Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Giao an ngu van 11 moi nhat tiet 101 nguoi cam quyen khoi phuc uy quyendocx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.93 KB, 7 trang )

Tiết 101: Đọc văn
NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN
V. Huy- gơ
I. Mục đích u cầu
1. Về kiến thức
-Nắm được một cách khái quát về tiểu sử của nhà văn, tác phẩm, đọc tác phẩm.
-Cảm nhận được thông điệp của nhà văn về sức mạnh của tình người và tình
thương như là một trong những giải pháp cứu vãn, thay đổi xã hội.
2. Về năng lực
- Năng lực đặc thù : Đọc – nói – nghe –viết
+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến V.Huy-gô và tiểu thuyết Những
người khốn khổ
+ Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và
mối quan hệ của chúng trong tác phẩm
+ Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn
bản.
+ Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà văn bản gửi gắm:
Cảm nhận được thông điệp của nhà văn về sức mạnh của tình người và tình thương
như là một trong những giải pháp cứu vãn, thay đổi xã hội.
+ Nhận biết và phân tích được một số yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của tiểu
thuyết nước ngồi.
+ Biết cảm nhân, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề thuộc giá trị nội
dung và nghệ thuật của đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền và tiểu
thuyết Những người khốn khổ
+ Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận văn học: trình bày suy nghĩ,
cảm nhận của cá nhân về truyện nước ngoài
-Năng lực chung: Hợp tác, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề
+ Phân tích được các cơng việc cần thực hiện để hồn thành nhiệm vụ nhóm
được GV phân cơng.
+ Hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của văn
bản.


+ Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và
phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
3. Về phẩm chất
- Nhân ái: Học sinh biết đồng cảm thương yêu những người khốn khổ từ đó chủ
động lên án, phê phán sự cường quyền, bạo ngược xuất hiện trong cuộc sống.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Giáo viên:
+ Sgk, chuẩn KT - KN, giáo án, TLTK.
+ Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập.
- Học sinh:


+ Sgk, đọc tác phẩm và chuẩn bị nội dung bài theo câu hỏi gợi sgk.
+ Vở ghi bài.
III. Tiến trình bài dạy
1.Ổn định lớp (1 phút)
- Kiểm tra sĩ số lớp học:
2. Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp trong nội dung bài học.
3. Bài mới
3.1. Hoạt động mở đầu: Giới thiệu bài học. (5 phút)
a. Mục tiêu: tạo tâm thế cho học sinh tiếp cận bài mới.
b. Nội dung: Cho hs chơi trò chơi trả lời câu hỏi trắc nghiệm
c. Sản phẩm:
Câu 1 : Đoạn trích “Người cầm quyền khơi phục uy quyền” là của tác giả nào
dưới đây?
A. V.Huy-gô
B. P.Sê-khốp
C. A.X.Pu-skin
D. R.Ta-go

Câu 2 : Đoạn trích “Người cầm quyền khơi phục uy quyền” được trích từ tác
phẩm nào?
A. Nhà thờ Đức Bà Pa-ri (1831).
B. Những người khốn khổ (1862).
C. Tia sáng và bóng tối (1840)
D. Chín mươi ba (1874).
Câu 3: Tác phẩm “Những người khốn khổ” của V.Huy-gô được chia làm
mấy phần?
A. 2 phần
B. 3 phần
C. 4 phần
D. 5 phần
Câu 4: Vì sao cảnh sát Gia-ve lại mất nhiều công sức truy tìm nhân vật
Giăng Van-giăng?
A. Vì giữa cảnh sát Gia-ve và Giăng Van-giăng có mối thù sâu nặng.
B. Vì Giăng Van-giăng là một tên tù khổ sai vượt ngục
C. Vì Giăng Van-giăng cướp vợ của Gia-ve
D. Vì Giăng Van-giăng biết được bí mật của Gia-ve.
Câu 5: Trong đoạn trích, vì sao thị trưởng Ma-đơ-len lại tự thú mình là
Giăng Van-giăng?
A. Vì ơng khơng muốn mình tiếp tục cuộc đời lẩn trốn.
B. Vì ông muốn nhận được sự khoan hồng và giảm án.
C. Vì ơng mn cứu cơ thợ nghèo Phăng-tin khỏi bị bắt oan.
D. Vì ơng muốn trà trộn vào nhà ngục đế giải thốt cho con gái của Phăng-tin
là Cơ-dét.
d. Tổ chức thực hiện
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
tiến hành



Chuyển giao
nhiệm vụ
Thực hiện nhiệm
vụ
Báo cáo
kết quả
Kết luận

- GV giao nhiệm vụ: Tổ chức Hs nhận nhiệm vụ
chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn”
trả lời câu hỏi tắc nghiệm.
Sau đó, GV dẫn dắt vào bài
mới
Gv quan sát học sinh thực hiện Hs thực hiện nhiệm vụ.
nhiệm vụ
Học sinh trả lời.
Học sinh trả lời bằng cách
Giáo viên: Đánh giá, nhận xét.
chọn đáp án đúng.
Giáo viên dẫn dắt vào bài mới:
Tìm hiểu nhân vật Giăng- vangiăng.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức: Nhân vật Giăng-van-giăng
Nội dung 1: Nhân vật Giăng-van-giăng
a. Mục tiêu: Tìm hiểu về nhân vật Giăng-van-giăng
b. Nội dung:
- Hồn cảnh số phận
- Tính cách, phẩm chất

c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh và nội dung bổ sung của giáo viên.
d. Tổ chức thực hiện
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
thực hiện
Chuyển giao Gv chuyển giao nhiệm vụ cho học Hs nhận nhiệm vụ.
nhiệm vụ
sinh:
Tổ chức hs thảo luận nhóm:
Nhóm 1 : Nhân vật Giăng Vangiăng được miêu như thế nào đối
với Phăng-tin? Qua đó cho em
thấy vẻ đẹp gì ở Giăng-vangiăng?
- Nhóm 2: Nhân vật Giăng Vangiăng được miêu như thế nào đối
với Gia-ve?. 
+ Trước khi Phăng-tin chết?
+ Sau khi Phăng-tin chết?
Qua đó em thấy Giăng Van-giăng
hiện lên là người như thế nào?
- Nhóm 3, 4: Tìm những chi tiết
để thấy Giăng-van-giăng được
miêu tả gián tiếp
+ Qua thái độ của Phăng-tin?
+ Bà xơ Xem-pli-xơ?
+ Trữ tình ngoại đề?
Qua đó em có nhận xét gì về


Thực hiện
nhiệm vụ

Báo cáo
kết quả
Kết luận

Giăng Van-giăng?
Gv quan sát học sinh thực hiện Hs thực hiện nhiệm vụ
nhiệm vụ. Nhắc nhở học sinh
chưa chú ý.
Đại diện nhóm lên trình bày kết Học sinh báo cáo kết quả.
quả thảo luận.
Gv chuẩn kiến thức và nhắc học II. Đọc- hiểu văn bản
sinh ghi bài.
2. Nhân vật Giăng Van Giăng:
a. Hoàn cảnh - số phận:
- Vì nghèo đối nên lấy cắp bánh mì
ni cháu, bị phạt tù khổ sai 19
năm.
- Ra tù trở thành người tốt, được
làm thị trưởng luôn giúp đỡ mọi
người.
- Gia-Ve ganh ghét tố giác bị vào tù
.
- Ra tù tiếp tục giúp` đỡ mọi người,
cuối cùng chết trong cảnh cơ đơn.
=> Giăng-Van-Giăng là con người
của tình thương, của sự nghèo khổ
và kém may mắn.
b. Tính cách - phẩm chất:
* Con người của tình thương:
- Quyết định ra đầu thú để cứu nạn

nhân bị Gia-Ve bắt oan.
- Đối với Phăng-Tin:
+ Đều quan tâm nhất lúc này là
bệnh tình và tìm được đứa con gái
cho Phăng-Tin
+ Nói với Gia-Ve giọng nhún
nhường nnhẹ nhàng xin hoản lai 3
ngày để tìm con cho Phăng Tin.
 Con người đầy tình thương và
trách nhiệm.
+ Khi Phăng-tin chết  GiăngVan-Giang như chết lặng đi, một
nỗi đau xót khơn tả, sửa sang lại
tóc, vuốt mắt cho chị, đặt lên tay
chị một nụ hơn, thì thằm với chị
những lời cứu cánh.
=> Những hành động và việc làm
cao cả đầy tình nghĩa lịng nhân ái
sống hết mình cho tình thương
đồng thời thể hiện giá trị thẩm mỹ
giàu chất nhân văn trong một con
người nghèo khổ.


* Con người kiên cường dũng cảm
chống lại cường quyền áp bức:
- Lúc đầu: Điềm tĩnh đoán nhận sự
thật, từ tốn, nhún nhường, nhỏ nhẹ,
cầu xin Gia-Ve hoãn lại 3 ngày.
- Về sau: Người cầm quyền khôi
phục uy quyền.

+ Giọng điệu: Lạnh lùng đầy
thách thức.
+ Hành động: Cầm thanh sắt như
bất chấp, căm thù, dũng cảm.
* Yếu tố nghệ thuật lãng mạn:
- Cái chết bi thảm đầy thương tâm
nhưng không gợi sự bi luỵ.
- Gương mặt sáng rỡ, nụ cười trên
mơi  Khẳng định sức mạnh của
tình thương u con người có thể
đẩy lùi cường quyền và áp bức,
nhen nhóm niềm tin ở tương lai.
- Cái chết thật bi thảm nhưng chị đi
vào cõi chết thật đẹp đẽ
Nội dung 3: Tổng kết: Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật tác phẩm
a. Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát lại những nét đặc sắc về nội dung và
nghệ thuật
b. Nội dung hoạt động: HS tư duy, động não để rút ra được:
+ Giá trị nội dung
+ Giá trị nghệ thuật.
c. Sản phẩm: Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật tác phẩm
d. Tổ chức thực hiện:
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
tiến hành
Gv chuyển giao nhiệm vụ cho Hs nhận nhiệm vụ
hs
Chuyển giao
? Nêu những giá trị cơ bản về

nhiệm vụ
nội dung và nghệ thuật của tác
phẩm.
Giáo viên theo dõi
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Quan sát theo dõi học sinh Học sinh trả lời cá nhân từng câu
Thực hiện
học tập và thực hiện nhiệm vụ hỏi.
nhiệm vụ
Học sinh chia nhóm trả lời câu
hỏi cuối.
Báo cáo
Giáo viên tổ chức điều hành
+ HS: trình bày
kết quả
Giáo viên yêu cầu học sinh + HS: Nhận xét bổ sung
trình bày nội dung
- Đánh giá kết quả thực hiện
- Học sinh khác lắng nghe và nhiệm vụ học tập: Học sinh thảo


cùng bổ sung
Kết luận

luận để rút ra các nội dung mà
giáo viên đã đặt ra
Giáo viên chốt kiến thức để - Nghe và ghi chép khi GV kết
học sinh ghi nội dung vào vở
luận
1. Nghệ thuật:

- Khắc họa tính cách nhân vật và
đối lập nhân vật(Gia-ve > <
Giăng Van-giăng).
- Xung đột giàu kịch tính.
2. Ý nghĩa văn bản:
- Uy quyền mà người cầm quyền
khôi phục chỉ là cái tạm thời,
“Trên đời chỉ có một điều ấy thôi,
đó là thương yêu nhau” mới là
vĩnh viễn
”.

3.3. Hoạt động Luyện tập thực hành đọc hiểu văn bản(5 phút)
a. Mục tiêu: học sinh làm bài thực hành đọc hiểu văn bản để ghi nhớ và củng
cố kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: Trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm về tác giả, tác phẩm
c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện
Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh:
1. Vích-to Huy-gơ là :
a. Thiên tài văn học của nước Pháp thế kỉ XIX.
b. Nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà viết kịch vĩ đại của nước Anh thế kỉ XIX.
c. Đại văn hào của nước Anh thế kỉ XIX.
d.Thiên tài văn học của nước Đức thế kỉ XIX.
2. Ai là nhân vật chính của bộ tiểu thuyết “Những người khốn khổ” ?
a. Giăng Van-giăng
b. Mi-ri-en
c. Phăng-tin
d.Ga-vơ-rốt
3. Trong đoạn trích “Người cầm quyền khơi phục uy quyền”, dụng ý của nhà văn

khi xây dựng nhân vật Gia-ve là gì ?
a. Xây dựng nhân vật Gia-ve như một ơng thanh tra mật thám mẫn cán, tận
tụy với công việc.
b. Xây dựng nhân vật Gia-ve như một công cụ vô ý thức của nhà cầm quyền.
c. Xây dựng nhân vật Gia-ve như một con thú dữ.
d. Xây dựng nhân vật Gia-ve như một con người có ý chí sắt đá.
- Học sinh theo dõi và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
- Giáo viên nhận xét, bổ sung cho điểm.


3.4. Hoạt động vận dụng: viết đoạn văn liên hệ (1 phút)
a. Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội
dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức.
b. Nội dung: Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về nhân vật
Giăng- van- giăng trong đoạn trích Người cầm quyền khơi phục uy quyền của Huy-gô?
c. Sản phẩm: Đoạn văn của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về
nhân vật Giăng- van-giăng trong đoạn trích Người cầm quyền khơi phục uy quyền của
Huy-gô?
- Thực hiện nhiệm vụ: học sinh viết đoạn văn 5 – 7 dòng bày tỏ suy nghĩ của
mình theo yêu cầu đề bài.
- Báo cáo kết quả: học sinh nộp trình bày trong đầu giờ tiết học sau.
- Kết luận: Gv nhận xét bài làm của học sinh.
4. Hướng dẫn học sinh về nhà (1 phút)
- Đọc kĩ tác phẩm Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Huy - gô)
- Chuẩn bị nội dung tiết học sau:
+ Thao tác lập luận bình luận
IV. Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………



×