Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tài liệu Uống thế nào cho đúng khi tập thể dục pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.26 KB, 4 trang )

Uống thế nào cho đúng khi tập thể thao?
Tôi có nên uống gì đó khi chơi thể thao không? Vì có quan
điểm cho rằng đồ uống giàu năng lượng sẽ bổ trợ cho luyện tập
nhưng ngược lại, có ý kiến cho rằng như thế chỉ làm tăng
lượng calo không cần thiết, đặc biệt là nếu muốn giảm cân.
Nên uống như thế nào?
Đồ uống dành cho các vận động viên trung bình chứa khoảng 150 -
200 calo (cung cấp calo dưới dạng hydrat-cacbon, đôi khi là lượng
nhỏ protein).
Có thể “khát” khi cần thêm năng lượng nhưng không phải lúc nào
cũng như vậy. Một loại đồ uống nào đó sẽ giúp việc tập luyện tốt
hơn hay không, phụ thuộc vào mục đích tập thể dục, năng lượng dự
trữ khi bắt đầu tập luyện, loại hình tập luyện, thời lượng và cường
độ tập luyện....
Nếu thức dậy lúc 6 giờ sáng và đi tập luyện ngay, trong một thời
gian dài và với cường độ cao mà không ăn sáng thì nên uống một
thức uống gì đó để bổ sung năng lượng cho cơ thể. Như thế sẽ giúp
người tập đỡ mệt mỏi, “dai” sức hơn. Quá trình khử nước và tiêu
tốn chất điện phân cũng liên tục diễn ra khi cơ thể đổ nhiều mồ hôi
hơn trong thời gian tập thể dục với cường độ cao.
Nghiên cứu của Tiến sĩ David Nieman, nhà sinh lý học về thể dục
thể thao của trường ĐH Appalachian State, cho thấy: ăn nhẹ trong
quá trình tập thể dục với cường độ cao và kéo dài 90 phút hoặc lâu
hơn sẽ giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Còn nếu chỉ tập luyện nhẹ nhàng, cường độ thấp và thời gian vừa
phải (đi bộ 30 phút, tập Pilate) thì không cần thiết. Tất nhiên, có thể
bạn không cần thêm calo, nhưng bạn vẫn có thể cần phải bổ sung
nước cho cơ thể, đặc biệt là khi bạn tập luyện trong phòng hoặc
trong môi trường nóng ẩm. Vì vậy, hãy uống nước thay vì đồ uống
đóng chai. Nhìn chung, chỉ khi bạn tập luyện vào buổi sáng sớm và


chưa ăn gì thì bạn mới cần “nạp” thêm năng lượng khi tập luyện nhẹ
nhàng.
Nên uống bao nhiêu là đủ?
Uống bao nhiêu là đủ tùy thuộc vào lượng mồ hôi “thoát ra” (phụ
nữ thường có khuynh hướng đổ mồ hôi ít hơn nam giới) và thời gian
tập luyện. Lượng nước phù hợp được đề xuất là 0,4 - 0,8 lít/giờ.
Điều quan trọng là nên “nạp nhiên liệu” nếu tập luyện trong thời
gian dài. Ngay cả khi bạn đang cố gắng đốt cháy calo để giảm cân,
bạn vẫn nên uống một thức uống dành cho vận động viên thể dục
thể thao, không chỉ là nước (bạn cũng có thể thay thế bằng cách ăn
một món ăn nhẹ hay các loại thực phẩm khác và uống nước). Bạn sẽ
không thể giảm cân nếu vào cuối ngày, hoặc trong một khoảng thời
gian dài, năng lượng trong cơ thể không được cân bằng.
TV (Theo DT)
Để VĐV không "dính" Doping
(TTVN Online) -Các vận động viên khi sử dụng thuốc nên có
sự chỉ dẫn của bác sỹ trong tất cả mọi trường hợp. Nếu trong
trường hợp tự ý sử dụng cần hết sức thận trọng. Bởi nếu
không biết cách phân biệt vận động viên hoàn toàn có nguy cơ
dính Doping mà không biết. Ngân Thương là một trong những
trường hợp đáng tiếc của thể thao Việt Nam. Bác sỹ thể thao sẽ
đưa ra một vài lưu ý cho các vận động viên khi sử dụng thuốc.
Để tránh không sử dụng phải các chất, các thuốc trong danh mục
cấm, vận động viên cần chú ý:
Chỉ dùng thuốc theo đơn
Bạn chỉ nên mua thuốc và dùng thuốc theo đơn bác sỹ. Nếu bạn là
vận động viên chuyên nghiệp, cần gặp bác sỹ hoạc nhân viên y tế
đang theo dõi sức khoẻ của bạn để trao đổi cụ thể. Nếu bạn đi khám
tại các cơ sở y tế khác cần nói rõ bạn là VĐV thể thao để họ theo
dõi. Nhất là trong thời kỳ thi đấu tại các kỳ đại hội thể thao, để bác

sỹ giúp bạn lựa chọn đúng loại thuốc cần dùng.
Không sử dụng các thực phảm chức năng
Hình chỉ mang tính minh hoạ
Thường xuyên cập nhật danh mục các chất bị cấm sử dụng
Thực tế danh sách các chất này chúng ta không thể nhớ hết nên tốt
nhất hãy tra cứu trên bảng danh mục do Tổ chức phòng chống
Doping thế giới (WADA) công bố hàng năm. Để có danh mục các
chất này bạn nên liên hệ với các bác sỹ của đội tuyển nơi thi đấu
hoặc tập luyện. Ngoài ra có thể tra cứu trên địa chỉ website WADA:
www.wada-ama.org
Ths. Bs. Nguyễn Văn Phu, Trưởng khoa YHTT - Bệnh viện Thể
thao Việt Nam

×