Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Ly thuyet lich su 8 bai 28 moi 2023 10 cau trac nghiem trao luu cai cach duy tan o viet nam nua cuoi the ki xix

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.52 KB, 8 trang )

LỊCH SỬ 8 BÀI 28: TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở
VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX HAY, CHI TIẾT
Phần 1: Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 28: Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam
nửa cuối thế kỉ XIX hay, chi tiết

I. Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX
- Vào những năm 60 của thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp ráo riết mở cuộc chiến
tranh xâm lược Nam Kỳ, chuẩn bị đánh chiếm cả nước ta, thì triều đình Huế vẫn
tiếp tục thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu, khiến cho kinh tế,
xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.
- Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương mục ruỗng, nông nghiệp, thủ
công nghiệp bế tắc, tài chính khơ kiệt, đời sống nhân dân vơ cùng khó khan. Mâu
thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc gay gắt thêm. Phong trào khởi nghĩa nông
dân bùng lên dữ dội, càng làm cho đất nước lâm vào tình trạng rối ren thêm.
- Trong bối cảnh đó, trào lưu cải cách Duy tân ra đời.
II. Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ XIX
- Trước tình trạng đất nước ngày càng nguy khốn, đồng thời xuất phát từ long yêu
nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với các cuộc
tấn công của kẻ thù, một số quan lại sĩ phu đã đưa ra những đề nghị cải cách.
- Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lý (Nam
Định). Đinh Văn Điền xinh đẩy mạnh việc khai khẩn ruộng hoang và khai mỏ,
phát triển bn bán, chấn chỉnh quốc phịng.
- Từ năm 1863 đến 1871, Nguyễn Trường Tộ gửi lên triều đình 30 bản điều trần
đề cập đến một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển bộ máy
công thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo
dục.
- Vào các năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng hai bản “Thời vụ sách” lên
vua Tự Đức, đề nghị chấn hung dân khí, khai thơng dân trí, bảo vệ đất nước.


Nguyễn Trường Tộ - nhân vật tiêu biểu trong trào lưu cải cách duy tân ở Việt


Nam cuối thế kỉ XIX, nguồn: Internet
III. Kết cục của các đề nghị cải cách
- Hạn chế của các đề nghị cải cách: lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên
trong, chưa động chạm đến vấn đề cơ bản của thời đại là giải quyết mâu thuẫn dân
tộc và mâu thuẫn giai cấp.
- Nguyên nhân khiến cho những đề nghị cải cách khơng thực hiện được: chủ yếu
là do triều đình phong kiến nhà Nguyễn bảo thủ không muốn chấp nhận, những
thay đổi, bất lực trong việc thích ứng với hồn cảnh.
- Ý nghĩa của những đề nghị cải cách: gây tiếng vang lớn, tấn công vào những tư
tưởng bảo thủ và phản ánh trình độ nhận thức mới của người Việt Nam hiểu biết,
thức thời. Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy tân đầu thế
kỷ XX ở Việt Nam.
Phần 2: Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 28: Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt
Nam nửa cuối thế kỉ XIX hay, chi tiết
Câu 1: Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không mang ý
nghĩa nào sau đây?


A. Thể hiện lòng yêu nước thương dân của các văn thân, sĩ phu  
B. Tấn công vào tư tưởng phong kiến bảo thủ  
C. Đặt cơ sở cho sự ra đời của phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX  
D. Thúc đẩy mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Việt Nam
Lời giải
Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX có ý nghĩa:
- Thể hiện lịng u nước, thương dân của các văn thân, sĩ phu khi dám vượt qua
những luật lệ hà khắc, sự nghi kị, ghen ghét để đưa ra những đề nghị cải cách
- Tấn công vào tư tưởng phong kiến bảo thủ, lạc hậu
- Chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX
=> Loại trừ đáp án D: mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa thời kì này chưa du
nhập vào Việt Nam nên chưa thể khẳng định phương thức kinh tế này phát triển

do tác động của các đề nghị cải cách nửa cuối thế kỉ XIX.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Những đề nghị cải cách duy tân cuối thế kỉ XIX không được thực hiện chủ
yếu do nguyên nhân nào?
A. Rời rạc, lẻ tẻ, thiếu hệ thống  
B. Thiếu tính khả thi nếu áp dụng vào thực tế.  
C. Chưa đụng chạm tới những vấn đề cơ bản của đất nước  
D. Chỉ chú trọng các vấn đề chính trị, xem nhẹ kinh tế - văn hóa - giáo dục
Lời giải
Hạn chế của các đề nghị cải cách ở Việt Nam trong nửa cuối thế kỉ XIX:
- Mang tính rời rạc, lẻ tẻ, rời rạc, thiếu tính hệ thống (mỗi người lại đề ra một giải
pháp trên một lĩnh vực mà khơng có tính đồng bộ)


- Chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong nên đưa ra những giải pháp thiếu tính
khả thi
- Chưa đụng chạm tới những vấn đề cơ bản của đất nước là mâu thuẫn giữa toàn
thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa
chủ phong kiến
=> Loại trừ đáp án: D
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: Những đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không mang
hạn chế nào sau đây?
A. Rời rạc, lẻ tẻ, thiếu hệ thống  
B. Thiếu tính khả thi nếu áp dụng vào thực tế.  
C. Chưa đụng chạm tới những vấn đề cơ bản của đất nước  
D. Chỉ chú trọng các vấn đề chính trị, xem nhẹ kinh tế - văn hóa - giáo dục
Lời giải
 Hạn chế của các đề nghị cải cách ở Việt Nam trong nửa cuối thế kỉ XIX:
- Mang tính rời rạc, lẻ tẻ, rời rạc, thiếu tính hệ thống (mỗi người lại đề ra một

giải pháp trên một lĩnh vực mà khơng có tính đồng bộ)
- Chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong nên đưa ra những giải pháp thiếu tính
khả thi
- Chưa đụng chạm tới những vấn đề cơ bản của đất nước là mâu thuẫn giữa toàn
thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa
chủ phong kiến
=> Loại trừ đáp án: D
Đáp án cần chọn là: D


Câu 4: Nhận xét nào sau đây không đúng về trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam
cuối thế kỉ XIX?
A. Các cải cách đều chấp nhận sự tồn tại chế độ phong kiến  
B. Yếu tố duy tân, học tập làm theo cái mới được chú trọng  
C. Các đề nghị cải cách còn tản mạn, rời rạc, thiếu tính hệ thống, khả thi  
D. Ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng
Lời giải
- Các đề nghị cải cách duy tân đều xuất phất từ yêu cầu sống còn của đất nước
nhằm cải thiện tình hình để có thể đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược của
thực dân Pháp => đều chú trọng học tập làm theo cái mới, đưa đất nước thoát khỏi
lạc hậu.
- Tuy nhiên những đề nghị cải cách này vẫn chấp nhận sự tồn tại của chế độ
phong kiến; rời rạc, lẻ tẻ, chưa mang tính hệ thống và chỉ dừng lại ở các bản điều
trần chứ khơng có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng như phong trào Duy tân
đầu thế kỉ XX
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Phát biểu ý kiến của anh(chị) về nhận định: Nếu Việt Nam tiến hành cải
cách thì sẽ thoát khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa và trở thành nước Nhật thứ
hai
A. Đúng vì cải cách là cách duy nhất để Việt Nam thoát khỏi nguy cơ trở thành

thuộc địa  
B. Khơng đúng vì Việt Nam khơng có những điều kiện cơ bản đảm bảo cho cải
cách thành cơng  
C. Đúng vì Nhật Bản và Xiêm đã thực hiện và thành cơng  D. Sai vì lúc này thực
dân Pháp đã nổ súng xâm lược Việt Nam
Lời giải


Nhận định trên là khơng chính xác vì tại thời điểm giữa thế kỉ XIX Việt Nam
khơng có đầy đủ những điều kiện cơ bản đảm bảo cho cuộc cải cách diễn ra thành
công:
- Kinh tế khủng hoảng trầm trọng, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa không
phát triển được
- Xã hội bất ổn, phong trào đấu tranh chống triều đình dâng cao
- Triều đình Nguyễn bạc nhược, bảo thủ, khước từ những cải cách duy tân
- Thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược Việt Nam nên những cải cách khó lịng
thực hiện được
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX là
A. Khủng hoảng trầm trọng, toàn diện  
B. Chính trị khơng ổn định, kinh tế phát triển  
C. Chính trị ổn định, kinh tế khủng hoảng 
D. Mầm mồng tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh
Lời giải
Giữa thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng xâm lược Nam Kì thì
nhà Nguyễn vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời, lạc
hậu khiến cho kinh tế, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Ai là người đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần?
A. Nguyễn Lộ Trạch  

B. Nguyễn Trường Tộ  
C. Bùi Viện  


D. Phạm Phú Thứ
Lời giải
Từ năm 1863 đến năm 1871, Nguyễn Trường Tộ đã kiên trì gửi lên triều đình 30
bản điều trần, đề cập đến một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát
triển công thương nghiệp, tài chính, chính đốn võ bị, mở rộng ngoại giao...
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Vào năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch đã dâng lên vua Tự Đức bản
điều trần có tên là
A. Thời vụ sách  
B. Bình Ngô sách  
C. Dương vụ  
D. Canh tân
Lời giải
Vào các năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng hai bản “thời vụ sách” lên vua
Tự Đức, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thơng dân trí, bảo vệ đất nước
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Lực lượng chủ yếu tham gia trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế
kỉ XIX là
A. Quan lại, sĩ phu yêu nước  
B. Nơng dân  
C. Bình dân thành thị  
D. Tư sản
Lời giải


Trước tình trạng đất nước ngày càng nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu

nước, thương dân, một số quan lại, sĩ phu yêu nước đã mạnh dạn đưa ra những đề
nghị cải cách
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Đâu không phải cơ sở làm xuất hiện trào lưu cải cách duy tân ở Việt
Nam cuối thế kỉ XIX?
A. Đất nước khủng hoảng  
B. Thực dân Pháp mở rộng xâm lược Việt Nam  
C. Lòng yêu nước thương dân của các sĩ phu  
D. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện và phát triển
Lời giải
Những cơ sở dẫn tới sự ra đời của trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế
kỉ XIX bao gồm:
- Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về kinh tế- chính trị- xã hội
- Thực dân Pháp đang ráo riết mở rộng quá trình xâm lược Việt Nam
- Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, muốn cho đất nước giàu mạnh của các
văn thân, sĩ phu
=> Một số quan lại, sĩ phu yêu nước đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị, yêu cầu
đổi mới cơng việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa...của nhà nước phong kiến
Đáp án cần chọn là: D



×