Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG ODA Ở VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.12 KB, 16 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra ngày một mạnh mẽ như hiện nay,
hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành xu thế thiết yếu của các quốc gia. Với
mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, phát triển ổn định và cải thiện vị thế quốc gia
trên trường quốc tế thì các quốc gia luôn tìm mọi cách để tận dụng và phát huy hiệu
quả các nguồn lực cả trong cũng như ngoài nước trong đó có nguồn vốn viện trợ phát
triển chính thức ODA.
Với vị trí là một quốc gia đang phát triển, việc nhận trợ cấp từ nước ngoài để
phát triển nền kinh tế trong nước là một trong những giải pháp thiết yếu của Việt
Nam. Vốn ODA đã trở thành nguồn vốn bổ sung quan trọng cho sự nghiệp phát triển
kinh tế xã hội ở Việt Nam. Nguồn vốn ODA đã hỗ trợ đắc lực cho phát triển hạ tầng
cơ sở ở Việt Nam, đồng thời là sự phát triển về mặt xã hội trong thời kì xây dựng nền
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Theo nhận định của Chính phủ, giai đoạn hiện nay, trong bối cảnh ODA thế
giới có nhiều thuận lợi nhưng còn nhiều thách thức, Việt Nam tiếp tục có một số lợi
thế để thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, song đi cùng với nó là không ít những khó
khăn cần khắc phục để đạt được hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn trên, tránh
tình trạng biến Việt Nam trở thành “ con nợ ” đồng thời thúc đẩy quá trình xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Lịch sử phát triển của các nước trên thế giới đã chứng minh rõ: Hiệu quả của
công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng nhất tác
động đến sự phát triển nói chung và tăng trưởng kinh tế nói riêng của mỗi quốc gia.
Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam thì nguồn vốn nước ngoài có ý
nghĩa rất quan trọng. Ngoài tính chất ưu đãi của vốn ODA, một trong những đặc
điểm khác nhau giữa ba loại nguồn vốn: vốn trong nước, vốn thu hút từ nước ngoài
chủ yếu dưới hình thức vốn ODA, đầu tư trực tiếp, các khoản tín dụng nhập khẩu; thì
ODA chỉ là sự chuyển nhượng vốn mang tính chất trợ giúp từ các nước phát triển
sang các nước đang phát triển. Đặc điểm này cho thấy nguồn ODA là một nhân tố
quan trọng tạo nên các cơ hội phát triển cho các nước nghèo, kém và đang phát triển.
Về thực chất ODA cũng là một khoản nợ nước ngoài mà các nước nhận tài trợ


cần phải trả. Vì thế, giải pháp đưa ra để việc quản lý và sử dụng ODA sao cho có
hiệu quả phù hợp với các mục tiêu và định hướng phát triển của đất nước là một yêu
cầu khách quan.
Chính vì vậy, trong quá trình học và nghiên cứu, em đã lựa chọn đề tài:
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG ODA Ở
VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ”, với mục đích
1
đóng góp những hiểu biết của mình vào quá trình nghiên cứu và hoàn thiện việc quản
lý các dự án ODA.

Kết cấu của bài viết đề án gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ODA
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ ODA Ở
VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÍ VÀ SỬ
DỤNG ODA Ở VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Em xin chân thành cảm ơn GS.TS: Đỗ Đức Bình đã tận tâm hướng dẫn giúp
đỡ em hoàn thành môn đề án Kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, do hiểu biết của em còn nhiều hạn chế nên sẽ không tránh khỏi những sai
sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những đánh giá đóng góp ý kiến của các thầy, cô
nhằm giúp em hoàn thiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn.
2
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ODA
1.1.Khái niệm
Viện trợ phát triển chính thức ODA ( Official Development Assistant):
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều quan điểm khác nhau về ODA nhưng nói
chung những quan điểm ấy đều dẫn chung đến một bản chất. Theo cách hiểu chung
nhất: Vốn ODA hay còn gọi là vốn hỗ trợ phát triển chính thức là các khoản viện trợ
không hoàn lại hoặc vay với điều kiện ưu đãi (về lãi suất, thời gian ấn hạn và trả nợ)

của Chính phủ của các nước phát triển, các cơ quan chính thức thuộc tổ chức quốc
tế, các tổ chức phi chính phủ.
Ở Việt nam: Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là một hình thức
hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các tổ chức Chính phủ, các tổ chức quốc tế như:
WB, IMF, UNDP, ADB... Các tổ chức phi chính phủ (NGO
s
) gọi chung là các đối tác
viện trợ hay các nhà tài trợ nước ngoài. ODA được thực hiện thông qua việc cung cấp
từ phía các nhà tài trợ cho Chính phủ Việt Nam các hoản viện trợ không hoàn lại, các
khoản vay ưu đãi về lãi suất và thời hạn thanh toán.
Về thực chất, ODA là sự chuyên giao một phần GNP từ các nước phát triển
sang các nước đang phát triển. Quốc tế hoá đời sống kinh tế là một nhân tố quan
trọng thúc đẩy sự phân công lao động giữa các nước. Bản thân các nước phát triển
nhìn thấy lợi ích của mình trong việc hợp tác giúp đỡ các nước chậm phát triển để
mở rộng thị trường tiêu thu sản phẩm và thị trường đầu tư. Đi liền với sự quan tâm
lợi ích kinh tế đó, các nước phát triển nhất là đối với các nước lớn còn sử dụng ODA
như một công cụ chính trị để xác định vị trí và ảnh hưởng tại các nước và khu vực
tiếp cận ODA. Mặt khác, một số vấn đề quốc tế đang nổi lên như AIDS/ HIV, các
cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo... đòi hỏi sự nỗ lực của cả cộng đồng, quốc tế không
phân biệt giàu nghèo.
Các nước đang phát triển đang thiếu vốn nghiêm trọng dễ phát triển kinh tế xã
hội. Vốn ODA là một trong các nguồn vốn ngoài nước có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Tuy nhiên, ODA không thể thay thế được vốn trong nước mà chỉ là chất xúc tác tạo
điều kiện khai thác sử dụng các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. ODA có hai
mặt: Nếu sử dụng một cách phù hợp sẽ hỗ trợ thật sự cho công cuộc phát triển kinh tế
xã hội, nếu không đó sẽ là một khoản nợ nước ngoài khó trả trong nhiều thế hệ. Hiệu
quả sử dụng ODA phụ thuộc vào nhiều yếu tố, mà một trong số đó là công tác quản
lý và điều phối nguồn vốn này. Nghị đinh 20/ CP khẳng định ODA cho Việt Nam là
một trong những nguồn quan trọng của ngân sách Nhà nước được sử dụng cho những
mục tiêu ưu tiên của công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. Tính chất ngân

sách của ODA thể hiện ở chỗ nó được thông qua Chính phủ và toàn dân được thụ
hưởng lợi ích do các khoản ODA mang lại.
3
Việc cung ODA được thực hiện thông qua các kênh sau đây:
- Song phương:
+ Trực tiếp Chính phủ với Chính phủ.
+ Gián tiếp Chính phủ với Chính phủ thông qua các tổ chức phi chính phủ
hoặc tổ chức quốc tế.

- Đa phương:
Các tổ chức quốc tế cung cấp ODA trực tiếp cho Việt Nam.
- Các tổ chức phi chính phủ cung cấp ODA trực tiếp cho Việt Nam.

1.2. Phân loại ODA.
Phân loại ODA theo tính chất nguồn vốn.
Nếu phân loại theo tính chất nguồn vốn thì ODA có hai loại:
 Viện trợ không hoàn lại:
Được thực hiện thông qua các chương trình, dự án ODA dưới các dạng sau:
+ Hỗ trợ kỹ thuật: Thực hiện việc chuyển giao công nghệ hoặc truyền đạt những kinh
nghiệm xử lý... cho nước nhận tài trợ.
+ Viện trợ nhân đạo bằng hiện vật: ví dụ như là lương thực, vải, thuốc chữa bệnh, có
khi là vật tư cho không.
4
Chính phủ nước
ngoài
Chính phủ Việt
Nam
NGO
s
hoặc các tổ

chức quốc tế
NGO
s
hoặc các tổ
chức quốc tế
NGO
s
hoặc các tổ
chức quốc tế
NGO
s
hoặc các tổ
chức quốc tế
NGO
s
hoặc các tổ
chức quốc tế
 Viện trợ có hoàn lại bao gồm:
+ ODA cho vay ưu đãi: là các khoản ODA cho vay có yếu tố không hoàn lại đạt ít
nhất 25% trị giá khoản vay.
+ ODA cho vay hỗn hợp: bao gồm kết hợp một phần ODA không hoàn lại và một
phần tín dụng thương mại theo các điều kiện của tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển
mạnh hơn cả về đời sống kinh tế xã hội.
1.3. Các hình thức ODA
1.3.1. Xét theo mục đích ODA gồm các hình thức chủ yếu sau:
- Hỗ trợ cán cân thanh toán:
Thương là hỗ trợ tài chính trực tiếp (chuyển giao tiền tệ nhưng đôi khi là hiện
vật hoặc hỗ trợ nhập khẩu. Ngoại tệ và hàng hoá chuyển trong nước qua hình thức
này được chuyển hoá thành hỗ trợ ngân sách.
- Hỗ trợ chương trình (còn gọi là viện trợ phi dự án)

Là viện trợ khi đạt được một hiệp định với đối tác viện trợ nhằm cung cấp một khối
lượng ODA cho một mục đích tổng quát với thời hạn nhất định để thực hiện nhiều
nội dung khác nhau của một chương trình.
Hỗ trợ dự án:
Là hình thức chủ yếu của hỗ trợ phát triển chính thức bao gồm hỗ trợ cơ bản
và hỗ trợ kỹ thuật. Trên thực tế có trường hợp một dự án kết hợp cả hai loại hình hỗ
trợ cơ bản và hỗ trợ kỹ thuật.
1.3.2. Xét theo hình thức tiếp nhận vốn, ODA được phân ra Viện trợ không
hoàn lại và viện trợ cho vay ưu đãi:
+ Đối với loại hình Viện trợ không hoàn lại thường là hỗ trợ kỹ thuật, chủ yếu
là chuyển giao công nghệ, kiến thức, kinh nghiệm thông qua các hoạt động của
chuyên gia quốc tế. Đôi khi viện trợ này là hoạt động nhân đạo như lương thực, thuốc
men hoặc các loại hàng hoá khác... nên chúng rất khó huy động vào các mục đích đầu
tư phát triển. Thêm vào đó các khoản viện trợ không hoàn lại thương kèm theo một
số điều kiện về tiếp nhận, về đơn giá... mà nếu nước chu nhà có vốn chủ động sử
dụng thì chưa chắc đã phải chấp nhận những điều kiện như vậy hoặc không sử dụng
với đơn giá thanh toán cao gấp 2-3 lần. Do đó khi sử dụng các nguồn vốn ODA cho
không, cần hết sức thận trọng.
+ Đối với các khoản vay ưu đãi ODA có thể sử dụng cho mục tiêu đầu tư phát
triển. Tính chất ưu đãi của khoản vay này thể hiện ở khía cạnh sau:
 Lãi suất thấp : chẳng hạn các khoản vay ODA được tính bằng hàng hoá trị giá
45,5 tỷ yên nhật cho Việt Nam vay năm 1992 có lãi suất 1% khoản vay ngân hàng thế
giới cho dự án cải tạo quốc lộ 1A không lãi chỉ có 0,75%.
 Thời gian vay dài: nhật bản cho ta vay trong thời gian 30 năm WB cho vay
trong thời gian 40 năm.
5
 Thời gian ấn hạn từ khi vay đến khi trả vốn gốc đầu tiên khá dài thường
khoảng 5-10 năm trở lên.
Thông thường các nước tiếp nhận ODA để đầu tư vào các dự án kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội, nhằm tạo ra điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống, tạo

môi trường hạ tầng cơ sở để tiếp tục thu hút vốn đầu tư.
1.4. Mục đích sử dụng ODA.
Có hai mục tiêu tồn tại song song nhưng thực chất lại mâu thuẫn với nhau.
+ Mục tiêu thứ nhất là thúc đẩy tăng trưởng và giảm đói nghèo ở những nước đang
phát triển.
+ Mục tiêu thứ hai là tăng cường lợi ích chiến lược và chính trị ngắn hạn của các
nước tài trợ.
Tuy nhiên mục tiêu cuối cùng của viện trợ vẫn là thúc đẩy tăng trưởng và
giảm đói nghèo ở những nước đang phát triển. Trong hội nghị của Liên Hợp Quốc,
các nước thành viên đã khẳng định mục tiêu cụ thể của việc sử dụng ODA là:
- Giảm một nửa tỷ lệ những người đang sống trong cảnh nghèo khổ cùng cực tới năm
2015.
- Phổ cập giáo dục tiểu học trên tất cả các nước tới năm 2015.
- Đạt được nhiều tiến bộ cho sự bình đẳng về giới và tăng quyền lực của người phụ
nữ bằng cách xoá bỏ sự phân biệt giới tính trong giáo dục tiểu học và trung học vào
năm 2015.
- Thông qua hệ thống chăm sóc y tế ban đầu để đảm bảo sức khoẻ sinh sản cho tất cả
mọi người ở các độ tuổi thích hợp càng tốt và không thể muộn hơn năm 2015.
- Thực thi các chiến lược quốc gia phát triển bền vững ở tất cả các nước, vào năm
2000.
- Thực hiện các chương trình đầu tư quốc gia, đặc biệt là các dự án cải tạo, nâng cấp,
hiện đại hoá kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội để làm nền tảng vững chắc cho ổn định và
tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy đầu tư tư nhân trong và ngoài nước.
- Thực hiện các chương trình nghiên cứu tổng hợp nhằm hỗ trợ chính phủ sở tại
hoạch định chính sách hay cung cấp thông tin cho đầu tư tư nhân bằng các hoạt động
điều tra khảo sát, đánh giá tài nguyên, hiện trạng kinh tế, kỹ thuật, xã hội các ngành,
các vùng lãnh thổ.
- Thực hiện các kế hoạch cải cách giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo, cải thiện
điều kiện, bảo đảm môi trường sinh thái, bảo đảm sức khoẻ người dân.
- Hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu, chuyển đổi hệ thống kinh tế, bù đắp thâm hụt cán cân

thanh toán quốc tế để chính phủ nước sở tại có điều kiện và thời gian quản lý tốt hơn
trong giai đoạn cải cách hệ thống tài chính hay chuyển đổi hệ thống kinh tế.
6

×