TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ
***
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
2010 - 2015
Sinh viên thực hiện : Lê Thùy Liên
Lớp : Anh 6
Khóa : 45
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Lệ Hằng
Hà Nội, tháng 5 năm 2010
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 4
I. Vài nét về thị trƣờng chứng khoán 4
1. Nguồn gốc hình thành của thị trƣờng chứng khoán 4
2. Các chủ thể tham gia thị trƣờng chứng khoán 6
2.1. Tổ chức phát hành 6
2.2. Nhà đầu tƣ 7
2.3. Công ty chứng khoán 7
2.4. Cơ quan quản lý nhà nƣớc về chứng khoán và thị trƣờng chứng
khoán 8
2.5. Các chủ thể khác trên thị trƣờng 8
3. Hàng hóa trên thị trƣờng chứng khoán 9
3.1. Cổ phiếu (Stock) 9
3.2. Trái phiếu (Bond) 10
3.3. Chứng khoán có thể chuyển đổi (Convertable securities) 12
3.4. Chứng khoán phái sinh (Derivatives) 12
4. Cấu trúc và phân loại cơ bản thị trƣờng chứng khoán 14
4.1. Căn cứ vào tính chất luân chuyển các nguồn vốn 14
4.2. Căn cứ vào tính chất tổ chức hoạt động 15
4.3. Căn cứ vào đối tƣợng giao dịch trên thị trƣờng 15
4.4. Căn cứ vào phƣơng thức giao dịch 16
II. Khái quát chung về công ty chứng khoán 16
1. Định nghĩa và các nghiệp vụ cơ bản của công ty chứng khoán 16
2. Mô hình hoạt động của các công ty chứng khoán trên thị trƣờng 17
2.1. Công ty chuyên doanh chứng khoán 17
2.2. Công ty đa năng kinh doanh tiền tệ và chứng khoán 17
3. Cơ cấu tổ chức của các công ty chứng khoán 19
4.Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của công ty chứng
khoán 20
4.1. Nhóm nhân tố khách quan 20
4.1.1. Môi trường kinh tế 20
4.1.2. Môi trường chính trị pháp luật 20
4.1.3. Môi trường công nghệ 21
4.1.4. Môi trường đặc thù 21
4.2. Nhóm nhân tố chủ quan 22
4.2.1. Tiềm lực tài chính 22
4.2.2. Uy tín hoạt động 23
4.2.3. Năng lực quản trị kinh doanh 23
4.2.4. Chất lượng nguồn nhân lực 24
III. Vai trò của các công ty chứng khoán đối với thị trƣờng chứng
khoán 25
1. Vai trò làm cầu nối giữa cung – cầu chứng khoán 25
2. Vai trò góp phần điều tiết và bình ổn giá trên thị trƣờng 25
3. Vai trò cung cấp các dịch vụ cho thị trƣờng chứng khoán 26
CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM HIỆN NAY 28
I. Sự ra đời và phát triển của các công ty chứng khoán Việt Nam 28
II. Thực trạng hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán 30
1. Kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán Việt Nam
giai đoạn 2006-2009 30
1.1. Kết quả hoạt động môi giới 30
1.2. Kết quả hoạt động tự doanh 35
1.3. Kết quả hoạt động tƣ vấn 39
1.3.1. Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán 39
1.3.2. Hoạt động tư vấn bán đấu giá cổ phần 39
1.3.3. Hoạt động tư vấn cổ phần hoá, bảo lãnh phát hành cổ phiếu
40
1.3.4. Hoạt động tư vấn niêm yết 41
1.3.5. Hoạt động tư vấn mua bán sáp nhập, mua bán cổ phiếu
doanh nghiệp 41
1.4. Kết quả hoạt động bảo lãnh phát hành 43
2. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán Việt Nam
qua hệ thống các chỉ tiêu 45
2.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hoạt động chung 45
2.1.1. Chỉ tiêu đánh giá sự thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu 45
2.1.2. Chỉ tiêu về số trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán 46
2.1.3. Chỉ tiêu về thay đổi doanh thu 47
2.1.4. Chỉ tiêu tỷ lệ chi phí trong hoạt động kinh doanh 49
2.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về tính sinh lời 52
2.2.1. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 52
2.2.2. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) 54
2.2.3. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ (EPS) 55
2.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về tính thanh khoản . 56
2.3.1. Chỉ tiêu công nợ trên tài sản có tính thanh khoản 56
2.3.2. Chỉ tiêu nợ trong giao dịch chứng khoán trên nguồn vốn. 57
III. Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của các công ty chứng
khoán Việt Nam giai đoạn 2006-2009 59
1. Kết quả đạt đƣợc 59
2. Hạn chế 60
2.1. Hạn chế về kinh nghiệm và kĩ năng quản trị 60
2.2. Hạn chế về năng lực tài chính 61
2.3. Hạn chế về cơ sở vật chất 61
3. Nguyên nhân gây ra hạn chế 62
3.1. Mất cân đối trong cơ cấu doanh thu 62
3.2. Coi nhẹ quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ 64
3.3. Năng lực phân tích thị trƣờng và dự báo kém 65
3.4. Môi trƣờng pháp lý cho sự phát triển của công ty chứng
khoán chƣa hoàn thiện 65
3.5. Các nguyên nhân khác 66
3.5.1. Về bản thân thị trường chứng khoán 66
3.5.2. Về các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán 66
CHƢƠNG III. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 68
I. Định hƣớng và mục tiêu cơ bản phát triển thị trƣờng chứng khoán
Việt Nam đến 2015 68
1. Mục tiêu tổng quát 68
2. Mục tiêu cụ thể 68
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty
chứng khoán trong thời gian tới 69
1. Nhóm giải pháp vi mô (thuộc bản thân các doanh nghiệp) 69
1.1. Xây dựng cơ cấu doanh thu phù hợp với tình hình thị trƣờng 69
1.2. Tăng cƣờng năng lực tài chính 71
1.3. Nâng cao hiệu quản công tác quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ 72
1.4. Đổi mới công nghệ thông tin 73
1.5. Thiết kế sản phẩm mới phù hợp 73
1.6. Xây dựng hệ thống phân tích và dự báo chuyên nghiệp. 75
2. Nhóm giải pháp vĩ mô (thuộc về phía chính phủ) 77
2.1. Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của các công ty chứng
khoán 77
2.2. Giám sát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn tài chính của các Công ty chứng
khoán 78
2.3. Hoàn chỉnh cấu trúc của thị trƣờng chứng khoán 78
2.4. Tiếp tục thực hiện các biện pháp để tăng cung chứng khoán trên
thị trƣờng 79
2.5. Thực hiện mạnh mẽ các giải pháp để kích cầu chứng khoán có
hiệu quả 80
2.6. Phát triển các sản phẩm dịch vụ mới cho thị trƣờng 80
2.7. Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trƣờng 81
2.8.Chuyển đổi mô hình kinh doanh của các trung tâm giao dịch
chứng khoán và trung tâm lƣu ký chứng khoán. 82
2.9.Nâng cao trình độ hiểu biết của công chứng đầu tƣ, khuyến khích
và có chế tài minh bạch hóa. 83
KẾT LUẬN 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Thị phần môi giới năm 2009 tại SGDCK TP. HCM 31
Bảng 2: Doanh thu hoạt động môi giới của một số công ty chứng khoán giai
đoạn 2006-2009 34
Bảng 3: Doanh thu tự doanh của một số công ty chứng khoán giai đoạn 2006-
2009 35
Bảng 4: Doanh thu hoạt động tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán của một số công ty
chứng khoán năm 2007-2009 39
Bảng 5: Thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu một số công ty chứng khoán năm
2008-2009 46
Bảng 6: Trích lập dự phòng một số công ty chứng khoán năm 2008- 2009 . 46
Bảng 7: Doanh thu các công ty chứng khoán năm 2008-2009 48
Bảng 8: Doanh thu từ các nghiệp vụ của các công ty chứng khoán năm 2009
49
Bảng 9: Chi phí hoạt động các công ty chứng khoán năm 2008-2009 51
Bảng 10: Lợi nhuận sau thuế trên doanh thu các công ty chứng khoán năm
2008- 2009 53
Bảng 11: Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu của một số công ty chứng
khoán năm 2008-2009 54
Bảng 12 : Lợi nhuận sau thuế trên vốn điều lệ các công ty chứng khoán năm
2008- 2009 56
Bảng 13: Công nợ trên tài sản thanh khoản các công ty chứng khoán năm
2008-2009 57
Bảng 14: Các khoản phải thu trên nguồn vốn các công ty chứng khoán năm
2008-2009 58
Bảng 15: Cơ cấu doanh thu một số công ty chứng khoán 2008-2009 63
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu 1. Cơ cấu hoạt động kinh doanh công ty chứng khoán 19
Biểu 2. Thị phần môi giới 2006-2007 28
Biểu 3. Giá trị giao dịch trung bình một ngày trên 2 sàn HOSE và HaSTC
năm 2008 29
Biểu 4. Doanh thu hoạt động tự doanh của một số công ty chứng khoán giai
đoạn 2004 - 2007 37
Biểu 5. Cơ cấu danh mục đầu tƣ 2008 của BVSC 38
Biểu 6. Cơ cấu danh mục đầu tƣ 2008 của SSI 38
Biểu 7. Số vụ mua bán sáp nhập năm 2007 theo ngành 42
Biểu 8. Giá trị bảo lãnh phát hành của các công ty chứng khoán năm 2007 44
Biểu 9. Chi phí hoạt động các công ty chứng khoán năm 2007-2008 50
Biểu 10. Lợi nhuận sau thuế các công ty chứng khoán năm 2007-2008 52
Biểu 11. EPS các công ty chứng khoán 2007-2008 55
Biểu 12. Cơ cấu phòng phân tích dự báo của công ty chứng khoán 65
Biểu 13. Cơ cấu phân bổ các nghiệp vụ 69
Biểu 14. Mối quan hệ của sản phẩm phân tích đối với các hoạt động kinh
doanh của công ty chứng khoán 76
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
Từ viết tắt
Nguyên văn
1.
ACBS
Công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán Ngân hàng
thƣơng mại cổ phần Á Châu
2.
ACL
Mã chứng khoán của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thuỷ
sản Cửu Long An Giang
3.
ANV
Mã chứng khoán của công ty cổ phần Nam Việt
4.
BSC
Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt
Nam
5.
BTC
Bộ tài chính
6.
BVSC
Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt
7.
C92
Mã chứng khoán của công ty cổ phần Xây dựng và Đầu tƣ
492
8.
CK
Chứng khoán
9.
CP
Cổ phần
10.
CSH
Chủ sở hữu
11.
CTCK
Công ty chứng khoán
12.
DPM
Mã chứng khoán của Tổng công ty cổ phần Phân bón và Hoá
chất Dầu khí
13.
DPR
Mã chứng khoán công ty cổ phần Cao su Đồng Phú
14.
DT
Doanh thu
15.
EPS
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu
16.
FPTS
Công ty cổ phần Chứng khoán FPT
17.
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
18.
GTA
Mã chứng khoán của công ty cổ phần Chế biến Gỗ Thuận An
19.
HASTC
Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội
20.
HBBS
Công ty trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán Ngân hàng
thƣơng mại cổ phần Nhà Hà Nội
21.
HĐ
Hoạt động
22.
HOSE
Sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh
23.
HPC
Công ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng
24.
HPG
Mã chứng khoán của công ty cổ phần Tập đoàn Hoà Phát
25.
HSC
Công ty cổ phần chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
26.
HT1
Mã chứng khoán của công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1
27.
IPO
Phát hành lần đầu ra công chúng
28.
IT
Công nghệ thông tin
29.
KBC
Mã chứng khoán của công ty cổ phần phát triển Đô thị Kinh
Bắc
30.
KCN
Khu công nghiệp
31.
KEVS
Công ty cổ phần chứng khoán KimEng Việt Nam
32.
KLS
Công ty chứng khoán Kim Long
33.
LNST
Lợi nhuận sau thuế
34.
M&A
Mua bán và sáp nhập
35.
NĐ
Nghị định
36.
NHNN
Ngân hàng Nhà nƣớc
37.
NHTM
Ngân hàng Thƣơng mại
38.
NHTMCP
Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần
39.
OTC
Thị trƣờng chứng khoán phi tập trung
40.
PPC
Mã chứng khoán của công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại
41.
PVD
Ma chứng khoán của công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ
Khoan Dầu khí
42.
PVI
Mã chứng khoán của công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt
Nam
43.
PVS
Mã chứng khoán của Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật
Dầu khí
44.
PVT
Mã chứng khoán của Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí
45.
QĐ
Quyết định
46.
RIC
Mã chứng khoán của công ty cổ phần Quốc tế Hoàng Gia
47.
ROA
Hệ số thu nhập trên tài sản
48.
ROE
Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần
49.
SATRA
Tổng công ty Thƣơng mại Sài Gòn
50.
SBS
Công ty chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thƣơng Tín
51.
SGDCK
Sở giao dịch chứng khoán
52.
SSI
Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn
53.
TNC
Mã chứng khoán của công ty cổ phần Cao su Thống nhất
54.
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
55.
TPCP
Trái phiếu chính phủ
56.
TRC
Mã chứng khoán của công ty cổ phần Cao su Tây Ninh
57.
TPDN
Trái phiếu doanh nghiệp
58.
TSC
Mã chứng khoán của công ty cổ phần kỹ thuật nông nghiệp
Cần Thơ
59.
TTCK
Thị trƣờng chứng khoán
60.
TTGDCK
Trung tâm giao dịch chứng khoán
61.
UBCKNN
Uỷ ban chứng khoán Nhà nƣớc
62.
VCBS
Công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán Ngân hàng
thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam
63.
VFM
Công ty cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tƣ chứng khoán
64.
VIC
Mã chứng khoán của công ty cổ phần Vincom
65.
VIS
Công ty cổ phần chứng khoán Quốc tế Việt Nam
66.
VNIndex
Chỉ số chứng khoán Việt Nam
67.
VPBS
Công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán Ngân hàng ngoài
quốc doanh
68.
VTO
Mã chứng khoán của công ty cổ phần Vận tải xăng dầu
VITACO
69.
WTO
Tổ chức thƣơng mại Thế giới
70.
XNK
Xuất nhập khẩu
71.
YTM
Lợi suất đầu tƣ
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đƣợc thành lập vào tháng 7/2000, cho đến nay thị trƣờng chứng khoán
(TTCK) Việt Nam trải qua gần 10 năm hoạt động với các giai đoạn thăng trầm, từ
lúc phát triển quá nóng sang tới giai đoạn suy thoái và hiện nay đang ở giai đoạn
khởi sắc với những bƣớc phát triển khá mạnh cả về chất và lƣợng. Sự phát triển của
thị trƣờng chứng khoán trong những năm vừa qua có thể chƣa thuyết phục đƣợc sự
mong đợi của thị trƣờng, nhƣng phải thừa nhận rằng với những kết quả đạt đƣợc, đó
là sự cố gắng, nỗ lực lớn của các chủ thể tham gia trên thị trƣờng cũng nhƣ cấp,
ngành quản lý. Nhìn một cách tổng quát thị trƣờng chứng khoán Việt Nam thời gian
qua đã đạt đƣợc những thành công đáng kể. Quy mô của thị trƣờng không ngừng
đƣợc mở rộng với tốc độ nhanh hơn, mạnh mẽ hơn đã làm xuất hiện hàng loạt các
công ty chứng khoán. Là thành viên của thị trƣờng, các công ty chứng khoán đã
đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của hai Trung tâm giao dịch chứng khoán
nói riêng và thị trƣờng chứng khoán Việt Nam nói chung.
Hiện nay, với sự ra đời và đi vào hoạt động của 105 công ty chứng khoán đã
mang lại cho thị trƣờng những bƣớc phát triển mới, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu
phát triển của thị trƣờng nhƣng đồng thời cũng tạo ra áp lực cạnh tranh gay gắt giữa
các công ty chứng khoán. Hơn thế nữa, năm 2007 Việt Nam đã chính thức trở thành
thành viên của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO). Điều này đã mở ra nhiều cơ
hội cũng nhƣ thách thức to lớn về cạnh tranh và hội nhập đối với các doanh nghiệp
Việt Nam nói chung và các công ty chứng khoán nói riêng.
Bên cạnh những bƣớc phát triển đáng ghi nhận của thị trƣờng chứng khoán
Việt Nam và các công ty chứng khoán trong thời gian vừa qua, hoạt động của các
công ty chứng khoán Việt Nam hiện nay vẫn bộc lộ nhiều hạn chế và chƣa thực sự
đem lại hiệu quả. Trong khi đó, trong môi trƣờng hội nhập, cạnh tranh gay gắt nhƣ
hiện nay để có thể tồn tại và phát triển đƣợc, các công ty chứng khoán Việt Nam
buộc phải tìm cách nâng cao hiệu quả hoạt động của mình để tự khẳng định vị thế
2
trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn bức thiết đó, em xin đƣợc lựa chọn nghiên cứu
đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán Việt Nam giai
đoạn 2010- 2015 ” cho bài khóa luận của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Năm 2008 là một năm đầy thách thức và khó khăn đối với thị trƣờng chứng
khoán thế giới nói chung và thị trƣờng Việt Nam nói riêng. Đứng trƣớc những biến
động bất lợi của thị trƣờng chứng khoán trong năm 2008, là một chủ thể trên thị
trƣờng, hoạt động của các công ty chứng khoán cũng bị ảnh hƣởng hết sức nặng nề.
Điều này chứng tỏ trƣớc các rủi ro và biến cố của thị trƣờng, các công ty chứng
khoán Việt Nam vẫn chƣa thực sự chủ động, và còn tồn tại nhiều yếu điểm. Trƣớc
thực tiễn đó, bài khoá luận của em nhằm mục đích nghiên cứu và đánh giá đúng
thực chất về hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán Việt Nam trong giai
đoạn 2007-2009. Từ đó, phát hiện những thiếu sót, tìm ra những nguyên nhân gây
hạn chế trong hoạt động của các công ty chứng khoán. Đồng thời, trong bài luận
văn của mình, em xin đƣa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả
hoạt động của các công ty chứng khoán Việt Nam trong điều kiện hội nhập.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán
Việt Nam, nên đối tƣợng nghiên cứu của bài luận văn là những vấn đề lý luận và
thực tiễn về hoạt động của các công ty chứng khoán Việt Nam trên thị trƣờng chứng
khoán.
4. Phạm vi nghiên cứu
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thị trƣờng chứng khoán trong những
năm gần đây là sự tăng vọt về số lƣợng các công ty chứng khoán có mặt trên thị
trƣờng. Từ con số 55 công ty chứng khoán vào năm 2006, số lƣợng công ty chứng
khoán tính tới quý 1 năm 2010 đã tăng gần gấp đôi lên 105 công ty. Số lƣọng công
ty chứng khoán lớn vừa là một lợi thế để nâng cao tính bao quát của vấn đề nghiên
cứu, vừa là một khó khăn khi phân tích và tổng hợp số liệu. Do những khó khăn đó,
trong bài luận văn của mình, em xin đi sâu vào việc phân tích tình hình hoạt động
3
của một số công ty chứng khoán tiêu biểu. Đó là công ty cổ phần chứng khoán Sài
Gòn (SSI), công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt (BVSC), công ty TNHH chứng
khoán Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam (VCBS), công ty cổ phần chứng khoán
TP. Hồ Chí Minh (HSC), công ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng (HASECO),
công ty cổ phần chứng khoán Kim Long (KLS).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để phục vụ cho việc tìm hiểu và làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, luận văn đƣợc
xây dựng trên cơ sở thu thập và phân tích số liệu của một số công ty chứng khoán
điển hình trên thị trƣờng. Trong đó, các phƣơng pháp nghiên cứu không thể thiếu
trong quá trình phân tích và hoàn thành đề tài là:
- Phƣơng pháp thu thập - tổng hợp số liệu;
- Phƣơng pháp so sánh;
- Phƣơng pháp liên hệ;
- Phƣơng pháp thống kê.
6. Kết cấu luận văn
Bài luận văn của em có kết cấu gồm 3 phần nhƣ sau:
Chương I. Khái quát chung về hoạt động của các công ty chứng khoán
Chương II. Thực trạng hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán Việt
Nam hiện nay
Chương III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các
công ty chứng khoán Việt Nam
Do những hạn chế về kiến thức thực tế cũng nhƣ những khó khăn trong việc
thu thập số liệu nên bài khóa luận của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em
rất mong sẽ nhận đƣợc sự chỉ bảo, đóng góp từ phía các thầy cô và các bạn để hoàn
thiện hơn nữa đề tài nghiên cứu của mình.
4
CHƢƠNG I.
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
I. Vài nét về thị trƣờng chứng khoán
1. Nguồn gốc hình thành của thị trường chứng khoán
Thị trƣờng chứng khoán ban đầu phát triển một cách tự phát và rất sơ khai,
xuất phát từ những sự cần thiết đơn lẻ của buổi ban đầu. Vào giữa thế kỷ 15, ở tại
những thành phố trung tâm buôn bán ở phƣơng Tây, các thƣơng gia thƣờng tụ tập
tại các quán cà phê để trao đổi việc mua bán các vật phẩm hàng hoá. Lúc đầu chỉ
một nhóm nhỏ, dần dần sau đó tăng dần và hình thành một khu chợ riêng. Cuối thế
kỷ 15, để thuận tiện hơn cho việc làm ăn, khu chợ trở thành “thị trƣờng” với việc họ
thống nhất các quy ƣớc và dần dần các quy ƣớc đƣợc sửa đổi hoàn chỉnh thành
những quy tắc có giá trị bắt buộc chung cho mọi thành viên tham gia “thị trƣờng”.
Phiên chợ riêng đầu tiên đƣợc diễn ra vào năm 1453 tại một lữ điếm của gia đình
Vanber ở Bruges Bỉ, tại đó có một bảng hiệu hình ba túi da với một chữ tiếng Pháp
là “Bourse” tức là “mậu dịch thị trƣờng” hay còn gọi là “Sở giao dịch”. Vào năm
1547, thành phố ở Bruges Bỉ mất đi sự phồn thịnh do eo biển Even bị cát lấp nên
mậu dịch thị trƣờng ở đây bị sụp đổ và đƣợc chuyển qua thị trấn Auvers Bỉ. Ở đây
thị trƣờng phát triển rất nhanh và giữa thế kỷ 16 một quan chức đại thần của Anh
Quốc đã đến quan sát và về thiết lập một mậu dịch thị trƣờng tại London- Anh, nơi
mà sau này đƣợc gọi là Sở giao dịch chứng khoán London. Các mậu dịch thị trƣờng
khác cũng lần lƣợt đƣợc thành lập tại Pháp, Đức và Bắc Âu. Sự phát triển của thị
trƣờng ngày càng phát triển cả về lƣợng và chất với số thành viên tham gia đông
đảo và với nhiều nội dung khác nhau. Vì vậy theo tính tất yếu, nó lại đƣợc phân ra
thành nhiều thị trƣờng khác nhau nhƣ: thị trƣờng giao dịch hàng hoá, thị trƣờng hối
đoái, thị trƣờng giao dịch các hợp đồng tƣơng lai và thị trƣờng chứng khoán…Mỗi
thị trƣờng lại có các đặc tính riêng, thuận lợi cho việc giao dịch của ngƣời tham gia
thị trƣờng đó. Quá trình các giao dịch chứng khoán diễn ra và hình thành một cách
tự phát cũng tƣơng tự nhƣ vậy ở Pháp, Hà Lan, các nƣớc Bắc Âu, các nƣớc Tây Âu
5
và Bắc Mỹ. Các phƣơng thức giao dịch ban đầu đƣợc diễn ra ngay cả khi ở ngoài
trời với những ký hiệu giao dịch bằng tay và có thƣ ký nhận lệnh của khách hàng. Ở
Mỹ cho đến năm 1921, khu chợ này đƣợc chuyển từ ngoài trời vào trong nhà, sở
giao dịch chứng khoán chính thức đƣợc thành lập.
Ngày nay, theo sự phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật, các phƣơng
thức giao dịch ở các sở giao dịch chứng khoán cũng đƣợc cải tiến dần theo tốc độ
và khối lƣợng yêu cầu nhằm đem lại hiệu quả và chất lƣợng cho giao dịch. Các sở
giao dịch đã dần dần sử dụng máy vi tính để truyền các lệnh đặt hàng và chuyển dần
từ giao dịch thủ công kết hợp với máy vi tính sang sử dụng hoàn toàn hệ thống giao
dịch điện tử thay cho thủ công trƣớc kia.
Lịch sử phát triển các thị trƣờng chứng khoán thế giới trải qua một lịch sử phát
triển thăng trầm. Vào những năm 1875-1913, thị trƣờng chứng khoán thế giới phát
triển huy hoàng cùng với sự tăng trƣởng của nền kinh tế thế giới. Nhƣng sau đó,
mốc khủng hoảng đầu tiên của thị trƣờng chứng khoán đƣợc đánh dấu bằng “ngày
thứ năm đen tối ” tức ngày 29/10/1929. Ngày này đã làm cho thị trƣờng chứng
khoán Tây, Bắc Âu và Nhật Bản khủng hoảng mất lòng tin. Cho tới chiến tranh thế
giới thứ 2 kết thúc, các thị trƣờng chứng khoán mới hồi phục dần và phát triển
mạnh. Năm 1987, một lần nữa thị trƣờng chứng khoán thế giới lại điên đảo với
“ngày thứ hai đen tối” do hệ thống thanh toán kém cỏi đã không đảm đƣơng đƣợc
yêu cầu của giao dịch. Giá chứng khoán sụt giảm ghê gớm, công chúng đầu tƣ mất
lòng tin và một loạt các phản ứng dây chuyền khác đã chứng minh hậu quả của cuộc
khủng hoảng lần này còn nặng nề hơn cuộc khủng hoảng năm 1929. Theo quy luật
tự nhiên, sau gần hai năm mất lòng tin, thị trƣờng chứng khoán thế giới lại đi vào
giai đoạn ổn định và phát triển cho đến ngày nay. Cứ mỗi lần khủng hoảng nhƣ vậy,
giá chứng khoán của tất cả các thị trƣờng chứng khoán trên thế giới đều sụt giảm
trầm trọng. Tuy ở mỗi khu vực và mỗi nƣớc mức độ ảnh hƣởng là khác nhau, song
tất cả các cuộc khủng hoảng đều gây ra sự ngừng trệ cho thị trƣờng chứng khoán
toàn cầu và tất nhiên ảnh hƣởng trực tiếp tới nền kinh tế mỗi nƣớc. Cho đến nay,
trên thế giới đã có khoảng trên 160 sở giao dịch chứng khoán, phân tán khắp các
châu lục bao gồm cả các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á và các nƣớc ở khu vực
6
Đông Âu nhƣ Balan, Hunggari, Séc, Nga… và các nƣớc Châu Á khác nhƣ Trung
Quốc vào những năm 1980 - đầu năm 1990.
Lịch sử hình thành và phát triển của thị trƣờng chứng khoán trên thế giới cho
thấy thời gian đầu, thị trƣờng hình thành một cách tự phát, đối tƣợng tham gia chủ
yếu là các nhà đầu cơ, dần dần về sau mới có sự tham gia ngày càng đông đảo của
công chúng. Khi thị trƣờng bắt đầu xuất hiện sự trục trặc và bất ổn, chính phủ buộc
phải can thiệp bằng cách thành lập các cơ quan quản lý nhằm bảo vệ quyền lợi của
công chúng đầu tƣ và sau đó dần dần hệ thống pháp lý cũng bắt đầu đƣợc ban hành.
Kinh nghiệm đối với những thị trƣờng mới hình thành về sau này cho thấy, thị
trƣờng sau khi thiết lập chỉ có thể hoạt động có hiệu quả, ổn định và nhanh chóng
nếu có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt: hàng hoá, luật pháp, con ngƣời, bộ máy
quản lý và đặc biệt sự giám sát và quản lý nghiêm ngặt của Nhà nƣớc. Điển hình
nhƣ một số thị trƣờng chứng khoán có sự trục trặc ngay từ ban đầu nhƣ thị trƣờng
chứng khoán Thái Lan, Inđônêsia. Các thị trƣờng này hoạt động trì trệ trong một
thời gian dài do thiếu hàng hoá và không đƣợc quan tâm đúng mức. Thị trƣờng
chứng khoán Philippine cũng là một ví dụ tƣơng tự. Thị trƣờng này hoạt động kém
hiệu quả do thiếu sự chỉ đạo và quản lý thống nhất của sở giao dịch chứng khoán
Makita và Manila. Thị trƣờng chứng khoán Balan, Hungari cũng gặp trục trặc do
việc chỉ đạo giá cả quá cao hoặc quá thấp…
Có thể nói, thị trƣờng chứng khoán là một định chế tài chính không thể thiếu
đƣợc trong đời sống kinh tế của những nƣớc theo cơ chế thị trƣờng và nhất là những
nƣớc đang phát triển đang cần thu hút luồng vốn lớn dài hạn cho nền kinh tế quốc
dân.
2. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán
2.1. Tổ chức phát hành
Tổ chức phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trƣờng
chứng khoán. Nhà phát hành chính là ngƣời cung cấp các chứng khoán và các công
cụ thị trƣờng chứng khoán khác ra thị trƣờng. Tổ chức phát hành bao gồm:
Chính phủ và chính quyền địa phƣơng: là nhà phát hành các trái phiếu chính
phủ và trái phiếu công trình, trái phiếu chính quyền địa phƣơng.
7
Các doanh nghiệp: là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp.
Các tổ chức tài chính: là nhà phát hành các công cụ tài chính nhƣ trái phiếu,
chứng chỉ thụ hƣởng…phục vụ cho hoạt động của họ.
Để phát hành chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát hành phải thoả mãn
những điều kiện và thủ tục nhất định theo quy định của pháp luật về chứng khoán
và thị trƣờng chứng khoán.
2.2. Nhà đầu tư
Nhà đầu tƣ chứng khoán là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân
nƣớc ngoài tham gia đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán. Nhà đầu tƣ chứng khoán
có thể đồng thời mang hành vi của nhà đầu tƣ thuần tuý (mua và sở hữu chứng
khoán với kỳ vọng hƣởng lợi ích thuần tuý từ hoạt động của tổ chức phát hành), của
ngƣời buôn bán chứng khoán và của ngƣời đầu cơ. Nhà đầu tƣ chứng khoán có thể
chia thành hai nhóm chủ yếu:
Nhà đầu tƣ cá nhân: là những ngƣời có vốn nhàn rỗi hoặc tạm thời nhàn rỗi,
tham gia mua bán trên thị trƣờng chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Nhà đầu tƣ có tổ chức: là các định chế đầu tƣ thƣơng xuyên mua bán chứng
khoán với số lƣợng lớn trên thị trƣờng. Thông thƣờng đó chính là các nhà đầu tƣ
chứng khoán chuyên nghiệp. Các định chế này có thể tồn tại dƣới các hình thức chủ
yếu nhƣ sau: các quỹ đầu tƣ chứng khoán, công ty đầu tƣ, công ty bảo hiểm, quỹ
bảo hiểm, công ty tài chính, ngân hàng thƣơng mại và các công ty chứng khoán.
2.3. Công ty chứng khoán
Công ty chứng khoán là một chủ thể quan trọng trên thị trƣờng chứng khoán.
Công ty chứng khoán là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán,
có thể đảm nhận một hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ chính là môi giới chứng
khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, và tƣ vấn đầu tƣ
chứng khoán…Tuỳ theo điều kiện cụ thể, chính phủ hoặc cơ quan quản lý nhà nƣớc
về chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán có thể quy định cụ thể về quy mô vốn
điều lệ tối thiểu đối với từng nghiệp vụ.
Uỷ ban chứng khoán nhà nƣớc (UBCKNN) là cơ quan cấp giấy phép thành lập
và hoạt động cho công ty chứng khoán. Giấy phép này đồng thời là giấy chứng
8
nhận đăng ký kinh doanh. Điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động của công
ty chứng khoán bao gồm:
- Có trụ sở, có trang thiết bị, thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh chứng
khoán (đối với các nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán và tƣ vấn đầu tƣ
chứng khoán thì không phải đáp ứng điều kiện về trang thiết bị).
- Có đủ vốn pháp định theo quy định của Chính phủ.
- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các nhân viên thực hiện nghiệp vụ kinh
doanh chứng khoán phải có chứng chỉ hành nghề chứng khoán.
Luật chứng khoán (2007) đã có những quy định rất cụ thể và chặt chẽ về hoạt
động của các công ty chứng khoán. Trong đó, có một số các quy định rất đáng chú ý
nhƣ sau:
- Quản lý tách biệt chứng khoán của từng nhà đầu tƣ, tách tiền và chứng khoán
của nhà đầu tƣ với tiền và chứng khoán của công ty chứng khoán.
- Ƣu tiên thực hiện của khách hàng trƣớc lệnh của công ty chứng khoán.
- Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro, ngăn chặn những xung
đột lợi ích trong nội bộ công ty và trong giao dịch với ngƣời có liên quan…
2.4. Cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán
Hầu hết các quốc gia có thị trƣờng chứng khoán đều có cơ quan quản lý nhà
nƣớc về chứng khoán. Ở Hoa Kỳ đó là Uỷ ban chứng khoán và giao dịch chứng
khoán, ở Nhật Bản đó là Uỷ ban Giám sát chứng khoán và giao dịch chứng khoán, ở
Anh đó là Uỷ ban Đầu tƣ Chứng khoán và ở Việt Nam đó là Uỷ ban chứng khoán
Nhà nƣớc.
2.5. Các chủ thể khác trên thị trường
Ngoài tổ chức phát hành, công chứng đầu tƣ, công ty chứng khoán và cơ quan
quản lý Nhà nƣớc về thị trƣờng chứng khoán thì thị trƣờng chứng khoán còn chịu
sự điều chỉnh của một số chủ thể khác. Các chủ thể đó là: ngân hàng thƣơng mại,
công ty cho thuê tài chính, hiệp hội kinh doanh chứng khoán, tổ chức lƣu ký và
thanh toán bù trừ, và công ty đánh giá sự tín nhiệm.
Đầu tiên là ngân hàng thƣơng mại. Ngân hàng thƣơng mại có thể tham gia thị
trƣờng chứng khoán với nhiều tƣ cách khác nhau nhƣ là chủ thể cho vay trên thị
9
trƣờng thế chấp, ngƣời phát hành trên thị trƣờng chứng khoán, nhà đầu tƣ, ngân
hàng chỉ định thanh toán, ngân hàng giám sát.
Thứ hai là công ty cho thuê tài chính. Công ty cho thuê tài chính là một loại
hình công ty tài chính hoạt động chủ yếu là cho thuê tài sản, thiết bị và các động sản
khác. Hoạt động của công ty này thực chất cũng là một hình thức tài trợ vốn trung
và dài hạn cho doanh nghiệp.
Tiếp theo là hiệp hội kinh doanh chứng khoán. Đây là tổ chức của các nhà
kinh doanh chứng khoán, các công ty chứng khoán nhằm bảo vệ lợi ích chung của
giới kinh doanh chứng khoán. Hiệp hội kinh doanh chứng khoán là tổ chức tự quản.
Ngoài ra còn có tổ chức lƣu ký và thanh toán bù trừ và công ty đánh giá hệ số
tín nhiệm. Trong đó, tổ chức lƣu ký và thanh toán bù trừ là pháp nhân thành lập
hoạt động theo mô hình công ty TNHH hoặc công ty cổ phần theo quy định của
pháp luật với chức năng tổ chức và giám sát các hoạt động đăng ký, lƣu ký, bù trừ
và thanh toán chứng khoán.
Còn công ty đánh giá hệ số tín nhiệm là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh
giá năng lực thanh toán các khoản vốn gốc và lãi đúng thời hạn và theo những điều
khoản đã cam kết của công ty phát hành đối với một đợt phát hành cụ thể. Mỗi công
ty đánh giá hệ số tín nhiệm có hệ thống thang điểm riêng cho đánh giá của mình.
3. Hàng hóa trên thị trường chứng khoán
3.1. Cổ phiếu (Stock)
Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và ích lợi hợp pháp của cổ đông
đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. Khi một công ty phát hành cổ
phiếu nhằm huy động vốn, thì số vốn cần huy động đƣợc chia thành nhiều phần nhỏ
bằng nhau gọi là cổ phần. Ngƣời mua cổ phần gọi là cổ đông.
Cổ phiếu là một loại chứng khoán vốn góp. Cổ đông chính là chủ sở hữu đơn
vị phát hành tƣơng ứng với tỷ phần vốn góp tại công ty. Thời gian đáo hạn của cổ
phiếu dài bằng thời gian tồn tại của công ty cổ phần. Quyền và lợi ích hợp pháp của
cổ đông chính là quyền và lợi ích của ngƣời sở hữu vốn. Quyền và lợi ích của cổ
đông bao gồm quyền, lợi ích vật chất và quyền và lợi ích phi vật chất. Quyền và lợi
ích vật chất bao gồm: quyền nhận cổ tức, hƣởng giá trị gia tăng vốn từ hoạt động
10
sản xuất kinh doanh của đơn vị phát hành, nhận lại phần vốn góp khi công ty chấm
dứt hoạt động, quyền chuyển nhƣợng vốn góp…Quyền và lợi ích phi vật chất bao
gồm quyền tham gia quản lý đơn vị phát hành, quyền biểu quyết, quyền mua trƣớc
cổ phiếu của đợt phát hành bổ sung cổ phiếu…Cổ phiếu bao gồm cổ phiếu phổ
thông (còn gọi là cổ phiếu thƣờng) và cổ phiếu ƣu đãi:
Cổ phiếu phổ thông là loại cổ phiếu phổ biến đƣợc phát hành nhằm xác nhận
đầy đủ các quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông tại công ty cổ phần, cổ tức của cổ
phiêu phổ thông phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị
phát hành. Một công ty cổ phần bắt buộc phải có cổ phiếu phổ thông.
Loại cổ phiếu thứ hai là cổ phiếu ƣu đãi. Cổ phiếu ƣu dãi là loại cổ phiếu xác
nhận một số quyền và lợi ích của cổ đông ở mức cao hơn so với các cổ đông phổ
thông. Tuy nhiên, họ sẽ bị hạn chế ở một số quyền và lợi ích khác. Cổ phiếu ƣu đãi
bao gồm cổ phiếu ƣu đãi cổ tức, cổ phiếu ƣu đãi biểu quyết, cổ phiếu ƣu đãi hoàn
lại.
Trong đó, cổ phiếu ƣu đãi cổ tức là cổ phiếu đƣợc trả cổ tức ở mức cao hơn so
với cổ tức của cổ phiếu phổ thông hoặc đƣợc trả với mức ổn định hàng năm.
Cổ phiếu ƣu đãi biểu quyết là cổ phiếu có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so
với cổ phiếu phổ thông. Cổ phiếu ƣu đãi chỉ phát hành cho một số đối tƣợng đặc
biệt, ngƣời nắm giữ cổ phiếu ƣu đãi không đƣợc quyền chuyển nhƣợng cho ngƣời
khác.
Cổ phiếu ƣu đãi hoàn lại là cổ phiếu đƣợc công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi
nào theo yêu cầu của ngƣời sở hữu hoặc theo các điều kiện đƣợc ghi trên cổ phiếu
của cổ phần ƣu đãi hoàn lại. Cổ đông nắm giữ cổ phiếu ƣu đãi hoàn lại không có
quyền biểu quyết, không có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông.
3.2. Trái phiếu (Bond)
Trái phiếu là công cụ nợ do các cơ quan công quyền, các công ty đang hoạt
động phát hành nhằm huy động vốn trên thị trƣờng trong đó các trái chủ đƣợc cam
kết sẽ thanh toán cả gốc lẫn lãi trong một thời hạn nhất định. Về bản chất phát hành
trái phiếu chính là một hình thức vay nợ. Ngƣời mua và sở hữu trái phiếu đƣợc gọi
là trái chủ hay chính là chủ nợ của đơn vị phát hành. Trái chủ đƣợc hƣởng các
11
quyền và lợi ích của một chủ nợ. Họ sẽ đƣợc ƣu tiên thanh toán tiền lãi và hoàn trả
tiền gốc khi đơn vị phát hành trái phiếu giải thể hoặc phá sản. Thời gian đáo hạn
của trái phiếu là hữu hạn. Chủ thể phát hành trái phiếu không chỉ là các công ty cổ
phần, mà còn có thể các loại hình doanh nghiệp khác. Ngoài ra Chính phủ trung
ƣơng và các chính quyền địa phƣơng cũng có thể phát hành trái phiếu để huy động
vốn trên thị trƣờng.
Tiền lãi trái phiếu thƣờng là ổn định so với mệnh giá. Trái phiếu đƣợc xếp là
loại chứng khoán có thu nhập ổn định. Lãi suất của các loại trái phiếu tại các thời
điểm khác nhau phụ thuộc vào cung cầu vốn trên thị trƣờng. Ngoài ra, lãi suất trái
phiếu cũng phụ thuộc vào mức độ rủi ro của mỗi nhà phát hành và của từng đợt phát
hành. Rủi ro càng lớn thì lãi suất càng cao. Cũng nhƣ vậy, thời gian đáo hạn càng
dài thì lãi suất càng cao. Trái phiếu bao gồm nhiều loại khác nhau. Tuỳ thuộc vào
từng tiêu chí phân chia sẽ có nhiều loại khác nhau:
Căn cứ vào hình thức thể hiện, trái phiếu đƣợc chia thành trái phiếu vô danh
và trái phiếu ghi danh.
Trái phiếu vô danh: là trái phiếu không mang tên trái chủ, cả trên chứng chỉ
cũng nhƣ trên sổ sách của đơn vị phát hành. Khi trái phiếu đáo hạn, ngƣời nắm giữ
nó mang chứng chỉ đến ngân hàng để nhận lại khoản cho vay.
Trái phiếu ghi danh: là loại trái phiếu có ghi tên và địa chỉ của trái chủ, trên
chứng chỉ và trên sổ của ngƣời phát hành. Trái phiếu ghi sổ hoàn toàn không có
dạng vật chất, quyền sở hữu đƣợc sở hữu đƣợc xác nhận bằng việc lƣu giữ tên và
địa chỉ của chủ sở hữu trên máy tính.
Theo chủ thể phát hành, thì trái phiếu đƣợc chia thành trái phiếu chính phủ và
trái phiếu doanh nghiệp.
Trái phiếu chính phủ: là công cụ vay nợ dài hạn do chính phủ phát hành nhằm
mục đích bù đắp thâm hụt ngân sách, tài trợ cho các công trính công ích, hoặc làm
công cụ điều tiết tiền tệ. Trái phiếu chính phủ là loại chứng khoán không có rủi ro
thanh toán và cũng là loại trái phiếu có tính thanh khoản cao. Trái phiếu chính phủ
bao gồm: trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình, trái phiếu đầu tƣ, công trái…
Trái phiếu doanh nghiệp: là các loại trái phiếu so các doanh nghiệp phát hành
12
để vay vốn dài hạn. Trái phiếu doanh nghiệp có đặc điểm là trái chủ đƣợc trả lãi
định kỳ và trả gốc khi đáo hạn, song không đƣợc tham dự vào các quyết định của
công ty. Khi công ty giải thể hoặc thanh lý, trái phiếu đƣợc ƣu tiên thanh toán trƣớc
các cổ phiếu. Trái phiếu doanh nghiệp bao gồm hai loại là trái phiếu có đảm bảo và
trái phiếu không đảm bảo (hay còn gọi là trái phiếu tín chấp).
3.3. Chứng khoán có thể chuyển đổi (Convertable securities)
Chứng khoán có thể chuyển đổi là những chứng khoán cho phép ngƣời nắm
giữ nó, tuỳ theo lựa chọn và trong những điều kiện nhất định có thể đổi nó lấy một
hoặc một số chứng khoán loại khác.
Những loại chứng khoán có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thƣờng phổ biến là:
cổ phiếu ƣu đãi chuyển đổi và trái phiếu có thể chuyển đổi. Việc phát hành chứng
khoán có thể chuyển đổi có thể do nhiều lý do. Đối với đơn vị phát hành, phát hành
chứng khoán chuyển đổi có thể do tại thời điểm phát hành chƣa thích hợp với việc
phát hành cổ phiếu phổ thông, muốn giảm chi phí phát hành hoặc cũng có thể đơn
thuần nhằm mục đích tăng thêm tính hấp dẫn cho đợt phát hành, nhất là khi thị
trƣờng trái phiếu và cổ phiếu đang xuống giá. Đối với nhà đầu tƣ, chứng khoán có
thể chuyển đổi có sức hấp dẫn nhất định ở chỗ nó có thể kết hợp đƣợc tính an toàn
của chứng khoán có thu nhập ổn định với tính có thể đầu cơ của chứng khoán có thu
nhập thay đổi. Chứng khoán có thể chuyển đổi cho phép nhà đầu tƣ đƣợc bảo hiểm
trƣớc tình trạng lạm phát.
Tuy nhiên, những lợi ích của việc thực hiện chuyển đổi tuỳ thuộc vào giá
chuyển đổi, tỷ lệ chuyển đổi, và tƣơng quan về giá giữ công cụ có thể chuyển đổi
với những công cụ mà chúng ta có thể chuyển đổi thành. Đó là những yếu tố thƣờng
không nằm trong tầm kiểm soát của nhà đầu tƣ.
3.4. Chứng khoán phái sinh (Derivatives)
Chứng khoán phái sinh là các chứng khoán đƣợc phát hành trên cơ sở các
chứng khoán đã có nhằm các mục tiêu khác nhau nhƣ phân tán rủi ro hoặc tìm kiếm
lợi nhuận. Chứng khoán phái sinh bao gồm nhiều loại nhƣ: quyền chọn (options),
giao dịch tƣơng lai (futures), quyền mua cổ phần (rights), chứng quyền (warrant)…
Quyền chọn (Options) là quyền đƣợc ghi trong hợp đồng cho phép ngƣời mua
13
lựa chọn quyền mua hoặc quyền bán một số lƣợng chứng khoán xác định trƣớc
trong khoảng thời gian nhất định với mức giá đƣợc xác định trƣớc. Quyền chọn bao
gồm quyền chọn mua (call option) và quyền chọn bán (put option).
Quyền chọn mua đƣợc thực hiện trong trƣờng hợp dự đoán giá chứng khoán
có xu hƣớng tăng. Quyền chọn bán đƣợc thực hiện trong trƣờng hợp dự đoán giá
chứng khoán có xu hƣớng giảm. Chứng khoán là đối tƣợng của giao dịch đƣợc gọi
là chứng khoán cơ sở (underlying securities). Đối với quyền chọn mua nếu giá thực
hiện thấp hơn giá hiện hành của chứng khoán cơ sở, thì quyền đó đƣợc gọi là đang
đƣợc tiền (in the money), tức là ngƣời có quyền có thể có lợi từ việc thực hiện
quyền Nếu giá thực hiện bằng với giá thị trƣờng, quyền đang ở trạng thái hoà vốn
(at the money), và nếu cao hơn, gọi là đang mất tiền (out of money). Đối với quyền
chọn bán thì ngƣợc lại, ngƣời thực hiện quyền sẽ có lợi nếu giá bán thực hiện quyền
cao hơn giá thị trƣờng của hàng hoá cơ sở và sẽ bị mất tiền nếu giá thực hiện quyền
thấp hơn giá thị trƣờng của hàng hóa cơ sở.
Cũng nhƣ các công cụ phái sinh nói chung, quyền chọn có thể sử dụng để tìm
kiếm lợi nhuận. Quyền lựa chọn cho phép nhà đầu tƣ thu đƣợc tỷ lệ % lợi tức trên
vốn đầu tƣ cao nhất.
Hợp đồng tƣơng lai (futures) là cam kết mua hoặc bán các loại chứng khoán,
nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán nhất định với một số lƣợng và mức giá
nhất định vào ngày xác định trƣớc trong tƣơng lai. Hợp đồng tƣơng lai hay còn gọi
là hợp đồng giao sau rất giống với hợp đồng kỳ hạn (forward). Tuy nhiên, hợp đồng
tƣơng lai đã đƣợc chuẩn hoá nên đã khắc phục đƣợc những nhƣợc điểm của hợp
đồng kỳ hạn, và thƣờng đƣợc xem là một cách thức tốt hơn để rào chắn rủi ro trong
kinh doanh.
Quyền mua cổ phần (right) hay còn gọi là đặc quyền ngắn hạn mua cổ phần
hoặc quyền mua trƣớc là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành kèm theo
đợt phát hành bổ sung cổ phiếu mới nhằm bảo đảm cho cổ đông hiện hữu quyền
mua cổ phiếu mới theo những điều kiện đã xác định. Quyền mua cổ phần là một
quyền chọn mua có thời hạn rất ngắn, có khi chỉ vài tuần. Quyền này phát hành khi
các công ty tăng vốn bằng cách phát hành thêm các cổ phiếu phổ thông. Quyền cho
14
phép một cổ đông mua cổ phiếu mới phát hành với mức giá đã ấn định trong một
khoảng thời gian xác định.
Chứng quyền (warrant) là loại chứng khoán đƣợc phát hành cùng với viêc phát
hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ƣu đãi, cho phép ngƣời sở hữu chứng khoán đó đƣợc
quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã đƣợc xác định
trƣớc trong một thời hạn nhất định. Chứng quyền đƣợc phát hành khi tổ chức lại các
công ty hoặc khi công ty muốn khuyến khích các nhà đầu tƣ tiềm năng mua những
trái phiếu hay cổ phiếu ƣu đãi nhƣng có những điều kiện kém thuận lợi. Để chấp
nhận những điều kiện đó, nhà đầu tƣ có đƣợc một lựa chọn đối với sự lên giá có thể
xảy ra của cổ phiếu thƣờng. Chứng quyền còn đƣợc gọi là đặc quyền dài hạn mua
cổ phần.
4. Cấu trúc và phân loại cơ bản thị trường chứng khoán
4.1. Căn cứ vào tính chất luân chuyển các nguồn vốn
Thị trƣờng chứng khoán có thể đƣợc chia thành thị trƣờng sơ cấp (primary
market) và thị trƣờng thứ cấp (secondary market).
Thị trƣờng sơ cấp là thị trƣờng mua bán các công cụ tài chính dài hạn mới
phát hành (phát hành lần đầu). Trên thị trƣờng này, vốn từ nhà đầu tƣ sẽ đƣợc
chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tƣ mua các công cụ tài chính dài
hạn phát hành. Thị trƣờng này chính là thị trƣờng phát hành. Thông qua thị trƣờng
sơ cấp, quy mô vốn của các đơn vị phát hành và của nền kinh tế sẽ gia tăng. Thị
trƣờng sơ cấp là một trong những kênh huy động vốn tài trợ hiệu quả cho các doanh
nghiệp cũng nhƣ cho toàn nền kinh tế.
Thị trƣờng thứ cấp là nơi giao dịch các công cụ tài chính dài hạn đã phát hành
trên thị trƣờng sơ cấp. Nói một cách dễ hiểu thì thị trƣờng thứ cấp chính là nơi mua
đi bán lại các chứng khoán đã phát hành. Thị trƣờng này ra đời nhằm đảm bảo tính
thanh khoản cho các công cụ tài chính dài hạn đã phát hành. Đặc điểm của thị
trƣờng này là một thị trƣờng hoạt động một cách liên tục và cạnh tranh tự do. Điểm
khác biệt lớn nhất giữa thị trƣờng sơ cấp và thị trƣờng thứ cấp đó là thị trƣờng thứ
cấp không trực tiếp làm gia tăng quy mô vốn của đơn vị phát hành và của nền kinh
tế. Xét về bản chất thì thị trƣờng thứ cấp chỉ dịch chuyển quyền sở hữu vốn giữa
15
các chủ thể tham gia thị trƣờng mà thôi. Mặc dù không trực tiếp thực hiện chức
năng huy động vốn nhƣng gián tiếp thì thị trƣờng thứ cấp có ảnh hƣởng đến khả
năng huy động vốn của thị trƣờng sơ cấp. Mối quan hệ giữa hai thị trƣờng này là
mối quan hệ tƣơng hỗ, quan hệ chặt chẽ không tách rời nhau. Hoạt động của thị
trƣờng thứ cấp mà tích cực, sôi động thì khả năng huy động vốn trên thị trƣờng sơ
cấp sẽ khả quan. Hoạt động của thị trƣờng thứ cấp mà ảm đạm, tiêu điều thì khả
năng huy động vốn mới của doanh nghiệp cũng sẽ hạn chế. Ngƣợc lại, nếu không
có thị trƣờng sơ cấp thì sẽ không có công cụ tài chính dài hạn giao dịch trên thị
trƣờng thứ cấp.
4.2. Căn cứ vào tính chất tổ chức hoạt động
Thị trƣờng chứng khoán đƣợc phân thành thị trƣờng giao dịch tập trung và thị
trƣơng giao dịch phi tập trung (thị trƣờng OTC).
Thị trƣờng giao dịch tập trung là thị trƣờng giao dịch của các chứng khoán đã
thoả mãn những tiêu chuẩn xác định và đƣợc diễn ra tại một địa điểm cụ thể với
nguyên tắc và phƣơng pháp giao dịch nhất định. Biểu hiện cụ thể của thị trƣờng
giao dịch tập trung là các Sở giao dịch.
Thị trƣờng phi tập trung là thị trƣờng giao dịch của các công cụ tài chính dài
hạn chƣa đủ điều kiện giao dịch trên thị trƣờng tập trung thông qua hệ thống điện
thoại hoặc máy tính đã nối mạng giữa các thành viên.
4.3. Căn cứ vào đối tượng giao dịch trên thị trường
Thị trƣờng chứng khoán cũng có thể đƣợc phân thành các thị trƣờng: thị
trƣờng cổ phiếu, thị trƣờng trái phiếu, thị trƣờng các công cụ chứng khoán phái
sinh, thị trƣờng tín dụng thuê mua, thị trƣờng cầm cố bất động sản.
Thị trƣờng cổ phiếu: là thị trƣờng giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu, bao
gồm cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ƣu đãi.
Thị trƣờng trái phiếu: là thị trƣờng giao dịch và mua bán các loại trái phiếu đã
đƣợc phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty, trái phiếu đầu tƣ
và trái phiếu chính phủ.
Thị trƣờng các công cụ chứng khoán phái sinh: là thị trƣờng phát hành và mua
đi bán lại các chứng từ tài chính khác nhƣ quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp