Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.36 KB, 3 trang )
Để đánh giá năng lực cảm xúc trong
công việc?
1. Trách nhiệm với tập thể
Trong công việc, chúng ta sống cùng những người khác và ai cũng có nhiều
vấn đề, thách thức giống chúng ta. Khi có điều không hay xảy ra trong công
việc bởi hành động của người khác, chúng ta hoặc nổi nóng rồi lớn tiếng,
hoặc cố gắng thấu hiểu trên quan điểm của người đó và phản ứng một cách
thích hợp.
Cách tiếp cận thứ 2 sẽ giúp giải quyết vấn đề nhanh gọn và thấu đáo hơn.
Đây cũng là sự lựa chọn của những người có năng lực cảm xúc cao.
2. Mối quan hệ cá nhân
Bạn thường là người cho hay người nhận? Người nhận đôi khi xảy ra mâu
thuẫn với người khác, khi đó sẽ không có thỏa hiệp hoặc cơ hội giải quyết
dứt điểm vấn đề rất thấp. Còn người cho hiếm khi xảy ra mâu thuẫn.
Bạn hãy cố gắng xác định quan điểm của bản thân cũng như những người
xung quanh và điều chỉnh các mối quan hệ cho thích hợp. Nếu bạn là nhà
tuyển dụng, hãy tuyển dụng nhiều người biết cho đi. Nếu bạn là sếp của một
nhóm nhân viên chỉ biết nhận, hãy sử dụng kỹ năng giao tiếp để giúp họ hiểu
và học cách chú ý tới hậu quả của quan điểm cho và nhận của mình.
3. Sức chịu đựng căng thẳng
Bạn biết về cách đối phó với stress nhưng vẫn làm nhiều điều làm tăng mức
độ chịu đựng căng thẳng của mình.
Hãy học cách nhận biết dấu hiệu cho biết bạn sắp bị stress, như tay bạn
thường cuộn thành nắm đấm hay bạn nghiến răng. Từ đó, hãy hành động
bằng cách hít thở thật sâu hoặc bất cứ điều gì khác giúp bạn giảm stress.
4. Kiểm soát tính nóng nảy
Những người thiếu kiểm soát sự bốc đồng hay tính tình nóng nảy của mình
trong cuộc họp, email hay các tình huống khác sẽ tự khiến mình trở thành
người bị đánh giá thấp.
Ngược lại, những người có năng lực cảm xúc cao có thể kiềm chế hành động
và lời nói của mình khi rơi vào tình huống căng thẳng. Và như vậy, họ sẽ