Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Tiểu luận thông tin đối ngoại nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin đối ngoại tại tỉnh phú yên trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.84 KB, 28 trang )

ĐỀ TÀI
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI
TẠI TỈNH PHÚ YÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................5
2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................................5
3. Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................................................5
4. Phương pháp, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu...................................5
4.1. Phương pháp nghiên cứu............................................................................5
4.2. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................6
4.3. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................6
CHƯƠNG 1.................................................................................................................................7
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI..........7
1. Một vài khái niệm cơ bản..................................................................................................7
1.1. Thơng tin đối ngoại....................................................................................7
1.2. Người Việt Nam ở nước ngồi...................................................................8
2. Vai trị của hoạt động thơng tin đối ngoại tỉnh Phú n hiện nay...................10
2.1. Vai trị của hoạt động thơng tin đối ngoại................................................10
2.2. Tính cấp thiết nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin đối ngoại tại tỉnh
Phú Yên...........................................................................................................11
3. Thực trạng về hoạt động thông tin đối ngoại tỉnh Phú Yên...............................12
3.1. Đặc điểm nổi bật và tiềm năng của tỉnh Phú Yên ...................................12
3.2. Những kết quả đạt được và hạn chế trong hoạt động thông tin đối ngoại
tỉnh Phú Yên..............................................................................................................................17
3.2.1. Những kết quả đạt được........................................................................17
3.2.2. Mặt hạn chế...........................................................................................18
CHƯƠNG 2...............................................................................................................................20



PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG..................................20
THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TỈNH PHÚ YÊN HIỆN NAY.....................................20
1. Phương hướng, nhiệm vụ nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông đối
ngoại tỉnh Phú Yên hiện nay...............................................................................................20
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin đối ngoại tỉnh Phú Yên
hiện nay.......................................................................................................................................22
KẾT LUẬN................................................................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................28


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc tổng kết thực tiễn hoạt động công tác thông tin đối ngoại tuyến
tỉnh và đề ra những phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu
quả hoạt động thông tin đối ngoại tuyến tỉnh đáp ứng được yêu cầu phát triển
toàn diện về chính trị - kinh tế, văn hóa – xã hội của đất nước đặt ra có ý
nghĩa vơ cùng quan trọng.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài: Trên cơ sở làm rõ thực trạng chất
lượng hoạt động thông tin đối ngoại tỉnh Phú Yên từ đó đề ra những phương
pháp bao gồm phương hướng và giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động
truyền thống đối ngoại trong giai đoạn hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích đã đã ra, đề tài phải giải
quyết những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu, phân tích thực trạng hoạt động thơng tin đối ngoại của tỉnh
Phú Yên hiện nay.
- Phân tích, làm rõ vai trị của hoạt động thơng tin đối ngoại tỉnh Phú
Yên hiện nay.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt

động thông tin đối ngoại của tỉnh Phú Yên nhằm đáp ứng yêu cầu trong sự
nghiệp đổi mới hiện nay.
4. Phương pháp, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu


Đề tài được nghiên cứu dựa trên việc sự dụng kết hợp các phương pháp
như nghiên cứu tài liệu; phân tích và tổng hợp lí thuyết; phương pháp quan sát
khoa học; phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm,…
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả hoạt động thông tin đối
ngoại tỉnh Phú Yên.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi không gian và thời gian sau:
- Phạm vi nghiên cứu không gian: Tỉnh Phú Yên
- Phạm vi nghiên cứu thời gian: Giai đoạn hiện nay


CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI
CỦA TỈNH PHÚ YÊN – MỘT VÀI KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Một vài khái niệm cơ bản
1.1. Thông tin đối ngoại
Thông tin đối ngoại là một dạng thông tin: Thông tin đối ngoại được
hiểu là tin tức, là thông báo, là tri thức về một sự vật hay một hiện tượng được
chứa đựng trong các hình thức nhất định, được tiếp nhận, lựa chọn và sử dụng
trong công tác đối ngoại. Thông tin đối ngoại bao gồm những thông tin trong
nước và quốc tế được dùng trong quá trìn hoạt động đối ngoại.
Thông tin đối ngoại là một lĩnh vực hoạt động: “ Thông tin đối ngoại là
một bộ phận rất quan trọng trog công tác thông tin đối ngoại của Đảng và Nhà

nước ta nhằm làm cho các nước, người nước ngoài ( bao gồm cả người nước
ngoài đang công tác và sinh sống tại Việt Nam), người Việt Nam đang sinh
sống và làm việc ở nước ngoài hiểu về đất nước, con người Việt Nam, đường
lối, chủ trương chính sách và thành tựu đổi mới của ta , trên cơ sở đó tranh
thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, sự đóng góp của cộng đồng người Việt
Nam ở nước ngoài cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Theo Quy chế quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại được ban hành kèm
theo Quyết định số 79/2010/QĐ-TTg ngày 30-11-2010 cua Thủ tướng Chính
phủ, thơng tin đối ngoại là “thơng tin quảng bá hình ảnh quốc gia, đất nước,
con người, lịch sử, văn hóa dân tộc Việt Nam; thông tin về chủ trương, đường
lối của Đảng, Nhà nước Việt Nam ra thế giới và thông tin thế giới vào Việt
Nam”
Thông tin đối ngoại là một ngành đào tạo: Có nhiệm vụ “ đào tạo cán bộ
có trình độ chun mơn ở bậc đại học, có khả năng thực hiện chức trách của
các phóng viên, biên tập viên thông tin đối ngoại tại các cơ quan thông tấn bá


chí ; cơng tác tham mưu, tư vấn, tổ chức đối ngoại và quan hệ quốc tế của
Đảng, Nhà nước, các đồn thể chính trị - xã hội; hoặc thực hiện các chức
trách đòi hỏi sự hiêu biết cơ bản, hệ thống kiến thức và kĩ năng nghiệp vụ
thông tin đối ngoại. Đồng thời có thể tự học, tự nâng cao trình độ hoặc tiếp
tục học tập ở những mức học cao hơn”
Như vậy, “thông tin đối ngoại” là một bộ phận quan trọng trong công tác tư
tưởng và đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nhằm làm cho thế giới
hiểu rõ dường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, những thành tựu trong
công cuộc đổi mới củ Việt Nam, đất nươc, con người, lịch sử, văn hóa, những
giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc Việt Nam; đấu tranh chống lại những
luận điệu xuyên tạc, chống phá Việt Nam, làm cho nhân dân ta hểu rõ về thế
giới; đồng thời tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, hợp tác, giúp đỡ của bạn bè
quốc tế, sự đồng thuận và đóng góp của đồng bào ta ở nước ngoài đối với sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
1.2. Người Việt Nam ở nước ngoài
Người Việt Nam ở nước ngoài bao gồm:
- Việt kiều
- Người nước ngồi gốc Việt
- Cơng dân Việt Nam ở nước ngoài
- Người Việt Nam xa Tổ quốc
Việt kiều hay người Việt hải ngoại là cộng đồng người Việt định cư bê
ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Cụm từ “Việt kiều” được những người sống tại Việt Nam dùng để gọi
nhưng người Việt sống ở nước ngồi chứ khơng phải thuật ngữ được chính họ
sử dụng.
Tại Việt Nam ngày nay, từ “kiều bào” cũng được dùng vs nghĩa tương tự.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài


So với các cộng đồng thiểu số khác, cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngoài là cộng đồng trẻ, năng động, nhanh chóng hồ nhập và đại đa số có xu
hướng định cư lâu dài ở nước sở tại chủ yếu là Mỹ,  Ôt-xtrây-lia, Canada các
nước Tây Âu (khoảng 80% đã nhập quốc tịch nước cư trú nhưng hầu hết chưa
thôi quốc tịch Việt Nam), trong khi phần lớn người Việt tại Nga, Đông Âu
vẫn coi cuộc sống là tạm cư, khi có điều kiện sẽ trở về nước. Tuy nhiên, cộng
đồng người Việt Nam ở nước ngoài là cộng đồng phức tạp về thành phần xã
hội, xu hướng chính trị và đa dạng về nghề nghiệp, tôn giáo, dân tộc, đặc biệt
bị chi phối, phân hoá bởi sự khác biệt về giai tầng, chính kiến và hồn cảnh ra
đi cũng như cư trú ở các địa bàn khác nhau. Chính vì vậy, tính liên kết, gắn bó
trong cộng đồng không cao; cộng đồng sinh sống phân tán, sinh hoạt cộng
đồng có khó khăn, việc duy trì tiếng Việt và giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc
truyền thống đang là thách thức lớn đối với tương lai của cộng đồng.
Dù được coi là thành đạt nhanh ở Mỹ và phương Tây, tiềm lực kinh tế của

cộng đồng còn hạn chế, thu nhập bình quân đầu người nhìn chung thấp so với
mức bình quân của người bản xứ (55% người Việt có cuộc sống ổn định,
nhiều người vẫn phải sống nhờ vào trợ cấp xã hội). Trong khi đó, tiềm lực
chất xám, trí tuệ của cộng đồng khá lớn, nhất là ở phương Tây, Nga, Đơng
Âu. Hiện ước tính trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngồi có khoảng
300.000 người (một số tài liệu nêu 400.000 người, con số này cũng chỉ ước
đốn, chưa có điều tra cơ bản chính thức) được đào tạo  ở trình độ đại học,
trên đại học và cơng nhân kỹ thuật bậc cao, có kiến thức cập nhật về văn hố,
khoa học và cơng nghệ, về quản lý kinh tế. Trong đó có nhiều người đạt được
vị trí quan trọng trong các viện nghiên cứu, trường đại học, bệnh viện, công ty
kinh doanh và các tổ chức quốc tế. Một thế hệ trí thức mới người nước ngồi
gốc Việt đang hình thành và phát triển tập trung ở Bắc Mỹ, Tây Âu và Châu
Đại dương ở nhiều lĩnh vực khoa học chuyên ngành và kinh tế mũi nhọn như
tin học, viễn thông, điện tử, vật liệu mới, chế tạo máy, điều khiển học, sinh
học, quản lý kinh tế, chứng khoán...


Đáng chú ý là dù sống ở bất cứ nơi nào trên thế giới, cộng đồng ln duy
trì mối quan hệ gần gũi với quê hương đất nước, mong muốn đất nước phát
triển và hội nhập quốc tế nhanh chóng. Tuy nhiên, có một bộ phận đồng bào
do chưa hiểu đúng về tình hình đất nước nên cịn có thái độ tiêu cực hoặc dè
dặt đối với đất nước, thậm chí có một số ít người đi ngược lại lợi ích chung
của dân tộc. Sự đóng góp của bà con vào công cuộc xây dựng đất nước, nhất
là về tri thức cịn ít, chưa phản ánh đúng tiềm năng của cộng đồng người Việt
Nam ở nước ngồi.

2. Vai trị của hoạt động thông tin đối ngoại tỉnh Phú Yên hiện nay
2.1. Vai trị của hoạt động thơng tin đối ngoại
Tổng kết q trình 20 năm tiến hành cơng cuộc đổi mới, Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ X đã nhấn mạnh cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và

đồng bộ hơn, phát triển với tốc độ nhanh hơn và bền vững hơn nhằm sớm đưa
nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 Việt
Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại. Để thực
hiện mục tiêu trên, bên cạnh các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, Đại hội
đã khẳng định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hịa bình, hợp tác và phát
triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ
quốc tế, trong đó nhấn mạnh phải “đẩy mạnh cơng tác thơng tin đối ngoại,
góp phần tăng cường sự hợp tác, tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân
các nước”, làm cho bạn bè thế giới hiểu rõ hơn về công cuộc đổi mới, về đất
nước và con người Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển.
Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ X, trong 5 năm qua,
đất nước ta đã vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu to
lớn. Quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế quốc tế của đất nước được nâng
cao. Trong những thành tựu đó, có phần đóng góp quan trọng của công tác
thông tin đối ngoại. Thông tin đối ngoại đã góp phần quan trọng quảng bá


hình ảnh Việt Nam, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên thế giới, củng
cố và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế, bảo vệ
chủ quyền biên giới lãnh thổ, biển và hải đảo, khuyến khích, động viên đồng
bào ta ở nước ngồi gắn bó với q hương. 
Thơng tin đối ngoại đã phản ánh kịp thời chủ trương, chính sách phát
triển kinh tế-xã hội và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, những
thành tựu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và hội nhập quốc tế của Việt
Nam, giúp dư luận bên ngoài hiểu rõ hơn, đúng hơn về Việt Nam, thu hút sự
quan tâm và gây ấn tượng tốt đẹp với bạn bè quốc tế về Việt Nam. Hình ảnh
đất nước Việt Nam hồ bình, ổn định, đổi mới, đang phát triển năng động, là
điểm đến an toàn và tin cậy của đầu tư, du lịch, con người, lịch sử và nền văn
hoá lâu đời hết sức phong phú và giàu bản sắc dân tộc của Việt Nam.
Cùng với việc tăng cường quảng bá thông tin về đất nước, con người và

sự phát triển của Việt Nam, chúng ta đã đấu tranh chủ động và hiệu quả hơn
với những luận điệu xuyên tạc về Việt Nam. Chúng ta đã tăng cường cung
cấp thơng tin chính thống, có định hướng về chính sách và những nỗ lực của
Việt Nam trong việc phát huy dân chủ, bảo đảm quyền con người, quyền tự
do tôn giáo, những thành tựu của đất nước ta trong phát triển kinh tế - xã hội,
xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân.
2.2. Tính cấp thiết nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin đối ngoại tại tỉnh Phú
Yên.
Công tác thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh luôn được các cấp,
ngành, địa phương trong tỉnh quan tâm, chú trọng tuyên truyền, tổ chức triển
khai với nhiều hình thức, hoạt động phong phú, đa dạng, nhờ đó đã truyền tải
được các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
về cơng tác đối ngoại. Hình ảnh của Việt Nam nói chung và Phú Yên nói
riêng đến được với bạn bè quốc tế.
Phú Yên luôn coi trọng hoạt động thông tin đối ngoại


UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Kế hoạch hoạt động thông tin đối
ngoại tỉnh Phú Yên năm 2020, với mục đích nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu
quả cơng tác quản lý Nhà nước về thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh; đảm
bảo sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh, sự phối
hợp của các cơ quan Trung ương và địa phương, các sở, ban, ngành, địa
phương trong tỉnh về công tác thông tin đối ngoại để thực hiện tốt đường lối,
chính sách đối ngoại của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Đồng thời, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, địa phương và
nhân dân trong tỉnh về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước về công tác thông tin đối ngoại trong thời kỳ hội nhập. Cũng
như mở rộng và đa dạng hóa các hoạt động thông tin đối ngoại nhằm thông
tin về chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội, chính sách thu hút đầu
tư của tỉnh đến các tổ chức, cá nhân trong và ngồi tỉnh; quảng bá hình ảnh

của địa phương, con người, lịch sử văn hóa, những chính sách, tiềm năng, thế
mạnh, kêu gọi đầu tư nước ngoài và kiều bào ta ở nước ngồi về tỉnh; thơng
tin tình hình thế giới đến với nhân dân trong tỉnh.
Trong giai đoạn phát triển của đất nước, đất nước cũng đặt ra những
u cầu mang tính tun truyền tồn diện hơn về chính trị, kính tế, văn hóa,
giáo dục,…Chính vì vậy, việc nâng cao hiệu quả hoạt động thơng tin đối
ngoại nói riêng cũng thật sự cấp thiết và nâng cao vai trị.
3. Thực trạng về hoạt động thơng tin đối ngoại tỉnh Phú Yên.
3.1. Đặc điểm nổi bật và tiềm năng của tỉnh Phú Yên .
Điều kiện tự nhiên
Phú Yên là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ, có tọa độ địa
lý: Điểm cực Bắc: 13041'28"; Điểm cực Nam: 12042'36"; Điểm cực Tây:
108040'40" và điểm cực Đông: 109027'47".


Diện tích tự nhiên tồn tỉnh là5.060 km2, phía Bắc giáp tỉnh Bình Định,
phía Nam giáp tỉnh Khánh Hịa, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk, phía
Đơng giáp biển Đơng. Phú n có vị trí địa lý và giao thông tương đối thuận
lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
Tỉnh có 09 đơn vị hành chính gồm các huyện: Đồng Xn, Đơng Hịa,
Sơng Hinh, Sơn Hịa, Phú Hịa, Tây Hịa, Tuy An, thị xã Sơng Cầu và thành
phố Tuy Hòa (là trung tâm tỉnh lỵ).
Dân số trung bình của tỉnh Phú n (tính đến năm 2011) là 871.949
người, mật độ dân số năm 2010 là 172 người/km2.
Là Tỉnh có địa hình khá đa dạng, đồng bằng đồi núi, cao nguyên, thung
lũng xen kẽ nhau và thấp dần từ Tây sang Đơng, phần lớn có độ dốc lớn. Phú
n có 03 mặt là núi, dãy Cù Mơng ở phía Bắc, dãy Vọng Phu - Đèo Cả ở
phía Nam, phía Tây là rìa Đơng của dãy Trường Sơn. Ở giữa sườn Đơng của
dãy Trường Sơn có một dãy núi thấp hơn đâm ngang ra biển tạo nên cao
nguyên Vân Hòa; là ranh giới phân chia hai đồng bằng trù phú do sông Ba và

sông Kỳ Lộ bồi đắp. Diện tích đồng bằng tồn tỉnh 816 km2, trong đó riêng
đồng bằng Tuy Hòa đã chiếm 500km2, đây là đồng bằng màu mỡ nhất do
nằm ở hạ lưu sông Ba chảy từ các vùng đồi bazan ở thượng lưu đã mang về
lượng phù sa màu mỡ.
Phú Yên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Nhiệt độ khơng
khí trung bình biến đổi từ 26,50C ở phía Đơng và giảm dần về phía Tây
26,00C. Số giờ nắng trung bình trong năm quan trắc tại Tuy Hòa là 2.450
giờ/năm. Độ ẩm tương đối trung bình lớn hơn 80%. Lượng bốc hơi trung bình
biến đổi từ 1000 - 1500 mm/năm. Lượng mưa năm trung bình nhiều năm:
1500-3000 mm/năm.
Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất Phú Yên khá đa dạng về nhóm, các loại đất phân bố
trên nhiều dạng địa hình khác nhau tạo ra những tiểu vùng sinh thái nông –


lâm nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây trồng lâu năm
vùng đồi núi.
Phú Yên có hệ thống sơng ngịi phân bổ tương đối đều trên tồn tỉnh,
các sơng đều bắt nguồn từ phía Đơng của dãy Trường Sơn, chảy trên địa hình
đồi, núi ở trung và thượng lưu, đồng bằng nhỏ hẹp ở hạ lưu rồi đổ ra biển.
Phú n có trên 50 con sơng lớn nhỏ, đáng chú ý là 3 con sơng chính: sông
Kỳ Lộ, Sông Ba, Sông Bàn Thạch với với tổng diện tích lưu vực là
16.400km2, tổng lượng dịng chảy 11.8 tỷ m3, phục vụ nước tưới cho nông
nghiệp, thủy điện và sinh hoạt của người dân Phú Yên. Nguồn nước mặt:
Mạng lưới sông suối ở Phú Yên phần lớn bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn ở
phía Tây, dãy Cù Mơng ở phía Bắc và dãy đèo Cả ở phía Nam. Sông suối của
tỉnh thường ngắn, dốc nên tốc độ dịng chảy lớn.Nguồn nước sơng Ba có trữ
lượng lớn nhất tỉnh, lượng nước đổ ra biển hàng năm là 9,7 tỷ m3. Nguồn
nước sơng Bàn Thạch với tổng lượng dịng chảy của sông 0,8 tỷ m3/năm.
Sông Kỳ Lộ là con sơng lớn thứ 2 trong tỉnh, diện tích lưu vực sơng Kỳ Lộ là

1.950 km2, trong đó phần trong tỉnh là 1.560 km2.
Tồn tỉnh có 3 kiểu rừng chính là rừng kín lá rộng thường xanh, đây là
kiểu rừng phổ biến ở Phú Yên chiếm 96,5% diện tích rừng tự nhiên; rừng
rụng lá (khộp), kiểu rừng này chiếm tỷ lệ 3,5% diện tích rừng tự nhiên tồn
tỉnh; rừng trồng, hiện có 20.963,0 ha rừng trồng và khoảng 8,4 triệu cây phân
tán (tương đương 4.200 ha), gồm các loại cây chủ yếu như keo tai tượng, xà
cừ, phi lao, điều, dầu rái, sao đen, gõ đỏ, muồng đen, giáng hương và một số
loại khác. Hệ động thực vật rừng Phú Yên khá phong phú có 43 họ chim với
114 lồi (trong đó có 7 lồi q hiếm). Thú có 20 họ với 51 lồi (trong đó có
21 lồi q hiếm), Bị sát có 3 họ với 22 lồi (trong đó có 2 lồi q hiếm).
Phú n có sinh thái rừng đặc sắc, như Khu bảo tồn thiên nhiên, rừng
đặc dụng Krông Trai. Đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển đa dạng dịch
vụ du lịch sinh thái rừng.


Phú n cịn có lợi thế cạnh tranh trong sản xuất, kinh doanh vật liệu
xây dựng, với nguồn khoáng sản phong phú với nhiều loại khác nhau như:
Diatomit, đá Granit, Vàng sa khống, Nhơm (Bơxít), Sắt, Fluorit, Titan…
được phân bố rải rác ở nhiều vùng của địa phương.
Với bờ biểndài 189 km, có nhiều vịnh, bãi, vũng, đầm phá, gành còn
mang vẻ đẹp hoang sơ tạo nên những cảnh quan sinh thái phong phú, đa dạng
là tiềm năng rất lớn cho du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái.
Bên cạnh đó, Phú Yên có nhiều vùng bãi triều nước lợ, cửa sông, đầm phá,
vịnh rất thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản xuất khẩu. Đây là tiềm
năng, lợi thế để Phú Yên phát triển kinh tế biển.
Kết cấu hạ tầng
Phú Yên có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam chạy qua, quốc lộ 25
nối tỉnh Gia Lai, quốc lộ 29 nối tỉnh Đắk Lắk, phía Nam có cảng biển Vũng
Rơ, sân bay Tuy Hịa. Các tuyến giao thơng Bắc Nam, Đơng Tây, cảng biển,
sân bay có tác động lớn đến q trình phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện

cho hợp tác, trao đổi kinh tế, văn hóa giữa Phú Yên với các tỉnh thành trong
vùng, cả nước và quốc tế.
Mặc khác Phú Yên nằm trong vùng ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng
điểm miền trung, trong các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, Phú Yên là nơi có
điều kiện thuận lợi nhất trong việc xây dựng tuyến đường sắt lên Tây Nguyên.
Đây là một trong những điều kiện thuận lợi đưa Phú Yên trở thành đầu mối
giao lưu kinh tế Bắc Nam và Đông Tây; cụ thể: Giao thông đường bộ, có
mạng lưới giao thơng rộng khắp, gồm Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1D, Quốc lộ 25,
Quốc lộ 29 và các tuyển tỉnh lộ nối vùng đồng bằng với vùng miền núi. Có
trục giao thơng phía Tây nối 03 huyện miền núi Phú Yên với huyện Vân Canh
(tỉnh Bình Định) và huyện Ma D'răk (tỉnh Đắk Lắk); có trục giao thông ven
biển nằm trong tuyến đường bộ ven biển Việt Nam nối các huyện vùng biển
và ven biển; Giao thơng đường sắt, có tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua với
chiều dài đoạn tuyến là 117 km, có 2 ga chính là Tuy Hịa và Đơng Tác, trong


tương lai khi tuyến đường sắt lên Tây Nguyên được hình thành mở ra triển
vọng hợp tác, giao thương hàng hóa giữa Phú n và các tỉnh Tây Ngun;
Hàng khơng, Phú n có sân bay Tuy Hịa cách thành phố Tuy Hịa 5km về
phía Đơng Nam, diện tích sân bay: 700ha, hiện đang nâng cấp cảng hàng
khơng Tuy Hịa theo tiêu chuẩn 4C; Cảng Vũng Rô, Vũng Rô là cảng biển
nước sâu có thể đón nhận tàu trọng tải 30 nghìn DWT.
Tiềm năng du lịch
Phú n có nền văn hóa truyền thống đầy bản sắc được kế thừa và
không ngừng phát triển làm phong phú và đa dạng đời sống tinh thần của 31
dân tộc anh em trong Tỉnh. Phú n cịn là một vùng đất có bề dày lịch sử và
chiều sâu văn hóa, nét đặc sắc của văn hóa Phú n là sự đan xen, giao thoa
và hịa hợp của nền văn hóa Việt-Chăm như Tháp Nhạn, Thành Hồ và đặc
biệt là nền Văn hóa Đá, với các di tích danh thắng quốc gia Chùa Đá Trắng,
núi Đá Bia gắn liền với huyền thoại Vua Lê Thánh Tông một thời mở cõi, đặc

biệt là bộ kèn đá có niên đại cách ngày nay khoảng 2.000 năm.
Nhiều di tích Lịch sử - Cách mạng - Văn hóa và danh lam thắng cảnh ở
Phú Yên như: Nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên ở Phú Yên; Hội trường
Mùa Xuân, nhà thờ Bác Hồ. Vụ thảm sát Ngân Sơn - Chí Thạnh; chiến thắng
đường Năm, Tàu Khơng số Vũng Rơ; mộ và đền thờ Lê Thành Phương,
Lương Văn Chánh; Mũi Điện, Tháp Nhạn; đầm Ô Loan; gành Đá Dĩa, chùa
Đá trắng đã được Nhà nước công nhận và xếp hạng là các di tích lịch sử cách mạng - văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.
Phú Yên có nhiều lễ, hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân
tộc. Nhiều hoạt động văn hóa đã trở thành truyền thống như: lễ hội Lương
Văn Chánh, lễ hội Lê Thành Phương, hội thơ Nguyên Tiêu, hội đua thuyền
đầm Ô Loan, hội đua thuyền sông Chùa, v.v
Tiềm năng phát triển du lịch của Phú Yên rất đa dạng. Khả năng khai
thác để phát triển du lịch: Ở khu vực Đông Bắc phát triển du lịch biển, nghỉ
dưỡng kết hợp với tham quan thắng cảnh. Ở khu vực Đông Nam có điều kiện


thuận lợi để phát triển du lịch thể thao, vui chơi giải trí cao cấp kết hợp với du
lịch sinh thái và tham quan thắng cảnh. Ở khu vực phía Tây là khu bảo tồn
thiên nhiên Krông Trai, là nơi phát triển du lịch sinh thái kết hợp với du lịch
tham quan các làng bản dân tộc, các cơng trình thuỷ điện, thủy lợi...
Với những đặc điểm, tiềm năng, lợi thế như vậy, Phú Yên hội tụ đầy đủ điều
kiện để phát triển kinh tế - xã hội với thế mạnh của từng vùng.
3.2. Những kết quả đạt được và hạn chế trong hoạt động thông tin đối
ngoại tỉnh Phú Yên.
3.2.1. Những kết quả đạt được
Thời gian qua, công tác thông tin đối ngoại đã được các cấp, ngành của
tỉnh triển khai nghiêm túc, thường xuyên, chủ động, toàn diện, đồng bộ, có
trọng tâm, trọng điểm theo đúng chỉ đạo, định hướng của Trung ương gắn với
nhiệm vụ công tác hàng năm của địa phương, đơn vị. Tỉnh đã tập trung thực
hiện có hiệu quả cơng tác tun truyền, quảng bá hình ảnh quê hương, con

người, tiềm năng, thế mạnh, đặc sản, các danh lam thắng cảnh… của địa
phương.
Hoạt động của Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại được củng cố,
kiện tồn và nâng cao hiệu quả. Cơng tác tuyên truyền được thực hiện bằng
nhiều hình thức phù hợp với mọi đối tượng. Các ngành của tỉnh phối hợp tổ
chức nhiều cuộc thi tìm hiểu pháp luật về biển, đảo; tổ chức tập huấn, tuyên
truyền cho các chủ tàu cá, thuyền trưởng, ngư dân về khai thác thủy sản
khơng vi phạm vùng biển nước ngồi và các nội dung mới trong Luật Thủy
sản năm 2017… Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế biển và bảo vệ
vững chắc an ninh biên giới, chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Để công tác thông tin đối ngoại thiết thực, hiệu quả hơn nữa trong thời
gian tới, tỉnh đề xuất Trung ương: Tăng cường mở các hội nghị tập huấn về
công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển, đảo và công tác đấu tranh
phản bác các thơng tin sai trái, luận điệu xun tạc, phịng, chống âm mưu,


hoạt động “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch cho đội ngũ cán bộ
làm công tác tuyên truyền các cấp, nhất là cho đội ngũ phóng viên các cơ
quan báo chí; chủ động, kịp thời cung cấp tài liệu, định hướng nội dung công
tác thông tin đối ngoại.
3.2.2. Mặt hạn chế
Một là, hạn chế của thiên tai. Hằng năm đến mùa mưa là địa bàn tỉnh
Phú Yên thường xuyên bị lũ lụt và bão quét ở một vài huyện. Điều này không
chỉ ảnh hưởng trực tiếp đên cuộc sống của người dân mà còn ảnh hưởng đến
hoạt động thông tin đối ngoại. Đầu tiên là ảnh hưởng đến việc truyền tải
thông tin đên người dân do điều kiện thời tiết, hai là gây tổn hại về cơ sở vật
chất như gãy đổ các trụ phát thanh và nhiều cơ sở hạ tầng khác.
Hai là, hoạt động thông tin đối ngoại cịn những hạn chế như: Tính chủ
động trong hoạt động thông tin đối ngoại của một số thành viên chưa cao.
Công tác tuyên truyền, giới thiệu quảng bá hình ảnh miền đất, con người, tiềm

năng, thế mạnh của tỉnh tuy có sự đổi mới song nội dung, hình thức chưa thực
sự phong phú, thiếu tính hấp dẫn. Chất lượng nắm bắt, dự báo tình hình, chủ
động định hướng dư luận trước những vấn đề phức tạp, nhạy cảm; tính chủ
động đấu tranh phản bác các thơng tin xấu, độc, xuyên tạc của các thế lực thù
địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, nhất là trên khơng gian mạng có nội
dung, có thời điểm chưa kịp thời, hiệu quả cịn hạn chế.
Chính vì vậy, những hạn chế trên đã đặt ra những thách thức cho hoạt
động thông tin đối ngoại tỉnh Phú Yên làm sao có thể phát huy được hết chức
năng, nhiệm vụ của mình, mang lại hiệu quả tuyên truyền cao nhất tại địa bàn
huyện Na Hang.



CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TỈNH PHÚ YÊN HIỆN NAY
1. Phương hướng, nhiệm vụ nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông
đối ngoại tỉnh Phú Yên hiện nay
Nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước và
nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh nhằm thông
tin về chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội, chính sách thu hút đầu
tư của tỉnh đến các tổ chức, cá nhân trong và ngồi tỉnh; quảng bá hình ảnh
của địa phương, con người, lịch sử văn hóa, những chính sách, tiềm năng, thế
mạnh, kêu gọi đầu tư nước ngoài và kiều bào ta ở nước ngồi về tỉnh; thơng
tin tình hình thế giới đến với nhân dân trong tỉnh.
Đồng thời, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, địa phương và
nhân dân trong tỉnh về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước về công tác thông tin đối ngoại trong thời kỳ hội nhập. Cũng
như mở rộng và đa dạng hóa các hoạt động thơng tin đối ngoại nhằm thông
tin về chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội, chính sách thu hút đầu

tư của tỉnh đến các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh; quảng bá hình ảnh
của địa phương, con người, lịch sử văn hóa, những chính sách, tiềm năng, thế
mạnh, kêu gọi đầu tư nước ngoài và kiều bào ta ở nước ngồi về tỉnh; thơng
tin tình hình thế giới đến với nhân dân trong tỉnh.
Theo đó, nội dung triển khai thực hiện gồm: Xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật và văn bản chỉ đạo điều hành hoạt động thông tin đối ngoại;
cung cấp thơng tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; hoạt động
đối ngoại của lãnh đạo tỉnh cho các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh, các nhà
đầu tư trong và ngoài nước; bố trí nhân sự phụ trách cơng tác thơng tin đối
ngoại; tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ; các hoạt động thông tin tuyên truyền, tổ


chức và tham gia các hoạt động xúc tiến đầu tư, hội nghị, hội thảo, thương
mại, du lịch, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao.
UBND tỉnh yêu cầu đảm bảo sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, giám sát của
HĐND tỉnh và sự quản lý điều hành thống nhất của UBND tỉnh; sự phân
công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Trung ương và địa phương, các sở,
ban, ngành và các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh về công tác đối
ngoại. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị nhằm thực hiện
có hiệu quả hoạt động thông tin đối ngoại của tỉnh Phú n trong tình hình
mới. Hoạt động thơng tin đối ngoại phải gắn kết chặt chẽ với thơng tin đối nội
có sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, địa phương trong tỉnh.
Đồng thời, công tác thông tin đối ngoại được triển khai chủ động, tồn
diện, thường xun, có trọng tâm, trọng điểm; mở rộng và đa dạng hóa các
hoạt động thơng tin đối ngoại, góp phần thúc đẩy chương trình hoạt động,
giao lưu, quảng bá, hợp tác với các địa phương trong và ngoài nước trên các
lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng và an ninh trên địa
bàn tỉnh; gắn với nhiệm vụ công tác hàng năm của các cơ quan, đơn vị.
Chủ động phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Ngoại giao, các
cơ quan báo chí, truyền thơng trong tỉnh, trong nước, nước ngoài và các cơ quan

liên quan để cập nhật các thơng tin đối ngoại chính xác, kịp thời nhằm đấu tranh,
phản bác, chống lại các thông tin xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù
địch. Chấp hành nghiêm túc chế độ bảo mật thông tin, bảo vệ bí mật Nhà
nước trong hoạt động thơng tin đối ngoại theo các quy định hiện hành.
Với yêu cầu đất nước đặt ra trong thời đại đổi mới và phát triển, phải có
những định hướng đúng đăn để các hoạt động thông tin đối ngoại trở thành
một kênh thông tin kết nối Đảng, Nhà nước và quần chúng nhân dân, thức
hiện tốt công tác tuyên truyền để tạo nên một sức mạnh của dân tộc kết hợp
cùng sức mạnh thời đại để đưa đất nước phát triển giàu mạnh hơn.



×