Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Trắc nghiệm lượng tử ánh sáng ôn thi đại học 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.6 KB, 16 trang )

CÁC DẠNG BÀI ÔN THI ĐẠI HỌC 2014
CHƯƠNG: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG
HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN
Câu 1.
Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng quang điện?
A. Êlectron bứt ra khỏi kim loại bị nung nóng.
B. Êlectron bật ra khỏi kim loại khi có ion đập vào.
C. Êlectron bị bật ra khỏi kim loại khi kim loại có điện thế lớn.
D. Êlectron bật ra khỏi mặt kim loại khi chiếu tia tử ngoại vào kim loại
Câu 2.
Biết giới hạn quang điện của Natri là 0,45µm. Chiếu một chùm tia tử ngoại vào tấm Na tích
điện âm đặt trong chân không thì:
A. Điện tích âm của tấm Na mất đi. B. Tấm Na sẽ trung hoà về điện.
C. Điện tích của tấm Na không đổi. D. Tấm Na tích điện dương.
Câu 3.
Khi chiếu liên tục 1 tia tử ngoại vào tấm kẽm tích điện âm gắn trên một điện nghiệm thì 2 lá
của điện nghiệm sẽ:
A. Xòe thêm ra. B. Cụp bớt lại.
C. Xòe thêm rồi cụp lại. D. Cụp lại rồi xòe ra.
Câu 4.
Chọn câu đúng.
A. Khi chiếu ánh sáng đơn sắc vào bề mặt một tấm kim loại thì nó làm cho các electron quang điện
bật ra.
B. Hiện tượng xảy ra khi chiếu ánh sáng đơn sắc vào bề mặt tấm kim loại gọi là hiện tượng quang điện.
C. Ở bên trong tế bào quang điện, dòng quang điện cùng chiều với điện trường.
D. Ở bên trong tế bào quang điện, dòng quang điện ngược chiều với điện trường.
Câu 5.
Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi liên tục chiếu chùm tia tử ngoại vào tấm kẽm cô lập tích
điện âm.
A. Tấm kẽm mất dần êlectron và trở nên trung hoà điện.
B. Tấm kẽm mất dần điện tích âm và trở thành mang điện dương.


C. Tấm kẽm vẫn tích điện tích âm như cũ.
D. Tấm kẽm tích điện âm nhiều hơn.
Câu 6.
Biết giới hạn quang điện của kẽm là 0,35µm. Chiếu một chùm tia hồng ngoại vào lá kẽm tích
điện âm thì:
A. Điện tích âm của lá kẽm mất đi. B. Tấm kẽm sẽ trung hoà về điện.
C. Điện tích của tấm kẽm không đổi. D. Tấm kẽm tích điện dương.
Câu 7.
Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc vào một tấm kim loại chưa tích điện, được đặt cô lập với các
vật khác. Nếu hiện tượng quang điện xảy ra thì:
A. Sau một khoảng thời gian, các êlectron tự do của tấm kim loại bị bật hết ra ngoài.
B. Các êlectron tự do của tấm kim loại bị bật ra ngoài nhưng sau một khoảng thời gian, toàn bộ các
êlectron đó quay trở lại làm cho tấm kim loại vẫn trung hòa điện.
C. Sau một khoảng thời gian, tấm kim loại đạt đến trạng thái cân bằng động và tích một lượng điện
âm xác định.
D. Sau một khoảng thời gian, tấm kim loại đạt được một điện thế cực đại và tích một lượng điện
dương xác định.
Câu 8.
Chiếu ánh sáng có bước sóng 0,50µm vào 4 tế bào quang điện có catod lần lượt bằng canxi,
natri, kali và xêsi. Hiện tượng quang điện sẽ xảy ra ở:
A. một tế bào B. hai tế bào C. ba tế bào D. cả bốn tế bào
Câu 9.
Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Hiện tượng quang điện chứng tỏ ánh sáng có tính chất hạt.
B. Hiện tượng giao thoa chứng minh ánh sáng chỉ có tính sóng.
C. Khi bước sóng càng dài thì năng lượng photon ứng với chúng có năng lượng càng lớn.
D. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại có tính chất hạt.
Câu 10.
Trong trường hợp nào sau đây có thể xảy ra hiện tượng quang điện khi chiếu tia tử ngoại.
A. Tấm kẽm đặt chìm trong nước. B. Chất diệp lục của lá cây.

C. Hợp kim kẽm – đồng D. Tấm kẽm có phủ nước sơn.
Câu 11.
Giới hạn quang điện của một hợp kim gồm bạc, đồng và kẽm sẽ là:
A. 0,26 µm B. 0,30µm C. 0,35µm D. 0,40µm
Câu 12.
Chiếu ánh sáng đơn sắc vào mặt một tấm vật liệu thì thấy có electron bật ra. tấm vật liệu đó
chắc chắn phải là:
A. Kim loại sắt B. Kim loại kiềm C. Chất cách điện D. Chất hữu cơ.
Câu 13.
Hiện tượng quang điện là:
A. Hiện tượng electron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào nó.
B. Hiện tượng electron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi tấm kim loại bị nung đến nhiệt độ cao.
C. Hiện tượng electron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi tấm kim loại bị nhiễm điện do tiếp xúc
với một vật đã bị nhiễm điện khác.
D. Hiện tượng electron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại do bất kỳ nguyên nhân nào khác.
Câu 14.
Người ta không thấy có electron bật ra khỏi mặt kim loại chiếu chùm ánh sáng đơn sắc vào
nó. Đó là vì:
A. Chùm ánh sáng có cường độ quá nhỏ.
B. Kim loại hấp thụ quá ít ánh sáng đó.
C. Công thoát của electron nhỏ so với năng lượng của photon.
D. Bước sóng của ánh sáng lớn hơn so với giới hạn quang điện.
Câu 15.
Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Giả thuyết sóng ánh sáng không giải thích được hiện tượng quang điện.
B. Trong cùng môi trường ánh sáng truyền với vận tốc bằng vân tốc của sóng điện từ.
C. Ánh sáng có tính chất hạt, mỗi hạt ánh sáng được gọi là một phô tôn.
D. Thuyết lượng tử ánh sáng chứng tỏ ánh sáng có bản chất sóng.
Câu 16.
Chọn câu sai.

A. Các định luật quang điện hoàn toàn phù hợp với tính chất sóng của ánh sáng.
B. Thuyết lượng tử do Planck đề xướng.
C. Anhxtanh cho rằng ánh sáng gồm những hạt riêng biệt gọi là photon.
D. Mỗi photon bị hấp thụ sẽ truyền hoàn toàn năng lượng của nó cho một electron.
Câu 17.
Giới hạn quang điện 
0
của natri lớn hơn giới hạn quang điện của đồng vì:
A. Natri dễ hấp thu phôtôn hơn đồng.
B. Phôtôn dễ xâm nhập vào natri hơn vào đồng.
C. Để tách một êlectron ra khỏi bề mặt tấm kim loại làm bằng natri thì cần ít năng lượng hơn khi tấm
kim loại làm bằng đồng.
D. Các êlectron trong miếng đồng tương tác với phô tôn yếu hơn là các êlectron trong miếng natri.
Câu 18.
Chiếu một chùm ánh sáng đơn sắc vào một tấm kẽm. Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra
nếu ánh sáng có bước sóng:
A. 0,1 µm B. 0,2µm C. 0,3µm D. 0,4µm
Câu 19.
Chọn câu sai. Các hiện tượng liên quan đến tính chất lượng tử của ánh sáng là:
A. Hiện tượng quang điện. B. Sự phát quang của các chất.
C. Hiện tượng tán sắc ánh sáng. D. Tính đâm xuyên.
Câu 20.
Theo thuyết lượng tử ánh sáng thì kết luận nào sau đây là sai?
A. Nguyên tử hay phân tử vật chất hấp thu hay bức xạ ánh sáng thành từng lượng gián đoạn.
B. Mỗi phôtôn mang một năng lượng  = hf.
C. Cường độ chùm sáng tỉ lệ với số phôtôn trong chùm.
D. Khi ánh sáng truyền đi, các phôtôn bị thay đổi độ tương tác với môi trường.
Câu 21.
Trong hiện tượng quang điện ngoài, vận tốc ban đầu của êlectron quang điện bật ra khỏi kim
loại có giá trị lớn nhất ứng với êlectron hấp thụ:

A. Toàn bộ năng lượng của phôtôn. B. Nhiều phôtôn nhất.
C. Được phôtôn có năng lượng lớn nhất. D. Phôtôn ngay ở bề mặt kim loại.

Câu 22.
Chọn câu đúng. Electron quang điện có động năng ban đầu cực đại khi:
A. Photon ánh sáng tới có năng lượng lớn nhất.
B. Công thoát của electron có năng lượng nhỏ nhất.
C. Năng lượng mà electron thu được là lớn nhất.
D. Năng lượng mà electron bị mất đi là nhỏ nhất.
Câu 23.
Chọn các cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa: “Theo thuyết lượng tử:
Những nguyên tử hay phân tử vật chất …………… ánh sáng một cách ……………… mà thành
từng phần riêng biệt mang năng lượng hoàn toàn xác định ……………ánh sáng”.
A. Không hấp thụ hay bức xạ, liên tục, tỉ lệ thuận với bước sóng.
B. Hấp thụ hay bức xạ, liên tục, tỉ lệ thuận với tần số.
C. Hấp thụ hay bức xạ, không liên tục, tỉ lệ nghịch với bước sóng.
D. Không hấp thụ hay bức xạ, liên tục, tỉ lệ nghịch với tần số.
Câu 24.
Xét các hiện tượng sau của ánh sáng:1 - Phản xạ ; 2 - Khúc xạ ; 3 - Giao thoa; 4 - Tán sắc
5 - Quang điện ; 6 - Quang dẫn. Bản chất sóng của ánh sáng có thể giải thích được các hiện tượng
A. 1, 2, 5 B. 3, 4, 5, 6 C. 1, 2, 3, 4 D. 5, 6
Câu 25.
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về lượng tử ánh sáng?
A. Những nguyên nhân tử hay phân tử vật chất không hấp thụ hay bức xạ ánh sáng một cách liên tục
mà theo từng phần riêng biệt, đứt quãng.
B. Chùm ánh sáng là dòng hạt, mỗi hạt gọi là một photon.
C. Năng lượng của các photon ánh sáng là như nhau, không phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng.
D. Khi ánh sáng truyền đi, các lượng tử ánh sáng không bị thay đổi, không phụ thuộc khoảng cách tới
nguồn sáng.
Câu 26.

Chọn câu sai.
A. Phôtôn có năng lượng. B. Phôtôn có động lượng.
C. Phôtôn mang điện tích +1e. D. Phôtôn chuyển động với vận tốc ánh sáng.
Câu 27.
Chọn câu sai.
A. Photon có năng lượng. B. Photon có động lượng.
C. Photon có khối lượng. D. Photon không có điện tích.
Câu 28.
Theo thuyết lượng từ ánh sáng thì năng lượng của:
A. Một phôtôn bằng năng lượng nghỉ của một êlectrôn (êlectron).
B. Một phôtôn phụ thuộc vào khoảng cách từ phôtôn đó tới nguồn phát ra nó.
C. Các phôtôn trong chùm sáng đơn sắc bằng nhau
D. Một phôtôn tỉ lệ thuận với bước sóng ánh sáng tương ứng với phôtôn đó.
Câu 29.
Lượng tử năng lượng là lượng năng lượng:
A. Nhỏ nhất mà một nguyên tử có được.
B. Nhỏ nhất không thể phân chia được nữa.
C. Của một hạt ánh sáng mà nguyên tử hay phân tử vật chất trao đổi với một chùm bức xạ.
D. Của một chùm bức xạ khi chiếu đến bề mặt một tấm kim loại.
Câu 30.
Câu nào diễn đạt nội dung của thuyết lượng tử?
A. Mỗi nguyên tử hay phân tử chỉ bức xạ năng lượng một lần.
B. Vật chất có cấu tạo rời rạc bời các nguyên tử và phân tử.
C. Mỗi nguyên tử hay phân tử chỉ bức xạ được một loại lượng tử.
D. Mỗi lần nguyên tử hay phân tử bức xạ hay hấp thụ năng lượng thì nó phát ra hay thu vào một
lượng tử năng lượng.
Câu 31.
Trong hiện tượng quang điện, động năng ban đầu cực đại của các êlectron quang điện
A. Nhỏ hơn năng lượng của phôtôn chiếu tới B. Lớn hơn năng lượng của phôtôn chiếu tới
C. Bằng năng lượng của phôtôn chiếu tới D. Tỉ lệ với cường độ chùm sáng chiếu tới.

Câu 32.
Trong thí nghiệm về hiện tượng quang điện, vận tốc ban đầu của electron quang điện bị bứt ra
khỏi bề mặt kim loại:
A. Có giá trị từ 0 đến một giá trị cực đại xác định.
B. Có hướng luôn vuông góc với bề mặt kim loại.
C. Có giá trị không phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng chiếu vào kim loại đó.
D. Có giá trị phụ thuộc vào cường độ của ánh sáng chiếu vào kim loại đó.
Câu 33.
Một quả cầu kim loại cô lập, sau khi được chiếu liên tục bởi một nguồn sáng đơn sắc có công
suất P và bước sóng  (với cả P và  đều có thể điều chỉnh được) thì sau đúng thời gian t(s) quả
cầu đạt điện thế cực đại và có điện tích là Q(C). Hỏi để làm tăng điện tích của quả cầu thì nên
dùng cách nào sau đây?
A. Tăng P B. Tăng  C. Tăng cả P và  D. Giảm .
Câu 34.
Trong một thí nghiệm, hiện tượng quang điện xảy ra khi chiếu chùm sáng đơn sắc tới bề mặt tấm
kim loại. Nếu giữ nguyên bước sóng ánh sáng kích thích mà tăng cường độ của chùm sáng thì:
A. Số êlectron bật ra khỏi tấm kim loại trong một giây tăng lên.
B. Động năng ban đầu cực đại của êlectron quang điện tăng lên.
C. Giới hạn quang điện của kim loại bị giảm xuống.
D. Vận tốc ban đầu cực đại của các êlectron quang điện tăng lên.
Câu 35.
Chọn câu trả là đúng:
A. Quang dẫn là hiện tượng dẫn điện của chất bán dẫn lúc được chiếu sáng.
B. Quang dẫn là hiện tượng kim loại phát xạ êlectron lúc được chiếu sáng.
C. Quang dẫn là hiện tượng điện trở của một chất giảm rất nhiều khi hạ nhiệt độ xuống rất thấp.
D. Quang dẫn là hiện tượng bứt quang êlectron ra khỏi bề mặt chất bán dẫn.
Câu 36.
Linh kiện nào dưới dây hoạt động dựa vào hiện tượng quang dẫn?
A. Tế bào quang điện. B. Đèn LED C. Quang trở. D. Nhiệt điện trở.
Câu 37.

Chỉ ra phát biểu sai:
A. Pin quang điện là dụng cụ biến đổi trực tiếp năng lượng ánh sáng thành điện năng.
B. Pin quang điện hoạt động dựa vào hiện tượng quang dẫn.
C. Quang trở và pin quang điện đều hoạt động dựa vào hiện tượng quang điện ngoài.
D. Quang trở là một điện trở có trị số phụ thuộc cường độ chùm sáng thích hợp chiếu vào nó.
Câu 38.
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng quang dẫn?
A. Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng điện trở của chất bán dẫn giảm mạnh khi được chiếu sáng
thích hợp.
B. Hiện tượng quang dẫn còn gọi là hiện tượng quang điện bên trong.
C. Giới hạn quang điện bên trong là bước sóng ngắn nhất của ánh sáng kích thích gây ra hiện tượng
quang dẫn.
D. Giới hạn quang điện bên trong hầu hết là lớn hơn giới hạn quang điện ngoài.
Câu 39.
Phát biểu nào sau đây về hiện tượng quang dẫn là sai?
A. Quang dẫn là hiện tượng ánh sáng làm giảm điện trở suất của kim loại.
B. Trong hiện tượng quang dẫn, xuất hiện thêm nhiều phần tử mang điện là êlectron và lỗ trống trong
khối bán dẫn.
C. Bước sóng giới hạn trong hiện tượng quang dẫn thường lớn hơn so với trong hiện tượng quang điện.
D. Hiện tượng quang dẫn còn được gọi là hiện tượng quang điện bên trong.
Câu 40.
Chọn câu đúng. Hiện tượng quang điện bên trong là hiện tượng:
A. Bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại bị chiếu sáng.
B. Giải phóng electron khỏi mối liên kết trong chất bán dẫn khi bị chiếu sáng.
C. Giải phóng electron khỏi kim loại bằng cách đốt nóng.
D. Giải phóng electron khỏi một chất bằng cách bắn phá ion.
Câu 41.
Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng chất bán dẫn giảm mạnh điện trở khi bị chiếu sáng.
B. Trong hiện tượng quang dẫn, khi được giải phóng electron thoát khỏi chất bán dẫn và trở thành

các electron dẫn.
C. Đối với một bức xạ điện từ nhất định thì nó sẽ gây ra hiện tượng quang dẫn hơn hiện tượng quang điện.
D. Hiện tượng quang điện và hiện tượng quang dẫn có cùng bản chất.
Câu 42.
Pin quang điện là nguồn điện, trong đó:
A. Hóa năng được biến đổi thành điện năng. B. Quang năng được biến đổi thành điện năng.
C. Cơ năng được biến đổi thành điện năng. D. Nhiệt năng được biến đổi thành điện năng.

Câu 43.
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng quang dẫn?
A. Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng giảm mạnh điện trở của chất bán dẫn khi bị chiếu sáng.
B. Trong hiện tượng quang dẫn, electron được giải phóng ra khỏi khối chất bán dẫn.
C. Một trong những ứng dụng quan trọng của hiện tượng quang dẫn là việc chế tạo đèn ống
D. Trong hiện tượng quang dẫn, năng lượng cần thiết để giải phóng electron liên kết thành electron
dẫn được cung cấp bởi nhiệt.
Câu 44.
Chọn câu đúng. Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng:
A. Dẫn sóng ánh sáng bằng cáp quang.
B. Tăng nhiệt độ của một chất khí khi bị chiếu sáng.
C. Giảm điện trở của một chất khí khi bị chiếu sáng.
D. Thay đổi màu của một chất khí khi bị chiếu sáng.
Câu 45.
Pin quang điện hoạt động dựa vào những nguyên tắc nào sau đây?
A. Sự tạo thành hiệu điện thế điện hoá ở hai điện cực.
B. Sự tạo thành hiệu điện thế giữa hai đầu nóng lạnh khác nhau của một dây kim loại.
C. Hiện tượng quang điện xảy ra bên cạnh một lớp chắn.
D. Sự tạo thành hiệu điện thế tiếp xúc giữa hai kim loại.
Câu 46.
Quang trở có tính chất nào sau đây?
A. Điện trở tăng khi chiếu quang trở bằng ánh sáng có bước sóng ngắn hơn giới hạn quang dẫn của

quang trở.
B. Điện trở tăng khi chiếu quang trở bằng ánh sáng có bước sóng lớn hơn giới hạn quang dẫn của
quang trở.
C. Điện trở giảm khi chiếu quang trở bằng ánh sáng có bước sóng ngắn hơn giới hạn quang dẫn của
quang trở.
D. Điện trở giảm khi chiếu quang trở bằng ánh sáng có bước sóng lớn hơn giới hạn quang dẫn của
quang trở.
Câu 47.
Trong các yếu tố sau đây:
I. Khả năng đâm xuyên; II. Tác dụng phát quang III. Giao thoa ánh sáng.
IV. Tán sắc ánh sáng V. Tác dụng ion hoá.
Những yếu tố biểu hiện tính chất hạt của ánh sáng là:
A. I, II, IV B. II, IV, V C. I, III, V D. I, II, V
Câu 48.
Trong các công thức nêu dưới đây, công thức nào là công thức Anhxtanh?
A.
2
2
max0
mv
Ahf 
B.
2
2
max0
mv
Ahf 
C.
2
2

mv
Ahf 
2
2
mv
Ahf 
D.
2
2
mv
Ahf 

Câu 49.
Khi chiếu lần lượt hai bức xạ có tần số là f
1
, f
2
(với f
1
< f
2
) vào một quả cầu kim loại đặt cô
lập thì đều xảy ra hiện tượng quang điện với điện thế cực đại của quả cầu lần lượt là V
1
, V
2
. Nếu
chiếu đồng thời hai bức xạ trên vào quả cầu này thì điện thế cực đại của nó là:
A. (V
1

+ V
2
). B. |V
1
– V
2
|. C. V
2
. D. V
1
.
Câu 50.
Một hợp kim gồm có 3 kim loại, các kim loại có giới hạn quang điện lần lượt là λ
01
, λ
02
, λ
03

với λ
01
> λ
02
> λ
03
. Hỏi giới hạn quang điện của hợp kim thỏa biểu thức nào?
A. λ
01
B. λ
03

C. λ
02
D. (λ
01
+ λ
02
+ λ
03
):3
Câu 51.
Kim loại dùng làm âm cực có giới hạn quang điện 
0
= 0,3µm. Tìm công thoát của kim loại
đó:
A. 0,6625.10
-19
(J) B. 6,625.10
-49
(J) C. 6,625.10
-19
(J) D. 0,6625.10
-49
(J)
Câu 52.
Trong thí nghiệm với tế bào quang điện, khi chiếu vào catôt chùm ánh sáng đơn sắc có bước
sóng 3.10
-7
m, thì hiệu điện thế hãm đã được có độ lớn là 1,2V. Suy ra công thoát của kim loại làm
catôt của tế bào là:
A. 8,545.10

-19
J B. 4,705.10
-19
J C. 2,3525.10
-19
J D. 9,41.10
-19
J
Câu 53.
Phôtôn có bước sóng trong chân không là 0,5µm thì sẽ có năng lượng là:
A.  2,5.10
24
J B.  3,975.10
-19
J C.  3,975.10
-25
J D.  4,42.10
-26
J
Câu 54.
Công thoát của êlectron khỏi một kim loại là A = 3,3.10
-19
J. Giới hạn quang điện của kim loại
này là bao nhiêu?
A. 0,6 µm B. 6 µm C. 60 µm D. 600 µm
Câu 55.
Lần lượt chiếu vào một tấm kim loại có công thoát là 2eV các ánh sáng đơn sắc có bước sóng

1
= 0,5µm và 

2
= 0,55µm. Ánh sáng đơn sắc nào có thể làm các êlectron trong kim loại bứt ra ngoài?
A. 
2
B. 
1
C. Cả 
1
và 
2
D. Đáp án khác
Câu 56.
Công thoát của kim loại Cs là 1,88eV. Bước sóng dài nhất của ánh sáng có thể bứt điện tử ra
khỏi bề mặt kim loại Cs là:
A.  1,057.10
-25
m B.  2,114.10
-25
m C. 3,008.10
-19
m D.  6,6.10
-7
m
Câu 57.
Chiếu một bức xạ có bước sóng  = 0,18µm vào bản âm cực của một tế bào quang điện. Biết
giới hạn quang điện của một kim loại là 0,36µm. Tính công thoát electron:
A. 5,52.10
-19
(J) B. 55,2.10
-19

(J) C. 0,552.10
-19
(J) D. 552.10
-19
(J)
Câu 58.
Bức xạ có bước sóng ngắn nhất mà nguyên tử hidro có thể phát ra là tia tử ngoại có bước sóng
0,0913µm. Hãy tính năng lượng cần thiết để ion hóa nguyên tử hidro:
A. 2,8.10
-20
J B. 13,6.10
-19
J C. 6,625.10
-34
J D. 2,18.10
-18
J
Câu 59.
Chiếu bức xạ có bước sóng  = 0,33µm vào catôt của một tế bào quang điện có giới hạn
quang điện 
0
= 0,66µm. Tính động năng ban đầu cực đại của êlectron bứt khỏi catôt. Cho h =
6,6.10
-34
J.s; c = 3.10
8
m/s.
A. 6.10
-19
J. B. 6.10

-20
J. C. 3.10
-19
J. D. 3.10
-20
J.
Câu 60.
Catod của một tế bào quang điện có công thoát A = 3,5eV. Tìm vận tốc ban đầu cực đại của
các electron quang điện bật ra khỏi catod khi được chiếu sáng bằng bức xạ có bước sóng  =
0,25µm.
A. 0,718.10
5
m/s B. 7,18.10
5
m/s C. 71,8.10
5
m/s D. 718.10
5
m/s
Câu 61.
Catod của một tế bào quang điện có công thoát A = 3,5eV. Tính giới hạn quang điện của kim
loại dùng làm catod.
A. 355µm B. 35,5µm C. 3,55µm D. 0,355µm
Câu 62.
Một nguồn phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng  = 0,45µm chiếu vào bề mặt của một kim
loại. Công thoát của kim loại làm catod là A = 2,25eV.Tính giới hạn quang điện của kim loại đó.
A. 0,558.10
-6
m B. 5,58.10
-6

µm C. 0,552.10
-6
m D. 0,552.10
-6
µm
Câu 63.
Một nguồn phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng  = 0,45µm chiếu vào bề mặt của một kim
loại. Công thoát của kim loại làm catod là A = 2,25eV. Tính vận tốc cực đại của các electron
quang điện bị bật ra khỏi bề mặt của kim loại đó.
A. 0,421.10
5
m/s B. 4,21.10
5
m/s C. 42,1.10
5
m/s D. 421.10
5
m/s
Câu 64.
Chiếu một bức xạ có bước sóng  = 0,18µm vào bản âm cực của một tế bào quang điện. Kim
loại dùng làm âm cực có giới hạn quang điện 
0
= 0,3µm. Tìm vận tốc ban đầu cực đại của các
quang electron:
A. 0,0985.10
5
m/s B. 0,985.10
5
m/s C. 9,85.10
5

m/s D. 98,5.10
5
m/s
Câu 65.
Catôt của một tế bào quang điện có công thoát A = 2,9.10
-19
J. Chiếu vào catôt của tế bào
quang điện trên chùm ánh sáng có bước sóng  = 0,4µm. Tìm vận tốc cực đại của quang êlectron
khi thoát khỏi catôt.
A. 403,304 m/s B. 3,32.10
5
m/s C. 674,3 km/s D. 67,43 km/s
Câu 66.
Giới hạn quang điện của kẽm là 0,36µm, công thoát của kẽm lớn hơn của natri là 1,4 lần. Tìm
giới hạn quang điện của natri:
A. 0,504m B. 0,504mm C. 0,504µm D. 5,04µm
Câu 67.
Trong chân không photon của 1 ánh sáng đơn sắc có năng lượng , khi ánh sáng này truyền
trong môi trường có chiết suất n thì năng lượng của photon sẽ:
A. Tăng n lần B. Giảm n lần. C. Không đổi. D. Giảm một phần.
Câu 68.
Khi truyền trong chân không, ánh sáng đỏ có bước sóng λ
1
= 720nm, ánh sáng tím có bước
sóng λ
2
= 400nm. Cho ánh sáng này truyền trong một môi trường trong suốt thì chuyết suất tuyệt
đối của môi trường đó đối với hai ánh sáng này lần lượt là n
1
= 1,33 và n

2
= 1,34. Khi truyền trong
môi trường trong suốt trên, tỉ số năng lượng của phôtôn có bước sóng λ
1
so với năng lượng phôtôn
của bước sóng λ
2
bằng:
A. 133/134. B. 134/133. C. 5/9. D. 9/5.


Câu 69.
Nếu trong một môi trường, ta biết được bước sóng của lượng tử năng lượng ánh sáng (phôton)
hf bằng , thì chiết suất tuyệt đối của môi trường đó băng bao nhiêu?
A.
c
f
B.
hf
c
C.
c
f
D.
f
c

Câu 70.
Lần lượt chiếu vào bề mặt 1 kim loại hai bức xạ đơn sắc có bước sóng  và 1,5 thì động
năng ban đầu cực đại của các êlectron quang điện hơn kém nhau 3 lần. Bước sóng giới hạn của

kim loại đó là:
A. 
0
= 1,5 B. 
0
= 2 C. 
0
= 3 D. 
0
= 2,5
Câu 71.
Lần lượt chiếu vào catôt của một tế bào quang điện hai bức xạ đơn sắc f và 1,5f thì động năng
ban đầu cực đại của các êlectron quang điện hơn kém nhau 3 lần. Bước sóng giới hạn của kim loại
dùng làm catôt có giá trị.
A. 
0
=
c
f
B. 
0
=
4c
3f
C. 
0
=
3c
4f
D. 

0
=
3c
2f

Câu 72.
Lần lượt chiếu vào catốt của một tế bào quang điện các bức xạ điện từ gồm bức xạ có bước
sóng 
1
= 0,54µm và bức xạ có bước sóng 
2
= 0,35µm thì vận tốc ban đầu cực đại của các
êlectrôn quang điện lần lượt là v
1
và v
2
với v
2
= 2v
1
. Công thoát của kim loại làm catod là:
A. 5eV B. 1,88eV C. 10eV D. 1,6eV
Câu 73.
Lần lượt chiếu vào catốt của một tế bào quang điện các bức xạ điện từ gồm bức xạ có bước
sóng 
1
= 0,26µm và bức xạ có bước sóng 
2
= 1,2
1

thì vận tốc ban đầu cực đại của các êlectrôn
quang điện bứt ra từ catốt lần lượt là v
1
và v
2
với v
2
=
3
4
v
1
. Giới hạn quang điện 
0
của kim loại
làm catốt này là:
A. 1,00 µm. B. 1,45 µm. C. 0,42 µm. D. 0,90 µm.
Câu 74.
Một tấm kim loại có giới hạn quang điện là 0,6 μm được chiếu bằng ánh sáng có bước sóng
0,3 μm thì các quang êlectron có vận tốc ban đầu cực đại là V m/s. Để các quang êlectron có vận
tốc ban đầu cực đại là 2V m/s thì phải chiếu tấm đó bằng ánh sáng có bước sóng bằng:
A. 0,28 μm B. 0,24 μm C. 0,21 μm D. 0,12 μm
Câu 75.
Lần lượt chiếu vào bề mặt một kim loại các bức xạ điện từ có bước sóng λ
1
= λ
0
/3 và λ
2
=

λ
0
/9; λ
0
là giới hạn quang điện của kim loại làm catốt. Tỷ số điện thế hãm tương ứng với các bước
sóng 
1
và 
2
là:
A.
v
1
v
2

= 4 B.
v
1
v
2

=
1
2
C.
v
1
v
2


= 2 D.
v
1
v
2

=
1
4

Câu 76.
Chiếu lần lượt hai bức xạ điện từ có bước sóng 
1
và 
2
với 
2
= 2
1
vào một tấm kim loại thì
tỉ số động năng ban đầu cực đại của quang electron bứt ra khỏi kim loại là 9. Giới hạn quang điện
của kim loại là 
0
. Tỉ số 
0
/
1
bằng:
A. 8/7 B. 2 C. 16/9 D. 16/7.

Câu 77.
Chiếu vào vào một quả cầu kim loại bức xạ có bước sóng  thì đo được hiệu điện thế cực đại
của quả cầu là 12V. Tính vận tốc ban đầu cực đại của electron quang điện
A. 1,03.10
5
m/s B. 2,89.10
5
m/s C. 4,12.10
6
m/s D. 2,05.10
6
m/s
Câu 78.
Chiếu vào vào một quả cầu kim loại bức xạ có bước sóng  = 0,5
0
thì đo được hiệu điện thế
cực đại của quả cầu là 2,48V. Tính bước sóng  chiếu tới.
A. 250nm B. 500nm C. 750nm D. 400nm
Câu 79.
Chiếu một bức xạ có bước sóng  = 0,18µm vào một quả cầu kim loại có giới hạn quang điện

0
= 0,3µm đặt xa các vật khác. Quả cầu được tích điện đến điện thế cực đại bằng bao nhiêu?
A. 2,76 V B. 0,276 V C. – 2,76 V D. – 0,276 V
Câu 80.
Chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng 
1
= 0,2 µm và 
2
= 0,2 µm vào một quả cầu kim

loại có giới hạn quang điện 
0
= 0,275µm đặt xa các vật khác. Quả cầu được tích đến hiệu điện thế
bằng bao nhiêu?
A. 2,76 V B. 1,7 V C. 2,05 V D. 2,4 V


Câu 81.
Một điện cực phẳng M bằng kim loại có giới hạn quang điện 
0
, được rọi bằng bức xạ có
bước sóng  thì electron vừa bứt ra khỏi M có vận tốc v = 6,28.10
7
m/s. Điện cực M được nối đất
thông qua một điện trở R = 1,2.10
6
. Cường độ dòng điện qua điện trở R là:
A. 1,02.10
-4
A B. 2,02.10
-4
A C. 1,20.10
-4
A D. 9,35.10
-3
A.
Câu 82.
Công thoát electron của đồng là 4,47eV. Khi chiếu bức xạ điện từ có bước sóng  = 0,14µm
vào một quả cầu bằng đồng đặt xa các vật khác thì quả cầu được tích điện đến điện thế cực đại.
Khi đó vận tốc cực đại của quang electron là bao nhiêu?

A. 1,24.10
6
m/s B. 12,4.10
6
m/s C. 0,142.10
6
m/s D. 1,42.10
6
m/s
Câu 83.
Chiếu bức xạ có tần số f
1
vào quả cầu kim loại đặt cô lập thì xảy ra hiện tượng quang điện với
điện thế cực đại của quả cầu là V
1
và động năng ban đầu cực đại của êlectron quang điện đúng
bằng một nửa công thoát của kim loại. Chiếu tiếp bức xạ có tần số f
2
=f
1
+ f vào quả cầu kim loại
đó thì điện thế cực đại của quả cầu là 5V
1
. Hỏi chiếu riêng bức xạ có tần số f vào quả cầu kim loại
trên (đang trung hòa về điện) thì điện thế cực đại của quả cầu là:
A. 4V
1
B. 2,5V
1
C. 3V

1
D. 2V
1

Câu 84.
Chiếu bức xạ điện từ có tần số f
1
vào tấm kim loại làm bắn các electron quang điện có vận tốc
ban đầu cực đại là v
1
. Nếu chiếu vào tấm kim loại đó bức xạ điện từ có tần số f
2
thì vận tốc của
electron ban đầu cực đại là v
2
= 2v
1
. Công thoát A của kim loại đó tính theo f
1
và f
2
theo biểu thức
là:
A.
21
3
4
ff
h


B.
)(3
4
21
ff
h

C.
3
)4(
21
ffh 
D.
)4(3
21
ff
h


Câu 85.
Một quả cầu kim loại cô lập, sau khi được chiếu liên tục bởi một nguồn sáng đơn sắc có công
suất P và bước sóng  thì sau đúng thời gian t
(s)
quả cầu đạt điện thế cực đại và có điện tích là
Q
(C)
. Gọi e là điện tích nguyên tố, h là hằng số Maxplank, c là tốc độ ánh sáng trong chân không.
Hãy tính hiệu suất lượng tử H của quá trình trên.
A.
%100.



chQ
eP
H


B.
%100.


chQ
etP
H



C.
%100.


etP
chQ
H


D.
%100.

.

echtP
Q
H



Câu 86.
Kim loại làm catôt của tế bào quang điện có giới hạn quang điện là λ
0
. Lần lượt chiếu vào tế
bào quang điện bức xạ có bước sóng λ
1
và λ
2
thì vận tốc ban đầu cực đại của electron bắn ra khác
nhau 2,5 lần. Giới hạn quang điện λ
0
của kim loại này là:
A.
21
21
0
25,6
25,5





B.

21
21
0
25,5
25,6






C.
21
21
0
625
25





D.
21
21
0
55,12







Câu 87.
Khi chiếu chùm bức xạ đơn sắc có bước sóng λ
1
= 0,4 µm vào bề mặt một tấm kim loại thì
động năng đầu cực đại của êlectron bật ra là 9,9375.10
-20
J. Khi chiếu chùm bức xạ đơn sắc có
bước sóng λ
2
thì động năng đầu cực đại của êlectron bật ra là 26,5.10
-20
J. Hỏi khi chiếu chùm bức
xạ đơn sắc có bước sóng λ
3
= (λ
1
+ λ
2
)/2 thì động năng đầu cực đại của êlectron bật ra bằng:
A. 16,5625.10
-20
J. B. 17,0357.10
-20
J. C. 18,2188.10
-20
J. D. 20,19.10
-20

J.
Câu 88.
Một điện cực phẳng M bằng kim loại có giới hạn quang điện 
0
được rọi bằng bức xạ có bước
sóng  thì êlectrôn vừa bứt ra khỏi M có vận tốc v = 6,28.10
7
m/s, nó gặp ngay một điện trường
cản có E = 750V/m. Hỏi êlectrôn chỉ có thể rời xa M một khoảng tối đa là bao nhiêu?
A. d = 1,5mm B. d = 1,5 cm C. d = 1,5 m D. d = 15m
Câu 89.
Khi chiếu một bức xạ điện từ vào bề mặt catod của một tế bào quang điện, tạo ra dòng quang
điện bão hoà. Người ta có thể làm triệt tiêu dòng điện này bằng một hiệu điện thế hãm có giá trị
1,3V. Dùng màn chắn tách ra một chùm hẹp các electron quang điện và cho đi vào một từ trường
đều có B = 6.10
-5
T. Tính lực tác dụng lên electron:
A. 6,528,10
-17
N B. 6,528,10
-18
N C. 5,628,10
-17
N D. 5,628,10
-18
N

Câu 90.
Chiếu bức xạ có bước sóng  vào bề mặt một kim loại có công thoát êlectron bằng A = 2eV.
Hứng chùm êlectron quang điện bứt ra cho bay vào một từ trường đều B với B = 10

-4
T, theo
phương vuông góc với đường cảm ứng từ. Biết bán kính cực đại của quỹ đạo các êlectron quang
điện bằng 23,32mm. Bước sóng  của bức xạ được chiếu là bao nhiêu?
A. 0,75µm B. 0,6µm C. 0,5µm D. 0,46µm.
Câu 91.
Chiếu bức xạ có bước sóng  = 0,533µm lên tấm kim loại có công thoát A = 3.10
-19
J. Dùng
màn chắn tách ra một chùm hẹp các electron quang điện và cho chúng bay vào từ trường đều theo
hướng vuông góc với các đường cảm ứng từ. Biết bán kính cực đại của qũy đạo của các electron là
R = 22,75mm. Bỏ qua tương tác giữa các electron. Tìm độ lớn cảm ứng từ B của từ trường?
A. B = 2.10
-4
(T). B. B = 2.10
-5
(T). C. B = 10
-4
(T). D. B = 10
-3
(T).
BÀI TOÁN TIA RƠNGHEN
Câu 92.
Tia Rơnghen phát ra từ ống Rơnghen có bước sóng ngắn nhất là 8.10
-11
m. Hiệu điện thế U
AK

của ống là:
A.  15527V. B.  1553V. C.  155273V. D.  155V.

Câu 93.
Tần số lớn nhất trong chùm tia Rơnghen do ống phát ra là 5.10
18
Hz. Động năng E
đ
của
electron khi đến đối âm cực của ống Rơnghen là:
A. 3,3.10
-15
J B. 3,3.10
-16
J C. 3,3.10
-17
J D. 3,3.10
-14
J
Câu 94.
Hiệu điện thế giữa anôt và catôt của một ống Rơnghen là. U = 18200V. Bỏ qua động năng của
êlectron khi bứt khỏi catôt. Tính bước sóng ngắn nhất của tia X do ống phát ra.
A. 68pm B. 6,8 pm. C. 34pm. D. 3,4pm.
Câu 95.
Một ống Rơnghen phát chùm tia Rơnghen có bước sóng ngắn nhất là 5.10
-11
m. Động năng
cực đại của electron khi đập vào đối catot và hiệu điện thế giữa hai cực của ống bằng:
A. W
đ
= 40,75.10
-16
J; U = 24,8.10

3
V B. W
đ
= 39,75.10
-16
J; U = 26,8.10
3
V
C. W
đ
= 36,75.10
-16
J; U = 25,8.10
3
V D. W
đ
= 39,75.10
-16
J; U = 24,8.10
3
V
Câu 96.
Trong một ống Rơnghen, số electron đập vào đối catot trong mỗi giây là n = 5.10
15
hạt, vận
tốc mỗi hạt là 8.10
7
m/s. Cường độ dòng điện qua ống và hiệu điện thế giữa hai cực của ống có thể
nhận những giá trị đng nào sau đây? Xem động năng của e khi bứt khỏi catot là rất nhỏ.
A. I = 0,008A; U = 18,2.10

3
V B. I = 0,16A; U = 18,2.10
3
V
C. I = 0,0008A; U = 18,2.10
5
V D. Một cặp giá trị khác.
Câu 97.
Trong một ống Rơnghen (phát ra tia X), số electron đập vào catod trong mỗi giây là n = 5.10
15

hạt, vận tốc mỗi hạt là 8.10
7
m/s. Tính cường độ dòng điện qua ống:
A. 8.10
-4
(A) B. 0,8.10
-4
(A) C. 3,12.10
24
(A) D. 0,32.10
-24
(A)
Câu 98.
Một ống Rơnghen phát chùm tia Rơnghen có bước sóng ngắn nhất là 5.10
-11
m. Số electron
đập vào đối catot trong 10s là bao nhiêu? Biết dòng điện qua ống là 10mA.
A. n = 0,625.10
18

hạt B. n = 0,625.10
17
hạt
C. n = 0,625.10
19
hạt D. Một giá trị khác.
Câu 99.
Trong một ống Rơnghen, số electron đập vào đối catot trong mỗi giây là n = 5.10
15
hạt, vận
tốc mỗi hạt là 8.10
7
m/s. Bước sóng nhỏ nhất mà ống có thể phát ra bằng bao nhiêu?
A. 0,068.10
-12
m B. 0,068.10
-6
m C. 0,068.10
-9
m D. Một giá trị khác.
Câu 100.
Trong một ống Rơnghen (phát ra tia X), số electron đập vào catod trong mỗi giây là n =
5.10
15
hạt, vận tốc mỗi hạt là 8.10
7
m/s. Tính hiệu điện thế giữa anod và catod (bỏ qua động năng của
electron khi bứt ra khỏi catod).
A. 18,2 (V) B. 18,2 (kV) C. 81,2 (kV) D. 2,18 (kV)
Câu 101.

Trong một ống Rơnghen (phát ra tia X), số electron đập vào catod trong mỗi giây là n =
5.10
15
hạt, vận tốc mỗi hạt là 8.107m/s. Tính bước sóng nhỏ nhất trong chùm tia Rơnghen do ống
phát ra:
A. 0,68.10
-9
(m) B. 0,86.10
-9
(m) C. 0,068.10
-9
(m) D. 0,086.10
-9
(m)
Câu 102.
Trong một ống Rơnghen, biết hiệu điện thế giữa anod và catod là U = 2.10
6
V. Hãy tính bước
sóng nhỏ nhất 
min
của tia Rơnghen do ống phát ra:
A. 0,62 (mm) B. 0,62.10
-6
(m) C. 0,62.10
-9
(m) D. 0,62.10
-12
(m)

Câu 103.

Trong chùm tia Rơnghen phát ra từ một ống Rơnghen, người ta thấy có những tia có tần số
lớn nhất và bằng f
max
= 5.10
18
Hz. Tính động năng cực đại của electron đập vào catod.
A. 3,3125.10
-15
(J) B. 33,125.10
-15
(J) C. 3,3125.10
-16
(J) D. 33,125.10
-16
(J)
Câu 104.
Trong chùm tia Rơnghen phát ra từ một ống Rơnghen, người ta thấy có những tia có tần số
lớn nhất và bằng f
max
= 5.10
18
Hz. Tính hiệu điện thế giữa hai cực của ống (bỏ qua động năng của
electron khi bứt ra khỏi catod).
A. 20,7 kV B. 207 kV C. 2,07 kV D. 0,207 kV
Câu 105.
Trong 20 giây người ta xác định có 10
18
electron đập vào catod. Tính cường độ dòng điện
qua ống.
A. 0,8 A B. 0,08 A C. 0,008 A D. 0,0008 A

Câu 106.
Một ống phát ra tia Rơnghen. Phát ra bức xạ có bước sóng nhỏ nhất là 5.10
-10
m. Tính năng
lượng của photon tương ứng:
A. 3975.10
-19
(J) B. 3,975.10
-19
(J) C. 9375.10
-19
(J) D. 9,375.10
-19
(J)
Câu 107.
Một ống phát ra tia Rơnghen hoạt động với U
AK
= 2010V. Các điện tử bắn ra có động năng
ban đầu là 3eV. Khi ống hoạt động thì bước sóng phát ra là:
A. 4,1.10
-12
m B. 6,27.10
-11
m C. 4.10
-11
m D. 6,17.10
-10
m
Câu 108.
Khi tăng hiệu điện thế của một ống tia X lên n lần (n >1), thì bước sóng cực tiểu của tia X

mà ống phát ra giảm một lượng Δλ. Hiệu điện thế ban đầu của ống là:
A.

 )1(ne
hc
B.




)1(
ne
nhc
C.

 ne
hc
D.



.
)1(
e
nhc

Câu 109.
Một ống Cu-lít-giơ phát ra tia X có bước sóng ngắn nhất là 1,875.10
-10
m, để tăng độ cứng

của tia X, nghĩa là để giảm bước sóng của nó, ta cho hiệu điện thế giữa hai cực của ống tăng thêm
U = 3,3kV. Bước sóng ngắn nhất của tia X do ống phát ra khi đó là:
A. 1,625.10
-10
m. B. 2,25.10
-10
m. C. 6,25.10
-10
m D. 1,25.10
-10
m.
SỰ PHÁT QUANG
Câu 110.
Sự phát sáng của nguồn nào dưới đây không là sự phát quang?
A. Đèn ống B. Ánh trăng C. Đèn LED D. Con đom đóm
Câu 111.
Chọn câu đúng.
A. Tia hồng ngoại chỉ có thể gây ra hiện tượng phát quang với một số chất khí.
B. Bước sóng của ánh sáng lân quang nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng kính thích.
C. Ánh sáng lân quang tắt ngay sau khi tắt nguồn sáng kích thích.
D. Phát quang là hiện tượng trong đó xảy ra sự hấp thụ ánh sáng
Câu 112.
Một chất phát quang có khả năng phát ra ánh sáng màu vàng lục khi được kích thích phát
sáng. Hỏi khi chiếu vào chất đó ánh sáng đơn sắc nào dưới đây thì chất đó sẽ phát quang?
A. Đỏ B. Lục C. Vàng D. Da cam
Câu 113.
Ánh sáng phát quang của một chất có tần số 6.10
14
Hz. Hỏi những bức xạ có tần số nào dưới
đây có thể gây ra sự phát quang cho chất đó?

A. 5.10
14
Hz B. 7.10
14
Hz C. 6.10
14
Hz D. 9.10
13
Hz
Câu 114.
Cột mốc, biển báo giao thông không sử dụng chất phát quang màu tím mà dùng màu đỏ là vì:
A. Màu tím gây chói mắt.
B. Không có chất phát quang màu tím.
C. Phần lớn đèn của các phương tiện giao thông không thể gây phát quang màu tím.
D. Màu đỏ dễ phân biệt trong đêm tối.
Câu 115.
Cột mốc, biển báo giao thông không sử dụng chất phản quang mà dùng chất phát quang là vì:
A. Chất phát quang có thể phát theo mọi hướng trong khi chất phản quang thì chỉ theo hướng phản xạ
và gây lóa mắt người điều khiển phương tiện giao thông.
B. Chất phản quang đắt tiền và dễ hư hỏng do điều kiện môi trường.
C. Chất phát quang có thể phát ra ánh sáng có cường độ lớn nên dễ quan sát hơn.
D. Chất phát quang có thể phát ra ánh sáng có nhiều màu nên dễ quan sát hơn.


Câu 116.
Phát biểu nào đúng khi so sánh hiện tượng quang phát quang và hiện tượng phản quang:
A. Đều có sự hấp thụ photon có năng lượng lớn rồi phát ra photon có năng lượng nhỏ hơn.
B. Đều là quá trình tự phóng ra các photon.
C. Đều có sự hấp thụ photon.
D. Quang phát quang có sự hấp thụ photon còn phản quang chỉ phản xạ photon mà không hấp thụ.

Câu 117.
Trong hiện tượng quang phát quang luôn có sự hấp thụ hoàn toàn một photon và:
A. Làm bật ra một electron khỏi bề mặt chất.
B. Giải phóng một electron liên kết thành electron tự do.
C. Giải phóng một photon có năng lượng lớn hơn.
D. Giải phóng một photon có năng lượng nhỏ hơn.
Câu 118.
Một chất có khả năng phát ra bức xạ có bước sóng 0,5µm khi bị chiếu sáng bởi bức xạ
0,3µm. Hãy tính phần năng lượng photon mất đi trong quá trình trên.
A. 2,65.10
-19
J B. 26,5.10
-19
J C. 2,65.10
-18
J D. 265.10
-19
J
Câu 119.
Một chất có khả năng phát ra bức xạ có bước sóng 0,5µm khi bị chiếu sáng bởi bức xạ
0,3µm. Biết rằng công suất của chùm sáng phát quang chỉ bằng 0,1 công suất của chùm sáng kích
thích. Hãy tính tỷ lệ giữa số photon bật ra và số photon chiếu tới.
A. 0,667 B. 0,001667 C. 0,1667 D. 6
Câu 120.
Một chất có khả năng phát ra bức xạ có bước sóng 0,5µm khi bị chiếu sáng bởi bức xạ
0,3µm. Gọi P
0
là công suất chùm sáng kích thích và biết rằng cứ 600 photon chiếu tới sẽ có 1
photon bật ra. Công suất chùm sáng phát ra P theo P
0

.
A. 0,1 P
0
B. 0,01P
0
C. 0,001P
0
D. 100P
0

Câu 121.
Chiếu ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,30μm vào một chất thì thấy chất đó phát ra ánh sáng
có bước sóng 0,50μm. Cho rằng công suất của chùm sáng phát quang chỉ bằng 1,5% công suất của
chùm sáng kích thích. Hãy tính xem trung bình mỗi phôtôn ánh sáng phát quang ứng với bao
nhiêu phôtôn ánh sáng kích thích.
A. 60. B. 40. C. 120. D. 80.
Câu 122.
Một chất có khả năng phát ra bức xạ có bước sóng 0,5µm khi bị chiếu sáng bởi bức xạ
0,3µm. Biết rằng công suất của chùm sáng phát quang chỉ bằng 0,01 công suất của chùm sáng
kích thích và công suất chùm sáng kích thích là 1W. Hãy tính số photon mà chất đó phát ra trong
10s.
A. 2,516.10
17
B. 2,516.10
15
C. 1,51.10
19
D. 1,546.10
15
.

Câu 123.
Nguồn sáng X có công suất P
1
phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng 
1
= 400nm. Nguồn
sáng Y có công suất P
2
phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng 
2
= 600nm. Trong cùng một
khoảng thời gian, tỉ số giữa số phôtôn mà nguồn sáng X phát ra so với số phôtôn mà nguồn sáng Y
phát ra là 5/4. Tỉ số P
1
/P
2
bằng:
A. 8/15 B. 6/5 C. 5/6 D. 15/8
Câu 124.
Một chất phát quang được kích thích bằng ánh sáng có bước sóng 0,26 μm thì phát ra ánh
sáng có bước sóng 0,52 μm. Giả sử công suất của chùm sáng phát quang bằng 20% công suất của
chùm sáng kích thích. Tỉ số giữa số phôtôn ánh sáng phát quang và số phôtôn ánh sáng kích thích
trong cùng một khoảng thời gian là:
A. 2/5 B. 4/5 C. 1/5 D. 1/10
Câu 125.
Chất lỏng fluorexein hấp thụ ánh sáng kích thích có bước sóng λ = 0,48μm và phát ra ánh
sáng có bước sóng λ’ = 0,64μm. Biết hiệu suất của sự phát quang này là 50%, số phôtôn của ánh
sánh kích thích chiếu đến trong 1s là 2011.10
9
( hạt ). Số phôtôn của chùm sáng phát quang phát ra

trong 1s là:
A. 2,4132.10
12
B. 1,34.10
12
C. 2,4108.10
11
D. 1,356.10
11

Câu 126.
Dung dịch Fluorêxêin hấp thụ ánh sáng có bước sóng 0,49µm và phát ra ánh sáng có bước
sóng 0,52µm, người ta gọi hiệu suất của sự phát quang là tỉ số giữa năng lượng ánh sáng phát
quang và năng lượng ánh sáng hấp thụ. Biết hiệu suất của sự phát quang của dung dịch Fluorêxêin
là 75%. Số phần trăm của phôtôn bị hấp thụ đã dẫn đến sự phát quang của dung dịch là:
A. 82,7% B. 79,6% C. 75,0% D. 66,8%

NGUYÊN TỬ HIĐRÔ
Câu 127.
Theo nhà vật lý Đan Mạch Niels Bohr, ở trạng thái dừng của nguyên tử thì êlectron:
A. Dừng lại nghĩa là đứng yên.
B. Chuyển động hỗn loạn.
C. Dao động quanh nút mạng tinh thể.
D. Chuyển động theo những quỹ đạo có bán kính xác định.
Câu 128.
Theo giả thuyết của Bohr, ở trạng thái bình thường (trạng thái cơ bản) nguyên tử hidro.
A. Có năng lượng cao nhất, êlectron chuyển động trên quỹ đạo K.
B. Có năng lượng thấp nhất, êlectron chuyển động trên quỹ đạo L.
C. Có năng lượng thấp nhất, êlectron chuyển động trên quỹ đạo K.
D. Có năng lượng cao nhất, êlectron chuyển động trên quỹ đạo L.

Câu 129.
Quang phổ vạch phát xạ Hydro có 4 vạch màu đặc trưng:
A. Đỏ, vàng, lam, tím. B. Đỏ, lục, chàm, tím.
C. Đỏ, lam, chàm, tím. D. Đỏ, vàng, chàm, tím.
Câu 130.
Nguyên tử hiđrô nhận năng lượng kích thích, êlectron chuyển lên quỹ đạo N, khi êlectron
chuyển về quỹ đạo bên trong sẽ phát ra:
A. Một bức xạ có bước sóng  thuộc dãy Banme
B. Hai bức xạ có bước sóng  thuộc dãy Banme.
C. Ba bức xạ cô bước sóng  thuộc dãy Banme.
D. Không có bức xạ có bước sóng  thuộc dãy Banme
Câu 131.
Mẫu nguyên tử Bo khác mẫu nguyên tử Rudơpho ở điểm nào sau đây?
A. Mô hình nguyên tử có hạt nhân. B. Hình dạng quỹ đạo của các electron.
C. Biểu thức của lực hút giữa hạt nhân và electron. D. Trạng thái có năng lượng ổn định.
Câu 132.
Khi êlectron trong nguyên tử hidrô mở một trong các mức năng lượng cao L, M, N, O,
nhảy về mức năng lượng K, thì nguyên tử hidro phát ra vạch bức xạ thuộc dãy:
A. Laiman B. Banme
C. Pasen D. Thuộc dãy nào là tùy thuộc vào eletron ở mức năng lượng cao nào.
Câu 133.
Phát biểu nào sau đây về quang phổ của nguyên tử hidro là sai?
A. Các vạch trong dãy Pasen đều nằm trong vùng hồng ngoại.
B. Các vạch trong dãy Banme đều nằm trong vùng ánh sáng thấy được.
C. Các vạch trong dãy Lai man đều nằm trong vùng tử ngoại.
D. Dãy Pasen tạo ra khi êlectron từ các tầng năng lượng cao chuyển về tầng M
Câu 134.
Phát biểu nào sau đây là sai:
A. Nguyên tử chỉ tồn tại trong những trạng thái có năng lượng xác định, gọi là trạng thái dừng.
B. Trong các trạng thái dừng, nguyên tử chỉ hấp thụ mà không phát xạ.

C. Một khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có mức năng lượng E
m
sang trạng thái dừng có mức
năng lượng E
n
thì nó sẽ bức xạ (hoặc hấp thu) một phôtôn có năng lượng  = |E
m
– E
n
| = hf
mn

D. Trong các trạng thái dừng của nguyên tử, êlectron chỉ chuyển động quanh hạt nhân theo những
quỹ đạo có bán kính hoàn toàn xác định gọi là quỹ đạo đừng.
Câu 135.
Khi các nguyên tử hidro được kích thích để êlectron chuyển lên quỹ đạo M thì sau đó các
vạch quang phổ mà nguyên tử có thể phát ra sẽ thuộc vùng:
A. Hồng ngoại và khả kiến. B. Hồng ngoại và tử ngoại.
C. Khả kiến và tử ngoại. D. Hồng ngoại, khả kiến và tử ngoại.
Câu 136.
Câu nào dưới đây nói lên nội dung của khái niệm về quỹ đạo dừng?
A. Quỹ đạo có bán kính tỉ lệ với bình phương của các số nguyên liên tiếp.
B. Bán kính quỹ đạo có thể tính toán được một cách chính xác.
C. Quỹ đạo mà electron bắt buộc phải chuyển động trên đó.
D. Quỹ đạo luôn có năng lượng xác định.
Câu 137.
Bốn vạch thấy được trong quang phổ phát xạ của nguyên tử hiđrô thuộc về dãy:
A. Pasen. B. Laiman. C. Banme. D. Bracket.



Câu 138.
Chọn câu đúng.
A. Các vạch quang phổ trong các dãy Laiman, Banme, Pasen, hoàn toàn nằm trong các vùng ánh
sáng khác nhau.
B. Vạch có bước sóng dài nhất của dãy laiman có thể nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy.
C. Vạch có bước sóng ngắn nhất của dãy Banme có thể nằm trong vùng ánh sáng tử ngoại.
D. Vạch có bước sóng dài nhất của dạy Banme có thể nằm trong vùng ánh sáng hồng ngoại.
Câu 139.
Nội dung của tiên đề về sự bức xạ và hấp thụ năng lượng của nguyên tử được thể hiện đúng
nhất trong các câu nào sau đây?
A. Nguyên tử phát ra một photon mỗi lần bức xạ ánh sáng.
B. Nguyên tử thu nhận một photon mỗi lần hấp thụ ánh sáng.
C. Nguyên tử phát ra ánh sáng nào thì có thể hấp thụ ánh sáng đó.
D. Nguyên tử chỉ có thể chuyển giữa các trang thái dừng. Mỗi lần chuyển nó bức xạ hay hấp thụ một
photon có năng lượng đúng bằng độ chênh lệch năng lượng giữa hai trạng thái đó.
Câu 140.
Trong quang phổ của nguyên tử hidro, các vạch trong dãy Laiman được tạo thành khi
electron chyển động từ các quỹ đạo bên ngoài về quỹ đạo:
A. K B. L C. M D. N
Câu 141.
Các vạch trong dãy Laiman thuộc vùng nào trong các vùng sau?
A. Vùng hồng ngoại.
B. Vùng ánh sáng nhìn thấy.
C. Vùng tử ngoại.
D. Một phần nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy, một phần nằm trong vùng tử ngoại.
Câu 142.
Các vạch trong dãy Banme thuộc vùng nào trong các vùng sau?
A. Vùng hồng ngoại.
B. Vùng ánh sáng nhìn thấy.
C. Vùng tử ngoại.

D. Một phần nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy, một phần nằm trong vùng tử ngoại.
Câu 143.
Các vạch trong dãy Pasen thuộc vùng nào trong các vùng sau?
A. Vùng hồng ngoại.
B. Vùng ánh sáng nhìn thấy.
C. Vùng tử ngoại.
D. Một phần nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy, một phần nằm trong vùng tử ngoại.
Câu 144.
Vạch quang phổ có bước sóng 0,0563µm có thể là vạch thuộc dãy:
A. Laiman. B. Banme. C. Pasen D. Banme hoặc Pasen.
Câu 145.
Vạch quang phổ có bước sóng 0,6563µm là vạch thuộc dãy:
A. Laiman. B. Banme. C. Pasen D. Banme hoặc Pasen.
Câu 146.
Vạch quang phổ có bước sóng 0,8563µm là vạch thuộc dãy:
A. Laiman. B. Banme. C. Pasen D. Banme hoặc Pasen.
Câu 147.
Phát biểu nào sau đây là sai về mẫu nguyên tử Bo?
A. Trạng thái cơ bản của nguyên tử là trạng thái có mức năng lượng cao nhất.
B. Nguyên tử chỉ hấp thụ phôtôn có năng lượng đúng bằng hiệu hai mức năng lượng của nguyên tử.
C. Trạng thái dừng có mức năng lượng càng thấp càng bền vững.
D. Trong các trạng thái dừng thì nguyên tử không bức xạ và không hấp thụ.
Câu 148.
Nhận xét nào đúng khi so sánh mẫu nguyên tử của Rutherford và Niels Bohr?
A. Rutherford không giải thích được tính bền vững của nguyên tử và sự tạo thành quang phổ vạch.
B. Niels Bohr cho rằng nguyên tử bền vững vì nó luôn đồng thời bức xạ và hấp thụ năng lượng một
cách liên tục.
C. Theo Niels Bohr ở các trạng thái dừng nguyên tử không bức xạ năng lượng nhưng có thể hấp thụ
năng lượng.
D. Các tiên đề của Niels Bohr có thể áp dụng và giải thích được quang phổ vạch của tất cả các

nguyên tố hóa học.


Câu 149.
Mẫu nguyên tử Bo khác mẫu nguyên tử Rơ-dơ-pho ở điểm nào dưới đây?
A. Hình dạng quỹ đạo của các electron.
B. Lực tương tác giữa electron và hạt nhân nguyên tử.
C. Trạng thái có năng lượng ổn định.
D. Mô hình nguyên tử có hạt nhân.
Câu 150.
Gọi E
n
là mức năng lượng của nguyên từ hidro ở trạng thái năng lượng ứng với quỹ đạo n (n
> 1). Khi electron chuyển về các quỹ đạo bên trong thì có thể phát ra số bức xạ là:
A. n! B. (n – 1)! C. n(n – 1) D. 0,5.n(n - 1)
Câu 151.
Gọi r
0
là bán kính quỹ đạo dừng thứ 1 nhất của nguyên tử hiđro. Khi bị kích thích nguyên tử
hiđro không thể có quỹ đạo:
A. 2r
0
B. 4r
0
C. 16r
0
D. 9r
0

Câu 152.

Trong nguyên tử Hiđrô xét các mức năng lượng từ P trở xuống đến K có bao nhiêu khả năng
kích thích để bán kính quỹ đạo của electron tăng lên 4 lần?
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 153.
Trong nguyên tử Hiđrô khi e chuyển từ mức năng lượng từ P về các mức năng lượng thấp
hơn thì có thể phát ra tối đa bao nhiêu bức xạ?
A. 6. B. 720 C. 36 D. 15
Câu 154.
Trong nguyên tử Hiđrô xét các mức năng lượng từ P trở xuống đến K có bao nhiêu khả năng
kích thích để bán kính quỹ đạo của electron tăng lên 9 lần?
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 155.
Một nguyên tử hidro đang ở trạng thái kích thích ứng với quỹ đạo dừng có bán kính 16r
0
.
Xác định số bức xạ khả dĩ mà nguyên tử có thể phát ra khi nó chuyển về trạng thái cơ bản?
A. 6 B. 5 C. 4 D. 7
Câu 156.
Một đám nguyên tử hydro đang ở trạng thái cơ bản, bị kích thích bức xạ thì chúng có thể
phát ra tối đa 3 vạch quang phổ. Khi bị kích thích electron trong nguyên tử hydro đã chuyển sang
quỹ đạo:
A. M B. N C. O D. L
Câu 157.
Lực tương tác Cu-lông giữa êlectron và hạt nhân của nguyên tử hiđrô khi nguyên tử này ở
quỹ đạo dừng L là F. Khi nguyên tử này chuyển lên quỹ đạo N thì lực tương tác giữa êlectron và
hạt nhân là:
A. F/16. B. F/4. C. F/144. D. F/2.
Câu 158.
Hai vạch đầu tiên của dãy Laiman trong quang phổ hiđrô có tần số f
21

và f
31
. Từ hai tần số
đó người ta tính được tần số đầu tiên f
32
trong dãy Banme là:
A. f
32
= f
21
+ f
31
B. f
32
= f
21
- f
31
C. f
32
= f
31
– f
21
D. (f
21
+ f
31
):2
Câu 159.

Vạch đầu tiên của dãy Laiman trong quang phổ hiđrô có tần số f
21
.Vạch đầu tin trong dãy
Banme l f
32
. Từ hai tần số đó người ta tính được tần số thứ 2 trong dãy trong dãy Laiman f
31
là:
A. f
31
= f
21
+ f
32
B. f
31
= f
21
- f
32
C. f
31
= f
32
– f
21
D. (f
21
+ f
32

):2
Câu 160.
Hai vạch đầu tiên của dãy Laiman trong quang phổ hiđrô có bước sóng 
21
và 
31
. Từ hai
bước sóng đó người ta tính được bước sóng đầu tiên 
32
trong dãy Banme là:
A.
2
2131
32




B.
2
3121
32




C.
312132
.



D.
3121
3121
32
.






Câu 161.
Vạch đầu tiên của dãy Laiman trong quang phổ hiđrô có bước sóng 
21
.Vạch đầu tiên trong
dãy Banme là 
32
. Từ hai bước sóng đó người ta tính được bước sóng và 
31
trong dãy Laiman là:
A.
3121
3121
32
.






B.
2
3121
32




C.
312132
.


D.
3121
3121
32
.






Câu 162.
Năng lượng Ion hóa nguyên tử hiđrô ở trạng thái cơ bản có giá trị W = 13,6 (eV). Bức xạ có
bước sóng ngắn nhất mà nguyên tử hiđrô có thể phát ra được là:
A. 91,3 (nm). B. 9,13 (nm). C. 0,1026 (µm). D. 0,1216 (µm).
Câu 163.

Trong quang phổ hidro, bước sóng dài nhất của dãy Laiman là 0,1216µm, bước sóng ngắn
nhất của dãy Banme là 0,3650 µm. Bước sóng ngắn nhất của bức xạ mà hiđrô có thể phát ra:
A. 0,4866 µm B. 0,2434 µm C. 0,6563 µm D. 0,0912 µm
Câu 164.
Khi chuyển từ quỹ đạo M vê quỹ đạo L, nguyên tử hidrô phát ra phôtôn có bước sóng
0,6563µm. Khi chuyển từ quỹ đạo N về quỹ đạo L, nguyên tử hidro phát ra phôtôn có bước sóng
0,4861 µm. Khi chuyển từ quỹ đạo N về quỹ đạo M, nguyên tử hidro phát ra phôtôn có bước sóng:
A. 1,1424µm B. 1,8744µm C. 0,1702µm D. 0,2793µm
Câu 165.
Electron trong nguyên tử Hiđrô chuyển từ quĩ đạo có năng lượng E
M
= - 1,5eV xuống quỹ
đạo có năng lượng E
L
= -3,4eV. Tìm bước sóng của vạch quang phổ phát ra? Đó là vạch nào trong
dãy quang phổ của Hiđrô.
A. Vạch thứ nhất trong dãy Banme,  = 0,654m.
B. Vạch thứ hai trong dãy Banme,  = 0,654m.
C. Vạch thứ nhất trong dãy Banme,  = 0,643m.
D. Vạch thứ ba trong dãy Banme,  = 0,458m.
Câu 166.
Mức năng lượng E
n
trong nguyên tử hiđrô được xác định E
n
= - E
0
/n
2
(trong đó n là số

nguyên dương, E
0
là năng lượng ứng với trạng thái cơ bản). Khi e nhảy từ quỹ đạo thứ ba về quỹ
đạo thứ hai thì nguyên tử hiđrô phát ra bức xạ có bước sóng 
0
. Nếu êlectron nhảy từ quỹ đạo thứ
hai về quỹ đạo thứ nhất thì bước sóng của bức xạ được phát ra sẽ là:
A. 
0
/15 B. 5
0
/7 C. 
0
D. 5
0
/27.
Câu 167.
Giá trị của các mức năng lượng trong nguyên tự hidro được tính theo công thức E
n
= -A/n
2

(J) trong đó A là hằng số dương, n = 1, 2, 3 Biết bước sóng dài nhất trong dãy Lai man trong
quang phổ của nguyên tử hidro là 0,1215µm. Hãy xác định bước sóng ngấn nhất của bức xạ trong
dãy Pasen:
A. 0,65µm B. 0,75µm C. 0,82µm D. 1,22µm
Câu 168.
Năng lượng của electron trong nguyên tử hidro được xác định theo biểu thức E
n
=

2
6,13
n


eV; n = 1, 2, 3 Nguyên tử hidro hấp thụ một phôtôn có năng lượng 16eV làm bật electron ra
khỏi nguyên tử từ trạng thái cơ bản. Tính vận tốc của electron khi bật ra.
A. 0,60.10
6
m/s B. 0,92.10
7
m/s C. 0,52.10
6
m/s D. 0,92.10
6
m/s
Câu 169.
Khi êlectron ở quỹ đạo dừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử hiđrô được xác định bởi
công thức E
n
= -A/n
2
(J) (với n = 1, 2, 3, ). Khi êlectron trong nguyên tử hiđrô chuyển từ quỹ đạo
dừng n = 3 về quỹ đạo dừng n = 1 thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng λ
1
. Khi êlectron
chuyển từ quỹ đạo dừng n = 5 về quỹ đạo dừng n = 2 thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng
λ
2
. Mối liên hệ giữa hai bước sóng λ

1
và λ
2
là:
A. λ
2
= 4λ
1
B. 27λ
2
= 128λ
1
. C. 189λ
2
= 800λ
1
. D. λ
2
= 5λ
1
.
Câu 170.
Các mức năng lượng của nguyên tử Hidro được tính gần đúng theo công thức: E
n
=
2
6,13
n



eV. Có một khối khí hidro đang ở trạng thái cơ bản trong điều kiện áp suất thấp thì được chiếu tới
một chùm các photon có mức năng lượng khác nhau. Hỏi trong các photon có năng lượng sau đây
photon nào không bị khối khí hấp thụ?
A. 10,2eV B. 12,75eV C. 12,09eV D. 11,12eV
Câu 171.
Một đám hơi hiđrô đang ở áp suất thấp thì được kích thích bằng cách chiếu vào đám hơi đó
một chùm bức xạ đơn sắc có bước sóng  = 0,101µm. Biết toàn bộ đám hơi sau khi được kích
thích chỉ phát ra được 3 loại bức xạ: 
1
, 
2
= 0,121µm và 
3
(
1
< 
2
< 
3
). Xác định 
3

A. 0,456µm B. 0,656 µm C. 0,055µm D. 0,611µm
Câu 172.
Kích thích cho các nguyên tử H chuyển từ trạng thái cơ bản lên trạng thái kích thích sao cho
bán kính quỹ đạo tăng 9 lần. Trong quang phổ phát xạ của nguyên tử hiđrô sau đó, tỉ số giữa bước
sóng dài nhất và bước sóng ngắn nhất là:
A. 32/5 B. 32/37 C. 36/5 D. 9/8
Câu 173.
Trong nguyên tử hiđrô các mức năng lượng được mô tả theo công thức E = - A/n

2
, trong đó
A là hằng số dương. Khi nguyên tử đang ở trạng thái cơ bản thì bị kích thích bởi điện trường mạnh
và làm cho nguyên tử có thể phát ra tối đa 15 bức xạ. Hỏi trong các bức xạ mà nguyên tử hiđrô có thể
phát ra trong trường hợp này thì tỉ số về bước sóng giữa bức xạ dài nhất và ngắn nhất là bao nhiêu?
A. 79,5 B. 900/11 C. 1,29 D. 6
Câu 174.
Năng lượng của nguyên tử hiđrô cho bởi biểu thức E
n
=
2
6,13
n

eV (n = 1, 2, 3 ). Chiếu vào
đám khí hiđrô ở trạng thái cơ bản bức xạ điện từ có tần số f, sau đó đám khí phát ra 6 bức xạ có
bước sóng khác nhau. Tần số f là:
A. 1,92.10
-34
Hz B. 3,08.10
9
MHz C. 3,08.10
-15
Hz D. 1,92.10
28
MHz
Câu 175.
Các mức năng lượng của các trạng thái dừng của nguyên tử hiđrô được xác định bằng biểu
thức E
n

=
2
6,13
n

eV (n = 1, 2, 3 ). Nếu nguyên tử hiđrô hấp thụ một photon có năng lượng 2,55eV
thì bước sóng nhỏ nhất của bức xạ mà nguyên tử hiđrô có thể phát ra là:
A. 9,74.10
-8
m B. 1,46.10
-8
m C. 1,22.10
-8
m D. 4,87.10
-8
m

SƠ LƯỢC VỀ LASER
Câu 176.
Tia laze không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Độ đơn sắc cao B. Công suất lớn C. Cường độ lớn D. Độ định hướng cao
Câu 177.
Tia laze rubi có sự biến đổi dạng năng lượng nào dưới đây thành quang năng?
A. Điện năng B. Quang năng C. Nhiệt năng D. Cơ năng
Câu 178.
Hiệu suất của một laze.
A. Nhỏ hơn 1 B. Bằng 1 C. Lớn hơn 1 D. Rất lớn so với 1
Câu 179.
Chọn câu sai khi nói về một chùm tia laze:
A. Mỗi tia laze có nhiều màu sắc sặc sỡ B. Mỗi tia laze là 1 chùm sáng kết hợp

C. Mỗi tia laze có tính định hướng cao D. Mỗi tia laze có tính đơn sắc cao
Câu 180.
Một phôtôn có năng lượng 1,79eV bay qua hai nguyên tử có mức kích thích 1,79eV nằm
trên cùng phương với phôtôn tới. Các nguyên tử này có thể ở trạng thái cơ bản hoặc trạng thái
kích thích. Gọi x là số phôtôn có thể thu được sau đó, theo phương của phôtôn tới. Hãy chỉ ra đáp
số sai.
A. x = 3 B. x = 0 C. x = 1 D. x = 2
Câu 181.
Trong thí nghiệm đo khoảng cách từ trái đất tới mặt trăng bằng laze người ta đã sử dụng laze
có bước sóng λ = 0,52μm. Thiết bị sử dụng để đo là một máy vừa có khả năng phát và thu các
xung laze. Người ta nhận thấy khoảng thời gian phát và nhận được xung cách nhau 2,667s. Hãy
xác định khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng.
A. 4.10
5
m B. 4.10
5
km C. 8.10
5
m D. 8.10
5
km
Câu 182.
Trong thí nghiệm đo khoảng cách từ trái đất tới mặt trăng bằng laze người ta đã sử dụng laze
có bước sóng λ = 0,52μm. Thiết bị sử dụng để đo là một máy vừa có khả năng phát và thu các
xung laze. Biết thời gian kéo dài của xung là 100ns, năng lượng mỗi xung là 10kJ. Công suất
chùm laze.
A. 10
-1
W B. 10W C. 10
11

W D. 10
8
W
Câu 183.
Trong thí nghiệm đo khoảng cách từ trái đất tới mặt trăng bằng laze người ta đã sử dụng laze
có bước sóng λ = 0,52μm. Thiết bị sử dụng để đo là một máy vừa có khả năng phát và thu các
xung laze. Biết năng lượng mỗi xung là 10kJ. Tính số photon phát ra trong mỗi xung.
A. 2,62.10
22
hạt B. 0,62.10
22
hạt C. 262.10
22
hạt D. 2,62.10
12
hạt
Câu 184.
Trong thí nghiệm đo khoảng cách từ trái đất tới mặt trăng bằng laze người ta đã sử dụng laze
có bước sóng λ = 0,52μm. Thiết bị sử dụng để đo là một máy vừa có khả năng phát và thu các
xung laze. Biết thời gian kéo dài của xung là 100ns. Tính độ dài mỗi xung.
A. 300m B. 0,3m C. 10
-11
m D. 30m.
Câu 185.
Laze A phát ra chùm bức xạ có bước sóng 0,45µmvới công suất 0,8W. Laze B phát ra chùm
bức xạ có bước sóng 0,60µm với công suất 0,6W. Tỉ số giữa số phôtôn của laze B và số phôtôn
của laze A phát ra trong mỗi giây là:
A. 1 B. 20/9 C. 2 D. 3/4




Câu 186.
Người ta dùng một laze nấu chảy một tấm thép 1 kg. Công suất chùm là P = 10 W. Nhiệt độ
ban đầu của tấm thép là t
0
= 30
0
Khối lượng riêng của thép là D = 7800 kg/m
3
; nhiệt dung riêng
của thép là c = 448 J/kg.độ. Nhiệt nóng chảy của thép là L = 270 kJ/kg; điểm nóng chảy của thép
là T
C
= 1535
0
C. Thời gian tối thiểu để tan chảy hết tấm thép là:
A. 9466,6 s B. 94424 s C. 9442,4 s D. 94666 s
Câu 187.
Người ta dùng một laze hoạt động dưới chế độ liên tục để khoan một tấm thép. Công suất
chùm là P = 10 W. Đường kính của chùm sáng là d = 1mm, bề dày của tấm thép là e = 2mm.
Nhiệt độ ban đầu của tấm thép là t
0
= 30
0
C. Khối lượng riêng của thép là D = 7800 kg/m
3
; nhiệt
dung riêng của thép là c = 448 J/kg.độ. Nhiệt nóng chảy của thép là L = 270 kJ/kg; điểm nóng
chảy của thép là T
C

= 1535
0
C. Thời gian tối thiểu đểkhoan là:
A. 1,16 s B. 2,12 s C. 2,15 s D. 2,275 s

×