Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tập thể dục cho não doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.35 KB, 2 trang )

Tập thể dục cho não
Đặt tên cho đồ dùng
Mỗi ngày dành 5-10 phút đặt tên cho các đồ dùng trong nhà, cố gắng nhớ rồi
tự kiểm tra lại vào cuối ngày xem mình còn nhớ được bao nhiêu. Bạn có thể
đặt tên đồ vật theo màu sắc, tên hoa, địa danh… tùy thích.
Nhắm mắt lại
Bạn hãy nhắm mắt lại, đếm theo thứ tự màu sắc các chữ cái trong tên
Google, hoặc tên các cửa hàng trên con đường trước nhà, sau đó kiểm tra
xem có chính xác không. Nên tăng dần độ khó của bài tập để có được trí nhớ
sắc sảo. Bạn cũng có thể làm bài tập ghi nhớ từ: viết ra giấy một loạt các từ,
đọc lại một lần rồi nghĩ thật nhanh xem mình có thể nhớ tất cả bao nhiêu từ,
bắt đầu với 10 từ và tăng dần lên.
Tạo việc làm cho bán cầu não phải
Việc này sẽ kích thích bán cầu não phải vì khi chúng ta học bài bán cầu não
trái làm việc nhiều, còn bán cầu não phải rất “nhàn rỗi”. Nghe nhạc là cách
tạo “công ăn việc làm” thiết thực cho bán cầu não phải. Một loại nhạc rất tốt
để kích thích não bộ là nhạc Baroque, có nhịp điệu nhanh (60 nhịp/phút)
trùng với sóng não lúc tỉnh táo. Một số bài nhạc không lời teen có thể nghe
trong lúc ôn bài nè: Prelude in G Major, Handel Water music, Concerto in C
Major for Piccolo, Concerto for Violin and Orchestra, Symphony no. 6…
Lập thời gian biểu cho não
Học tập trung từ 25-30 phút, sau đó giải lao 5 phút và quay lại học tiếp 25-
30 phút, sau 2 tiếng thì nên nghỉ khoảng 20 phút. Đây là khoảng thời gian lí
tưởng để bộ não đủ tỉnh táo, không nên học dồn dập, nhồi nhét, sẽ gây căng
thẳng khiến việc ghi nhớ bị sút giảm. Trong lúc nghỉ nên làm vài động tác
thể dục và đã thư giãn thì đừng vương vấn bài học.
Ôn lại bài học sau 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng
Mỗi ngày chỉ cần dành khoảng 15 phút ngẫm lại bài đã học xem còn nhớ
những gì, chỗ nào quên thì xem lại. Như vậy đến ôn thi thì phần nào mình
cũng thấy “quen mặt” hết nên nhanh thuộc. Nếu chỉ học 1 lần, đến lúc thi
mới ôn thì giống như học mới hoàn toàn, lúc đó vừa mất thời gian vừa


không hiệu quả.
Hai là: nó sẽ phải tự trải qua một tiến trình thay đổi đau đớn kéo dài 150
ngày. Trong tiến trình đó, nó bay lên một đỉnh núi đá và gõ mỏ vào đá cho
đến khi mỏ cũ gãy đi. Chim Ưng chờ cho mỏ mới mọc ra, rồi dùng mỏ bẻ
gẫy các móng vuốt cũ đã mòn. Khi có móng vuốt mới, nó nhổ các lông già
trên mình đi. Và sau năm tháng, chim Ưng lại bay lượn chào mừng cuộc tái
sinh và sống thêm ba mươi năm nữa.

Như vậy, cũng như loài chim Ưng, để tồn tại, hoà nhập và phát triển ta phải
tự đổi mới. Và để tự đổi mới ta cần có một động lực to lớn, động lực đó
được tạo ra từ ý chí, hoài bão lớn lao ở tương lai. Tin vào bản thân, nỗ lực
hành động thì ai cũng có thể tự tạo ra diện mạo mới cho mình.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×