Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tìm hiểu về tram và kỹ thuật tram hóa doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.44 KB, 3 trang )

Tìm hiểu về tram và kỹ thuật tram hóa
Thông tin - Tư vấn về in ấn, quảng cáo
Kỹ thuật tram hóa - là kỹ thuật phân điểm ảnh, là một kỹ thuật được sử dụng trong ngành in
nhằm phục chế các hình ảnh có tầng thứ.
Ngày xưa, khi người ta mới phát minh ra kỹ thuật in và in
được những quyển sách đầu tiên, thì việc phục chế các
hình ảnh chụp quả là một vấn đề hết sức khó khăn.
Nguyên nhân là do: các ảnh chụp là những bài mẫu có
tầng thứ, tức là sẽ có vùng tối, vùng sáng và vùng trung
gian, có chỗ đậm, chỗ lợt. Để in các ảnh này thì dĩ nhiên
phải in được những lớp mực có độ dày mỏng, đậm lợt
khác nhau lên vật liệu in nhắm tái tạo được sự biến đổi về
mật độ tương tự như trên ảnh gốc. Nhưng trớ trêu thay,
các phương pháp in chỉ cho phép in lên vật liệu một lớp
mực có độ dày bằng nhau.
Để giải quyết vấn đề, người ta đã nghĩ ra một giải pháp: thay vì in những lớp mực có độ dày
mỏng khác nhau để tái tạo hình ảnh, người ta sẽ in tấm ảnh bằng những điểm nhỏ (gọi là điểm
tram), những điểm này có kích thước thay đổi tùy thuộc vào mật độ (độ sáng tối) tương ứng trên
ảnh gốc. Vì các điểm (hạt này có kích thước nhỏ và nhờ sự tương tác qua lại giữa màu mực của
các hạt và nền giấy trắng tạo cho mắt cảm giác mật độ trên hình ảnh in ra cũng thay đổi tương
ứng như trên ảnh gốc (bài mẫu).
Tram là điểm ảnh, để tái tạo lại hình trên tờ in người ta không thể làm như trên một tờ giấy ảnh
được. Ở giấy ảnh sự chuyển đổi tầng thứ của hình ảnh được thể hiện bằng các lớp hóa chất sau
khi được rọi (giống như phơi bản in) và đem đi tráng (rửa ảnh). Còn ở tờ in, giấy in là giấy bình
thường nên để thể hiện được tầng thứ hình ảnh, người ta phải phân điểm ra (tram, tiếng Pháp là
tramme), các điểm này sẽ thay đổi về diện tích tùy theo vùng hình ảnh đó đậm hay nhạt, đậm thì
điểm tram sẽ to, còn nhạt thì điểm tram sẽ nhỏ. Và tất nhiên những hạt tram này sẽ rất nhỏ đủ để
đánh lừa mắt người, làm cho ta nhìn hình ảnh trên tờ in cứ như là ảnh chụp. Tram càng nhỏ thì
độ phân giải tram (tầng số tram) càng cao và ngược lại. Tất nhiên, khi tầng số tram nhỏ quá thì
mắt người sẽ thấy điểm tram liền, như in báo hay in lụa.
Vậy thì, suy cho cùng, hầu như những thiết bị dùng để tái tạo hình ảnh bằng cách phân ra thành


nhiều điểm đủ nhỏ để lừa mắt người, và in phun, in laser, hay màn hình máy tính cũng vậy thôi,
chúng chỉ khác nhau cách phân điểm và các thể hiện những điểm đó.
Việc phân điểm hình ảnh chỉ làm cho hình ảnh xấu đi, nhưng không còn cách nào khác, vì khi in
người ta không thể in chỗ này lớp mực dày hơn để thể hiện vùng đậm hơn, chỗ kia lớp mực
mỏng hơn để thể hiện vùng nhạt, mà chỉ có một độ dày lớp mực cho trên tất cả vùng in, và vì thế
phải phân điểm, hay là tram.
Trước khi tram hóa
Sau khi tram hóa
Kỹ thuật tram hóa theo nguyên tắc trên gọi là kỹ thuật tạo tram AM (Amptitude Modulation) -
tạo tram theo sự biến thiên về biên độ, nghĩa là kích thước điểm tram trên từng vị trí trên phim
hay trên tờ in sẽ biến thiên theo mật độ tại những điểm tương ứng trên bài mẫu.
Khi nói đến tram, ta lại gặp phải những khái niệm sau:
- Tần số tram (hay độ phân giải tram) thường tính bằng lpi (line per inch):
Giải thích một cách đơn giản thì tần số tram nghĩa là như thế này: nếu ta tram hóa một tấm ảnh
1inch x 1inch bằng cách chia tấm ảnh đó thành một lưới điểm mỗi chiều gồm 10 dòng (tức là
tấm ảnh sẽ bị chia thành 10x10=100 điểm ảnh) thì ta có độ phân giải tram là 10lpi. Tuy nhiên độ
phân giải 10lpi chẳng làm ăn gì được, hiện nay người ta thường sử dụng các độ phân giải 100,
133, 150, 175 lpi.
- Góc xoay tram:
Khi tram hóa một hình ảnh thì các hạt tram sẽ có cấu trúc giống như một lưới điểm các hàng dọc
và hàng ngang, góc xoay tram của một màu in là góc hợp bởi một hàng tram so với chiều thẳng
đứng.
Ví dụ về góc xoay tram 45 độ
Do cấu trúc lưới như thế này nên khi in chồng các màu in lên nhau, sự tương tác giữa các điểm
tram sẽ gây nên hiện tượng moire. Để tránh hiện tượng này, khi in chồng màu có tram, người ta
sẽ xoay góc tram các màu in lệch nhau một góc nào đó, thông thường các màu in sẽ có góc
xoay tương ứng là: C 15, M 75, Y 90, B 45 (theo Pantone Color Guide).

Hiện tượng moire
Còn rất nhiều vấn đề thú vị về tram hóa (kỹ thuật tạo tram điện tử, dotgain, tram FM, tram

hybrid, tram Spekta
Trước kia, để tram hóa hình ảnh trong quá trình chụp phim - tách màu, người ta sử dụng một
thiết bị là kính tram. Thiết bị này ứng dụng hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng để tạo thành hạt tram
trên tấm film ảnh.
Về sau này khi có sự hỗ trợ của máy tính và công nghệ hiện đại, quá trình tram hóa hình ảnh
không còn là một quá trình vật lý (nhiễu xạ ánh sáng qua kính tram) nữa mà là một quá trình tính
toán trên máy tính + các thiết bị điện tử (gọi là quá trình RIP - Raster Image Processing).

×