMDT)
Các sản phẩm thiết yếu như thực phẩm, quần áo và thiết bị đồ dùng gia đình chiếm tỷ
lệ cao. Hơn 50% người tiêu dùng mua sắm thực phẩm trực tuyến, chiếm tỷ lệ cao nhất,
sau đó là quần áo, giày dép và mỹ phẩm với 43% và đồ dùng gia đình với 33%.
Một trong những thay đổi lớn trong hành vi mua sắm của người mua là sự chuyển dịch
các kênh mua sắm trực tuyến. Theo thống kê của Cục thương mại điện tử và Kinh tế
số, người tiêu dùng chủ yếu mua hàng từ các website, các trang thương mại điện tử.
Trong năm 2020, 74% người dùng mua sắm qua website, sàn giao dịch thương mại điện
tử, tăng 22% so với năm trước. Trong khi đó, việc mua trực tuyến qua diễn đàn, mạng
xã hội và các ứng dụng di động lại giảm hơn 20% so với năm 2019. Các sàn thương
mại điện tử như shopee, lazada, tiki cũng tăng các loại hàng hóa để đáp ứng nhu cầu
của người tiêu dùng. Không chỉ thể, tỷ lệ người mua sắm trực tuyến qua các website
nước ngoài cũng cao hơn với 29%.
Theo báo cáo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam, đa phần người mua sắm trực
tuyến thuộc nhóm người trẻ từ 18 đến 25 tuổi, khoảng 77% người sử dụng mạng internet
từng mua sắm trực tuyến ít nhất một lần trong năm 2019, chủ yếu mua hàng qua các
thiết bị di động. Theo báo cáo từ dịch vụ nghiên cứu thị trường Q&Me, thiết bị di động

17


ln ở vị trí ưu tiên trong việc lựa chọn sử dụng trong mua sắm trực tuyến của giới trẻ
( chiếm 63%).
Dựa vào phương pháp bảng hỏi,bài nghiên cứu đưa ra thực trạng hiện nay về việc mua
sắm trực tuyến của giới trẻ thông qua 103 phiếu trả lời.

Hình 1.3: Mức độ mua sắm trực tuyến trong thời gian covid-19
(Nguồn: Thống kê từ phiếu khảo sát)
Trong 103 câu trả lời thì có đến gần 60% số người đưa ra mức độ mua sắm trực tuyến

vào khoảng 1,2 lần/ tháng, tiếp đó là vài lần 1 tuần với 18,4% và 1,2 lần/ năm với
12,6%.

Hình 1.4: Chi phí tối đa bỏ ra trong 1 tháng cho việc mua sắm trực tuyến trong thời
gian covid
(Nguồn: Thống kê từ phiếu khảo sát)
18


Chi phí bỏ ra cho mua sắm trực tuyến trong 1 tháng có 41 người đưa ra mức chi phí từ
1 triệu đến 2 triệu, 21 người chọn mức chi phí dưới 500 nghìn và trong khoảng 500
nghìn đến 1 triệu có 16 người.

Hình 1.5: Tỉ lệ người trẻ tham gia các trang mạng mua sắm trực tuyến
(Nguồn: Thống kê từ phiếu khảo sát)
Người trẻ có xu hướng lựa chọn mua sắm trực tuyến qua các trang thương mại điện tử
như shopee, lazada,tiki,... ( chiếm 77 phiếu). Ngoài ra, họ cùng lựa chọn mua sắm qua
trang mạng xã hội với 45 phiếu và website chính thức của cửa hàng chỉ có 32 phiếu.

Hình 1.6: Các sản phẩm thường được chọn mua sắm trực tuyến
(Nguồn: Thống kê từ phiếu khảo sát)
19


Các mặt hàng thiết yếu như quần áo, giày dép hay đồ ăn là lựa chọn hàng đầu khi mua
sắm trực tuyến của giới trẻ. Có đến 68,9% người khảo sát chọn quần áo, giày dép là sản
phẩm thường mua online, tiếp đó là đồ ăn với 60,2%. Các mặt hàng khác chiếm tỉ lệ
ngang nhau.

Hình 1.7: Câu hỏi về mức độ hài lòng về mua sắm trực tuyến

( Nguồn:Thống kê từ phiếu khảo sát)
Kết quả đưa ra có 38 phiếu chọn 4 ( tốt) cho việc mua sắm trực tuyến, sau đó là 3 ( bình
thường) có 27 phiếu cho hình thức mua sắm này.

Hình 1.8: Mức độ hài lòng mua sắm trực tuyến của giới trẻ
( Nguồn:Thống kê từ phiếu khảo sát)
CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC
MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA GIỚI TRẺ TRONG THỜI KÌ COVID-19
2.1. Các nhân tố động đến việc mua sắm trực tuyến của giới trẻ trong thời gian dịch
bệnh covid-19
Ngày càng nhiều người trẻ tham gia vào hình thức mua sắm trực tuyến đặc biệt là trong
thời gian covid-19. Trong 103 phiếu trả lời thì có đến 65% số người đưa ra nhân tố ảnh
hưởng đến việc mua sắm trực tuyến là vì sự nhanh chóng tiện lợi, tiếp sau là 61,2% câu
20


trả lời cho việc giao hàng tận nơi và cuối cùng là lý do giá thành rẻ hơn khi mua tại cửa
hàng và đa dạng mẫu mã.

Hình 2.1: Những lý do chọn mua sắm trực tuyến trong mùa dịch
( Nguồn:Thống kê từ phiếu khảo sát)

Hình 2.2: Những lý do không chọn mua sắm trực tuyến trong mùa dịch
( Nguồn:Thống kê từ phiếu khảo sát)
Tuy nhiên có 48 câu trả lời cho việc khơng có lý do gì để khơng chọn mua sắm trực
tuyến, các nhân tố khác như không biết chính xác thơng tin sản phẩm, lừa đảo, thời gian
giao hàng chậm hay phí giao hàng đắt nằm trong khoảng 18,4% đến 27,2%.
Có rất nhiều những nhân tố ảnh hưởng đến việc mua sắm của giới trẻ hiện nay, trong
đó có sáu nhân tố tác động đáng kể đến việc mua sắm trực tuyến.
21



Thứ nhất, sự nhận thức sự hữu ích của các website, trang thương mại điện tử. Sự nhận
thức ở đây hiểu là mức độ tin tưởng của người tiêu dùng rằng sử dụng hệ thống cụ thể
sẽ tăng cường hiệu suất tập trung vào công việc của họ. Sự hữu ích bao gồm sự tiện lợi,
sự lựa chọn sản phẩm và dịch vụ, thông tin phong phú. Sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian
là lý do chính tác động giới trẻ mua sắm trực tuyến. Trên thực tế, việc tìm kiếm sản
phẩm qua mạng Internet sẽ nhanh chóng và không tốn nhiều công sức như mua sắm
truyền thống. Hơn nữa, người dùng dễ tìm ra nhiều loại hàng hóa khác nhau trong cùng
một thời điểm. Nhận thức về tính hữu ích có ảnh hưởng tích cực đến việc mua sắm trực
tuyến của giới trẻ.
Thứ hai là nhóm tham khảo.Yếu tố này là mức độ tác động của những người có ảnh
hưởng Bao gồm: Bạn bè, gia đình, phương tiện truyền thơng,.. Nhóm tham khảo là
những người có tác động đến việc mua sắm trực tuyến của người mua như bạn bè, gia
đình, phương tiện truyền thơng,... Họ đưa ra những lời nhận xét, đánh giá cho sản phẩm
và từ đó tạo nên thái độ, hành vi của người mua đối với sản phẩm. Ý kiến của nhóm
tham khảo ảnh hưởng đáng kể đến niềm tin của người mua.
Thứ ba là tính an tồn, bảo mật. Vấn đề bảo mật thông tin cá nhân khách hàng là một
lý do ảnh hưởng lớn đến việc mua sắm của giới trẻ. Trong nghiên cứu của Datta và
Acharjee (2018), yếu tố niềm tin, an tồn thơng tin được người mua quan tâm nhất.
Trong nhiều trường hợp, thông tin cá nhân của người mua đã bị lộ và bán cho các cơng
ty marketing vì vậy người trẻ hiện nay lo ngại về việc cung cấp thông tin cá nhân trên
các trang thương mại điện tử và đây là nhân tố ảnh hưởng đến việc họ không muốn thực
hiện mua sắm trực tuyến.
Thứ tư là sự tin tưởng vào mua sắm trực tuyến ( độ uy tín).Tin tưởng là cảm giác chắc
chắn vào điều gì đó. Sự tin tưởng ở đây là cảm giác yên tâm, chắc chắn về những gì các
doanh nghiệp bán hàng trực tuyến đã cam kết. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới
việc quyết định mua sắm. Các trang web,thương mại điện tử có mức độ uy tín thơng
qua tên, biểu tượng, mẫu thiết kế, sự khác biệt của sản phẩm giữa các nhà cung cấp
khác nhau. Ngoài ra, sự uy tín của một trang mua sắm trực tuyến còn dựa vào các đánh

giá của khách hàng. Giới trẻ có xu hướng tin mua những trang thương mại điện tử có
sự uy tín cao với đại chúng. Mức độ uy tín ảnh hưởng tích cực đến mua sắm trực tuyến.
Thứ năm là nhận thức rủi ro. Là sự nhận thức của người mua về việc không chắc chắn
và những điều không tốt liên quan đến việc mua sản phẩm, dịch vụ. Việc gặp phải
22


những rủi ro trong mua sắm trực tuyến là điều dễ xảy ra do người mua không thể kiểm
tra và thử nghiệm sản phẩm trước khi đưa ra quyết định mua. Các nguy cơ về rủi ro
trong mua sắm trực tuyến có rất nhiều như rủi ro mất tiền, khơng được giao hàng hay
giao hàng sai,sản phẩm không như mong đợi,... có tác động tiêu cực đến việc mua sắm
trực tuyến. Ngồi ra người mua có thể gặp những cửa hàng khơng uy tín sẽ gây khó
khăn trong việc đổi trả.
Thứ sáu là nhận thức được tính dễ sử dụng. Là mức độ mà cá nhân nhận định rằng cách
sử dụng của cái gì đấy dễ dàng và khơng tốn nhiều cơng sức. Nhận thức tính dễ sử dụng
cịn có ảnh hưởng đến các hệ thống công nghệ khác nhau như dịch vụ thương mại di
động. Một số hạn chế của việc mua sắm trực tuyến như sử dụng màn hình nhỏ và nhập
liệu khó khăn, có thể dẫn đến người tiêu dùng khơng hài lịng, đặc biệt là những người
tiêu dùng thiếu kinh nghiệm về cơng nghệ. Vì vậy tính dễ sử dụng là yếu tố rất quan
trọng đối với dịch vụ thương mại di động, bất kể khách hàng có phải là người sử dụng
thành thạo cơng nghệ hay không.
Thứ bảy là sự mong đợi về giá cả. Đa phần khi mua sắm trực tuyến, giới trẻ sẽ sử dụng
những voucher giảm giá vì thế khi mua hàng sẽ được mua với giá rẻ hơn so với mua tại
các cửa hàng. Chủ cửa hàng thường sẽ phải trả nhiều chi phí hơn như tiền thuê cửa
hàng, tiền lương cho nhân viên,... tốn kém hơn so với mở gian hàng bán trực tuyến trên
các trang thương mại điện tử. Vì thế cùng một sản phẩm chất lượng như nhau, doanh
nghiệp bán trực tuyến sẽ đưa ra mức giá rẻ hơn sao với doanh nghiệp bán trực tiếp tại
cửa hàng.
Thứ tám là sự trải nghiệm mua sắm trực tuyến. Trong thời gian giãn cách xã hội, giới
trẻ có xu hướng thực hiện những hành vi giúp bản thân có được những trải nghiệm tích

cực và làm giảm sự buồn chán khi ở nhà. Sự trải nghiệm mua sắm đem đến sự thoải
mái, niềm sung sướng, hạnh phúc có được từ việc sử dụng dịch vụ. Đây cũng là một
yếu tố quan trọng quyết định đến sự việc mua sắm trên mạng của giới trẻ.
Qua bảng hỏi, các nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến mua sắm trực tuyến lần lượt là nhận
thức hữu ích, nhóm tham khảo, tính an tồn, bảo mật, sự tin tưởng, sự mong đợi về giá
cả, tính dễ sử dụng, sự trải nghiệm mua sắm trực tuyến và rủi ro.
2.2. Những ảnh hưởng của việc mua sắm trực tuyến của giới trẻ trong thời kì covid-19
Sự gia tăng mua sắm trực tuyến đem lại lợi ích cho người trẻ khi sử dụng, đặc biệt trong
thời kì dịch bệnh.
23


-

Đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng. Trong bối cảnh giãn cách xã hội, mọi hoạt động
gần như dừng lại nhưng nhu cầu thì vẫn tăng cao, đặc biệt là các nhu cầu cơ bản
như ăn uống, quần áo và sức khỏe. Mua sắm qua mạng giúp người mua đáp ứng
nhu cầu mà vẫn đảm bảo an toàn giãn cách xã hội, hạn chế ra khỏi nhà.

-

Tiện lợi, nhanh chóng: mua sắm ngay tại nhà và chờ giao hàng tận nơi.

-

Giúp giới trẻ bớt cảm giác buồn chán trong thời gian giãn cách xã hội. Khi việc
phong tỏa xã hội diễn ra trong khoảng thời gian dài, người trẻ dễ rơi vào trạng thái
tiêu cực như cơ đơn, khơng có việc làm,... Vì vậy việc mua sắm qua mạng như một
phương thức giải trí giúp người trẻ giải tỏa những cảm xúc này.


-

Tạo cảm giác kết nối với xã hội. Khi phải ở nhà thực hiện việc giãn cách, vì thế
khơng có được sự tiếp xúc trực tiếp trong xã hội, mua sắm trực tuyến giúp tạo cảm
giác như đang kết nối với các hoạt động xã hội.

Tuy nhiên, việc mua sắm qua mạng trong thời gian covid-19 cũng gây ra một số tác
động tiêu cực cho người mua.
-

Việc mua sắm dễ dàng, nhanh chóng làm cho người trẻ bị cuốn vào việc mua sắm
quá mức. Do giãn cách xã hội, nên để giải tỏa sự buồn chán, giới trẻ có xu hướng
lướt các trang mạng và mua sắm nhiều, dễ gây ra việc chi tiêu quá mức kiểm soát
trong thu nhập của mình. Với sự phát triển của các trang mạng mua sắm và cạnh
tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trực tuyến, người mua được trải nghiệm những
dịch vụ tốt nhất chỉ bằng cách nhấn con trỏ chuột , người mua có thể mua được rất
nhiều hàng hóa cùng một lúc. Điều này gây ra tình trạng chi tiêu q nhiều, ảnh
hưởng đến tài chính gia đình, bản thân.

-

Giới trẻ có xu hướng mua những đồ khơng cần thiết. Do có nhiều thời gian rảnh khi
ở nhà, người trẻ dễ bị mua sắm với mục đích thỏa mãn sở thích nhất thời: đặt đồ ăn
khi đói, đặt mua quần áo chờ hết giãn cách rồi mặc, mua đồ dùng cho du lịch,...

-

Ảnh hưởng xấu đến môi trường. Mặc dù việc mua sắm qua mạng cũng giúp bảo vệ
môi trường vì người tiêu dùng khơng ra khỏi nhà, thế nhưng với nhiều hình thức
vận chuyển nhanh có thể gây ảnh hưởng xấu đến mơi trường. Bên cạnh đó, việc

đóng gói hàng hóa để vận chuyển tránh bị bể vỡ cũng gây lãng phí và những bọc ni
lơng, giấy gói vận chuyển cũng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường.

24


-

Khi mua sắm trực tuyến, giới trẻ sẽ gặp phải những rủi ro như hàng hóa khơng giống
như thơng tin người bán cung cấp, hàng giao chậm, không được giao hàng, vấn đề
lộ thông tin cá nhân của người mua.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN MUA SẮM TRỰC TUYẾN
TRONG GIAI ĐOẠN DỊCH BỆNH COVID-19
Tuy mua sắm trực tuyến vẫn cịn tồn tại nhiều hạn chế, nhưng đó vẫn là một sự lựa
chọn tối ưu trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Vì vậy, việc trang
bị những kiến thức, kĩ năng để có thể thực hiện các giao dịch thương mại điện tử một
cách tốt nhất là hết sức cần thiết đối với mỗi người tiêu dùng. Một số giải pháp cho
người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ:
Thứ nhất, cần so sánh tỉ mỉ các sản phẩm cần mua ở nhiều nguồn. Để chọn ra cho mình
một sản phẩm ưng ý nhất, người mua cần phải tìm và chọn lọc ở nhiều cửa hàng khác
nhau. Từ đó người mua sẽ có cho mình một sự so sánh về mẫu mã, chất lượng cũng
như độ tin cậy thơng qua việc xếp hạng sao của shop đó. Giữa vô vàn những sản phẩm
trên thị trường, người mua nên thật kiên nhẫn để đem về cho mình những sản phẩm giá
tốt và đảm bảo chất lượng. Việc tìm kiếm ở nhiều cửa hàng khác nhau có thể giúp tìm
được sản phẩm ưng ý nhất, đồng thời tránh được việc mua phải hàng kém chất lượng
hay giá cả không hợp lý.
Thứ hai, cần xem xét kỹ các đánh giá về sản phẩm. Một trong những điểm đáng lưu ý
để khơng mua phải những món hàng chất lượng thấp đó là đọc nhận xét, đánh giá của
những người đã mua hang trước đó. Thơng qua những đánh giá thực tế của họ về sản

phẩm, người mua có thể dễ dàng hình dung sản phẩm hơn. Hơn nữa, để hiểu rõ hơn về
sản phẩm, cách nhanh chóng và chính xác, người tiêu dùng nên trò chuyện trực tiếp với
người bán. Người bán sẽ giải đáp thắc mắc cho khách hang cũng như đưa ra thông tin
sản phẩm một cách đầy đủ nhất.
Thứ ba, người tiêu dùng nên tận dụng những ưu đãi, mã khuyến mãi và các hình thức
thanh tốn thuận lợi khi mua sắm. Các trang thương mại điện tử luôn cung cấp cho
khách hàng những mã khuyến mãi hay coupon mua sắm nhằm kích thích nhu cầu mua
của khách hàng. Đặc biệt là vào các ngày lễ, những mùa mua sắm cao điểm như Black
Friday, Tết Nguyên đán, …Hơn nữa, các trang thương mại điện tử như Shopee, Tiki,

25


×