Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Luận văn " Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đối với phát triển ngành giáo dục ở Việt Nam thời gian tới " ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (783.73 KB, 108 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI : Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu
quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đối với phát triển
ngành giáo dục ở Việt Nam thời gian tới

Sinh viên thực hiện : Đồng Thị Thu Hằng
ĐT: 5522384
Lớp : Anh 11
Khoá : 38
Giáo viên hướng dẫn : TS. Vũ Thị Kim Oanh
HÀ NỘI 2003
MỤC LỤC

Bảng ký hiệu chữ viết tắt
Bảng các bảng biểu
Lời nói đầu 1
CHƯƠNG 1: NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC ODA VÀ VAI TRÒ
CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIÁO DỤC 4
1.1. TỔNG QUAN VỀ ODA 4
1.1.1. Khái niệm ODA 4
1.1.2. Lịch sử hình thành ODA 5
1.1.3. Bản chất của ODA 6
1.1.4. Phân loại vốn hỗ trợ phát triển chính thức 10
1.1.5. Các nhà tài trợ 12


1.2. Vai trò của nguồn vốn ODA đối với nền kinh tế nói chung và đối với sự phát triển ngành
giáo dục nói chung 15
1.2.1. Vai trò đối với nền kinh tế 15
1.2.2. Đối với phát triển ngành giáo dục 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
CHÍNH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGÀNH GIÁO DỤC VIỆT NAM 22
2.1. Tổng quan về tình hình huy động và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) nói
chung tại Việt Nam 22
2.1.1. Tình hình huy động vốn ODA của Việt Nam trong thời gian qua 22
2.1.2. Tình hình giải ngân ODA giai đoạn 1993-nay 23
2.1.3. Đánh giá chung về tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA ở Việt Nam trong những
năm qua 27
2.2. Thực trạng huy động và sử dụng ODA đối với phát triển ngành giáo dục ở Việt Nam
31
2.2.1. Tổng quan tình hình thu hút và phân bổ vốn ODA cho giáo dục trong thời gian qua
32
2.2.1.1. ODA cho giáo dục phân theo nhà tài trợ 35
2.2.1.2. ODA cho giáo dục phân theo các cấp và loại hình 49
2.2.2 Tình hình giải ngân vốn ODA trong ngành giáo dục 50
2.2.3. Một số đánh giá tình hình khai thác và sử dụng ODA đối với ngành giáo
dục nước ta 54
2.2.3.1. Những thành tựu 54
2.2.3.2. Những hạn chế 56
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG
NGUỒN VỐN ODA TRONG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI
58
3.1. Nhu cầu và triển vọng vốn ODA cho giáo dục đến 2010 58
3.1.1. Mục tiêu và định hướng phát triển giáo dục đến 2010 58
3.1.1.1. Tình hình giáo dục Việt Nam hiện nay 58
3.1.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển giáo dục đến 2010 64

3.1.1.3. Mục tiêu phát triển các cấp bậc học, trình độ và loại hình giáo dục 64
3.1.2. Nhu cầu vốn cho phát triển giáo dục 66
3.1.3. Dự báo khả năng thu hút ODA cho phát triển giáo dục trong những
năm tới 68
3.2. CÁC BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG
NGUỒN VỐN ODA ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VIỆT NAM 72
3.2.1. Hình thành một chiến lược ODA toàn diện cho phát triển giáo dục
72
3.2.2. Giải quyết tốt vốn đối ứng 73
3.2.3. Xây dựng cơ chế vay và trả nợ nước ngoài 73
3.2.4. Kết hợp ODA với các nguồn lực tài chính khác trong phát triển giáo
dục 74
3.2.5. Hài hòa thủ tục dự án 76
3.2.6. Tăng cường năng lực quản lý dự án ODA 77
3.2.7. Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ dự án 77
3.2.8. Thiết lập mạng thông tin về tình hình quản lý và sử dụng nguồn vốn
ODA giáo dục của các nhà tài trợ 78
KẾT LUẬN 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ODA

OECD

DAC
WB
ADB

IMF
UNDP

UNESCO
UNFPA
UNICEF

SAF
ESAF

EC
NGO
INGO

GTVT
BTC
THCS
TA Projects
TW

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development
Assisstance)
Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (Organisation for
Ecomomic Cooperation and Development)
Uỷ ban Hỗ trợ phát triển (Development Assistance Committee)
Ngân hàng thế giới (World Bank)
Ngân hàng phát triển châu á (Asian Development Bank)
Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)
Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (United Nation
Development Program)

Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hợp quốc.
Quỹ dân số Liên Hợp Quốc.
Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc.

Tín dụng điều chỉnh cơ cấu (Structural Adjustment Facilitics)
Tín dụng điều chỉnh cơ cấu mở rộng (Enhanced Structural
Adjustment Facilitics)
Cộng đồng châu Âu (European Community)
Các tổ chức phi chính phủ (Non-governmental organisation)
Các tổ chức phi chính phủ quốc tế (International non-
governmental organisation)
Giao thông vận tải.
Bộ tài chính (MOF- Ministry of Finance)
Trung học cơ sở.
Các dự án hỗ trợ kỹ thuật (Technical Assistance Projects)
Trung ương.
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Yếu tố cho không trong ODA.
Bảng 2: Cam kết ODA cho Việt Nam giai đoạn 1993-nay.
Bảng 3 : Thực hiện ODA thời kỳ 1993-nay.
Bảng 4 : Chi phí công cộng cho giáo dục.
Bảng 5 : Tỷ lệ chi giáo dục cho các thành tố (chi thường xuyên và chi
cơ bản).
Bảng 6 : ODA cho phát triển giáo dục theo cấp và loại hình.
Bảng 7 : Phân bổ vốn vay của WB.
Bảng 8: Vốn đầu tư cho phát triển ngành giáo dục giai đoạn 2001-
2005.
Bảng 9 : Thực hiện vốn đầu tư công cộng thời kỳ 1996- 2000.
Bảng 10: Thực hiện vốn đầu tư công cộng 5 năm 1996-2000 theo

ngành kinh tế.
Bảng 11: Dự báo khả năng huy động vốn đầu tư phát triển thời kỳ
2001- 2005.
Bảng 12: Vốn đầu tư phát triển 5 năm 2001 - 2005 theo ngành kinh tế

8
23
25
31

32
49
53

67
68

69

69
70

Lời nói đầu
Trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước hiện nay, phát triển giáo
dục- đào tạo là một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện tiên quyết để phát triển nguồn nhân lực con
người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Phát triển nguồn nhân lực trong đó đặc biệt chú trọng là giáo dục đào tạo đã và
đang là mục tiêu hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta trong nhiều năm qua. Hội nghị
Trung Ương 6 đã nêu ra 3 nhiệm vụ lớn cho giáo dục đào tạo đó là nâng cao chất l-

ượng, hiệu quả giáo dục; phát triển quy mô giáo dục trên cơ sở đảm bảo chất lượng
và điều chỉnh cơ cấu đào tạo, gắn đào tạo với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đào
tạo với sử dụng; thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục; thực hiện 5 giải pháp
chủ yếu gồm đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước về giáo dục, xây dựng và triển
khai chương trình "xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách
toàn diện", tiếp tục hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và sắp xếp củng
cố mạng lưới trường lớp, cơ sở giáo dục, tăng cường đầu tư cho giáo dục đúng với
yêu cầu quốc sách hàng đầu, đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục nhằm tạo nguồn nhân
lực có số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện
đại hoá, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Trải qua 15 năm đổi mới ngành giáo dục đào tạo đã thu được những thành
quả quan trọng, đã có những bước tiến đáng kể đóng góp tích cực vào sự nghiệp
đổi mới và phát triển đất nước. Bên cạnh đó, ngành giáo dục của chúng ta vẫn còn
đứng trước những thách thức to lớn nhìn chung còn yếu kém về chất lượng, mất
cân đối về cơ cấu; hiệu quả giáo dục chưa cao; giáo dục chưa gắn với sử dụng, đội
ngũ giáo viên còn yếu kém; cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu; chương trình, giáo
trình, phương pháp giảng dạy và công tác quản lý chậm đổi mới, một số hiện tượng
tiêu cực, thiếu kỷ cương chậm được khắc phục. Do đó, nhu cầu đổi mới giáo dục,
nâng cao chất lượng đào tạo là một nhu cầu hết sức bức bách. “Chiến lược phát
triển giáo dục giai đoạn 2001-2010” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày
28/12/2001 đã thể hiện quyết tâm đó của toàn Đảng và toàn dân ta. Tuy nhiên, việc
thực hiện chiến lược này không chỉ đòi hỏi quyết tâm, kinh phí từ nội bộ nền kinh
tế mà nhất thiết phải có sự trợ giúp từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong đó đặc
biệt là sự trợ giúp của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của các nước
và các tổ chức tài trợ. Trong đó, việc tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn
này đối với phát triển giáo dục là vô cùng quan trọng và đòi hỏi phải được kế hoạch
hoá.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài
“Những giài pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ
trợ phát triển chính thức (ODA) đối với phát triển ngành giào dục ở Việt Nam thời

gian tới” làm khoá luận tốt nghiệp của mình. Mục đích của khoá luận là tìm hiểu sự
cần thiết cũng như thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong phát triển
giào dục hiện nay và từ đó tìm ra các biện pháp tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn
vốn này.
Ngoài mục lục, lời nói đầu, kết luận và phụ lục nội dung của khóa luận này
được chia làm ba chương :
Chương 1 : “Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA và vai trò của nó đối với
sự phát triển ngành giáo dục” nêu những vấn đề tổng quan về vốn ODA và vai trò
của nguồn vốn này đối với sự phát triển kinh tế nói chung và đối với sự phát triển
ngành giáo dục nói riêng.
Chương 2 : “Thực trạng huy động và sử dụng hỗ trợ phát triển chính thức đối với
phát triển ngành giáo dục Việt Nam” đề cập tình hình huy động và sử dụng vốn
ODA nói chung và trong giào dục nói riêng, đánh giá những mặt được và chưa
được.
Chương 3: “Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn
ODA trong phát triển giáo dục ở Việt Nam thời gian tới” đề ra một số biện pháp cụ
thể nhằm tăng cường thu hút và sử dụng vốn ODA trong phát triển giáo dục trên cơ
sở mục tiêu định hướng phát triển giáo dục đến năm 2010.
Do thời gian, tài liệu và trình độ còn nhiều hạn chế, chắc chắn khoá khoá luận
này không tránh khỏi có nhiều sai sót. Rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý của
các thầy cô và tất cả những ai quan tâm đến vấn đề đặt ra trong khoá luận này.
Nhân đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, tiến sĩ Vũ Thị Kim
Oanh về sự giúp đỡ nhiệt tình và những ý kiến đóng góp quí báu trong suốt quá
trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học Ngoại
thương, các cán bộ ở Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Kế hoạch và đầu tư, gia đình, bạn
bè và tất cả những người đã động viên, giúp đỡ tôi trong qúa trình thu thập, xử lý
tài liệu và hoàn thành khóa luận.





CHƯƠNG 1
NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC ODA
VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIÁO DỤC
1.1. TỔNG QUAN VỀ ODA
1.1.1. Khái niệm ODA
Nguồn vốn ODA kể cả song phương và đa phương, được hình thành bắt đầu từ
khoảng sau chiến tranh thế giới II và từ chỗ ban đầu là sự tài trợ giữa các nước đã phát
triển cho nhau đến nay đã chuyển sang là sự tài trợ từ các nước đã phát triển cho các nước
đang phát triển. Hiện nay có nhiều cách hiẻu khác nhau về hỗ trợ phát triển chính thức.
Theo khái niệm phổ biến thì ODA là các khoản viện trợ không hoàn lại, có hoàn lại hoặc
các khoản tín dụng ưu đãi của các chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức
của liên hiệp quốc và các tổ chức phi chính phủ dành cho các nước đang và chậm phát
triển. Uỷ ban viện trợ phát triển (DAC) của OECD đưa ra khái niệm: Hỗ trợ phát triển
chính thức là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc cho vây ưu đãi của các cơ quan của
chính phủ hoặc của các tổ chức đa phương nhằm mục đích phát triển kinh tế hoặc phúc
lợi xã hội.
Theo định nghĩa của cơ chế quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ban hành kèm theo nghị địnhh 17/2001/NĐ_CP ngày 4/5/2001 của chính phủ): Hỗ trợ
phát triển chính thức là sự hợp tác phát triển giữa nước CHXHCN Việt Nam với một hoặc
nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế, bao gồm hình thức chủ yếu sau: hỗ trợ cán cân thanh
toán, hỗ trợ theo chương trình, hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ dự án. ODA có thể ở dạng viện trợ
không hoàn lại hoặc cho vay với diều kiện ưu đãi. ODA cho vay ưu đãi có yéu tố không
hoàn lại ít nhất đạt 25% giá trị khoản vay.
Các điều kiện ưu đãi có thể là:
- Lãi suất thấp (dưới 3%/ năm)
- Thời gian ân hạn dài (chỉ phải trả lãi không phải trả gốc)
- Thời gian trả nợ dài (khoảng 30-40 năm)
1.1.2. Lịch sử hình thành ODA

ODA là một bộ phận có tầm quan trọng đặc biệt của nguồn vốn vay và tài trợ quốc
tế. Ngày nay hầu hết các nước đều thừa nhận rằng ODA là một nguồn thu quan trọng cho
ngân sách để các nước đang phát triển đầu tư phát triển kinh tế xã hội.
ODA hình thành và ra đời kể từ những năm sau chiến tranh thế giới thứ II, các
nước công nghiệp phát triển đã thoả thuận về sự trợ giúp dưới dạng viện trợ không hoàn
lại hoặc cho vay với điều kiện ưu đãi cho các nước đang phát triển. Ngày 14-2-1960 tại
Paris đã ký thoả thuận thành lập tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (Organisation for
Ecomomic Cooperation and Development- OECD). Tổ chức này gồm 20 nước thành
viên, ban đầu đã đóng góp phần quan trọng nhất trong việc cung cấp ODA song phương
và đa phương. Trong khuôn khổ hợp tác và phát triển các nước OECD đã lập ra các uỷ
ban chuyên môn trong đó có uỷ ban Hỗ trợ phát triển (Development Assistance
Committee- DAC) nhằm giúp các nước đang phát triển phát triển kinh tế và nâng cao hiệu
quả đầu tư. Tham gia uỷ ban này hiện có 20 nước: Australia, Áo, Ailen, Bỉ, Thuỵ Điển,
Thuỵ Sỹ, Nhật, Canađa, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Tây Ban Nha, Tây Đức, Italia, Hà
Lan, Lucxembua, Niudilân, Anh, Mỹ và ngoài ra còn có thêm Uỷ ban Cộng đồng Châu
Âu. Các nước thành viên của nhóm DAC thông báo cho uỷ ban khoản đóng góp cho các
chương trình phát triển và trao đổi với nhau về những vấn đề liên quan đến chính sách
viện trợ phát triển. Năm 1996, DAC cho ra đời bản báo cáo “Kiến tạo thế kỷ 21- Vai trò
của hợp tác phát triển”. Báo cáo này đã nói tới một vai trò khác của viện trợ ngoài vai trò
cung cấp vốn. Viện trợ phát triển phải chú trọng vào việc hỗ trợ cho các nước nhận có
được thể chế chính sách phù hợp chứ không phải chỉ cấp vốn.
Mục đích của viện trợ thay đổi theo thời gian, có khi là những khoản viện trợ
lương thực bất thường sau thiên tai, có khi là những khoản vay để “điều chỉnh cơ cấu” của
IMF cấp cho các nước thành viên với những ưu đãi nhằm cải tổ nền kinh tế cho hiệu quả
hơn. Nguồn viện trợ phát triển chính thức- ODA luôn được các nhà tài trợ cam kết với
mục tiêu là để giảm nghèo khổ- chiếm tỷ trọng cao nhất trong khối lượng viện trợ quốc tế
nên được coi là hình thức tiêu biểu.







Nguồn: OECD 1998
Cứu trợ nhân đạo (thuốc men, lương thực, thực phẩm) do các nước, các tổ chức
phi chính phủ (NGOs) các tổ chức quốc tế cung cấp chiếm tỷ trọng nhỏ trong viện trợ
quốc tế. Tuy nhiên, trong tình hình ngày càng nhỉều các cuộc chiến tranh sắc tộc, chiến
tranh ly khai, chiến tranh tôn giáo nổ ra khắp nơi, tình hình thiên tai hoành hành dẫn đến
những thiệt hại thảm khốc, đẩy hàng nghìn người nghèo vào cảnh khốn cùng thì cứu trợ
khẩn cấp trở nên thường xuyên hơn.
Một hình thức khác của viện trợ quốc tế cũng khó có thể định lượng vì lợi ích kinh
tế mà nó đem lại tuỳ thuộc nhiều vào khả năng hấp thụ của nước nhận viện trợ, đó là: các
ý tưởng, các kiến thức được viện trợ. Ở những nước nghèo trình độ quản lý yếu kém, các
nhà tài trợ có thể giúp nâng cao khả năng điều hành kinh tế vĩ mô của các quan chức
Chính phủ bằng các chương trình đào tạo trong nước hoặc ở nước ngoài. Hay đơn giản
hơn là cung cấp chuyên gia cao cấp có khả năng tư vấn về chính sách, về thể chế cho giới
lãnh đạo. Ở cấp thấp hơn, các chương trình đào tạo về nâng cao kỹ năng chuyên môn
công chức, sinh viên… hay truyền bá những kiến thức về y tế, giáo dục, vệ sinh và môi
trường cho cộng đồng dân cư ở những khu vực thiếu thốn thông tin.
Ph©n bæ nguån viÖn trî
3%
71%
26%
viÖn trî l¬ng thùc
viÖn trî ph¸t triÓn chÝnh
thøc ODA
viÖn trî môc ®Ých kh¸c

1.1.3. Bản chất của ODA
“Nhiều quốc gia nghèo nhất của thế giới thiếu nguồn tài chính dài hạn để mở rộng

phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho dân cư và nhờ đó tăng thu nhập quốc dân theo
đầu người”.
“Một trong những thách thức lớn nhất của thời đại chúng ta là phải hướng nhiều
hơn công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ của các nước phát triển vào những nhu
cầu của các nước nghèo nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, y tế và giáo dục. Nếu các
nước giàu chỉ chăm lo lợi ích quốc gia mình, không quan tâm đến các nước nghèo thì cái
giàu và cái nghèo còn tiếp tục khắc sâu thêm nữa”. Đó là những ý kiến bảo vệ cho hoạt
động viện trợ phát triển nhằm hướng tới một thế giới thịnh vượng được chia xẻ cho mọi
người một cách thành công.
Đặc điểm của ODA là mức ưu đãi về lãi suất, thời hạn vay dài và lượng vốn vay
tương đối lớn, nó mang tính ưu đãi hơn bất kỳ hình thức tài trợ nào khác. Hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA) là khoản chi về hợp tác phát triển của một số chính phủ, các tổ chức
quốc tế và các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc trích từ ngân sách trong năm tài
chính để viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với lãi suất ưu đãi đối với các nước đang
phát triển (lãi suất ưu đãi thường dao động từ 0,5%- 5%/năm).
Vốn ODA có thời gian vay (hoàn trả vốn) dài, có thời gian ân hạn dài (chỉ trả lãi,
chưa phải trả nợ gốc) đây cũng chính là sự ưu đãi dành cho nước vay. Vốn ODA của
Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á, Nhật Bản có thời gian hoàn trả là 40
năm và thời gian ân hạn là 10 năm.
Thông thường trong ODA có một phần là viện trợ không hoàn lại (tức là cho
không). Phần này không dưới 25% tổng số. Đây chính là điểm phân biệt giữa viện trợ và
cho vay thương mại. Yếu tố cho không được xác định dựa vào việc so sánh mức lãi suất
viện trợ với mức lãi suất tín dụng thương mại (tiêu chuẩn quy ước là 10%).
Cơ quan hợp tác quốc tế của Nhật Bản đã nhấn mạnh ý nghĩa của “nhân tố viện trợ
không hoàn lại” trong ODA của Nhật Bản. “Nhân tố viện trợ không hoàn lại” là một chỉ
số cho thấy “tính chất mềm’ của một khoản vay. Khi cấp một khoản cho vay trên cơ sở
thương mại thuần tuý thì nhân tố viện trợ không hoàn lại là 0% nhưng khi cấp viện trợ
không hoàn lại thì nhân tố viện trợ không hoàn lại là 100%. Nhân tố viện trợ không hoàn
lại được đòi hỏi cho ODA là 25% nghĩa là một khoản cho vay với tỷ lệ lãi suất hàng năm
5%, trả lãi trong 10 năm kể cả 5 năm ân hạn, có nhân tố viện trợ không hoàn lại là 25%.

Bảng 1: Yếu tố cho không trong ODA
Thời gian (năm)

Hoàn trả Ân hạn
Yếu tố cho không
Cho không 100
Vay TM (lãi suất 10%/năm)
Vay, lãi 4% 7 3 25
Vay, lãi 3% 11 3 35
Vay, lãi 4% 25 7 45
Vay, lãi 2,5% 30 8 60
Vay, lãi 0% 25 7 76
Nguồn: Tài liệu của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
Có 2 điều kiện cơ bản nhất để các nước đang phát triển có thể nhận được ODA đó
là:
Điều kiện 1: Mức GDP bình quân đầu người thấp, nước có bình quân GDP đầu
người thấp thường nhận được tỷ lệ không hoàn lại của ODA càng lớn và khả năng vay với
lãi suất thấp và thời hạn ưu đãi càng lớn. Cho đến khi các nước này đạt trình độ phát triển
nhất định qua ngưỡng đói nghèo thì sự ưu đãi sẽ giảm đi.
Điều kiện thứ 2 để các nước đang phát triển có thể nhận được ODA là: Mục tiêu
sử dụng vốn của các nước đang phát triển phải phù hợp với phương hướng ưu tiên xem
xét trong mối quan hệ giữa bên cấp ODA và bên nhận ODA. Điều này có nghĩa là nước
nhận ODA sẽ sử dụng vốn đó vào đâu, có đúng mục tiêu ưu tiên của nước cung cấp ODA
không. Nếu điều này không được làm sáng tỏ thì sẽ không có nhà tài trợ nào chịu xuất
vốn của mình ra cả.
Thông thường nếu nước cung cấp viện trợ đều có những chính sách riêng của
mình, tập trung vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hoặc có khả năng (về công nghệ,
kinh nghiệm, quản lý…). Đồng thời mục tiêu ưu tiên của các nước cung cấp ODA cũng
có thể thay đổi theo từng giai đoạn cụ thể. Vì vậy nắm được hướng ưu tiên và tiềm năng
của các nước, các tổ chức cung cấp ODA là rất cần thiết.

Về thực chất, ODA là sự chuyển giao có hoàn lại hoặc không hoàn lại trong những
điều kiện nhất định một phần sản phẩm quốc dân (GNP) từ các nước phát triển sang các
nước đang phát triển. Như vậy nguồn gốc vật chất của ODA chính là một phần của tổng
sản phẩm quốc dân từ các nước giàu sang các nước nghèo. Do vậy ODA đã chứa đựng
nội dung chính trị, xã hội; ODA gắn với chính trị là một trong những phương tiện để thực
hiện ý đồ chính trị, đồng thời ODA cũng rất nhạy cảm về mặt xã hội và chịu sự kiểm soát
của dư luận xã hội từ phía nưóc cung cấp cũng như từ phía nước tiếp nhận ODA.
Những nước tài trợ lớn trên thế giới như Nhật Bản có luật ODA và Quốc hội kiểm
soát chặt chẽ Chính phủ trong việc cung cấp viện trợ cho nước ngoài. Đã có không ít
trường hợp dư luận xã hội lên án những vụ bê bối trong việc cung cấp và sử dụng viện
trợ. Hiện nay ở nhiều nước người dân muốn Chính phủ giảm bớt viện trợ nước ngoài để
tập trung giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội trong nước.
Và cuối cùng, đánh giá bản chất ODA phải ghi nhớ rằng đó là nguồn vốn có khả
năng gây nợ. Khi tiếp nhận và sử dụng vốn ODA do tính chất ưu đãi nên gánh nặng nợ
nần thường không thấy ngay. Một số nước do sử dụng không hiệu quả nên có thể tạo ra sự
tăng trưởng nhất thời nhưng sau một thời gian lại lâm vào vòng nợ nần do không có khả
năng trả nợ. Sự phức tạp chính là ở chỗ vốn ODA không có khả năng đầu tư trực tiếp cho
sản xuất, nhất là cho xuất khẩu trong khi việc trả nợ lại dựa vào xuất khẩu thu ngoại tệ.
Do đó trong khi hoạch định chính sách phải phối hợp các loại nguồn vốn để tăng cường
sức mạnh kinh tế và khả năng xuất khẩu.
Tóm lại nguồn vốn ODA có một số đặc điểm nổi bật mà các bên đối tác đặc biệt là
các nước tiếp nhận nguồn vốn này cần phải ghi nhớ là:
Thứ nhất, hỗ trợ phát triển chính thức phản ánh mối quan hệ hai bên: bên tài trợ
(bên có vốn) mà chủ yếu là chính phủ các nước phát triển, các tổ chức đa phương bỏ vốn
nhưng không trực tiếp tham gia quản lý điều hành sử dụng. Bên nhận vốn thường là các
nước đang phát triển. Những nước này nhận vốn, và trực tiếp sử dụng vốn.
Thứ hai, mục đích cung cấp vốn của bên tài trợ không nặng về kinh tế mà chủ yếu
là vể chính trị – xã hội trong khi bên nhận vốn thường sử dụng vốn nhận được nhằm phát
triển kinh tế xã hội.
Thứ ba, hỗ trợ phát triển chính thức gồm viện trợ không hoàn lại và các khoản cho

vay ưu đãi. Các khoản viện trợ không hoàn lại là những khoản cho không, người nhận
không có nghĩa vụ hoàn trả về sau nhưng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng tài trợ.
Các khoản vay ưu đãi về lãi suất ( lãi suất các khoản vay ưu đãi thường tháp hơn nhiều so
với lãi suất thị trường); về thời hạn vay( các khoản vay có thời hạn trả nợ dài, thời gian ân
hạn dài); về điều kiện vay (không phải thế chấp, cầm cố, bảo lãnh).
Thứ tư, đối với nguồn vốn viện trợ nước tiếp nhận vốn không phải hoàn trả. Còn
đối với các khoản vay ưu đãi, các nhà tài trợ không trực tiếp điều hành dự án, nhưng có
thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia. Tuy nước chủ nhà
có quyền quản lý, sử dụng vốn ODA nhưng thông thường danh mục dự án ODA phải có
sự thoả thuận với các nhà tài trợ để quản lý sử dụng cho hiệu quả. Vì vốn ODA là vốn sử
dụng dài hạn, nếu sử dụng vốn ODA không có hiệu quả sẽ tạo ra gánh nặng nợ nần cho
con cháu.
Thứ năm, ODA phụ thuộc nhiều vào quan hệ chính trị giữa hai nước. Các nước
nhận vốn ODA phải hội đủ một số điều kiện nhất định mới được nhận tài trợ. Điều kiện
này tuỳ thuộc vào quy định của từng nước.
Cuối cùng, nguồn vốn ODA chủ yếu dành cho các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng
như giao thông vận tải, giáo dục, y tế
1.1.4. Phân loại vốn hỗ trợ phát triển chính thức
a. Theo tính chất
- Viện trợ không hoàn lại: các khoản cho không, không phải trả lại.
- Viện trợ có hoàn lại, các khoản cho vay vốn ưu đãi (vay tín dụng với điều kiện
“mềm” ).
- Viện trợ hỗn hợp: gồm một phần cho không, phần còn lại thực hiện theo hình thức
vay tín dụng.
b. Theo mục đích
- Hỗ trợ cơ bản: là những nguồn lực được cung cấp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng kinh tế- xã hội và môi trường. Đây là những khoản cho vay ưu đãi.
- Hỗ trợ kỹ thuật: là những nguồn lực dành cho chuyển giao tri thức, công nghệ, xây
dựng năng lực, tiến hành nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu tiền đầu tư phát triển thể chế
và nguồn nhân lực… loại hỗ trợ này chủ yếu là viện trợ không hoàn lại.

c. Theo điều kiện
- ODA không ràng buộc, việc sử dụng nguồn tài trợ không bị ràng buộc bởi nguồn
sử dụng hay mục đích sử dụng.
- ODA có ràng buộc:
Bởi nguồn sử dụng: có nghĩa là việc mua sắm hàng hoá, trang thiết bị hay dịch vụ
bằng nguồn ODA chỉ giới hạn cho một số công ty do nước tài trợ sở hữu hoặc kiểm soát
(đối với viện trợ song phương) hoặc các công ty của các nước thành viên (đối với viện trợ
đa phương).
Bởi mục đích sử dụng: chỉ được sử dụng cho một số lĩnh vực nhất định hoặc một
số dự án cụ thể.
- ODA có thể ràng buộc một phần: một phần chi ở nước viện trợ, phần còn lại chi ở
bất kỳ nơi nào.
d. Theo hình thức
- Hỗ trợ dự án: là hình thức chủ yếu của ODA để thực hiện các dự án cụ thể. Nó có
thể là hỗ trợ cơ bản hoặc hỗ trợ kỹ thuật, có thể là cho không hoặc cho vay ưu đãi.
- Hỗ trợ phi dự án bao gồm các loại hình sau:
Hỗ trợ cán cân thanh toán thường là hỗ trợ tài chính trực tiếp (chuyển giao tiền tệ)
hoặc hỗ trợ hàng hoá hoặc hỗ trợ nhập khẩu. Ngoại tệ hoặc hàng hoá được chuyển vào
qua hình thức này có thể được sử dụng để hỗ trợ cho ngân sách.
Hỗ trợ trả nợ.
Viện trợ chương trình: là khoản ODA dành cho một mục đích tổng quát với thời
gian nhất định mà không phải xác định một cách chính xác nó sẽ được sử dụng như thế
nào.
1.1.5. Các nhà tài trợ
Hiện nay có nhiều nước và tổ chức quốc tế cho vay và cung cấp tài trợ. Mỗi nước
và mỗi tổ chức khi cho vay và cung cấp tài trợ đều theo những nguyên tắc và điều kiện
riêng.
a. Các nước cho vay và cung cấp tài trợ chủ yếu
Nhìn chung các nước đều có chiến lược tài trợ riêng, đồng thời cũng có những
điều kiện về thủ tục, quy chế cung cấp tài trợ khác nhau. Tiềm lực kinh tế là yếu tố quan

trọng nhất quyết định đến lượng vốn cho vay. Tuy nhiên nguồn vốn vay và cung cấp tài
trợ còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố:
- Quan điểm cộng đồng rộng rãi dựa trên vấn đề nhân đạo và mối quan tâm đến việc
ổn định tình hình kinh tế xã hội quốc tế.
- Mối quan hệ truyền thống đối với các nước khác.
- Tầm quan trọng của các nước đang phát triển với tư cách bạn hàng (thị trường, nơi
cung cấp nguyên vật liệu, lao động).
- Chính sách đối ngoại, an ninh, lợi ích kinh tế xã hội.
 Các nước thuộc tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD)
Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD) được hình thành từ sau chiến tranh thế giới
lần thứ 2. Tổ chức này đã thành lập nhiều uỷ ban chuyên môn trong đó có uỷ ban viện trợ
phát triển (DAC) nhằm giúp các nước đang phát triển phát triển kinh tế. Tham gia uỷ ban
này có 18 nước, hiện nay có 21 nước. Các nước thuộc uỷ ban này đều là các nước tư bản
như Mỹ, Nhật, Đức… do vậy các nước thuộc Uỷ ban DAC là những nước cho vay và
cung cấp tài trợ nhiều nhất.
Năm 1970 lần đầu tiên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã chính thức thông qua chỉ
tiêu ODA = 0,7%GNP của các nước phát triển. Theo đó các nước phát triển cần đạt chỉ
tiêu ODA = 0,7%GNP vào năm 1985 hoặc muộn nhất là vào cuối thập kỷ 80 và phấn đấu
đạt 1%GNP sớm nhất vào năm 2000. Năm 1990, Liên Hợp Quốc chính thức yêu cầu các
nước công nghiệp hàng năm trích 0,7%GNP để tài trợ cho các nước đang phát triển. Song
tính đến nay có rất ít nước đạt được chỉ tiêu này, thậm chí chỉ tiêu này ở một số nước còn
bị giảm đi do những khó khăn về tài chính.
 Các nước đang phát triển
Một số nước đang phát triển cũng cung cấp vốn vay và tài trợ như Ấn Độ, Trung
Quốc, Đài Loan, Thái Lan… nhưng nhìn chung lượng tài trợ của những nước này nhỏ,
không đáng kể.
b. Các tổ chức cho vay và tài trợ đa phương
 Các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc
Tài trợ từ các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc thường được thực hiện dưới
hình thức viện trợ không hoàn lại và ưu tiên cho các nước đang phát triển có thu nhập

thấp và có chương trình cải cách kinh tế thực sự. Các khoản viện trợ không hoàn lại của
các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc thường tập trung vào các nhu cầu có tính chất
xã hội như: giáo dục, văn hoá, y tế, dân số, môi trường… Các tổ chức tài trợ chủ yếu
thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc bao gồm:
- Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP).
- Tổ chức phát triển công nghiệp thế giới (UNIDO).
- Tổ chức y tế thế giới (WHO).
- Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA).
- Chương trình lương thực thế giới (WFP).
- Và một số tổ chức khác.
Bằng nguồn vốn của LHQ cung cấp các tổ chức nêu trên tài trợ cho các nước đang
phát triển để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, khuyến khích nâng cao mức sống và kiểm
soát vấn đề môi trường. Trong quá trình tài trợ các tổ chức này cũng hợp tác chặt chẽ với
các tổ chức phi chính phủ (NGOs).
 Liên minh Châu Âu (EU)
Liên minh Châu Âu (EU) bao gồm các thành viên là các nước công nghiệp phát
triển ở Châu Âu nên nguồn quỹ của tổ chức này rất lớn. Điều kiện cho vay và cung cấp tài
trợ của Liên minh Châu Âu rất phức tạp và thường gắn liền với những mục tiêu về chính
trị, nhân quyền và lợi ích kinh tế.
 Các tổ chức tài chính quốc tế
- Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) được thành lập
27/12/1945 hiện có 173 thành viên trong đó có 120 nước là các nước đang phát triển. Việt
Nam cũng là thành viên của IMF. Tổng số vốn hiện có của quỹ là khoảng 118 tỷ USD.
IMF là tổ chức tính dụng ngoại hối liên Chính phủ hoạt động chủ yếu nhằm điều tiết quan
hệ ngoại hối giữa các quốc gia thành viên, cung cấp các khoản tín dụng với điều kiện ưu
đãi, giải quyết vấn đề nợ nần và thiếu hụt ngoại tế trong thanh toán.
Muốn được vay tín dụng, Chính phủ các nước thành viên phải cam kết không vi
pham điều lệ và phải chứng minh được khoản vay đó là cần thiết để cân bằng cán cân
thanh toán (được chuyên gia của IMF thẩm định); phải cung cấp cho IMF thường xuyên
về tình hình kinh tế nói chung và tình hình tiền tệ nước mình, có nghĩa vụ trả lệ phí từ 0-

5% giá trị khoản vay tuỳ thuộc vào thời hạn, số lượng và hình thức tín dụng vay.
Tín dụng dành cho các nước đang phát triển gồm SAF (Structural Adjustment
Facilitics)- tín dụng điều chỉnh cơ cấu và ESAF (Enhanced Structural Adjustment
Facilitics)- tín dụng điều chỉnh cơ cấu mở rộng. Việc được IMF cho vay rất có ý nghĩa.
Khi một nước hội viên được IMF cho vay thì nước này sẽ được các nước thành viên khác
cho vay với mức lãi suất ưu đãi. Như vậy nếu được IMF cho vay nghĩa là có sự bảo đảm
về mặt uy tín.
- Ngân hàng thế giới (World Bank): NHTG là gọi tắt của nhóm NHTG (World
Bank Group) gồm 5 tổ chức:
 Ngân hàng tái thiết và phát triển (International Bank for Reconstruction and
Development- IBRD).
 Hiệp hội phát triển quốc tế (International Development Association- IDA).
 Công ty tài chính quốc tế (International Finance Corporation- IFC).
 Công ty bảo lãnh đầu tư đa phương (Multilateral Investment Guarantee Agency-
MIGA).
 Trung tâm quốc tế và xử lý tranh chấp đầu tư (Investment Centre for the Settlement of
Investment Disputes- ICSID).
- Ngân hàng phát triển châu Á (ADB): Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) là một
tổ chức gồm 55 thành viên. ADB cung cấp các khoản cho vay và hỗ trợ kỹ thuật cho các
nước hội viên đang phát triển cũng như khuyến khích đầu tư và phát triển kinh tế trong
khu vực. ADB đặc biệt chú trọng đến các nước nhỏ và kém phát triển nhất, ưu tiên cho
các chương trình và các dự án phát triển vùng, tiểu vùng và các dân tộc ít người để tạo sự
phát triển hài hoà kinh tế toàn vùng.
1.2. VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN ODA ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ NÓI
CHUNG VÀ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIÁO DỤC NÓI RIÊNG
1.2.1. Vai trò đối với nền kinh tế
Ngày nay trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hóa nền kinh tế, phần lớn các quốc
gia đang phát triển đều phải thực hiện đường lối kinh tế mở. Trong nỗ lực hội nhập nền
kinh tế thế giới, các quốc gia này đã cố gắng đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, mở
rộng thị trường, phát triển các ngành xuất khẩu và tăng cường thu hút vốn đầu tư nước

ngoài. Trong các luồng vốn quốc tế chạy vào các nước đang phát triển, vốn hỗ trợ phát
triển chính thức đang được các nước này hết sức quan tâm do nó có tính chất ưu đãi và nó
có một vai trò rất tích cực trong tình hình phát triển kinh tế của các nước đang phát triển.
Trước hết, nguồn vốn ODA là một nguồn vốn quan trọng bổ sung cho nguồn
vốn trong nước. Đối với các nước đang thực hiện CNH thì vốn là một yếu tố, một điều
kiện tiền đề không thể thiếu. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, với những thành tựu của
khoa học và công nghệ cho phép các nước tiến hành CNH có thể rút ngắn quá trình phát
triển kinh tế, khắc phục tình trạng tụt hậu và tận dụng tối đa lợi thế của nước đi sau. Để
thực hiện được điều này các nước đang phát triển cần một lượng vốn đầu tư rất lớn mà
trong giai đoạn đầu của CNH mức độ tích luỹ nội bộ của nền kinh tế còn thấp, vốn trong
nước thường không đáp ứng đủ nên vốn ODA trở thành một nguồn tài chính quan trọng
thúc đẩy quá trình phát triển của các nước này.
Các nước công nghiệp mới (NICs) và các nước ASEAN thời kỳ đầu của quá trình
CNH viện trợ nước ngoài có tầm quan trọng đặc biệt. Chẳng hạn Đài Loan đã dùng viện
trợ và vốn nước ngoài đáp ứng 50% tổng khối lượng vốn đầu tư trong nước. Vốn ODA là
một nguồn vốn có tính chất ưu đãi, thời hạn vay dài nên thường được sử dụng vào đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng- một lĩnh vực tạo tiền đề cho phát triển kinh tế. Ở các nước Đông
Nam Á, sau khi giành được độc lập, đất nước ở trong tình trạng nghèo nàn và lạc hậu. Để
phát triển cơ sở hạ tầng, các nước này chú trọng sử dụng nguồn vốn ODA. Theo Ngân
hàng thế giới (WB) từ 1971-1974 Philippin đã dành 60% tổng vốn vay ODA cho phát
triển cơ sở hạ tầng; ở Thái Lan, Singapore, Inđônêxia nhiều công trình hạ tầng kinh tế xã
hội như sân bay, bến cảng, đường cao tốc, trường học, bệnh viện, trung tâm nghiên cứu
khoa học tầm cỡ quốc gia đã được xây dựng bằng nguồn vốn ODA. Hàn Quốc trong giai
đoạn 1970-1972 cũng nhận được nguồn vốn viện trợ rất lớn của Mỹ (chiếm 81,2% tổng
số viện trợ của Hàn Quốc trong giai đoạn này) nhờ đó mà giảm được sự căng thẳng về
nhu cầu đầu tư để cải thiện cơ sở hạ tầng, từ đó có điều kiện thuận lợi để thực hiện các
mục tiêu phát triển kinh tế.

×