Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Doanh nghiệp kiệt sức: Sẵn đầu vào, bí đầu ra potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.88 KB, 4 trang )

Doanh nghiệp kiệt sức: Sẵn đầu vào, bí
đầu ra
Từ chủ lực …
Sau nhiều năm được đánh giá là đầy khó khăn, ngay cả năm 2011 đầy gian nan và
quí I/2012 kinh tế chưa có dấu hiệu khả quan, các ngành xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam như: dệt may, đồ gỗ, thủy sản vẫn tăng kim ngạch xuất khẩu, theo cáo
cáo của Bộ Công Thương. Cụ thể, ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Tổng thư ký Hiệp
hội Dệt May Việt Nam (Vitas) nhận định, kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục
khó khăn đến năm 2013, nhưng ngành dệt may vẫn đặt mục tiêu xuất khẩu 19 -
19,5 tỷ USD trong năm 2012.
Tương tự, ở lĩnh vực sản xuất gỗ Việt Nam đã trở thành trung tâm sản xuất đồ gỗ
hàng đầu Đông Nam Á và đứng thứ hai châu Á (sau Trung Quốc). Kim ngạch xuất
khẩu tăng lên đến 3,9 tỷ USD trong năm 2011 và quí I/2012 cũng đã đạt gần 1 tỷ
USD. Ông Trần Quốc Mạnh, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM
(Hawa) tự tin, nét truyền thống pha trộn với hiện đại tạo nên đặc trưng cho đồ gỗ
Việt Nam. Việt Nam có thể gia tăng giá trị để dễ dàng tham gia vào chuỗi cung
ứng đồ gỗ toàn cầu.
Trong ngành nông nghiệp, thủy sản là lĩnh vực có kim ngạch xuất khẩu cao nhất
và đã bất ngờ vượt 6 tỷ USD trong năm 2011. Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng
thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), trong năm
2012, cho dù còn khó khăn về rào cản đối với chất lượng thủy sản, nhưng ngành
thủy sản vẫn mạnh dạn đặt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD, phấn đấu trở thành một
trong 4 nhà xuất khẩu thủy sản dẫn đầu thế giới.
… đến nguy cơ chủ quan
Khẳng định triển vọng xuất khẩu của các ngành là khả quan và sẽ tiếp tục tăng,
nhưng doanh nghiệp ngành nào cũng lo lắng về tình trạng mất cân đối từ nguyên
phụ liệu trong sản xuất.
Ngành dệt may cần khoảng 400.000 tấn bông/năm, nhưng trong nước chỉ đáp ứng
được 3.000 tấn bông, còn xơ nhân tạo mới đáp ứng được 30%. Lĩnh vực dệt là nút
thắt lớn nhất, mỗi năm chỉ dệt được 1,2 tỷ m2 vải mộc, qua khâu nhuộm và hoàn
tất chỉ còn 800 triệu m2 vải. Trong khi đó, lĩnh vực may cần đến 6 tỷ m2/năm, do


đó phải nhập thêm 5,2 tỷ m2. Một số thỏa ước song phương và đa biên với các
nước đã có hiệu lực, do đó, ngành dệt may muốn cạnh tranh phải bắt đầu từ sợi,
nhưng khâu dệt của Việt Nam chưa kịp cải thiện nên cơ hội cho doanh nghiệp may
rất ít.
Ở các thị trường lớn, các nhà bán lẻ chiếm 70 - 90% thị phần, nhưng các công ty
may Việt Nam chưa tiếp cận được trực tiếp với khách hàng mà phải qua tối thiểu 1
- 2 trung gian, lệ thuộc nhiều vào vốn vay ngân hàng. Thời gian qua lãi suất cao,
doanh nghiệp không dám đầu tư, thậm chí có doanh nghiệp đã đầu tư nâng cấp nhà
máy sản xuất nay cũng quay lại hình thức gia công.
Cũng là vấn đề nguyên liệu, ngành gỗ hiện vẫn phải nhập 70 - 80% gỗ nguyên liệu
để sản xuất. Dự kiến đến năm 2020, sản lượng gỗ khai thác trong nước khoảng 22
triệu m3, nhưng khi đó nhu cầu đồ gỗ thế giới có khả năng tiếp tục tăng khi nền
kinh tế phục hồi, nên việc nhập khẩu gỗ vẫn phải tính tới. Có những thị trường
xuất khẩu có quá nhiều rào cản kỹ thuật và yêu cầu xuất xứ nguyên liệu như Mỹ,
EU, doanh nghiệp buộc phải chọn giải pháp nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ chính
các quốc gia đó để giảm bớt những thủ tục kiểm định.
Đối với thủy sản, nguyên liệu không chỉ đứng trước nguy cơ thiếu do đến giờ vẫn
chưa có qui hoạch vùng nuôi, mà còn khó quản lý chất lượng. Doanh nghiệp thủy
sản đang có khuynh hướng tự đầu tư vùng nuôi để chủ động nguyên liệu và kiểm
soát được chất lượng nên luôn trông mong được tăng hạn mức tín dụng, song rất
khó.
Những mục tiêu phía trước
Ngành dệt may cần khoảng 400 nghìn tấn bông nhưng trong nước chỉ đáp ứng
được 3.000 tấn bông còn xơ nhân tạo mới đáp ứng được 30%
Theo Vitas, đã đến lúc cần phát triển theo chiều sâu cho ngành dệt may, tiếp cận
gần hơn với người tiêu dùng bằng cách hướng tới các phương thức sản xuất cao
như ODM hay còn gọi là FOB III (nhà sản xuất tự tạo mẫu và chào hàng mà
không có bất kỳ sự cam kết trước từ người mua nước ngoài), OBM (sản xuất theo
thương hiệu của doanh nghiệp), doanh thu chỉ đặt ở mức tăng 10%/năm, nhưng lợi
nhuận sẽ cao hơn. Ngay từ năm nay, Vitas tích cực mở sang các thị trường Lào,

Campuchia, Myanmar.
Ngoài những thị trường lớn đang tốt, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Ấn
Độ, Ai Cập là những thị trường mới đầy triển vọng của ngành đồ gỗ. Khẳng định
đồ gỗ Việt Nam đã bán được bằng mẫu mã riêng của mình, Hawa kiến nghị Chính
phủ xây dựng chương trình hỗ trợ về thiết kế và phát triển công nghiệp phụ trợ.
Mở nhiều thị trường cũng là mục tiêu của ngành thủy sản trong năm nay khi
những thị trường lớn có dấu hiệu giảm. Chẳng hạn, châu Âu đang trong cơn khủng
hoảng kinh tế, Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ là thị trường khả quan của tôm Việt
Nam. Nam Mỹ và châu Phi là các thị trường tiềm năng cho xuất khẩu cá tra. Cá
ngừ Việt Nam sẽ có thêm thị trường Úc, Canada, Nga. Vasep xác định năm nay sẽ
đẩy mạnh quảng bá, trong đó quan tâm việc phối hợp cùng các nhà nhập khẩu
tuyên truyền, không để thông tin sai lệch về thủy sản Việt Nam.
Cơ sở để doanh nghiệp các ngành dệt may, đồ gỗ, thủy sản vẫn đưa ra nhận định
lạc quan là Việt Nam đang đàm phán gia nhập Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược
xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do song phương với
EU. Đây sẽ là động lực thúc đẩy các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tiến
nhanh vì có nhiều thuận lợi thương mại hơn nữa ở các thị trường lớn.

×