Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Thu hút FDI chất lượng cao: Nan giải chính sách pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.15 KB, 3 trang )

Thu hút FDI chất lượng cao: Nan giải chính sách
Công nghệ thấp và trung bình chiếm ưu thế
Chính vì vậy, mục tiêu thu hút FDI thời gian qua đã không giúp tối đa hóa hiệu
ứng lan tỏa với ngành sản xuất công nghiệp của Việt Nam. Theo kết quả khảo sát
của UNIDO ở gần 1.500 doanh nghiệp tại Việt Nam, ở cấp độ công nghiệp, hiệu
ứng lan tỏa chuyển giao công nghệ và tri thức của FDI lên nền kinh tế là thấp.

Hiện nay, các doanh nghiệp FDI vẫn chủ yếu phụ thuộc nhiều vào hàng hóa trung
gian và nguyên vật liệu thô nhập khẩu; chưa có được mối liên kết với các chuỗi
cung cấp là các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh thách thức này, thu hút FDI
của Việt Nam cũng đang đối mặt với thách thức lớn khác khi khoảng cách giữa
vốn FDI đăng ký và vốn FDI thực hiện ngày càng lớn.

Đặc biệt, cơ cấu FDI cũng không hợp lý khi những lĩnh vực không mong muốn
(sản xuất với công nghệ thấp, bất động sản ) lại được tiếp nhận lượng FDI lớn
trong khi những lĩnh vực cần đầu tư (hạ tầng, nông nghiệp, công nghệ cao) lại
không hấp dẫn dòng FDI này. Số liệu thống kê đến hết năm 2011 cho thấy: Vốn
FDI đăng ký theo dự án tập trung tới gần 120 tỷ USD trong lĩnh vực bất động sản,
cao hơn 20 tỷ USD so với lĩnh vực dịch vụ cung cấp điện, gas và cao hơn gần 100
tỷ USD so với lĩnh vực sản xuất.

Khảo sát của UNIDO cũng chỉ ra các doanh nghiệp FDI không thể khai thác hết
năng lực sản xuất do Việt Nam thiếu lao động có tay nghề cao cũng như việc cung
cấp điện không ổn định. Theo đó, các doanh nghiệp FDI với năng lực chưa được
khai thác tối đa có thể tăng trưởng chậm hơn, lợi nhuận ít hơn, đầu tư ít hơn, tuyển
dụng ít hơn, thậm chí có thể buộc phải rút khỏi thị trường Việt Nam.

Phải đặt lại trọng tâm thu hút FDI

Theo các chuyên gia UNIDO, trong bối cảnh dòng vốn FDI vào châu Á, trong đó
có Việt Nam đang bị gián đoạn do khó khăn kinh tế thế giới, Việt Nam cần đặt lại


trọng tâm chiến lược thu hút FDI và xác định rõ hơn các loại hình FDI cần thiết để
có chính sách thu hút.

Theo đó, chiến lược FDI cần được xây dựng phù hợp để ăn khớp với các chương
trình công nghiệp và phát triển kinh tế xã hội và khai thác được tốt nhất lợi thế
cạnh tranh của Việt Nam khi so sánh với các quốc gia trong khu vực ASEAN (như
Myanmar) đang tìm mọi cách để thu hút dòng vốn FDI.

Hiện nay, Việt Nam đang ở một vị trí lợi thế khi tạo được nhiều thay đổi về môi
trường pháp lý, quy chế gắn với đầu tư nước ngoài và có các ưu đãi cần thiết bù
đắp những thiếu hụt của quốc gia tiếp nhận đầu tư.

Tuy nhiên, với thực tế phải thực hiện các cam kết WTO về tự do hóa thương mại
cũng như các quy định trong Luật Đầu tư, Việt Nam đang bước vào giai đoạn mà
“lợi tức” từ các cải cách nói trên đang giảm dần và những cải cách này đang dần
mất đi vai trò là yếu tố quyết định khi chọn địa điểm đầu tư của doanh nghiệp FDI.
Thêm vào đó, các lợi thế cạnh tranh đã có như lao động gái rẻ trong ngắn hạn, các
điều kiện gia nhập thị trường thuận lợi cũng đang mất dần vai trò là yếu tố quyết
định trong thu hút FDI.

Các chuyên gia UNIDO cũng khẳng định ổn định về mặt kinh tế là yếu tố quan
trọng nhất, tiếp theo là ổn định chính trị rồi đến thuế là các yếu tố mà nhà đầu tư
nước ngoài dựa vào chủ yếu để ra các quyết định đầu tư vào Việt Nam. Ngoài ra,
các yếu tố khác như chi phí lao động, chính sách hỗ trợ của Chính phủ, cơ sở hạ
tầng cũng là các yếu tố để nhà đầu tư cân nhắc. Các nhà đầu tư nước ngoài hiện có
tại Việt Nam chính là các đại sứ chuyển tải thông tin về môi trường, chính sách
đầu tư của Việt Nam tới cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài để có các quyết định
đầu tư vào Việt Nam nên việc làm hải lòng các nhà đầu tư hiện tại cũng là giải
pháp thu hút FDI cần phải tính tới.


Để tạo được tác động lan tỏa của FDI, chính sách đầu tư không chỉ tập trung vào
vốn đầu tư nước ngoài mà cần cả vốn đầu tư trong nước, nhất là qua các hình thức
liên doanh để có thể học hỏi về quản lý, kinh nghiệm, công nghệ; cần đảm bảo khu
vực sản xuất công nghiệp trong nước cũng được hỗ trợ tốt như hỗ trợ với khu vực
đầu tư nước ngoài. Cùng đó, việc thu hút FDI chất lượng cao cũng chỉ thực hiện
được khi Việt Nam giải quyết được “điểm thắt nút” là chất lượng lao động nhằm
thích ứng với các biến động của nhu cầu trên thị trường lao động.

Đặc biệt, việc đánh giá lại mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (dựa trên
đầu tư nước ngoài) ở cả cấp độ vĩ mô, vi mô, ở cấp độ lao động, công nghệ, môi
trường là giải pháp cần thiết để từ đó có chính sách phù hợp hơn với từng ngành
cụ thể, nhất là với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có tiềm năng mang lại giá
trị gia tăng cao, không nên có chính sách cào bằng như hiện nay với tất cả các loại
hình doanh nghiệp FD

×