Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

10 mo bai chon loc cac tac pham mon ngu van lop 12 c8tgd

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.53 KB, 8 trang )

10 MỞ BÀI CHỌN LỌC LỚP 12
1. Cảm nhận hình tượng sơng Đà – Người lái đị sơng Đà (Nguyễn Tuân)
Pauxtopki từng tâm niệm “nhà văn chân chính là người dẫn đường tới xứ sở của
cái đẹp”. Mỗi một trang viết của người nghệ sĩ chân chính phải là từ hoa với sắc
biếc mây trời, ngạt ngào hương hoa, lấp lánh tình người trên tài hoa trí tuệ của
con người. Có một nhà văn như thế đã đi vào hồn văn Việt Nam với trang hoa nổi
tiếng “Người lái đò sông Đà”. Ấy là Nguyễn Tuân – người đã xây dựng thành
cơng cơng trình mĩ thuật sơng Đà và hình tượng con người lao động mới. Bước
vào xứ sở sông Đà văn ơng, người đọc chống ngợp, hãi hùng bởi sự hung bạo
của Đà giang và say đắm ngất ngây trước nét trữ tình của nó qua hai đoạn văn
sau: “Hùng vĩ của sông Đà… khuỷnh sông dưới” và “Tôi có hay tạt ngang sơng
Đà… bản đồ lai chữ”.
2. VẺ ĐẸP TÂM HỒN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ QUA 2 KHỔ THƠ ĐẦU
Khơng biết tự bao giờ những con sóng ào ạt từ sơng, từ biển đã trịn lăn, vỗ về
trái tim người nghệ sỹ.Nếu Nguyễn Khuyến thổi vào “Sóng biếc theo làn hơi
gợn tí” của một mùa thu trong veo nơi đồng bằng Bắc Bộ, Huy Cận vẽ sóng
“Tràng Giang” bằng bằng những dòng thơ hiu hắt của một kẻ sĩ bất lực trước
thời đại trong nỗi sầu vạn kỉ thì nữ sĩ Xn Quỳnh đã nhuộm lên những con
sóng bạc đầu màu yêu nồng nàn, vĩnh cửu bằng một hịn thơ tha thiết, nóng
bỏng, đầy nữ tính.Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đang nước sôi lửa bỏng,
vẻ đẹp dịu dàng, thủy chung trong tình yêu của người con gái được Xuân Quỳnh
thể hiện trong “Sóng” ngời sáng như “nốt nhạc xanh của thời kỳ lửa cháy”, như
hòn ngọc quý của văn chương. “Sóng” để lại cho người đọc cảm nhận xanh non,
tươi mới về tâm hồn rạo rực của người phụ nữ đang yêu, một trái tim nồng nà,
đong đầy xúc cảm qua đoạn thơ:
“Dữ dội và dịu êm
1


Ồn ào và lặng lẽ
Sơng khơng hiểu nổi mình


Sóng tìm ra tận bể
Ơi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
3. GIỌT NƯỚC MẮT CỦA BÀ CỤ TỨ
Nhà văn Kim Lân được mệnh danh là “con đẻ của đồng ruộng””, là nhà văn
“một lòng đi về với đất, với trời, với những giá trị thuần hậu nguyên thủy của
con người Việt Nam”. Dù xuất hiện vào cuối giai đoạn văn học hiện thực 19301945, nhưng Kim Lân lại mang màu sắc khác biệt với các tác giả đi trước. Điển
hình và cũng là xuất sắc nhất của ông trong giai đoạn này là truyện ngắn “Vợ
nhặt” được in trong tập “Con chó xấu xí”, năm 1962. Tác phẩm là bức tranh
chân thực về nạn đói năm 1945, là sự ngợi ca tình người, tình mẫu tử; trân trọng
khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của những người nông dân nghèo. Nhân
vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn này là đại diện cho vẻ đẹp của người nông dân,
người mẹ Việt Nam truyền thống. Tuy không được miêu tả chi tiết về chân dung
và ngoại hình nhưng qua chi tiết hai lần bà rơi nước mắt khi Tràng dẫn người vợ
nhặt về ra mắt, ta phần nào hiểu được về chân dung và số phận người mẹ nông
dân ấy, đồng thời cảm nhận sâu sắc và thêm trân trọng biết bao tình yêu con vơ
bờ của bà.
4. TÍNH DÂN TỘC TRONG BÀI THƠ "VIỆT BẮC"
Goethe từng nói “Một nghệ sĩ có thể coi là nhà văn mẫu mực của dân tộc nếu tác
phẩm của anh ta thấm nhân tính dân tộc”. Khi tính dân tộc thấm thuần vào từng
yếu tố của tác phẩm thì bạn sẽ thấy màu xanh của lá, mùi của đất, tiếng chim hót
2


trên cành, hương của hoa… Đọc “Việt Bắc” của Tố Hữu, bạn sẽ thấy lịch sử
nước mình trong đó, tình u của mình trong đó, núi rừng của Việt Nam trong
đó và ca dao dân ca trong đó nhưng lại được thể hiện bằng giọng điệu rất riêng.
Tác phẩm xét cả về nội dung và hình thức nghệ thuật đều rất đậm đà tính dân

tộc.
5. Tây Tiến
+ MB1: (Bài làm của Thái Nguyễn Anh Duy)
Nhà văn Shelly đã từng nói rằng: “Thơ ca làm cho những gì tốt đẹp nhất trên đời
trở nên bất tử”. Thật vậy, có những bài ca khơng bao giờ qn trong lịng người
đọc. Có những năm tháng chiến tranh đã in hằn lên những tác phẩm văn học
chân chính, mà bụi thời gian có dày bao nhiêu vẫn khơng thể làm phai mờ. Có lẽ
vậy mà hình ảnh người lính trong chiến tranh đã ngã xuống vì đất nước vẫn vĩnh
hằng trong trái tim của mỗi con người. Vì thế, hình ảnh ấy đi vào thơ Quang
Dũng một cách nhẹ nhàng, sâu lắng. Ông là một nhà thơ đa tài với hồn thơ
phóng khống, hồn hậu mà lãng mạn. Tiêu biểu trong đó là bài thơ Tây Tiến.
(Sau đó trích đoạn thơ cần phân tích hoặc dẫn dắt đến nội dung mà đề bai yêu
cầu)
+ MB2: (Bài làm của Thái Nguyễn Anh Duy)
“Ơi kháng chiến mười năm qua như ngọn lửa
Ngàn năm sau còn đủ sức soi đường”
(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)
Chiến tranh qua đi đã để lại những hòa niệm về năm tháng không thể nào quên,
những năm tháng mà bụi thời gian có dày đến đâu cũng khơng thể làm phai mờ.
Đó là khi con người ta nhận ra chẳng cịn gì hơn Tổ quốc, họ gác lại tất cả để đi
theo tiếng gọi của đất nước thân yêu. Những con người ấy đã đi qua thơ ca, nghệ
thuật như những huyền thoại của thế kỉ XX. Và đặc biệt, hình tượng ấy đã được
nhà thơ Quang Dũng thể hiện thật xuất sắc thơng qua lăng kính lãng mạn những
vẫn đậm chất hiện thực qâu bài thơ Tây tiến. Vẻ đẹp của hình ảnh người lính đã
được thi nhân khắc họa một cách độc đáo, mới lạ, oai hùng qua đoạn thơ sau:
3


“Tây Tiến đồn binh khơng mọc tóc… Sơng Mã gầm lên khúc độc hành”.
+ MB3: (Bài làm của Lê Đức)

Bàn về sức sống của văn chương nghệ thuật, trong bài thơ “Nghĩ lại về Pauxtốp-xki” – nhà thơ Bằng Việt từng viết: “Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ/
Như đám mây ngũ sắc ngủ trong đầu”. Vâng! Có những tác phẩm ra đời để rồi
chìm khuất giữa ồn ào náo nhiệt của phiên chợ văn chương, nhưng cũng có
những tác phẩm lại như “những dịng sơng đỏ nặng phù sa”, như “bản trường ca
rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn” để rồi in dấu ấn và chạm khắc trong tâm khảm
ta những gì đẹp nhất để “suốt đời đi vẫn nhớ”. Đó phải chăng là những tác phẩm
đã “vượt qua mọi băng hoại” của thời gian trở thành “bài ca đi cùng năm tháng”
để lại trong tâm hồn bạn đọc bao thế hệ những dư vang không thể nào quên. Một
trong số bài ca đó phải kể đến “Tây Tiến” của người nghệ sĩ đa tài Quang Dũng.
Trong bài thơ có những vần thơ thật lắng đọng, đặc biệt là…
+ MB4: (Bài làm của Lê Đức)
Nhà thơ Vũ Quần Phương đã nhận xét và bài thơ Tây Tiến: “Quang Dũng đứng
riêng một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ Tây Tiến, ơng khơng có điểm gì chung với
những nhà thơ khác, ơng đứng biệt lập như một hịn đảo giữa các nhà thơ kháng
chiến”. Phải chăng cái mới, cái lạ, cái riêng biệt ấy chính là tượng đài những
người chiến sĩ, những người anh hùng của dân tộc đã hy sinh vì dân tộc, được
tạc dựng lại vừa mang vẻ đẹp của sự anh dũng, kiên cường vừa mang vẻ đẹp hào
hoa, lãng mạn.
+ MB5: (Bài làm của Bích Trâm)
"Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy......"
Đất nước - Nguyễn Đình Thi
Nếu như ở đoạn thơ trên, Nguyễn Đình Thi viết về khoảnh khắc lên đường chiến
đấu của những chàng trai Hà Thành thì ở bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng sẽ là
người tái hiện trực tiếp chặng đường hành quân đầy gian truân, vất vả đó của họ.
4



Nếu như chỉ gọi Quang Dũng là nhà thơ thôi thì chưa đủ, bởi ơng đa tài lắm, từ
viết văn, làm thơ cho đến vẽ tranh, soạn nhạc. Đa tài là thế nhưng đời sống của
ông vẫn luôn xoay quanh những câu chuyện bình dị, giản đơn. Độc giả biết đến
tên tuổi Quang Dũng qua những bài thơ nổi tiếng như “Đơi mắt người Sơn Tây”,
“Đơi bờ” và có thể, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc nhất chắc hẳn là bài thơ Tây
Tiến. Nói như Chế Lan Viên thì “vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy”,
Quang Dũng đã cầm bút đứng hiên ngang như thế trong suốt mấy thập kỉ. “Tây
Tiến” đã đưa tên tuổi ông vào hàng đầu các nhà thơ thời kì chống Pháp. Với một
hồn thơ đơn hậu, lãng mạn, phóng khống và tài hoa, ông đã thành công trong
việc khắc họa hình tượng nghệ thuật người lính giữa núi rừng Tây Bắc, vừa bi
tráng vừa lãng mạn vô cùng.
6. Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm
+ MB1: (Bài làm của Thanh Loan)
" Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn"
Câu thơ của Chế Lan Viên là sự đúc kết một quy luật nhân sinh, một sự kì diệu
của tâm hồn: Sự gắn bó với mỗi miền đất sẽ trở thành chính ta, một phần đời ta,
là hành trang tinh thần khơng thể thiếu. Và phải chăng vì lí do này mà những
vần thơ viết về quê hương đất nước luôn lấy đi được những rung động thường
trực? Đi ra từ "Đất nước" cơn nắng cơn mưa đời mình, Nguyễn Khoa Điềm chắp
bút nên trường ca "Mặt trường khát vọng" mà chương V "Đất nước" là tiêu biểu.
Đoạn trích đã định nghĩa, cảm nhận ngợi ca vẻ đẹp nhiều mặt của đất nước trong
ý nghĩa "Đất đã hóa tâm hồn" kì diệu và đẹp đẽ như thế!
+ MB2: (Bài làm của Lê Đức)
Đất nước – đề tài muôn thuở trong thi ca và nghệ thuật, là điểm hẹn tâm hồn của
biết bao văn nghệ sĩ… Trong những năm tháng chiến tranh, tình yêu đối với đất
nước lại càng tỏa sáng và rực cháy trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Khi
nhắc đến văn chương thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ta biết những
nhà thơ trong thời kỳ này như Xuân Quỳnh, Trần Đăng Khoa, Phạm Tiến Duật...
5



họ viết về hào khí của cả một dân tộc:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
mà lòng phơi phới dậy tương lai.”
Một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của văn chương Việt Nam ngày ấy
phải kể đến một nhà thơ đã trưởng thành trong cuộc kháng chiến trường kỳ
nhưng nhất định thắng lợi của dân tộc – đó là Nguyễn Khoa Điềm. (Dẫn dắt nội
dung đề bài yêu cầu vào đây)
7. Vợ chồng A Phủ
+MB1:
“Vợ chồng A Phủ” để lại dư âm trong lịng người đọc khơng chỉ là cảnh sắc
thiên nhiên núi rừng Tây Bắc với đêm tình mùa xuân của tuổi trẻ dập dìu tiếng
sáo mà còn làm xúc động tâm hồn người đọc bởi sức sống tiềm tàng, mãnh liệt
của nhân vật Mị – người con gái Mèo đã đứng lên đấu tranh với giai cấp thống
trị miền núi, thốt khỏi kiếp đời nơ lệ tủi nhục để trở thành con người tự do.
(Dẫn dắt đến những nội dung liên quan đến nhân vật Mị/sức sống tiềm tàng ở
Mị).
+ MB2:
Không phải ngẫu nhiên mà văn hào vĩ đại người Nga Macxim Gorki từng phát
biểu: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Hơn ai hết, tác giả những thiên truyện
viết ra từ trường đại học cuộc sống, người được coi là “cánh chim báo bão của
cách mạng Nga”, “nhà văn của những người chân đất” là người hiểu rõ tầm quan
trọng của những chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn chương. Tương quan đối
lập trong câu nói trên đã khẳng định: Cái làm nên tầm vóc của nhà văn khơng
hẳn là quy mơ tác phẩm mà chính là “chi tiết” – yếu tố đơi khi được coi là nhỏ,
là vặt vãnh... (Dẫn dắt đến CHI TIẾT mà đề bài yêu cầu phân tích/cảm nhận)
+ MB3:
Sống gắn bó nghĩa tình cùng mảnh đất Tây Bắc, với sở trường quan sát những
nét riêng về phong tục văn hóa của những con người nơi cao nguyên đá mờ

sương ấy, Tơ Hồi đã khắc họa được những chi tiết nghệ thuật đặc sắc góp phần
6


thể hiện chủ đề của tác phẩm và góp thêm nét vẽ riêng vào bức tranh Tây Bắc.
(Dẫn dắt đến CHI TIẾT mà đề bài yêu cầu phân tích/cảm nhận)
8. Rừng xà nu
+ MB1:
Tây Nguyên – mảnh đất của núi non hùng vĩ, mang sự bất khuất kiên cường với
những con người bộc trực kiên trung một lòng đi theo cách mạng. Chính vùng
đất sản sinh ra vố số những anh hùng dân tộc đi vào sử sách thì nơi đây cũng
chính là vùng đất mang đến cảm hứng sáng tác cho tác giả Nguyễn Trung
Thành. Trong những năm tháng của mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc, cuộc
chiến đấu anh hùng của nhân dân Tây Nguyên khơi nguồn cảm hứng cho ông
viết truyện ngắn Rừng xà nu, một truyện ngắn xuất sắc của văn học thời chống
Mĩ.
(Dẫn dắt đến nội dung đề bài yêu cầu)
+ MB2:
Trên những trang viết của mình, Nguyễn Trung Thành thường trải những cảm
xúc trữ tình của ơng về con người, đất nước quê hương. Rừng xà nu là một tác
phẩm như thế.
(Dẫn dắt đến nội dung đề bài yêu cầu)
9. HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT
Khi Lưu Quang Vũ bắt đầu nổi tiếng trên kịch trường cũng là lúc nhân loại đã
chuyển hẳn sang thời kì hậu hiện đại. Lúc này, yếu tố cá nhân vẫn được xem xét
nhưng khơng cịn là những nhân vị hồn hảo, có thể phán xét và trở thành biểu
tượng đơn nhất, độc tôn về thân phận con người. Cá nhân bây giờ là những
mảnh vỡ. Họ khơng thể đại diện cho bất kì ai và ngay chính bản thân họ. Lồi
người vẫn đang mãi loay hoay tìm kiếm trong vơ vọng lời đáp cho ba câu hỏi
lớn: Ta là ai? Ta đến từ đâu? và Ta sẽ về đâu?

10. Chiếc thuyền ngoài xa
+ MB1:
7


Nikulin (Nga) từng nhận xét: "Niềm tin vào tính bất khả chiến thắng của cái đẹp
tinh thần, cái thiện đã được khúc xạ ở chỗ anh đã tắm rửa sạch sẽ các nhân vật
của mình, họ giống như được bao bọc trong bầu khơng khí vơ trùng". Thật vậy!
Những nét đẹp đẽ, lương thiện trong phẩm chất nhân vật luôn là giá trị vĩnh
hằng mà các tác giả xây dựng được trong tác phẩm của mình. Nhân vật … trong
tác phẩm … là người đã được xây dựng lên bằng những điều đó. (dẫn dắt vào
nội dung đề yêu cầu)
+ MB2:
Nghệ thuật và hiện thực ln có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, một tác
phẩm chân chính muốn toả sáng phải có sự hịa quyện với vẻ đẹp của cuộc sống
chân thực. Nhà văn Nam Cao từng nói: “Nghệ thuật khơng cần phải là ánh trăng
lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối! Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ
kia, thốt ra từ những kiếp lầm than…”. Có lẽ, Nguyễn Minh Châu đã rất thấm
nhuần tư tưởng đó khi xây dựng nên cốt truyện và nhân vật trong “Chiếc thuyền
ngoài xa”. (Dẫn dắt đến nội dung đề bài yêu cầu)

8



×